30 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
More
    Home Blog Page 416

    Trái đất nóng lên từ khi nào?

    Các nhà khoa học tin rằng trái đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một lượng dân số khổng lồ.

    Vì sao Trái đất lại nóng lên?

    Quá trình công nghiệp hóa: Quá trình công nghiệp hóa mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn nhưng kéo theo đó nó cũng tác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất – đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu.

    Các hiệu ứng nhà kính: Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

    Rừng bị tàn phá: Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất cũng càng ngày càng nóng. Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

    9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục

    Trong giai đoạn 1880 – 2013, chỉ trong vòng 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất hiện 9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục – theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

    Số liệu của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52oC, cao hơn 0,62oC so với mức nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8oC so với năm 1880.

    Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy khí gây hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất.

    Còn theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng học Thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốcTổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhận định, dù không bị tác động nhiều bởi hiện tượng El Nino, song 2017 vẫn là năm nóng nhất. Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại Bắc Cực tăng bất thường trong năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ hứng chịu mùa Đông lạnh giá hơn.

    Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070.

    Xuất hiện nhiều thảm họa

    Tần suất xuất hiện những hiện tượng thời tiết, thảm họa thiên nhiên sẽ diễn ra với cường độ mạnh như siêu bão, lũ lụt lớn,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của những người nghèo.

    Nhiệt độ Trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Lưu lượng nước chỉ là hữu hạn nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển.

    Nạn hạn hán hoành hành ở nhiều nơi và ngày càng tồi tệ hơn. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước.

    Không chỉ hạn hán, Trái đất nóng lên còn kéo theo các hiện tượng thời tiết dị thường như siêu bão, bão tuyết, lũ lụt, thiên tai…

    3 giải pháp vàng

    “Bóng ma” của biến đổi khí hậu được nêu lên để phản ánh những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và sự tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật.

    Để ứng phó và ngăn chặn những mối đe dọa nghiêm trọng, GS Ramanathan về khoa học khí hậu tại Đại học California (Mỹ) và cộng sự là Yangyang Xu đã để ra 3 giải pháp chiến lược.

    Ba giải pháp “vàng” để ngăn chặn thảm họa khôn lường này bao gồm: Giảm việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; kiểm soát phát thải các chất gây ô nhiễm khí hậu, khí methane và HFCs; cô lập và tách biệt CO2 khỏi không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    WHO: 7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí

    Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua đã công bố kết quả nghiên cứu về ô nhiễm không khí hạt mịn ở gần 110 quốc gia, hơn 90 % dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, tim cũng như ung thư.

    Những hạt vi mô được tìm thấy trong không khí không thể nhìn bằng mắt thường nhưng chúng có thể thâm nhập sâu vào phổi, và cũng gây ra bệnh tim và ung thư.

    Báo cáo của WHO cho thấy mọi ngóc ngách trên toàn thế giới đang đối mặt với ô nhiễm không khí, tuy nhiên ô nhiễm ở các nước nghèo tồi tệ hơn. Mức ô nhiễm ngoài trời cao nhất tập trung ở những nước vùng Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

    WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

    Liên Hợp Quốc cho biết, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến ít nhất bảy triệu người chết mỗi năm. Tiến sĩ Tedros Adhanom, giám đốc của WHO, cho biết: “Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả chúng ta, nhưng những người nghèo nhất thường chịu thiệt thòi nhất.”

    Không có mức độ tiếp xúc an toàn với PM2.5, là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí. PM2.5 bao gồm các độc tố như sulfate và carbon đen, và gây ra nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người.

    Các nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu từ các hạt vật chất bao gồm việc sử dụng năng lượng không hiệu quả của các hộ gia đình, ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, và các nhà máy điện đốt than.

    Báo cáo của WHO thu thập dữ liệu PM2.5 và PM10 từ khoảng 4.300 thành phố trên gần 110 quốc gia. Kết quả cho thấy 9 trong số 10 người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

    Các chuyên gia cũng cảnh báo, ở các nước nghèo người dân thường sử dụng đèn dầu và nấu ăn trong môi trường không đủ tiêu chuẩn. Ba tỷ người trên khắp thế giới vẫn chưa được tiếp cận với các nhiên liệu và công nghệ nấu ăn sạch trong nhà của họ.

    Maria Neira, người đứng đầu bộ phận y tế và môi trường công cộng của WHO, cho biết: “Đây là một vấn đề rất cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt. Việc sử dụng nhiên liệu nấu ăn bẩn, như đốt than, ước tính gây ra khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.”

    WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á. Ở những khu vực này, các chất gây ô nhiễm không khí thường được tìm thấy ở mức cao gấp năm lần so với mức an toàn. Ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra cái chết cho 4,2 triệu người mỗi năm. Khoảng 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và các nước đang phát triển.

    Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).

    Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh như: hen, ung thư, rối loạn phát triển thần kinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ; bệnh tim, đột quỵ, tắc nghẽn phổi mạn tính và ung thư ở người lớn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể dẫn đến một số triệu chứng kích ứng về mắt, họng và mũi.

    Theo Vietq

    Ô nhiễm ánh sáng gia tăng trên toàn cầu

    Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm ánh sáng đã gia tăng trên toàn thế giới do sự xuất hiện của các loại đèn LED siêu tiết kiệm điện.

    Nhưng vấn đề lại không nằm ở những chiếc đèn LED. Trên thực tế, thế giới đang ngày một sáng hơn nhờ hệ thống đèn LED chiếu sáng ở những nơi mà trước đó chưa có ánh sáng.

    Ô nhiễm ánh sáng là gì?

    Ô nhiễm ánh sáng (light pollution, photopollution) là sử dụng không đúng hoặc quá mức ánh sáng nhân tạo (anthropogenic light) đặc biệt về đêm. Do đó, ô nhiễm ánh sáng thường là hệ quả của lối sống văn minh, nền công nghiệp hiện đại, quá trình đô thị hóa ào ạt….

    Có nhiều loại ánh sáng gây ô nhiễm như: (1) Chói sáng, độ sáng quá mức gây khó chịu thị giác; (2) Quầng sáng (skyglow) vùng sáng của bầu trời đêm trên khu vực có người ở; (3) Tia sáng (light trespas) ánh sáng xuyên vào không chủ định, không cần thiết; và (4) Cụm sáng là các nhóm ánh sáng sáng không có ích.

    Ánh sáng nhân tạo xuất hiện ngày một nhiều

    Thế giới đang bị ô nhiễm ánh sáng là bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances cho biết ánh sáng nhân tạo đã tăng trưởng với tốc độ 2,2% mỗi năm tính từ năm 2012 đến 2016 – Theo Viettimes.

    “Mặc dù có một vài ngoại lệ, nhưng tốc độ tăng trưởng ánh sáng đã diễn ra ở khắp Nam Mỹ, châu Phi và châu Á”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã được thực hiện thông qua các thiết bị đo đặc biệt được gắn trên vệ tinh.

    “Ánh sáng đã xuất hiện nhiều hơn, từ những con đường để đạp xe qua công viên, đến những cung đường ngoại vi mà trước đó chưa bao giờ được chiếu sáng”, nhà vật lý và tác giả chính của nghiên cứu, ông Chris Kyba cho biết.

    Các nhà nghiên cứu ghi nhận một vài sự sụt giảm ánh sáng hiếm hoi ở các vùng chiến sự như Syria và Yemen, trong khi Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Mỹ là những khu vực sáng nhất thế giới.

    Việc ánh sáng nhân tạo xuất hiện ngày một nhiều sẽ tác động xấu đến môi trường. Ánh sáng đèn LED ảnh hưởng đến động vật, thực vật và vi sinh vật vào ban đêm, và nó cũng bị nghi ngờ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

    Nghiên cứu trên cho biết: “Ánh sáng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của chúng ta, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Sự thiếu ngủ sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm”.

    Ông Franz Holker, đồng tác giả của nghiên cứu nói rằng rất nhiều người đã sử dụng ánh sáng vào ban đêm mà không biết được tác động xấu của nó. Holker nói rằng nghiên cứu nói trên đã giúp ông thay đổi cách sử dụng ánh sáng vào ban đêm.

    Phá vỡ hệ sinh thái

    Nhịp sinh học bình thường được hình thành qua sự phối hợp với chu kỳ sáng-tối tự nhiên, do đó sự phá vỡ mô hình này ảnh hưởng đến động sinh thái (ecological dynamics). Do đó, ánh sáng nhân tạo, được dùng để chiếu sáng ban đêm, cũng là nguyên nhân quan trọng gây xáo trộn hệ sinh thái.

    Ô nhiễm ánh sáng, sinh thái bị ô nhiễm ánh sáng, gây nhiều rối loạn như các động vật hoang dã về đêm di chuyển nhầm lẫn, khó kiếm được mồi, kiếm bạn tình…; vì sự quá sáng sẽ ức chế phát triển sinh vật phù du ăn tảo bề mặt, tảo sẽ phát triển quá mức gây hiện tượng “tảo nở hoa” giết chết các loài thực vật khác; nhiều loại cây như lúa sẽ không ra hoa trổ hạt vì ánh đèn điện cao áp; các loại hoa ban đêm khó được sâu bướm thụ phấn….

    Theo moitruong.com.vn

    Lý do khiến doanh nghiệp không thể “bỏ qua” việc quản lý rác thải

    Rác thải gắn với mọi quá trình sản xuất và kinh doanh. Do đó, việc quản lý rác thải thế nào để tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác hại đối với môi trường là điều mà các doanh nghiệp không thể “bỏ qua”.

    Rác thải liệu có phải là tài nguyên?

    Rác thải được định nghĩa là các chất đầu ra không phải sản phẩm, không có giá trị trường hoặc có giá trị tiêu cực đối với thị trường. Rác thải có thể là chất rắn, lỏng, khí hoặc đặc quánh như hồ. Nước và khí thải mặc dù là các chất đầu ra không phải sản phẩm, nhưng không được coi là rác thải.

    Các khu vực chôn lấp rác thải trên thế giới ngày càng tăng chính là hình ảnh phản chiếu xu thế toàn cầu của tăng dân số, thịnh vượng và đô thị hóa. Điều đáng lo ngại là rác thải sinh ra ngày một nhiều: các nguồn tài nguyên có hạn đang biến thành những hàng hóa dùng 1 lần, các hàng hóa sinh ra khí nhà kính (GHG) cũng rất nhanh chóng bị chôn lấp.

    Bên cạnh đó, hiện tượng đốt rác ngoài trời ở các nước đang phát triển là nguyên nhân đáng kể gây ra ô nhiễm không khí, bao gồm cả các hiểm họa đối với sức khỏe của các động đồng sống lân cận. Như vậy, hầu như chưa nhiều người nhận ra rằng rác thải cũng là một tài nguyên.

    Rác thải được định nghĩa là các chất đầu ra không phải sản phẩm, không có giá trị trường hoặc có giá trị tiêu cực đối với thị trường.

    Trước đó, vào năm 1960, một nghiên cứu quy mô thế giới của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng tất cả các nước đều có nguy cơ nhiễm độc đất đai do nhiều loại hình sản xuất công nghiệp. Điều này cần phải nhấn mạnh vì chi phí xử lý đất bị nhiễm độc rất đắt đỏ. Do đó, các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm vẫn là chiến lược được ưu tiên trong việc quản lý rác thải. Đây cũng là vấn đề thách thức lớn đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển.

    Cách phân loại rác thải

    Tùy theo chất lượng, rác thải được phân loại như sau:

    Khoáng chất: Rác thải khoáng chất là chất trơ, không hòa tan, không phân hủy. Rác thải khoáng về bản chất là an toàn, có thể đổ bỏ mà không cần công nghệ xử lý, chôn lấp đặc biệt hay các biện pháp quản lý rác thải chôn lấp về lâu dài.

    Phi khoáng chất: Rác thải được phân loại phi khoáng chất nếu có khả năng phản ứng hóa học hoặc sinh học. Rác này hòa tan được, phân hủy được. Khi vứt bỏ rác thải này cần có công nghệ xử lý, chôn lấp đặc biệt và/hoặc các công nghệ xử lý chôn lấp lâu dài. Rác thải phi khoáng chất có thể trở thành khoáng chất thông qua công nghệ xử lý rác thải.

    Công nghệ nào được áp dụng cho việc xử lý rác

    Công nghệ xử lý rác thải được chia thành các loại sau:

    Tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế

    Tái sử dụng là tận dụng thành phần, bộ phận hoặc sản phẩm nào đó sau khi nó đã được loại khỏi vòng đời phục vụ của nó. Tái sử dụng không bao gồm quá trình sản xuất, tuy nhiên, có thể bao gồm việc làm sạch, sửa chữa, tân trang khi chuyển đổi sử dụng.

    Tái chế là khôi phục và tái sử dụng vật liệu từ phế liệu hoặc rác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mới.

    Tái sản xuất là tận dụng thành phần, bộ phận hoặc sản phẩm nào đó sau khi nó đã được loại khỏi vào đời phục vụ của nó, chuyển sang một quá trình sản xuất mới đi xa hơn việc làm sạch, sửa chữa, tân trang khi chuyển đổi sử dụng.

    Tái chế là khôi phục và tái sử dụng vật liệu từ phế liệu hoặc rác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mới. Thu hồi năng lượng (được coi là tái chế nhiệt) không được coi là tái chế, mà là thiêu đốt rác. Các quá trình xử lý ban đầu tạo điều kiện để tái chế rác thải được coi là một phần của quy trình tái chế.

    Các công ty sẽ phân biệt rõ ràng và kỹ càng hơn giữa tái sử dụng mở hoặc khép kín, tái sản xuất và tái chế tùy theo mục đích, hiệu quả kinh tế.

    Tái sử dụng mở

    Vật liệu được tái chế, tái sử dụng hoặc tái sản xuất không quay trở lại sử dụng trong đơn vị đó mà quay lại thị trường.

    Tái sử dụng đóng

    Vật liệu được tái chế, tái sử dụng hoặc tái sản xuất quay trở lại sử dụng trong đơn vị đó. Tái chế ngay trong quá trình là dạng tái sử dụng đóng ngắn nhất.

    Đốt rác

    Đốt rác sẽ khoáng hóa rác thải, giảm thể tích rác thải rắn. Đốt rác thải tạo nên những dòng rác thải khác như khí thải, bụi, xỉ, nhiệt… cần phải xử lý riêng biệt.

    Các loại hình đốt rác thải:

    Thiêu đốt rác ở nhiệt độ thấp;

    Thiêu đốt rác ở nhiệt độ cao;

    Thiêu đốt trong lò xi măng;

    Chôn lấp vệ sinh

    Chôn lấp vệ sinh cung cấp nơi xả rác. Khu chôn lấp vệ sinh là một khu đất có kiểm soát, trên đó rác thải được đổ theo cách thức phù hợp với tiêu chuẩn, luật lệ, chỉ thị của một cơ quan điều hành.

    Rác thải được đổ xuống các rãnh, hoặc ngay trên mặt đất nén lại bằng các máy móc cơ khí và sau đó được chôn lấp bằng đấy và lớp phủ trên cùng.

    Phương pháp ủ và các cách xử lý sinh học khác sinh ra một lượng rất nhỏ GHG. Cần lưu ý rằng, chất thải từ quá trình chôn lấp rác thải sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ sau khi rác thải được chôn lấp nên rất khó đánh giá xu hướng phát thải.

    Theo VNCPC

    Ô nhiễm không khí dễ dẫn đến béo phì

    Kết quả nghiên cứu được thực bởi các nhà khoa học Tây Ban Nha đăng trên Tạp chí Health (Mỹ) cho thấy ô nhiễm không khí không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của phổi và tim mạch mà còn có thể là tác nhân dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.

    Juan Pedro Arrebola, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Granada (Tây Ban Nha) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện rằng những người thường tiếp xúc với không khí ô nhiễm đối diện với nguy cơ cao bị béo phì. Ngoài ra, mức cholesterol và mức đường huyết của họ cũng cao hơn so với những người ít tiếp xúc với không khí ô nhiễm”.

    Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra và phân tích mức độ ô nhiễm trong các mô mỡ của 300 người, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ ở Granada. Kết quả cho thấy, mức độ ô nhiễm không khí trong khu vực những người tham gia sinh sống tác động đến cách cơ thể của họ lưu trữ chất béo, từ đó dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

    Sau đó, thông qua một phương pháp thống kê phức tạp, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, mức độ ô nhiễm không khí tích lũy trong cơ thể có liên quan với chứng béo phì, đồng thời có thể làm ảnh hưởng đến mức cholesterol và mức đường huyết trong cơ thể con người.

    Tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì lên tới 30%.

    Béo phì – kẻ thù làm trái tim suy yếu

    Cùng với tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, thừa cân béo phì hiện đang được xem là một “đại dịch” mới của thế kỷ 21 bởi những hệ lụy về sức khỏe. Đặc biệt, béo phì đang là một tác nhân lớn khiến bệnh tim mạch gia tăng với những gánh nặng bệnh tật cho nhiều gia đình và quốc gia.

    Điều tra của Hội đồng các Nhà Khoa học Quốc tế do Viện Đánh giá & Đo lường Sức khỏe (IHME), Đại học Washington nghiên cứu trên 188 quốc gia, cảnh báo Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng nhanh chóng về số người thừa cân và béo phì ở tuổi trưởng thành.

    Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện có gần 7 triệu người bị thừa cân, béo phì, chiếm hơn 8% dân số. Tại các thành phố lớn, tình trạng thừa cân, béo phì lên tới 30%. Quan sát một số nhóm đối tượng dân cư, nghề nghiệp có tỷ lệ mắc thừa cân béo phì cao hơn nhiều so với trung bình của quốc gia, lên đến 40%. Điều đáng lo ngại hơn là khi phân tích kết quả các giám sát dinh dưỡng cho thấy, tuổi của người mắc thừa cân béo phì ngày càng trẻ hóa và béo phì mức độ nặng ngày càng gia tăng.

    Báo Gia Đình & Xã Hội dẫn lời BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, thừa cân béo phì là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh tật nan y khó chữa như bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, mất trí nhớ (Alzheimer), rối loạn nội tiết, rối loạn tình dục, thoái hóa khớp, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, gout, ung thư, giảm tuổi thọ, tổn thương da. Ảnh hưởng về tâm lý, xã hội, lao động, việc làm…

    Câu hỏi đặt ra: Tại sao thừa cân béo phì lại gây ra bệnh tim mạch? Cũng theo BS Ngọc Diệp, khi bị thừa cân béo phì thì đồng thời sẽ bị rối loạn chuyển hóa lipid, trong đó có hàm lượng LDL (Low Density Lipoprotein), Triglyxerit, Cholesteron tăng cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ mỡ động mạch, trong đó có động mạch vành tim gây chít hẹp động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

    Mặt khác, mỡ ứ đọng bao bọc lấy tim làm giảm khả năng co bóp của tim. Xơ mỡ động mạch còn gây tăng huyết áp dẫn đến suy tim. Tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng khối lượng tuần hoàn cũng dẫn đến suy tim. Vì thế, người thừa cân béo phì hoạt động rất hạn chế và hay mệt mỏi do tim không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể và chính tim cũng bị thiếu máu. Bệnh nhân có thể tử vong do bị nhồi máu cơ tim cấp.

    Cân nặng hợp lý giúp trái tim khỏe mạnh

    Những người béo phì tuy thấy vẫn khỏe mạnh bình thường, không có gì phải lo ngại nhưng tình trạng béo phì vẫn âm thầm gây ra những tổn thương tiềm ẩn có thể dẫn đến suy tim.

    Vậy thế nào là cân nặng hợp lý để có một trái tim khỏe mạnh? Tiến sĩ Louis Ignarro, người từng đạt giải Nobel Y học cho biết, điều này phụ thuộc vào mối tương quan giữa hàm lượng chất béo, chiều cao và cân nặng của cơ thể, được thể hiện thông qua chỉ số khối BMI.

    Chúng ta thường không thích chất béo nhưng sự thật là một vài chất béo lại có lợi cho cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh khi những chất béo này được duy trì ở mức độ hợp lý. Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (National Institutes of Health), chỉ số khối (BMI – chỉ số căn nặng trên chiều cao) được xem là bình thường khi dao động từ 18,5 đến 24,9.

    Theo một số nghiên cứu, nguy cơ suy tim tăng thêm 5% ở nam và 7% ở nữ nếu BMI tăng thêm 1kg/m2. Do vậy, bệnh tim mạch rất dễ xảy ra ở người béo phì, nó ảnh hưởng đáng kể tới suy tim, nguy cơ suy tim tăng gần gấp đôi so với những người không béo phì.

    Tuy nhiên, tại nước ta, quan niệm về thừa cân béo phì còn rất mơ hồ trong nhiều người dân. Do đó, xem ra việc thừa cân béo phì vẫn chưa phải là một bệnh đáng quan tâm. Theo thống kê tại Việt Nam, số trẻ em thừa cân béo phì đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm (kể từ năm 2007).

    Hiện nay, hầu như các bà mẹ chỉ quan tâm tới sự tăng cân của trẻ chứ không quan tâm đến sự tăng cân quá mức, thậm chí còn áp dụng một cách máy móc tiêu chuẩn của trẻ. Hiện nay, một số bệnh trước đây rất hiếm gặp ở trẻ em thì bây giờ có xu hướng tăng lên như viêm loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thiếu máu cơ tim…

    Theo moitruong.com.vn

    ADB đầu tư mạnh vào chống biến đổi khí hậu

    0

    Trong báo cáo thường niên công bố ngày 24-4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết tổng giá trị hoạt động tài chính của ngân hàng này trong năm 2017 đạt mức kỷ lục 32,2 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước đó.

    Trong đó, 20,1 tỷ USD dành cho các khoản cho vay, trợ cấp và đầu tư (tăng 51% so với năm 2016), 11,9 tỷ USD cho các quỹ đồng tài trợ với các cơ quan song phương và đa phương cũng như các đối tác tài chính, và 201 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật.

    Trong năm 2017, cung cấp tài chính của ADB cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD.

    Trong năm 2017, cung cấp tài chính của ADB cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2016. Cộng thêm 606 triệu USD từ các nguồn tài chính bên ngoài, tổng số tài trợ của ADB cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong năm 2017 lên tới 5,2 tỷ USD, đưa ngân hàng này tiến gần hơn tới mục tiêu đến năm 2020 tài trợ 6 tỷ USD.

    ADB cũng đã thành lập 5 quỹ tín thác mới, mở đường cho các khoản đầu tư cũng như thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án chống biến đổi khí hậu.

    Theo sggp.org.vn

    Bộ lọc graphene giúp loại bỏ hơn 99% chất hữu cơ trong nước uống

    0

    Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học New South Wales (Ôxtrâylia) đã chế tạo thành công bộ lọc graphene đầu tiên trên thế giới ở quy mô phòng thí nghiệm với khả năng loại bỏ hơn 99% chất hữu cơ tự nhiên phổ biến còn sót lại trong quá trình xử lý nước uống thông thường.

    Nhóm nghiên cứu đã chứng minh phương pháp mới thành công trong các thí nghiệm tại lab trên nước đã được lọc tại Nhà máy lọc nước Nepal ở miền Tây Sydney và đang nghiên cứu để mở rộng quy mô công nghệ mới. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Carbon.

    Tác giả nghiên cứu, TS. Dong Han Seo chia sẻ: Gần 1/3 dân số thế giới, tức khoảng 2,1 tỷ người, không có nước sạch để uống, do đó, hàng triệu người, chủ yếu là trẻ em, chết do các bệnh liên quan đến việc thiếu nước sạch. Đó chính là động lực để nhóm nghiên cứu tìm ra một bộ lọc tốt trong việc làm sạch nước. Graphene có thể thay thế các quy trình phức tạp, tốn nhiều thời gian.


    Tiến sỹ Dong Han Seo với cốc nước sạch đã được lọc từ nước ở cảng Sydney.

    TS. Rakesh Joshi, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Đột phá của chúng tôi là sử dụng bộ lọc làm từ graphene, một dạng các bon cực mỏng. Không có phương pháp lọc nào khác loại bỏ gần 99% chất hữu cơ tự nhiên khỏi nước ở áp suất thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các màng graphene có thể được chuyển đổi thành phương pháp thay thế mới để trong tương lai trang bị cho các nhà máy xử lý nước thải truyền thống”.

    Nhà máy nước Sydney cung cấp nước sạch cho khoảng 4,8 triệu người dân ở TP. Sydney, vùng Illawarra và Blue Mountains. Các chất ô nhiễm hữu cơ tự nhiên này gây ảnh hưởng đến hiệu suất của nhà máy lọc nước trực tiếp, làm giảm công suất sau khi mưa nặng hạt.

    Các phương pháp phổ biến nhất hiện nay để khử chất hữu cơ trong nguồn cung cấp nước, bao gồm sử dụng chất đông tụ hóa học chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt khi nồng độ của chất hữu cơ tự nhiên gia tăng. Trong khi đó, hệ thống xử lý mới được chế tạo bằng cách chuyển đổi than chì xuất hiện tự nhiên thành các màng oxit graphene cho phép dòng nước dâng lên ở điều kiện áp suất khí quyển và loại bỏ gần như toàn bộ chất hữu cơ. Nhóm nghiên cứu đang cải tiến thiết bị thử nghiệm để xây dựng nhà máy thí điểm quy mô nhỏ cho thử nghiệm tại hiện trường.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Việt Nam vừa có thêm công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận

    Ban chấp hành của UNESCO vừa chỉ định thêm 13 Công viên địa chất mới cho các thắng cảnh thể hiện sự đa dạng về địa chất, trong đó có Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng. Như vậy, trên thế giới hiện nay đã có 140 công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại 38 quốc gia.

    Cao Bằng, Việt Nam

    Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3275 km2, nằm trên địa bàn của 9 huyện Đông Bắc Việt Nam. Nơi này tồn tại nhiều điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức phong phú, đa dạng, như các tháp, nón, thung lũng, hang động, hệ thống hồ-sông-hang ngầm liên thông…, thể hiện một chu kỳ tiến hóa hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới. Công viên cũng là nơi tồn tại nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản…, tất cả cùng minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.

    Vẻ đẹp mềm mại của Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng.

    Bán đảo Izu, Nhật Bản

    Công viên địa chất Izu Peninsula nằm ở phía Đông Nam của đảo Honshu. Đây là nơi giao cắt duy nhất của hai vòng cung núi lửa đang hoạt động. Lịch sử núi lửa không bị gián đoạn của khu vực này trong 20 triệu năm qua là hiện tượng chưa từng có ở bất cứ đâu. Hoạt động địa nhiệt cũng đã ưu ái khu vực này với các suối nước nóng nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Izu đã chứng kiến và trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên, như núi lửa, động đất và sóng thần, điều này đã góp phần vào niềm tin của người dân nơi đây khi thờ phụng các vị thần được cho là thống trị các thế lực tự nhiên. Chính quyền địa phương đã cho xây dựng hơn 90 ngôi đền rải rác khắp Công viên địa chất trên bán đảo Izu.

    Khu Mudeungsan, Hàn Quốc

    Công viên địa chất khu vực Mudeungsan nằm bao quanh núi Mudeung. Ngọn núi từ lâu đã đóng một vị trí quan trọng trong thế giới tâm linh của người Jeollanam-do. Sự thu hút chính của Công viên quốc gia Mudeungsan là những vách đá Jueangjeolli. Các cột hình trụ trông giống như chúng được trạm khắc bằng tay có tuổi đời đã gần trăm triệu năm. Trong khi leo dốc thưởng lãm cảnh đẹp của Mudeungsan, du khách có cơ hội được thấy nhiều phiến đá cổ và một ngôi chùa lớn mang kiến trúc Hàn đặc trưng.

    Rinjani Lombok, Indonesia

    Đảo Lombok nằm trong quần đảo Sunda Kecil, nằm giữa Bali và Sumbawa. Sự hình thành phức hợp núi lửa là do sự xâm lấn của mảng kiến tạo Ấn Độ Dương dưới rìa của mảng kiến tạo Đông Nam Á. Núi Rinjani ở Lombok, là ngọn núi lửa cao thứ hai ở Indonesia sau núi Kerinci ở Sumatra, là một trong những điểm leo núi phổ biến nhất ở Indonesia. Cao 3726 m, núi Rinjani là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Dân số của Lombok đa sắc tộc và đa văn hóa. Sự đa dạng của di sản văn hóa được phản ánh trong các tòa nhà như đền thờ và nhà thờ Hồi giáo cổ.

    Núi Rinjani ở Lombok, là ngọn núi lửa cao thứ hai ở Indonesia sau núi Kerinci ở Sumatra, là một trong những điểm leo núi phổ biến nhất ở Indonesia.

    Famenne-Ardenne, Bỉ

    Ba khu vực đặc trưng của Công viên địa chất Famenne-Ardenne bao gồm: Famenne ở phía Bắc với chất nền schistose; Ardennes, về phía Nam, là khu vực cao nguyên rộng lớn chủ yếu bao gồm các đá sa thạch; nằm giữa chính là Calestienne với một nền đá vôi bị phong hóa. Đá vôi của khu vực này mang tính biểu tượng và sự phát triển địa chất của nó, với sự biến mất và tái xuất hiện các con sông, hố và hang động đáng chú ý.

    Percé, Canada

    Công viên địa chất Percé ở Canada là trung tâm của chuỗi núi Appalachiandọc theo phía đông Bắc Mỹ. Sự hình thành núi và các sự kiện magma và kiến tạo của khu vực liên kết với việc mở rộng Đại Tây Dương trong thời kỳ kỷ Jura và kỷ Phấn trắng (khoảng 150 triệu năm trước). Trong hai mươi nghìn năm qua — kỷ băng hà cuối cùng — phân khúc Quebec của chuỗi này đã được dưới tác động của sự ăn mòn của các yếu tố băng giá đã tạo nên cảnh quan hình dạng hiện tại của vùng đất này. Lãnh thổ này là nơi sinh sống của nhiều hệ sinh thái có hệ động vật và thực vật đa dạng. Các hoạt động kinh tế chính của Percé là du lịch, ngư nghiệp và lâm nghiệp.

    Guangwushan-Nuoshuihe, Trung Quốc

    Công viên địa chất Guangwushan-Nuoshuihe nằm ở thành phố Bazhong, tỉnh Tứ Xuyên. Công viện tọa lạc ở ngã ba của phía Nam vành đai Orogenic (dãy Qinling) và dãy Yangtze, khu vực này có các cảnh quan thiên nhiên như địa hình đá vôi và kiến tạo, thác nước và ao hồ. Đây là một địa điểm quan trọng để phân tích sự phát triển địa chất của các lưu vực ngoại vi, vì vị trí của nó nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các vùng đất đá vôi phía nam và phía bắc. Đường cổ Micang nổi tiếng 2.000 năm tuổi, kết nối Thiểm Tây và Tứ Xuyên, là nơi ghi dấu các nền văn hóa của các triều đại khác nhau, tạo nên sự đa dạng văn hóa nơi đây.

    Huanggang Dabieshan, Trung Quốc

    Công viên địa chất Huanggang Dabieshan nằm ở tỉnh Hồ Bắc, phía đông Trung Quốc. Công viên thể hiện sự phát triển địa chất của khu vực, đặc biệt là sự va chạm giữa các mảng kiến tạo của Bắc Trung Quốc và sông Dương Tử.

    Beaujolais, Pháp

    Địa chất phức tạp của Beaujolais, được hình thành hơn 500 triệu năm, tạo nên sự đa dạng về phong cảnh, môi trường sống tự nhiên và đá xây dựng được sử dụng trong xây dựng địa phương. Di sản địa chất và lịch sử của Beaujolais đã ảnh hưởng đến cuộc sống và văn hóa của cư dân lãnh thổ này.

    Ciletuh-Palabuhanratu, Indonesia

    Công viên địa chất Ciletuh-Palabuhanratu tọa lạc ở Tây Java, được đặt tên theo sông Ciletuh và Palabuhanratu (cảng Queen), ám chỉ đến truyền thuyết về một nữ hoàng biển Nam được cho là người giám hộ của vùng đất này. Những tảng đá lâu đời nhất trong Công viên địa chất được hình thành bởi quá trình tuyển sinh giữa các tấm kiến tạo Á-Âu và Ấn Độ Dương.

    Conca de Tremp Montsec, Tây Ban Nha

    Công viên địa chất Conca de Tremp Montsec nằm ở phía đông bắc Tây Ban Nha, gần biên giới của Pháp và Andorra, được đặc trưng bởi một tập hợp các dãy núi và lưu vực theo hướng Đông-Tây. Các di sản thiên nhiên phong phú của sườn phía nam của dãy núi Pyrenees được quốc tế công nhận như một phòng thí nghiệm tự nhiên cho trầm tích, kiến tạo, địa động lực bên ngoài, cổ sinh vật học, quặng và đất. Khu vực chính là phần đại diện rất rộng về sự tiến hóa của sự sống trên Trái đất và bao gồm các địa điểm từ Permian đến Palaeogene: hóa thạch của động vật có xương sống, động vật không xương sống và thực vật.

    Ngorongoro Lengai, Tanzania

    Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của Công viên địa chất Ngorongoro Lengai là miệng núi lửa Ngorongoro, nơi có sự đa dạng động vật hoang dã tuyệt vời, như voi, tê giác đen, sư tử, gazelles và các động vật có vú lớn khác cùng tồn tại với con người. Oldoinyo Lengai ‘Mountain of God’ hoặc ‘Holy Mountain’ trong ngôn ngữ Maasai là núi lửa tầng sôi trẻ nhất và năng động nhất. Hẻm núi Olduvai, vùng núi cực tím quan trọng nhất trên thế giới, có núi lửa hình thành trong Pliocene Epoch với một hồ sơ vượt trội về môi trường trong quá khứ, bao gồm hóa thạch hình người, cũng như đồ tạo tác thời Trung cổ và Đá và một loạt các động vật hóa thạch.

    Satun, Thái Lan

    Công viên địa chất Satun được biết đến như một nơi yên bình tuyệt vời.

    Công viên địa chất Satun được biết đến như một nơi yên bình của vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời. Nhiều nền văn hóa và nhóm, bao gồm cả Phật tử, người Hồi giáo, Kito và các nhóm nhỏ hơn, như Semung hoặc Maniq và Urak Lawoi (hoặc Chao le bằng tiếng Thái), sống ở đây với nhau trong sự hài hòa. Công viên này được biết đến như là vùng đất của hóa thạch Palaeozoic do sự phong phú và sự xuất hiện đáng kể của hóa thạch bao gồm trilobites, brachiopods, stromatolites, conodonts, graptolites, tentaculites và nautiloids. Các hoạt động kinh tế chính của người dân là trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và doanh nghiệp địa phương nhỏ.

    Theo monre.gov.vn

    Từ vụ cà phê trộn pin đến việc nhận biết cà phê sạch

    Liệu chúng ta có biết rằng nếu không may uống phải cà phê trộn pin sẽ bị thoái hoá não, giảm trí tuệ. Với những ly cà phê mà tỉ lệ cà phê chỉ từ 20, 10%, thậm chí là 0% sẽ không mang lại tác dụng nào mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

    Dưới góc độ sức khoẻ, TS.BS Đặng Thị Xuân, Phó giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai khẳng định với Vietnamnet rằng: “Pin không thể uống được”. Thành phần chủ yếu trong lõi pin là kim loại nặng, khi vào cơ thể sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống chuyển hoá, đặc biệt là hệ thần kinh.


    Lõi pin Con Ó được ngâm thành dung dịch trộn cùng phế phẩm cà phê.

    Pin có nhiều loại nhưng lõi pin carbon là phổ biến nhất. Trong lõi pin carbon ngoài các chất bảo quản, tạp chất, thành phần chủ yếu là kim loại nặng mangan dioxit, sau khi chuyển hóa thành dạng ion, thủy ngân…

    Khi vào cơ thể, kim loại nặng sẽ phân bố đến tất cả các cơ quan đích, ảnh hưởng đến trí tuệ, hệ tim mạch, xương, máu… Tùy theo lượng hấp thụ nhiều hay ít, thời gian ngắn hay dài, các triệu chứng sẽ khác nhau song dễ thấy nhất là triệu chứng về thần kinh.

    “Với người trẻ là ảnh hưởng đến sự phát triển trí thuệ, ở người lớn sẽ tác động lên các bệnh mạn tính như parkinson và làm thoái hóa não. Ngoài ra còn ảnh hưởng cả não, tim, phổi, thận, suy gan vì kim loại nặng tác động lên toàn bộ hệ thống chuyển hoá chứ không riêng cơ quan nào”, TS Xuân phân tích.

    Tuy nhiên đến nay, điều trị ngộ độc kim loại nặng vẫn là bài toán khó, cần nhiều thời gian. Nếu ngộ độc mãn tính, kim loại nặng sẽ lắng đọng, tích tụ trong cơ thể gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trí tuệ, tay chân co quắp…

    Cách nhận biết cà phê sạch qua 4 bước

    Theo dayphache, đa số những ly cà phê được phục vụ cho mọi người hiện nay đều chứa những thành phần có hại cho sức khỏe và làm mất giá trị của cà phê như đậu nành, bắp rang cháy, bơ, caramel công nghiệp, dầu công nghiệp, các chất tạo màu… Vậy làm sao để nhận biết được đâu là cà phê sạch và đâu là cà phê chứa hóa chất?

    Cà phê là loại thức uống đặc biệt, phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Một ly cà phê mang trong mình tổng hợp những tác dụng của rất nhiều loại thức uống cộng lại như sự kích thích như rượu, chứa năng lượng như sữa và mang lại sự tỉnh táo như trà. Thế nhưng với những ly cà phê mà tỉ lệ cà phê “thật” chỉ từ 20, 10% và thậm chí là 0% thì không những không mang lại tác dụng nào mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống. Để nhận biết cà phê “thật” có thể dựa vào những dấu hiệu từ 4 giai đoạn: khi cà phê còn là hạt đã rang, bột cà phê, khi đang pha và khi đã pha.

    Khi cà phê đã được rang (dạng hạt)

    Nhìn thấy hạt cà phê còn nguyên chưa hẳn đã là dấu hiệu để bạn có thể khẳng định đó là cà phê chất lượng. Bởi trong quá trình rang cà phê thì những vấn đề về độ thơm, màu sắc của hạt có thể được xử lí qua hóa chất mà bạn khó có thể nào phân biệt được. Mùi của hạt cà phê sau khi rang xong nhẹ nhàng chứ không nồng nặc mùi của bơ, caramel hay các hóa chất tạo mùi khác. Tùy vào việc rang vừa hay rang chín mà độ dầu trong hạt cà phê khác nhau, nhưng chỉ là một chút chứ không quá bóng như khi chứa hóa chất.

    Nhìn thấy hạt cà phê còn nguyên chưa hẳn đã là dấu hiệu để bạn có thể khẳng định đó là cà phê chất lượng.

    Khi đã được xay (dạng bột)

    Sau khi được xay thì bột cà phê chất lượng có trọng lượng riêng rất nhẹ, xốp, mịn màng và đặc biệt là từng hạt dù li ti nhưng rất rời nhau có màu nâu đen, đều màu chứ không như cà phê bẩn xuất hiện nhiều hạt có màu sắc nổi bật bất thường do ngấm hóa chất, tạp chất. Mùi thơm của cà phê sạch nhẹ nhàng, rất dễ chịu.

    Khi đang pha

    Chỉ cần nhìn thấy độ nở của cà phê khi đang pha là bạn đã có thể chắc chắn được đâu là cà phê sạch. Do cà phê có trọng lượng riêng khá thấp, độ nở rất cao nên khi pha bằng phin, bột cà phê sẽ nở đầy ắp thành phin, thậm chí đầy lên cả nắp phin. Ngược lại, cà phê bẩn với bắp và đậu nành cháy khi pha xong vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, không giãn nở.

    Khi đã pha

    Mùi: mùi hương tự nhiên, thoang thoảng dễ chịu chứ không gắt như khi chứa chất tạo mùi, bơ…

    Màu sắc: nâu cánh gián, trong vắt chứ không phải là màu đen đục như nhiều người vẫn nghĩ.

    Độ sánh: rất ít thậm chí chỉ hơn nước tinh khiết một chút. Nhiều người vẫn thường cho rằng cà phê ngon phải sánh đậm nhưng thực chất, chỉ có cà phê pha tạp chất mới có độ sánh như vậy.

    Vị: đắng nhẹ, thanh chứ không đắng gắt.

    Để có thể phân biệt được đâu là cà phê sạch, đâu là cà phê bẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên thì cần một quá trình thưởng thức và cảm nhận cùng với đó là vốn kiến thức về cà phê. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể lựa chọn cho mình những ly cà phê ngon, chất lượng và đảm bảo sức khỏe.

    Theo moitruong.com.vn

    6 loại khí nhân tạo gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất

    Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).

    1. Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.

    2. Ðioxit sunfua (SO2): là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Đioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v… SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.

    Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp.

    3. Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.

    4. Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.

    5. Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua.

    Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn.

    6. Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4.

    Theo moitruong.com.vn