Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt có ảnh hưởng xấu tới người già và trẻ em. Trước tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, người dân có thể tham khảo những cách dưới đây để tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Được biết, chỉ số chất lượng không khí ở Việt Nam được chia làm 6 cấp, trong đó ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người), với khuyến cáo tất cả mọi người bắt đầu chịu tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí. Ngưỡng tím, là ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người và khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài. Ngưỡng nguy hiểm nhất là ngưỡng nâu, với khuyến cáo tất cả mọi người có thể bị tác động sức khỏe nghiêm trọng, nên ở trong nhà.

Tình hình ô nhiễm không khí kéo dài, có thể gây ra tác động ngắn hạn hoặc dài hạn tới sức khỏe người dân. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt có ảnh hưởng xấu tới người già và trẻ em. Trước tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, người dân có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng những biện pháp sau:

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà

Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của đại đa số người dân sau đại dịch Covid-19. Khẩu trang giúp ngăn chặn hạt bụi mịn và các chất ô nhiễm từ không khí, giảm khả năng hít phải các tác nhân gây hại. Thế nhưng, loại khẩu trang thông thường không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi không khí bị ô nhiễm.

Sử dụng máy lọc không khí

Kể cả những ngày chất lượng không khí ở mức bình thường, máy lọc không khí vẫn là thiết bị đáng đầu tư để giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà và giảm nguy cơ về sức khỏe do ô nhiễm gây ra. Đặc biệt, thiết bị này rất cần thiết đối với gia đình có con nhỏ. Bên cạnh đó, gia đình bạn nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng, đặc biệt nhà gần đường giao thông hoặc ở chung cư cao tầng.


Gia đình cần chú ý vệ sinh hoặc thay mới màng lọc sau thời gian sử dụng. Ảnh minh họa

Gia đình cần chú ý vệ sinh hoặc thay mới màng lọc sau thời gian sử dụng. Nguyên tắc này cũng áp dụng với máy điều hòa, quạt gió.

Nhiều người sử dụng thiết bị này thường đóng kín cửa nhằm đảm bảo quá trình lọc không khí không bị gián đoạn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến không khí trong phòng không được lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại tồn tại lâu hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bác sĩ Ngân khuyến cáo gia đình nên mở cửa sổ, lối đi lại vào một vài thời điểm trong ngày để không khí lưu thông tốt hơn.

Máy lọc bụi, các vật chất lơ lửng trong không khí nhưng không làm sạch bụi trên sàn nhà. Vì thế, gia đình cần chú ý làm sạch không gian sống thường xuyên, nhất là khi nhà có nuôi thú cưng.

Thiết bị hỗ trợ làm sạch không khí nhưng không loại bỏ hoàn toàn dị nguyên gây bệnh hoặc kích ứng đường hô hấp. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, giãn phế quản… cần tránh các yếu tố gây bệnh và các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh.

Hạn chế hoạt động ngoài trời

Nên tránh các hoạt động ngoài trời như tập thể dục, đi dạo phố để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất, khi chất lượng không khí ở mức xấu. Nếu cần thiết, hãy đến các phòng tập thể dục hoặc đi dạo trong trung tâm thương mại. Đối với gia đình có con nhỏ, hãy hạn chế thời gian chơi của bé ở bên ngoài. Đặc biệt, hạn chế ra đường vào giờ cao điểm là biện pháp hữu hiệu để giảm tiếp xúc với ô nhiễm môi trường trong những giờ cao điểm.

Vệ sinh cá nhân

Nên xây dựng thói quen vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Vệ sinh mũi mỗi ngày làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây viêm mũi, viêm xoang cho gia đình. Nên đều đặn xịt mũi mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và tối. Bên cạnh vệ sinh cá nhân, bạn nên thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp, thông thoáng môi trường sống.

Trồng cây lọc không khí trong nhà

Một số loại cây nổi tiếng trong việc làm sạch không khí bên trong và giảm ô nhiễm không khí. Chúng rất hữu ích để có trong nhà ở và nơi làm việc. Những loại cây này có thể không hiệu quả bằng máy lọc không khí. Tuy nhiên, chúng cực kỳ tiết kiệm chi phí và giá cả rất phải chăng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11858:2017 về Máy lọc không khí – Yêu cầu về tính năng và phương pháp thử

Tiêu chuẩn này quy định hiệu suất khử mùi của máy lọc không khí phải đạt tỷ lệ loại bỏ các khí gây mùi lớn hơn hoặc bằng 50% trong điều kiện quy định. Khối lượng làm sạch tích lũy. Giá trị CCM của máy lọc không khí theo công bố của nhả sản xuất.

Về điện áp nguồn sử dụng cho thử nghiệm là điện áp danh định ± 1%. Nếu không quy định rõ thì điện áp nguồn được lấy là 220 V ± 1%; tần số 50 Hz ± 0,5 Hz.

Máy lọc không khí phải được ghi nhãn rõ ràng với các thông tin sau: Tên sản phẩm; Tên nhà sản xuất; Hiệu suất lọc bụi ban đầu (min); Lưu lượng không khí (m3/h); Giá trị CCM (g); Diện tích phòng thích hợp (m2).

Khánh Mai (t/h)
https://vietq.vn/nhung-cach-bao-ve-gia-dinh-khoi-o-nhiem-khong-khi-d217665.html