Với những mẹo đơn giản dưới đây, bạn có thể chỉnh điều hòa vừa mát lại tiết kiệm đáng kể hóa đơn tiền điện vào mùa nắng nóng.

Chọn chế độ “dry”

Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Chế độ Cool (bên phải, có bông tuyết) và chế độ Dry (bên trái, có giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

Một số người dùng thường để quạt gió thổi mạnh vào một khu vực nhất định, vừa gây lãng phí vừa không tốt cho sức khỏe về lâu dài.

Để chế độ quạt gió tự động

Việc này giúp tiết kiệm điện khi công suất hoạt động của máy nhỏ hơn các chế độ khác, đồng thời cả căn phòng sẽ được mát một cách toàn diện. Một số người dùng thường để quạt gió thổi mạnh vào một khu vực nhất định, vừa gây lãng phí vừa không tốt cho sức khỏe về lâu dài.

Chọn đúng chế độ làm lạnh

Các dòng điều hòa ở Nhật Bản thường có chế độ làm lạnh và chế độ làm sạch không khí. Một số thiết bị hiện đại trong chế độ làm sạch không khí chia ra làm hai chế độ nhỏ là khử ẩm hâm nóng và hút ẩm nhẹ. Theo đánh giá, chế độ tốn điện nhất là khử ẩm hâm nóng, rồi đến làm lạnh và hút ẩm nhẹ. Do đó, trong điều kiện hình thường, người dùng nên chọn chế độ hút ẩm nhẹ để tiết kiệm năng lượng. Nhiều người tiêu dùng Việt có thói quen sử dụng điều hòa nội địa Nhật Bản có thể áp dụng cách này để tiết kiệm chi phí điện năng.

Thường xuyên vệ sinh bộ phận lọc không khí

Thông thường, người sử dụng nên vệ sinh lưới lọc không khí 2 lần một tháng để đảm bảo cho thiết bị hoạt động ổn định cũng như làm giảm bớt gánh nặng công suất. Lưới lọc thường được thiết kế để tháo khá dễ dàng, tuy nhiên, cần chú ý sử dụng nước lạnh để rửa và không được sấy vì có thể làm chúng biến dạng do không chịu được nhiệt độ cao. Khi phun nước rửa cũng lưu ý phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc.

Người sử dụng nên vệ sinh lưới lọc không khí 2 lần một tháng để đảm bảo cho thiết bị hoạt động ổn định cũng như làm giảm bớt gánh nặng công suất.

Để nhiệt độ thích hợp

Tại Nhật Bản, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 27 đến 28 độ C. Nhiều người khẳng định chỉ cần tăng 1 độ tương đương với việc tiền điện điều hòa sẽ giảm 10%. Còn ở Việt Nam, do vị trí địa lý khác biệt nên mức nhiệt độ phù hợp được khuyên dùng là 26 độ C.

Dùng tấm bạc chống nhiệt để phủ dàn nóng

Việc này giúp cho dàn nóng của điều hòa không bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu có điều kiện, người sử dụng có thể làm khung chống nóng bằng gỗ hoặc các vật liệu cách nhiệt khác tốt hơn. Chi phí để mua tấm bạc chống nhiệt khá rẻ nhưng có thể giúp tiết kiệm tiền điện của điều hòa từ 5% đến 10%.

Các cách tiết kiệm điện khác

– Khi sử dụng cần đảm bảo phòng được đóng kín (không mở cửa quá lâu) cũng như tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng để tránh làm hao điện năng và máy hoạt động quá tải.

– Tắt các bóng đèn không cần thiết giúp quá trình làm lạnh nhanh hơn, Không tắt bật hay điều chỉnh máy quá nhiều vì để khởi động lại máy sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, vậy nên hãy duy trì nhiệt độ ổn định. Khi sử dụng điều hòa cần đảm bảo phòng được đóng kín.

– Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.

– Bạn sẽ cảm thấy mát hơn mà không cần hạ nhiệt độ (tiết kiệm điện năng) cũng như tránh cảm giác khô mà vẫn tiết kiệm điện năng vì quạt tiêu thụ ít điện hơn.

– Bạn nên tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng hoặc khi nhà đã mát đều. Tắt hẳn máy bằng Attomat vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn sẽ tiêu thụ điện ngầm.

Theo moitruong.com.vn