Rác thải gắn với mọi quá trình sản xuất và kinh doanh. Do đó, việc quản lý rác thải thế nào để tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác hại đối với môi trường là điều mà các doanh nghiệp không thể “bỏ qua”.

Rác thải liệu có phải là tài nguyên?

Rác thải được định nghĩa là các chất đầu ra không phải sản phẩm, không có giá trị trường hoặc có giá trị tiêu cực đối với thị trường. Rác thải có thể là chất rắn, lỏng, khí hoặc đặc quánh như hồ. Nước và khí thải mặc dù là các chất đầu ra không phải sản phẩm, nhưng không được coi là rác thải.

Các khu vực chôn lấp rác thải trên thế giới ngày càng tăng chính là hình ảnh phản chiếu xu thế toàn cầu của tăng dân số, thịnh vượng và đô thị hóa. Điều đáng lo ngại là rác thải sinh ra ngày một nhiều: các nguồn tài nguyên có hạn đang biến thành những hàng hóa dùng 1 lần, các hàng hóa sinh ra khí nhà kính (GHG) cũng rất nhanh chóng bị chôn lấp.

Bên cạnh đó, hiện tượng đốt rác ngoài trời ở các nước đang phát triển là nguyên nhân đáng kể gây ra ô nhiễm không khí, bao gồm cả các hiểm họa đối với sức khỏe của các động đồng sống lân cận. Như vậy, hầu như chưa nhiều người nhận ra rằng rác thải cũng là một tài nguyên.

Rác thải được định nghĩa là các chất đầu ra không phải sản phẩm, không có giá trị trường hoặc có giá trị tiêu cực đối với thị trường.

Trước đó, vào năm 1960, một nghiên cứu quy mô thế giới của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng tất cả các nước đều có nguy cơ nhiễm độc đất đai do nhiều loại hình sản xuất công nghiệp. Điều này cần phải nhấn mạnh vì chi phí xử lý đất bị nhiễm độc rất đắt đỏ. Do đó, các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm vẫn là chiến lược được ưu tiên trong việc quản lý rác thải. Đây cũng là vấn đề thách thức lớn đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Cách phân loại rác thải

Tùy theo chất lượng, rác thải được phân loại như sau:

Khoáng chất: Rác thải khoáng chất là chất trơ, không hòa tan, không phân hủy. Rác thải khoáng về bản chất là an toàn, có thể đổ bỏ mà không cần công nghệ xử lý, chôn lấp đặc biệt hay các biện pháp quản lý rác thải chôn lấp về lâu dài.

Phi khoáng chất: Rác thải được phân loại phi khoáng chất nếu có khả năng phản ứng hóa học hoặc sinh học. Rác này hòa tan được, phân hủy được. Khi vứt bỏ rác thải này cần có công nghệ xử lý, chôn lấp đặc biệt và/hoặc các công nghệ xử lý chôn lấp lâu dài. Rác thải phi khoáng chất có thể trở thành khoáng chất thông qua công nghệ xử lý rác thải.

Công nghệ nào được áp dụng cho việc xử lý rác

Công nghệ xử lý rác thải được chia thành các loại sau:

Tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế

Tái sử dụng là tận dụng thành phần, bộ phận hoặc sản phẩm nào đó sau khi nó đã được loại khỏi vòng đời phục vụ của nó. Tái sử dụng không bao gồm quá trình sản xuất, tuy nhiên, có thể bao gồm việc làm sạch, sửa chữa, tân trang khi chuyển đổi sử dụng.

Tái chế là khôi phục và tái sử dụng vật liệu từ phế liệu hoặc rác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mới.

Tái sản xuất là tận dụng thành phần, bộ phận hoặc sản phẩm nào đó sau khi nó đã được loại khỏi vào đời phục vụ của nó, chuyển sang một quá trình sản xuất mới đi xa hơn việc làm sạch, sửa chữa, tân trang khi chuyển đổi sử dụng.

Tái chế là khôi phục và tái sử dụng vật liệu từ phế liệu hoặc rác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mới. Thu hồi năng lượng (được coi là tái chế nhiệt) không được coi là tái chế, mà là thiêu đốt rác. Các quá trình xử lý ban đầu tạo điều kiện để tái chế rác thải được coi là một phần của quy trình tái chế.

Các công ty sẽ phân biệt rõ ràng và kỹ càng hơn giữa tái sử dụng mở hoặc khép kín, tái sản xuất và tái chế tùy theo mục đích, hiệu quả kinh tế.

Tái sử dụng mở

Vật liệu được tái chế, tái sử dụng hoặc tái sản xuất không quay trở lại sử dụng trong đơn vị đó mà quay lại thị trường.

Tái sử dụng đóng

Vật liệu được tái chế, tái sử dụng hoặc tái sản xuất quay trở lại sử dụng trong đơn vị đó. Tái chế ngay trong quá trình là dạng tái sử dụng đóng ngắn nhất.

Đốt rác

Đốt rác sẽ khoáng hóa rác thải, giảm thể tích rác thải rắn. Đốt rác thải tạo nên những dòng rác thải khác như khí thải, bụi, xỉ, nhiệt… cần phải xử lý riêng biệt.

Các loại hình đốt rác thải:

Thiêu đốt rác ở nhiệt độ thấp;

Thiêu đốt rác ở nhiệt độ cao;

Thiêu đốt trong lò xi măng;

Chôn lấp vệ sinh

Chôn lấp vệ sinh cung cấp nơi xả rác. Khu chôn lấp vệ sinh là một khu đất có kiểm soát, trên đó rác thải được đổ theo cách thức phù hợp với tiêu chuẩn, luật lệ, chỉ thị của một cơ quan điều hành.

Rác thải được đổ xuống các rãnh, hoặc ngay trên mặt đất nén lại bằng các máy móc cơ khí và sau đó được chôn lấp bằng đấy và lớp phủ trên cùng.

Phương pháp ủ và các cách xử lý sinh học khác sinh ra một lượng rất nhỏ GHG. Cần lưu ý rằng, chất thải từ quá trình chôn lấp rác thải sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ sau khi rác thải được chôn lấp nên rất khó đánh giá xu hướng phát thải.

Theo VNCPC