28.9 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng 7 12, 2025
More
    Home Blog Page 424

    Bất ngờ với lượng đường trong các thực phẩm quen thuộc

    Ngoài nước ngọt, đồ ăn vặt,… thịt nướng, sốt cà chua, bánh mì, nước sốt salad cũng là những thực phẩm có chứa lượng đường lớn.

    Cắt giảm đường ra khỏi chế độ ăn uống là cách giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Một số đồ uống như soda có chứa lượng đường lớn, tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại thực phẩm có đường cao một cách đáng ngạc nhiên.

    Jim White, một nhà sinh lý học cho biết, gia vị thịt nướng cổ điển, và thậm chí cả bánh mì cũng có thể chứa lượng đường lớn. Không chỉ vậy, các loại kem gia vị và đồ gia vị được bán phổ biến tại các cửa hàng cũng chứa nhiều đường.

    Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như béo phì, bệnh tim, tổn thương gan. Dưới đây là một số thực phẩm chứa lượng đường cao mà bạn nên hạn chế.

    Vỏ bánh hamburger

    Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vỏ bánh hamburger có chứa lượng đường tương đối lớn. Một chiếc vỏ bánh hamburger trọng lượng 46g có thể chứa đến 7g đường, lượng đường nhiều hơn một thìa cà phê. Do đó, thay vì lựa chọn những chiếc bánh này, người tiêu dùng có thể lựa chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh phồng, thay vì bánh mì trắng do chúng không chứa đường.


    Một chiếc vỏ bánh hamburger trọng lượng 46g có thể chứa đến 7g đường.

    Tương cà

    Tương cà là gia vị ưa thích của nhiều người và mọi người thường cho rằng chúng vô hại. Tuy nhiên, một muỗng cà phê tương cà có chứa tới 4g đường. Lượng đường này phần lớn đến từ xi-rô ngô fructose cao, thành phần thường được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chế biến.

    Tiêu thụ si rô bắp cao phân tử có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn, vì đường fructose được cho là có thể dẫn đến việc tích tụ chất béo lớn hơn ở vùng bụng. Tiêu thụ si rô bắp cao phân tử cũng liên quan tới mức độ acid uric cao trong máu.


    Một muỗng cà phê tương cà có chứa tới 4g đường.

    Nước sốt thịt nướng

    Nước sốt thịt nướng cũng là gia vị có chứa lượng đường lớn. Sử dụng càng nhiều nước sốt, lượng đường càng cao. Trong một số trường hợp, chúng có thể chứa 4g đường cho mỗi khẩu phần.

    Thay vì sử dụng các loại nước sốt BBQ, người tiêu dùng có thể thay bằng các loại nước sốt có chứa giấm với các loại thảo mộc tươi hoặc khô như hương thảo. Bởi chúng không chỉ có lượng đường thấp mà nước sốt làm từ giấm còn giúp giảm lượng chất gây ung thư hình thành trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao. Các loại thảo mộc như hương thảo cũng có thể tăng cường bảo vệ khỏi chất gây ung thư.


    Nước sốt thịt nướng cũng là gia vị có chứa lượng đường lớn.

    Nước trộn salad

    Nước sốt trộn salad được khá nhiều người ưa chuộng vì chúng rất tiện lợi. Tuy nhiên, nhiều loại nước sốt trộn salad được bán trong siêu thị có chứa nhiều đường.

    Do đó, thay vì sử dụng nước sốt mua sẵn ngoài cửa hàng, người tiêu dùng có thể thay bằng công thức gồm dầu ô liu, giấm, chanh, muối, hạt tiêu cho món salad. Công thức này không chỉ dễ làm mà còn không chứa đường.

    Theo An Nhiên/Vietq.vn (9/7/2018)

    Ra mắt ứng dụng ngăn ngừa ngủ nướng

    Ứng dụng báo thức “ngăn ngừa ngủ nướng” độc đáo đầu tiên của người Việt mang tên Alarmeow đã chính thức có mặt trên App Store.

    Với giao diện và hình ảnh chủ đạo là những chú mèo đáng yêu, đây là một ứng dụng đồng hồ báo thức được thiết kế dành riêng cho những người không thể dậy đúng giờ mặc dù đã có các đồng hồ báo thức thông thường.

    Để “ngăn ngừa” ngủ nướng hiệu quả và giúp người dùng thức dậy đúng giờ, ứng dụng chỉ cho phép người dùng tắt tiếng chuông báo thức khi đã vượt qua một trò chơi hoặc thử thách ngẫu nhiên mỗi buổi sáng do ứng dụng đưa ra như giải toán, tìm đường ra khỏi mê cung, ghi nhớ số nhanh, lắc điện thoại, vòng quay may mắn và lật hình trùng khớp.

    Ứng dụng chỉ cho phép người dùng tắt tiếng chuông báo thức khi đã vượt qua một trò chơi hoặc thử thách ngẫu nhiên mỗi buổi sáng.

    Sau khi vượt qua được các trò chơi, thử thách của ứng dụng, người dùng cũng được chào đón ngày mới bằng những câu danh ngôn, trích dẫn đầy cảm hứng để được truyền động lực cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.

    Ngoài ra, ứng dụng cũng có kèm theo tính năng gửi những thông báo dễ thương để nhắc nhở người dùng đi ngủ vào mỗi đêm từ 22 giờ cho đến 24 giờ.

    Ứng dụng hiện sẵn có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh cùng với giao diện ngày và đêm. Các tiếng chuông báo thức trong ứng dụng cũng là những tiếng liên quan đến loài mèo.

    “Trên thế giới này có một nửa dân số không thể nào dậy đúng giờ, đó là một thực trạng đáng báo động, nhiều người đang lãng phí một lượng thời gian khổng lồ. Chính tôi cũng từng là một trong số những người như vậy, và ứng dụng Alarmeow là một trong số những giải pháp nhỏ cho vấn đề trên.” – anh Nguyễn Trần Tùng, người sáng tạo ra ứng dụng Alarmeow chia sẻ về lý do mình bắt đầu làm ứng dụng Alarmeow.

    “Tôi hi vọng Alarmeow sẽ giúp người dùng tập được thói quen dậy đúng giờ với một trạng thái tỉnh táo sau khi đã vượt qua những trò chơi, thử thách vui vẻ của ứng dụng. Và những câu danh ngôn, trích dẫn được chọn lọc kĩ càng trong ứng dụng cũng sẽ là kim chỉ nam hữu dụng mỗi ngày mới cho người dùng.”

    Ứng dụng Alarmeow là một ứng dụng phi lợi nhuận, người dùng không phải xem những quảng cáo khó chịu trong ứng dụng cũng như không phải trả bất kì chi phí nào để trải nghiệm toàn bộ tính năng của ứng dụng.

    Người dùng có thể tải ứng dụng về trải nghiệm bằng cách tìm kiếm từ khóa “Alarmeow” trên App Store hoặc tải về trực tiếp tại đường dẫn: https://itunes.apple.com/app/id1404308658. Hiện ứng dụng chỉ có trên nền tảng hệ điều hành iOS.

    Theo moitruong.com.vn

    Olympics 2020 sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo

    Ủy ban tổ chức thế vận hội Olympics và Paralympic 2020 vừa tuyên bố sự kiện này sẽ sử dụng hoàn toàn bằng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm tăng cường các mục tiêu về BVMT.

    Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đặt mục tiêu toàn bộ nguồn điện sử dụng tại hai sự kiện thể thao sẽ đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió. Ủy ban cũng đã lên kế hoạch tính toán sử dụng các dịch vụ thuê và cho thuê để 99% các đồ dùng chuẩn bị cho Thế vận hội sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế. Nguồn điện được sử dụng tại tất cả các địa điểm như làng vận động viên, trung tâm phát sóng quốc tế và trung tâm báo chí tại hai sự kiện này sẽ lấy hoàn toàn từ các nguồn năng lượng tái tạo.

    Tokyo đặt mục tiêu toàn bộ nguồn điện sử dụng tại hai sự kiện thể thao lớn này đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo.

    Bên cạnh việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, Nhật Bản cũng sẽ mua thêm nguồn năng lượng tái tạo từ các công ty điện. Theo kế hoạch, các hạng mục cho thuê cả ngắn hạn và dài hạn xuyên suốt sự kiện sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo càng nhiều càng tốt. Đối với chất thải như chai nhựa và thực phẩm thải ra tại các địa điểm, mục tiêu tái chế và tái sử dụng được đặt ở mức 65%, so với con số 62% ở thế vận hội diễn ra tại London (Anh) vào năm 2012.

    Ngoài ra, Ủy ban cũng đang cân nhắc một dự án khác là sản xuất các huy chương cho Olympic 2020 từ kim loại khai thác từ các điện thoại di động qua sử dụng và những thiết bị khác.

    Theo Tapchimoitruong.vn

    Google ứng dụng công nghệ thực tế ảo để phát hiện tế bào ung thư

    Xu hướng đầu tư vào chăm sóc sức khỏe đang rất được các hãng công nghệ lớn trên thế giới quan tâm, trong đó có Google và Apple.

    Kính hiển vi luôn là tiêu chuẩn vàng trong việc chuẩn đoán ung thư với hiệu quả đã được chứng minh trong hơn 100 năm qua với cực kỳ nhiều mẫu vật đã được xem xét và đánh giá. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, việc lưu trữ mẫu vật phẩm cũng đã thay đổi, mọi thứ hiện nay đều có thể lưu theo dạng kỹ thuật số.

    Mới đây, Google đã giới thiệu về cách áp dụng công nghệ thực tại ảo tăng cường (AR) vào ngay trong kính hiển vi để theo dõi và phát hiện các tế bào ung thư. Tận dụng các ưu thế trong công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo AI, Google đã giúp các bác sỹ có khả năng vừa xem mẫu qua kính lúp vừa hiển thị các kết quả được AI tính toán theo thời gian thực, đem lại nhiều thông tin hơn để bác sỹ có thể đưa ra các kết quả đánh giá chính xác hơn rất nhiều so với cách truyền thống.

    Điều thú vị ở đây là thiết bị này có thể được gắn thêm trực tiếp lên các ống kính hiển vi kiểu cũ hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện hay các phòng thí nghiệm, vì vậy không cần phải mất công sức và tiền bạc trong việc thay thế hệ thống cũ để áp dụng cách làm mới này.

    Theo thiennhien.net

    Trung Quốc sẽ xây dựng hàng trăm “thành phố rừng” vào 2025

    Trung Quốc sẽ xây dựng 300 “thành phố rừng” vào năm 2025 nhằm cải thiện điều kiện môi trường ở các khu vực thành thị.

    Nhật báo China Daily ngày 9/7 đưa tin, theo một kế hoạch phát triển quốc gia do Cơ quan Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia Trung Quốc công bố, khoảng 200 thành phố rừng và 6 cụm thành phố sinh thái tương tự sẽ được triển khai xây dựng trong 2 năm tới.

    Các khu vực bao gồm cụm thành phố Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, các thành phố dọc sông Dương Tử và nhiều khu vực biên giới quan trọng sẽ được ưu tiên triển khai trước.


    Nguồn: forbes.com

    China Daily dẫn lời quan chức thuộc cơ quan trên cho biết các nỗ lực này được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí, tạo “rào chắn” tiếng ồn, cũng như hình thành nhiều môi trường sống hoang dã mới và cải thiện đa dạng sinh thái địa phương.

    Hiện ở Trung Quốc có tổng cộng 138 thành phố được chứng nhận là thành phố rừng ở cấp quốc gia, với mức tăng diện tích trồng rừng trung bình hằng năm 13.333 hecta tại từng thành phố này trong 5 năm qua.

    Theo thiennhien.net

    Cát nhân tạo: Giải pháp tận dụng nguyên liệu, phụ phẩm

    Bên cạnh lợi ích kinh tế, việc sử dụng cát nhân tạo mang lại nhiều lợi ích về môi trường, tận dụng chất thải sản xuất, và là lời giải cho các vấn đề liên quan đến môi trường hiện nay như xói lở bờ sông, thay đổi hệ sinh thái… đang ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên cũng như cuộc sống con người.

    Theo số liệu thống kê hiện nay, cả nước đang sử dụng khoảng 130 triệu m3 cát xây dựng/năm và dự báo đến giai đoạn 2016 – 2020 chúng ta sẽ cần khoảng 2,1 – 2,3 tỷ m3 cát san lấp. Hiện nay dữ trữ cho san lấp đến 2020 chỉ còn 2,1 tỷ m3. Điều này có nghĩa là sau năm 2020 sẽ không còn cát phục vụ san lấp.

    Khai thác cát tiềm ẩn nhiều rủi ro như lấn biển, sạt lở, lún sụt, mất đất, mặt biển và bờ sông, giết chết hệ sinh thái sông như thảm thực vật ven bờ, thủy sinh động và thực vật lơ lửng trong dòng sông, hệ sinh vật đáy sông, hệ sinh thái các cù lao và cồn cát. Các hệ sinh thái sông này quyết định chất lượng nước và môi trường sống.

    Cát nhân tạo sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên, đất đai và bảo vệ môi trường.

    Trước thực trạng này thì cát nhân tạo đang là một giải pháp tối ưu, công nghệ mới về cát, và là lời giải cho bài toán về tài nguyên cát hiện nay. Trên thế giới, cát nhân tạo đang được sử dụng phổ biến, không những để thay thế cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt mà còn do tính chất đặc biệt của nó như hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần hạt theo yêu cầu cấp phối.

    Trên thực tế, nguyên liệu để làm cát nhân tạo rất dồi dào, bất cứ loại đá nào có cường độ tốt, ổn định, có thể dùng làm nguyên vật liệu xây dựng đều có thể làm nguyên vật liệu để sản xuất cát nhân tạo như đá vôi, đá granit, đá cuội, thâm chí cả đá cát kết trong quá trình bóc chất thải của ngành than. Xỉ thép từ các nhà máy luyện kim sau khi tái chế cũng là một nguồn vật liệu thay thế cát xây dựng. Ngoài ra, tro, thạch cao cũng có thể thay thế cát làm nền. Quá trình làm cát nhân tạo cũng rất đơn giản. Các vật liệu được sàng tuyển, rửa, loại bỏ tạp chất, sau đó được nghiền theo kích thước đạt tiêu chuẩn vào mục đích như xây, trát, trộn bê tông.

    Trên thế giới, có nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản đã thay thế việc sử dụng cát tự nhiên bằng cát nhân tạo. Nhật Bản đã hạn chế khai thác cát, sỏi tự nhiên từ những năm 1970. Tùy thuộc vào kích cỡ nghiền khác nhau của cát mà cát nhân tạo được sử dụng để sản xuất bê tông hoặc dùng để san lấp, xây trát.

    Đối với Việt Nam, sự chuyển biến tích cực thể hiện rõ nét tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa phương đi đầu trong việc sử dụng cát và chất thải công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần được phát triển tại nhiều cơ sở ở các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Lạng Sơn… những nơi có nguồn nghiên liệu để sản xuất cát nhân tạo rất dồi dào, phong phú.

    Như vậy, việc nghiên cứu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu tại chỗ, hay các bãi thác mỏ của ngành than, tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu xây dựng là hết sức cần thiết, góp phần tiết kiệm tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường.

    Theo sxsh.vn

    Phát hiện nhiều mẫu mũ bảo hiểm, xăng dầu không đạt chuẩn

    Theo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa do Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng triển khai trong 6 tháng đầu năm 2018, phát hiện nhiều mẫu mũ bảo hiểm, xăng dầu không đạt chất lượng.

    Thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – TCĐLCL) cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, Cục đã chủ trì, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quản lý thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Dương, Đà Nẵng, miền Trung, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Kiên Giang… kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: xăng, dầu; điện-điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm, phương tiện đo; thực phẩm đóng gõi sẵn, vàng trang sức, mỹ nghệ…

    Nhiều loại mũ giả, mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng vẫn được người tiêu dùng sử dụng khi tham gia giao thông.

    Kết quả kiểm tra tại 94 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu với tổng số mẫu hàng hóa được kiểm tra: 698 mẫu. Kết quả: 217/698 không đạt về ghi nhãn.

    Số mẫu kiểm tra nhanh: 36 mẫu. Kết quả: 31/36 mẫu đạt; 05/36 mẫu không đạt. Số mẫu thử nghiệm: 14 mẫu. Kết quả: 4/14 mẫu đạt; 5/14 mẫu không đạt; 5/14 mẫu đang chờ kết quả thử nghiệm.

    Khảo sát tại 124 cơ sở kinh doanh; mua 40 mẫu xăng dầu để thử nghiệm. Kết quả: 3/40 mẫu không đạt (có hàm lượng etanol không phù hợp); Kiểm tra 228 mẫu thực phẩm bao gói sẵn, vàng trang sức. Kết quả 110/228 mẫu vi phạm về nhãn.

    Kiểm tra nhà nước về xăng dầu nhập khẩu tổng số 597 lô, tổng khối lượng 4.263.008,428 tấn. 100% các lô hàng đều đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

    Cơ quan chức năng đã tạm dừng lưu thông: 15 cơ sở; 63 mẫu hàng hóa (thực phẩm bao gói sẵn, vàng, trang sức, điện điện tử); 4.123 mẫu (4100 mũ bảo hiểm; 23 mẫu điện); tiêu hủy 3 lô cầu gai tại 03 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em.

    Đáng chú ý, trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, cơ quan chức năng đã kiểm tra 6 cơ sở sản xuất thiết bị điện, điện tử, mũ bảo hiểm, qua đó mua 5 mẫu thử nghiệm, kết quả: 5/5 mẫu không đạt chất lượng.

    Theo ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục QLCLSPHH, đối với các cơ sở vi phạm, cơ quan kiểm tra đã chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm sang Thanh tra Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh xử phạt 100 triệu đồng và yêu cầu tái chế lô hàng vi phạm.

    Cũng theo ông Tuấn, ngay sau khi triển khai áp dụng việc cấm sử dụng và lưu thông xăng khoáng RON 92 và được thay thế bởi xăng sinh học E5-RON 92 từ 01/1/2018, Tổng cục TCĐLCL đã triển khai kiểm tra, khảo sát tại các thành phố: Hà Nội; Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Lạng Sơn; Lào Cai; Hải Dương với 66 cơ sở được kiểm tra và khảo sát.

    Kết quả số mẫu kiểm tra và khảo sát về chất lượng là 51 mẫu, trong đó 1/51 mẫu không đạt về hàm lượng etanol. Riêng đối với đo lường thì 100% cơ sở được kiểm tra đều đạt yêu cầu.

    Được biết, hiện nay các cơ quan đơn vị như Cục QLCLSPHH và các chi cục TCDLCL các tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện để đảm bảo đo lường chất lượng xăng E5 trong sản xuất và đưa ra lưu thông trên thị trường.

    Theo Vietq

    Hơn 200 triệu USD phát triển năng lượng tái tạo

    0

    Theo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, với quy mô kinh tế hiện nay và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên dưới 7%/năm, nhu cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. 

    Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Việt Nam từ một nước xuất khẩu tịnh năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu tịnh về năng lượng và ngày càng phụ thuộc nhập khẩu nguồn than và khí hóa lỏng từ nước ngoài.

    Trong bối cảnh này, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là xu thế tất yếu nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu…

    Điện gió, nguồn năng lượng tái tạo thực hiện thành công tại Bạc Liêu Ảnh: CAO THĂNG

    Để phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công thương đã triển khai dự án “Phát triển năng lượng tái tạo” (REDP) với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). Dự án REDP có tổng kinh phí 204,272 triệu USD; trong đó, nguồn vốn tài trợ không hoàn lại là 2,272 triệu USD. Mục tiêu của dự án REDP nhằm phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cấp lên lưới điện quốc gia, trên cơ sở thương mại, đảm bảo phát triển bền vững.

    Dự án REDP đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác đầu tư xây dựng dự án năng lượng tái tạo; hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện khung chính sách pháp lý về năng lượng tái tạo, tập trung giải quyết một số rào cản đối với việc huy động nguồn vốn thương mại để phát triển năng lượng tái tạo; cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực ở các trường đại học chuyên ngành, cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.

    Theo sggp.org.vn

    Sắp có nhà máy điện chạy bằng chất thải ở Bờ Biển Ngà

    Nhà máy điện sinh khối sử dụng chất thải cacao đầu tiên trên thế giới, đang được nghiên cứu tại Bờ Biển Ngà, với sự hỗ trợ và hợp tác của Mỹ, theo văn bản ký kết giữa hai nước ngày 2/7.

    Theo Yapi Ogou, Tổng giám đốc New Energy Society (Soden), đơn vị điều hành dự án: Nhà máy có thể bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2023 tại Divo (miền trung Bờ Biển Ngà), công suất từ 60 đến 70 MW.

    Các nghiên cứu khả thi về mặt kỹ thuật cho nhà máy dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 4/2019, do Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) tài trợ 1 triệu USD. Tổng đầu tư cho việc xây dựng nhà máy là 235 triệu Euro.

    Ngành công nghiệp cacao của Bờ Biển Ngà, quốc gia lớn nhất thế giới về ngành này, mỗi năm thải ra 26 triệu tấn chất thải, chủ yếu là vỏ cacao.

    Ngành công nghiệp cacao của Bờ Biển Ngà, mỗi năm thải ra 26 triệu tấn chất thải, chủ yếu là vỏ cacao.

    Nhà máy điện sinh khối dự kiến ​​sẽ giảm 250.000 tấn CO2 một năm, ông Ogou nói thêm. 9 nhà máy tương tự có thể được xây dựng tại Bờ Biển Ngà.

    Chính quyền Bờ Biển Ngà cũng đã ký một thỏa thuận với dịch vụ thanh toán toàn cầu Visa để triển khai các giải pháp thanh toán di động trên quy mô cả nước, bổ sung cho các dịch vụ đã được cung cấp bởi các công ty điện thoại di động. Mục đích là để mở rộng việc thanh toán điện tử cho 1,1 triệu nhà sản xuất cacao, cà phê và điều (chiếm 20% tổng GDP của Bờ Biển Ngà)…

    70% dân số người Bờ Biển Ngà hiện chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Việc sử dụng rộng rãi các khoản thanh toán điện tử cũng sẽ tăng “tính minh bạch”.

    Ngày 2/7, Mỹ đã cử đến Bờ Biển Ngà một phái đoàn thương mại lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, do Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Thương mại quốc tế Gilbert Kaplan dẫn đầu.

    Theo petrotimes.vn

    4,1 tỷ USD hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu

    0

    Sáng 27/6, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Phiên khai mạc toàn thể Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6.

    Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu khai mạc.

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà được bầu làm Chủ tịch, điều hành Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng GEF.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nhấn mạnh Trái Đất – ngôi nhà chung của nhân loại, đang phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng do suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra.

    Do vậy, nếu chúng ta không có những giải pháp tổng thể, các quốc gia, dân tộc và mọi người dân sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự kỳ họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Thách thức to lớn đó cũng chính là cơ hội để nhân loại phải nhìn nhận, đánh giá lại con đường và mô hình phát triển, từ đó tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động để môi trường sống tự nhiên trên toàn cầu mãi trường tồn, những giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp của bao thế hệ của chúng ta sẽ được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ mai sau.

    Và hơn hết là để chúng ta cùng đoàn kết hiện thực hóa ước vọng của biết bao thế hệ người dân không phân biệt màu da, dân tộc về một “Hành tinh có sức chống chịu tốt, bền vững và tràn đầy sức sống.”

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao việc trong gần ba thập kỷ kể từ khi thành lập đến nay, Quỹ Môi trường toàn cầu đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các thách thức to lớn về môi trường, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự hỗ trợ của Quỹ GEF dành cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

    Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn lực, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết triển khai lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, huy động nguồn lực, sự sáng tạo, chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng tới phát triển bền vững.

    Bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Quỹ Môi trường toàn cầu và các quốc gia thành viên GEF, các đối tác phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự tư vấn, hợp tác, hỗ trợ nguồn lực quý báu của các bạn.

    Để góp phần vào thảo luận của Kỳ họp lần thứ 6, Đại hội đồng GEF, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một số nội dung quan trọng để các đại biểu thảo luận: cần nhận diện cụ thể những thách thức chính về môi trường đối với nhân loại hiện nay, từ đó đề ra được chính sách ưu tiên nhằm giải quyết một cách tổng thể, hiệu quả những thách thức đó; cần đánh giá được hiệu quả của cơ chế hỗ trợ và hợp tác hiện nay, từ đó có những cải tiến mang tính đột phá, đặc biệt trong khâu huy động và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia thành viên, nhất là những quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức to lớn do suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra; cần đề xuất được những dự án tổng hợp mang tính toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu…; cũng như cần có các dự án trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như vấn đề rác thải nhựa nói chung, rác thải nhựa đại dương nói riêng…

    Bà Naoki Ishii, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu cảm ơn Ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, vì đã chủ trì tổ chức Đại Hội đồng GEF, tham dự và phát biểu tại Phiên khai mạc.

    Bà Naoki Ishii cho biết, bản thân rất ấn tượng tới kết quả của công cuộc đổi mới của Việt Nam từ năm 1986, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng chưa từng thấy, 5,5% trong gần ba thập niên và trở thành một nước có thu nhập trung bình.

    Hơn nữa, Việt Nam đã làm được điều này với sự ổn định và chất lượng; tỉ lệ nghèo đói đã giảm từ 50% xuống chỉ còn 3% và người dân Việt Nam giờ đây có sức khỏe và một nền giáo dục tốt hơn so với nhiều nước ở ngưỡng trên mức thu nhập trung bình.

    Đó là một thành tựu to lớn của Việt Nam. Trong quá trình phát triển này, Việt Nam cũng đã phải chịu đựng sự suy thoái đất và rừng, ô nhiễm không khí và nguồn nước; đồng thời nhận thức rất rõ về sự cần thiết phải quan tâm đến môi trường; về sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam không hy sinh môi trường cho tăng trưởng kinh tế, cũng như khuyến khích năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, vì các đại dương xanh và khỏe mạnh.

    Nhấn mạnh tới vai trò của Quỹ Môi trường toàn cầu trong suốt 25 năm qua đồng hành trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở nhiều nơi, nhiều quốc gia trên thế giới, bà Naoki Ishii thừa nhận rằng thành công trong quá khứ này là không đủ và chúng ta phải thay đổi.

    Chúng ta phải chuyển đổi các hệ thống kinh tế chủ chốt; chuyển đổi hệ thống lương thực và sử dụng đất; chuyển đổi các thành phố; chuyển đổi hệ thống năng lượng – để chuyển sang một nền kinh tế tuần hoàn.

    Chúng ta phải khôi phục lại các hệ sinh là nền tảng cho phát triển xã hội và kinh tế của chúng ta. Muốn thế, cần phải dựa trên sự liên kết giữa nhiều cơ quan, đối tác liên quan – chính là sức mạnh của sự hợp tác – sự hợp tác của 183 quốc gia thành viên, 18 cơ quan lớn với mạng lưới đối tác mạnh để thực hiện 5 Công ước bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các trường đại học và viện nghiên cứu…

    Chính vì vậy, GEF-7 chính là cơ hội để cùng thay đổi. Với 29 nhà tài trợ, GEF đã có sự bảo đảm về 4,1 tỷ USD trong bốn năm tới cho rất nhiều chương trình hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

    Kỳ họp Đại hội đồng GEF-6 diễn ra trong 2 ngày 27 – 28/6/2018, tập trung vào việc thảo luận, hoàn thiện các Văn kiện hợp tác GEF; Báo cáo về Quỹ Biến đổi khí hậu Đặc biệt (SCCF)/Quỹ Ủy thác cho các nước kém phát triển (LCDF); Báo cáo chiến lược dài hạn của GEF; Báo cáo của Ban Tư vấn về Khoa học và Kỹ thuật; Đánh giá và thẩm định các chính sách trong việc vận hành Quỹ; Báo cáo của các nước thành viên tham gia GEF.

    Đồng thời cũng sẽ thông qua kết quả các Phiên họp hội nghị bàn tròn cấp cao về một số chủ đề trọng tâm như phát triển kinh tế xanh lam; quản lý đất đai; hóa chất, chất thải và thủy ngân; thành phố bền vững; động vật hoang dã…; và thông qua Văn kiện hợp tác GEF.

    Cũng trong ngày 27/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng thống Nauru, Tổng thống Marshalls và Tổng thống Guyana; tiếp Lãnh đạo của các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, UNIDO, WB và tập đoàn Unilever tại Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF lần thứ 6.

    Theo Vietnamplus.vn