Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua đã công bố kết quả nghiên cứu về ô nhiễm không khí hạt mịn ở gần 110 quốc gia, hơn 90 % dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, tim cũng như ung thư.

Những hạt vi mô được tìm thấy trong không khí không thể nhìn bằng mắt thường nhưng chúng có thể thâm nhập sâu vào phổi, và cũng gây ra bệnh tim và ung thư.

Báo cáo của WHO cho thấy mọi ngóc ngách trên toàn thế giới đang đối mặt với ô nhiễm không khí, tuy nhiên ô nhiễm ở các nước nghèo tồi tệ hơn. Mức ô nhiễm ngoài trời cao nhất tập trung ở những nước vùng Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

Liên Hợp Quốc cho biết, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến ít nhất bảy triệu người chết mỗi năm. Tiến sĩ Tedros Adhanom, giám đốc của WHO, cho biết: “Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả chúng ta, nhưng những người nghèo nhất thường chịu thiệt thòi nhất.”

Không có mức độ tiếp xúc an toàn với PM2.5, là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí. PM2.5 bao gồm các độc tố như sulfate và carbon đen, và gây ra nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người.

Các nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu từ các hạt vật chất bao gồm việc sử dụng năng lượng không hiệu quả của các hộ gia đình, ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, và các nhà máy điện đốt than.

Báo cáo của WHO thu thập dữ liệu PM2.5 và PM10 từ khoảng 4.300 thành phố trên gần 110 quốc gia. Kết quả cho thấy 9 trong số 10 người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, ở các nước nghèo người dân thường sử dụng đèn dầu và nấu ăn trong môi trường không đủ tiêu chuẩn. Ba tỷ người trên khắp thế giới vẫn chưa được tiếp cận với các nhiên liệu và công nghệ nấu ăn sạch trong nhà của họ.

Maria Neira, người đứng đầu bộ phận y tế và môi trường công cộng của WHO, cho biết: “Đây là một vấn đề rất cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt. Việc sử dụng nhiên liệu nấu ăn bẩn, như đốt than, ước tính gây ra khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.”

WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á. Ở những khu vực này, các chất gây ô nhiễm không khí thường được tìm thấy ở mức cao gấp năm lần so với mức an toàn. Ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra cái chết cho 4,2 triệu người mỗi năm. Khoảng 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và các nước đang phát triển.

Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).

Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh như: hen, ung thư, rối loạn phát triển thần kinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ; bệnh tim, đột quỵ, tắc nghẽn phổi mạn tính và ung thư ở người lớn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể dẫn đến một số triệu chứng kích ứng về mắt, họng và mũi.

Theo Vietq