Theo các bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ngũ cốc. Thậm chí nguồn thực phẩm này rất giàu chất xơ nên có thể ăn thay cơm.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường – một bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá. Đặc trưng của bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu cao do thiếu hụt/đề kháng với insulin. Điều này gây ra tình trạng rối loạn trong việc chuyển hoá đường, mỡ, chất khoáng, đạm.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mellatec, đối với người bị tiểu đường, chế độ ăn uống cân bằng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Không ít người cho rằng bị tiểu đường không nên ăn ngũ cốc, vậy sự thật là ngũ cốc cho người tiểu đường có nên dùng không, có lợi ích ra sao, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề đó.

Tiểu đường là bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyển hoá đặc trưng bởi tình trạng tăng quá mức lượng đường trong máu do thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Vì thế, người bị tiểu đường sẽ bị rối loạn chuyển hóa đạm, đường, chất khoáng và mỡ.

Trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo nên giảm tinh bột để kiểm soát lượng đường huyết. Cũng vì thế nhiều người nhầm lẫn cho rằng bệnh nhân tiểu đường cần cắt bỏ mọi thực phẩm liên quan đến tinh bột trong đó có ngũ cốc.

Thực chất, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn ngũ cốc bởi đó là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Đặc biệt ngũ cốc dành cho người tiểu đường tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt chưa qua bào chế. Nguồn thực phẩm này rất giàu chất xơ nên có thể ăn thay cơm.

Nhiều loại ngũ cốc tốt cho người tiểu đường nên ăn. Ảnh minh họa 

Yến mạch

Yến mạch giàu chất xơ nên sẽ làm giảm quá trình hấp thu glucose từ thực phẩm vào trong máu. Không những thế, chỉ số đường huyết của yến mạch là 13 nên rất phù hợp cho người có chỉ số đường huyết cao. Những lý do này khiến yến mạch trở thành ngũ cốc cho người tiểu đường xếp hàng ưu tiên số 1.

Gạo lứt

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và giàu khoáng chất, nhất là Magie. Sử dụng gạo lứt có thể ổn định đường huyết, tăng cường chức năng cho hệ thần kinh và kiểm soát huyết áp.

Đặc biệt, gạo lứt còn chứa vitamin B3 có khả năng cải thiện tiêu hóa, bảo vệ da và tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh. Người hay ăn gạo lứt ít có nguy cơ bị tiểu đường hơn so với người hay ăn các loại gạo khác.

Hạnh nhân

Hạnh nhân cũng là loại ngũ cốc cho người tiểu đường vì nó có khả năng làm giảm cholesterol, thúc đẩy quá trình tổng hợp insulin để giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Đặc biệt, chất xơ và protein trong hạnh nhân khá cao nên sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác đói để dung nạp thêm thực phẩm khác. Xét trên phương diện này thì đây chính là lựa chọn phù hợp cho mục đích kiểm soát cân nặng của bệnh nhân tiểu đường

Các loại đậu

Sử dụng các loại đậu nguyên vỏ như đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,… vừa giàu chất xơ vừa là nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Ăn những loại đậu này còn có nhiều năng lượng nên tạo cảm giác no lâu để người bị tiểu đường loại bỏ việc thèm ăn tinh bột không tốt cho đường huyết.

Kiều mạch

Để chế biến các loại bánh sẽ hay dùng đến bột mì nhưng với người bị tiểu đường sẽ có một lựa chọn khác chính là kiều mạch. Loại bột ngũ cốc cho người tiểu đường này giàu hàm lượng chất xơ hòa tan nên rất tốt cho kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, đây còn là loại ngũ cốc giàu khoáng chất và các loại vitamin tốt cho cơ thể. Bột kiều mạch còn có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình (tùy theo dạng chế biến) nên rất an toàn với bệnh nhân tiểu đường type 2. Một số nghiên cứu trên động vật còn thấy rằng kiều mạch hỗ trợ giảm đường huyết 12 – 19%.

Lưu ý cho người bị tiểu đường khi dùng ngũ cốc

Các bác sĩ tại bệnh viện Vinmec cũng cho rằng, mặc dù việc dùng ngũ cốc cho người tiểu đường mang lại nhiều lợi ích nhưng khi chọn và sử dụng loại thực phẩm này vẫn cần lưu ý: Thời điểm ăn ngũ cốc tốt nhất cho người bị tiểu đường là bữa sáng hoặc bữa phụ. Không dùng các loại ngũ cốc cao về chỉ số đường huyết như: bột ngô, gạo phồng,…Trường hợp dùng bột ngũ cốc uống liền nên ưu tiên ngũ cốc ít hoặc không đường. Và nên nhớ, chỉ dùng ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc dành riêng cho người bị tiểu đường. Các sản phẩm ngũ cốc đã qua chế biến đều không nên sử dụng.

Tốt nhất nên dùng ngũ cốc vào bữa sáng hoặc bữa phụ, không thay bữa ăn chính và cũng không dùng trước bữa chính vì nạp nhiều tinh bột cùng lúc dễ làm tăng đường huyết. Không dùng ngũ cốc cùng với các chất tạo ngọt, trái cây sấy khô vì có thể làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Ngọc Nga(T/h)
https://vietq.vn/nhung-loai-ngu-coc-danh-cho-nguoi-tieu-duong-nen-an-thay-com-d210924.html