28 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    Home Blog Page 349

    Cây xanh lọc sạch không khí giúp tăng tuổi thọ

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng nơi có nhiều cây xanh không chỉ lọc sạch không khí mà còn giúp cho con người tăng tuổi thọ.

    Các nhà khoa học tại Trường Sức khỏe Công cộng Harvard T.H. Chan và Bệnh viện Nữ giới đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng, một cuộc sống ngập tràn cây xanh sẽ làm tăng tuổi thọ, tăng khả năng tương tác với xã hội cũng như các hoạt động thể chất và làm sạch không khí.

    Sau khi tiến hành nghiên cứu sức khỏe 108.630 phụ nữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, phụ nữ sống trong môi trường xung quanh có cây xanh có tỷ lệ tử vong thấp hơn 12% so với những người sống trong các khu vực ít cây xanh nhất. Đặc biệt, phụ nữ sống ở khu vực có thảm thực vật tỷ lệ tử vong thấp hơn 34% liên quan đến đường hô hấp và tỷ lệ tử vong thấp hơn 13% liên quan đến ung thư, so với những người có ít thảm thực vật xung quanh nơi sinh sống.

    Vậy sự kết hợp giữa cây xanh và tỷ lệ tử vong là gì? Phụ nữ sống trong môi trường thiên nhiên xanh không phải trải qua những ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực do ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nhiệt độ khắc nghiệt, đồng thời có nhiều cơ hội cho hoạt động thể chất và tương tác xã hội, do đó mức độ căng thẳng thấp hơn.

    Trong thực tế, cải thiện sức khỏe tâm thần của bệnh trầm cảm tăng đến 30% nhờ lợi ích từ việc sống cạnh thiên nhiên, các tác giả của nghiên cứu cho biết. Nếu bạn đang ở trong một thành phố và không phải lúc nào cũng có thời gian ra công viên hay vườn bách thảo, hãy trồng cây xanh trong nhà. Những loại cây tốt cho sức khỏe có thể kể đến lan ý, dương xỉ, cây đa lá tròn, sen đá, xương rồng…

    Trồng cây trong nhà tốt cho sức khỏe

    Theo Health, phương thuốc cho cuộc sống khỏe mạnh rất đơn giản mà hiệu quả là trồng cây xanh trong nhà. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh phong cách sống xanh trong chính ngôi nhà của bạn mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt giúp giảm stress, cải thiện tâm tính và làm sạch không khí rất tốt.

    “Bạn không cần đi ủng để lội ra ngoài ngắm cảnh thiên nhiên để tận hưởng giây phút thư giãn thoải mái mà chỉ cần đặt chậu cây trong nhà, trên bậu cửa sổ. Cây trong nhà giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần”, các chuyên gia Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh khuyên.

    Kết quả nghiên cứu mới công bố cho thấy, cư dân thành thị ngày nay bỏ ra khoảng 90% thời gian ở trong 4 bức tường nhà hoặc công sở, bệnh viện. Do vậy việc “mang cây xanh vào trong nhà” mang lại nhiều lợi ích khi con người không có thời gian ra ngoài để tận hưởng thiên nhiên.

    Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy người lao động sẽ tăng năng suất lao động nếu làm việc trong môi trường công sở có nhiều cây xanh. Người bệnh nằm viện sẽ chịu đau tốt hơn nếu có cây xanh trong phòng. Đó là nhờ cây xanh có tác dụng “bẫy” và lọc chất gây ô nhiễm được chứng minh liên quan đến hàng nghìn ca tử vong mỗi năm.

    Leigh Hunt, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh, đồng tác giả của bài báo cáo cho rằng cây càng chịu được bóng râm và nhiệt độ thất thường, bề ngoài cây trông càng bắt mắt thì càng mang lại nhiều ích lợi cho con người. Trong đó cây nhện là sự lựa chọn tốt nhất, ngoài ra cây thường xuân cũng được nhiều gia đình người Anh trồng trong nhà.

    “Chúng ta nghĩ cây xanh rất thụ động, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng có lợi cho sức khỏe con người”, Leigh Hunt nói. Giá trị lớn nhất của cây mang đến là lợi ích về tinh thần, sự hiện diện của thực vật giúp làm giảm stress, lo âu và mệt mỏi.

    Theo Tapchimoitruong/VnExpress (12/6/2019)

    Bao bì nhựa, cốc dùng một lần có thể gây ung thư cho người dùng

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bao bì nhựa, cốc dùng một lần và sản phẩm làm từ cao su chứa hóa chất có thể gây ung thư cho người dùng.

    WHO cảnh báo, styrene – chất được sử dụng để làm mủ, cao su tổng hợp và nhựa polystyrene, nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì nhựa dùng một lần có thể gây ung thư cho con người.

    Styrene được sử dụng trong cao su tổng hợp, một số vật liệu cách nhiệt, dao kéo dùng một lần, bao bì nhựa và nhựa sợi thủy tinh. Cách đây 40 năm, hóa chất này đã được phân loại là có khả năng gây ung thư, tuy nhiên hiện nay, tình trạng này còn nguy hiểm hơn.

    Nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với styrene tại nơi làm việc có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu gấp đôi, và nguy cơ mắc bệnh ung thư mũi cao hơn gấp năm lần.

    Nhiều người có nhiều khả năng tiếp xúc với styrene trong không khí bị ô nhiễm, hoặc có thể từ máy in, máy photocopy hoặc khói thuốc lá. Các chuyên gia cho biết môi trường làm việc với nguy cơ phơi nhiễm styrene hiện vẫn là một vấn đề toàn cầu. Nghiên cứu được đưa ra bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một chi nhánh chuyên môn của WHO và tổ chức cũng sẽ đưa ra cảnh báo cho các quốc gia trên toàn thế giới.


    Bao bì nhựa, cố dùng một lần có thể gây ung thư cho người dùng.

    Các nhà nghiên cứu của IARC đã xem xét hồ sơ của hơn 70.000 người làm việc trong ngành nhựa ở Đan Mạch từ năm 1968 đến năm 2011. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng xem xét bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật về những rủi ro khi phơi nhiễm với styrene.

    Giáo sư Henrik Kolstad thuộc Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho biết: “Nghiên cứu về styrene gần đây nhất cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính, một dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp, gấp đôi.”

    Trong số hơn 70.000 người tham gia vào dự án nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện 25 trường hợp mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Styrene cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp xoang – ung thư mũi gấp 5 lần ở những người tiếp xúc với styrene trong ngành nhựa.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) người dùng cũng có thể tiêu thụ một lượng nhỏ hóa chất nếu thức ăn được đựng trong hộp đựng bằng polystyrene.

    IARC cho biết việc khám phá mối liên hệ giữa styrene và ung thư có thể là ưu tiên từ những năm 1970 khi người Mỹ làm việc trong ngành cao su tổng hợp có một số trường hợp bệnh bạch cầu khác thường.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể nói liệu các công nhân có bị nhiễm bạch cầu do xử lý styrene hay từ butadiene, một hóa chất khác được sử dụng cùng với nó để sản xuất cao su.

    Vì vậy, họ đã xem xét hồ sơ của 456 công ty Đan Mạch sử dụng styrene, nhưng không phải butadiene, để sản xuất nhựa gia cường, chẳng hạn như các công ty chế tạo tua-bin gió và du thuyền có chứa sợi thủy tinh.

    Trong dự án nghiên cứu, tiến sĩ Mette Skovgaard Christensen, Henrik Kolstad và các đồng nghiệp của họ đã theo dõi 73.036 nhân viên trong giai đoạn 1968-2011. Thông tin thu thập sau đó được liên kết với Sổ đăng ký ung thư Đan Mạch để so sánh nguy cơ ung thư giữa các nhân viên làm nhựa với rủi ro đối với công chúng.

    Cũng như tìm thấy một liên kết với bệnh bạch cầu, các nhà nghiên cứu đã xem xét nguy cơ của những người phát triển u lympho Hodgkin và u lympho tế bào T, nhưng không tìm thấy kết nối tương tự.

    Giáo sư Kolstad nói rằng những phát hiện của Đan Mạch phản ánh tội lỗi của quá khứ. Ông cho biết những cải tiến đáng kể đã được thực hiện đối với môi trường làm việc trong ngành công nghiệp nhựa gia cố của Đan Mạch trong những năm gần đây, nhưng trên toàn cầu vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

    Theo Huy Hoàng/dailymail/vietq.vn (13/6/2019)

    Ô nhiễm, nắng nóng gây đột quỵ: Phòng tránh bằng cách nào?

    Ô nhiễm không khí, nắng nóng có nguy cơ gây ra đột quỵ. Vậy làm cách nào để phòng tránh đột quỵ?

    Đột quỵ do ô nhiễm

    Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa đột quỵ thiếu máu do gây ra và các hạt bụi mịn như ô nhiễm không khí từ khí thải xe hơi.

    Trong nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Stroke, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 577 bệnh nhân xuất huyết não đã được điều trị từ năm 1994 đến 2011 tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston và so sánh dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân với mức độ ô nhiễm không khí trước khi đột quỵ.

    Ozone “xấu” được tạo ra khi ánh sáng mặt trời kết hợp với khí thải xe hơi, khí thải nhà máy và các chất gây ô nhiễm khác.

    Sanjay Rajagopalan, đồng tác giả của nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch năm 2010 cho biết những người có nguy cơ mắc bệnh cao, bao gồm các cơn đau tim hoặc đột quỵ trước đó, nên tránh tiếp xúc với nồng độ ozone và các chất ô nhiễm không khí khác.

    “Sử dụng hệ thống lọc xe của bạn để giảm mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khi bạn đi lại, ví dụ. Nếu bạn đến thăm một quốc gia bị ô nhiễm nặng, hãy sử dụng mặt nạ và máy lọc không khí trong nhà”, – Các chuyên gia cho biết.

    Ông Sanjay Rajagopalan, trưởng khoa tim mạch ở Viện tim mạch và mạch máu Harrington của Bệnh viện Đại học ở Cleveland, nói: “Trước đây người ta nghĩ rằng ô nhiễm không khí chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng bây giờ chúng tôi hiểu rằng ô nhiễm không khí cũng có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ và tử vong.”

    Nắng nóng – yếu tố thuận lợi của đột quỵ

    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, nắng nóng gay gắt những ngày qua có nhiều tác động đến sức khỏe con người. Tại Khoa Cấp cứu của BV Bạch Mai, thời tiết bất thường làm thay đổi tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ nhập viện, dao động khoảng 20%.

    “Trung tâm chúng tôi là nơi tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ lớn nhất khu vực miền Bắc. Trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân được ghi nhận tăng lên, khoảng vài chục bệnh nhân mỗi ngày. Chúng tôi làm việc liên tục 24 giờ để hội chẩn, đưa ra phương án cứu chữa bệnh nhân kịp thời”- PGS. Chi cho hay.

    Nói về bệnh nhân đột quỵ, chuyên gia cấp cứu cho hay, đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ, điển hình là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì… Những người mang yếu tố nguy cơ này thì khi gặp điều kiện thời tiết bất thường như quá nắng nóng, quá lạnh thì dễ làm các yếu tố nguy cơ khởi phát và gây đột quỵ.

    Bên cạnh đó, cần phải kể đến là trong điều kiện thời tiết nóng bức, khó chịu sẽ gây căng thẳng, rất nhiều người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám…, dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mạn tính khác gia tăng trong thời tiết nắng nóng.

    PGS. Chi cảnh báo đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị. Môi trường, nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố cho sức khỏe.

    “Hiện mô hình bệnh tật ở nước ta khá giống các nước phát triển, khi bệnh nhiễm trùng giảm, các bệnh không nhiễm trùng tăng lên. Những người trẻ cũng mang các yếu tố nguy cơ không khác người lớn tuổi. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ cũng tương tự”, chuyên gia này cảnh báo.

    Phòng tránh đột quỵ ngày nằng nóng bằng cách nào?

    Để tránh đột quỵ vì nắng nóng, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng khuyến cáo khuyên mọi người cố gắng tránh làm việc lâu trong môi trường nắng nóng. Nên cố gắng đảm bảo thoáng gió. Vì môi truồng không thoáng gió không bay hơi mồ hôi để giảm thân nhiệt được. Mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi tốt. Đảm bảo uống đủ nước. Ở ngoài nâng phải có đầy đủ phương tiện che nâng, kem chống nắng…

    Nếu phát hiện có người say nắng phải nhanh chóng đưa vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, quạt mát hay lau nước mát trên da để hạ thân nhiệt. Cho uống nước. Nếu xuất hiện hôn mê, co giật, sốc phải đưa vào cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

    Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần có một khoảng thời gian giúp cơ thể thích nghi, không nên vội bước từ nhà ra ngoài ngay lập tức.

    Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích ứng với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng và có thể đột quỵ.

    Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội. Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu và tạo thông thoáng đường thở. Tiếp đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở cho bệnh nhân.

    Theo Danviet/Suckhoedoisong (11/6/2019)

    Những cách làm sạch không khí trong nhà bạn cần biết

    Ô nhiễm không khí trong nhà cũng nguy hiểm cho sức khỏe như ô nhiễm không khí ngoài trời, theo Hindustan Times.

    Nhà cần phải thông thoáng

    Các chuyên gia cho biết cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi tác hại của không khí trong nhà bị ô nhiễm là cải thiện sự thông thoáng trong nhà.

    Sự thông thoáng của khu vực nấu ăn và sinh hoạt được cải thiện sẽ đặc biệt góp phần đáng kể vào việc giảm tiếp xúc với khói từ bếp ga, bao gồm các chất ô nhiễm có hại.

    Hút thuốc trong nhà lưu lại rất nhiều chất gây ô nhiễm có hại bay lơ lửng trong không khí.

    Thông gió tốt là điều bắt buộc, theo bác sĩ GC Khilnani, cựu Trưởng khoa Phổi, Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ.

    Có một số cách làm tăng độ thông thoáng và các bước nhỏ có thể giúp giảm đáng kể mức độ ô nhiễm trong nhà sau đây, theo Hindustan Times.

    Trong bếp

    • Sử dụng máy hút khói.

    • Cửa sổ rộng hơn hoặc đặt bếp ga gần cửa sổ trong trường hợp không có máy hút khói.

    • Mở cửa sổ trong khi nấu ăn.

    • Sử dụng quạt hút.

    • Đừng lưu trữ các đồ dùng nhà bếp ẩm ướt trong tủ vì có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc.

    Trong phòng tắm hay nhà vệ sinh

    • Mở cửa sổ trong khi tắm.

    • Sử dụng quạt hút trong khi tắm nếu không thể để cửa sổ mở.

    • Giữ cho phòng tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ và khô ráo.

    • Vệ sinh bồn tắm thường xuyên.

    • Phơi khô khăn tắm dưới ánh nắng mặt trời sau khi sử dụng.

    Trong các phòng

    • Thường xuyên mở cửa thông giữa các phòng.

    • Không hút thuốc trong nhà vì các chất ô nhiễm lưu lại trên màn cửa, thảm, đồ đạc rất lâu.

    • Để cửa sổ mở vào sáng sớm trong khoảng một giờ để có không khí trong lành. Sau đó thời gian đó nên đóng cửa sổ, để hạn chế tác nhân gây ô nhiễm từ bên ngoài vào nhà.

    • Giặt vỏ chăn, drap, bao gối thường xuyên trong nước ấm để diệt ve.

    • Lau sạch bụi bằng vải ướt.

    • Sơn nhà bằng sơn thân thiện với môi trường.

    • Hãy sử dụng baking soda thay vì các chất tẩy trắng để lau sạch sàn nhà.

    • Mua thiết bị tiết kiệm năng lượng.

    • Trồng các loại cây như nha đam, hoa cúc, cây cọ, cây thường xanh trong nhà để giúp lọc các chất độc hại và tăng cường lượng ô xy xung quanh bạn.

    • Bảo trì tốt thiết bị gia đình của bạn. Thường xuyên bảo trì định kỳ.

    • Tránh dùng sản phẩm vệ sinh hoặc tẩy rửa dạng xịt.

    • Hạn chế những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp dạng xịt vì sẽ thải những hóa chất gây ô nhiễm vào không khí.

    Theo Thanhnien.vn (12/6/2019)

    Biến cây nhân tạo thành nhà máy điện mini

    Wind tree – “cây điện gió” được phát triển bởi nhà khoa học Pháp Jerome Michaud Lauriviere, với hình thức bề ngoài như một tác phẩm nghệ thuật, tuy nhiên bên trong nó là những turbin nhỏ có thể phát ra nguồn điện nhờ sức gió.

    Wind tree – tác phẩm nghệ thuật tạo ra điện từ gió

    Năng lượng từ gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, góp phần không nhỏ trong cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động của con người trên khắp hành tinh. Nguồn năng lượng này đã được các nhà khoa học, Chính phủ các quốc gia đẩy mạnh phát triển trong những thập kỷ gần đây nhằm giảm thiểu việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, đẩy lùi ô nhiễm không khí và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

    Sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3-2011, Jerome Michaud Lauriviere đã nung nấu ý tưởng sáng chế ra những turbin có thể sản sinh ra điện năng từ những nguồn nhiên liệu tái tạo, không gây ô nhiễm và không gây ra những thảm họa tồi tệ như sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Năm 2016, sau những ngày lên ý tưởng, Jerome cùng các kỹ sư điện người Pháp đã cho “ra lò” nguyên mẫu về “cây gió” đầu tiên thuyết phục được đa phần các vị quan chức tham dự hội nghị bàn về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Thủ đô Paris (Pháp).

    “Một ngày, khi đang ngồi trong công viên, tôi thấy những chiếc lá rung rinh trên cành cây. Đó là một ngày nắng nóng, không có gió, nhưng lá cây vẫn rung rinh. Tôi đã nghĩ rằng phải làm thế nào để thu được nguồn năng lượng chuyển động của những chiếc lá cây kia. Và có thể về lâu dài chúng ta có thể thu được nguồn năng lượng tái tạo bền vững theo cách này. Từ đó, ý tưởng về phát triển cây gió tạo ra điện đã được hình thành trong tôi”, Jerome chia sẻ.

    Jerome Michaud Lauriviere đã nhận được sự hỗ trợ từ chính người chú của mình và Công ty New Wind (Pháp) đã phát triển nguyên mẫu sản phẩm “cây điện gió” này. Ban đầu, “cây điện gió” được thiết kế bằng thép, cao 11m và có đường kính 8m, với 72 chiếc “lá nhựa” được sơn màu xanh, trông giống như những chiếc lá cây thật. Tuy nhiên, bên trong những chiếc lá này là những chiếc quạt nhỏ, nó sẽ chuyển động khi có bất kỳ cơn gió nào thổi đến từ tất cả các hướng, thậm chí cả những cơn gió rất nhỏ. Sau đó, các cánh quạt quay làm turbin chạy, tạo ra điện năng.

    “Tác phẩm nghệ thuật” tạo đổi mới trong phát triển bền vững

    Về cơ bản, cấu tạo của “cây điện gió” này cũng rất đơn giản, khi gió làm xoay trục của lá, từ đó tạo ra năng lượng. Điện sẽ đi qua các cành cây rồi đến rễ, một máy biến áp đặt dưới gốc cây sẽ phân phối dòng điện theo nhu cầu và điện áp thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bề ngoài thoạt nhìn chúng ta sẽ thấy “công trình” tạo ra điện năng này giống như một tác phẩm nghệ thuật được đặt trong công viên hay các sân vườn.

    Với mỗi một “cây điện gió” như vậy, tốc độ gió trung bình khoảng 14km/h, nó có thể tạo ra 2.600kWh mỗi năm và có thể lên tới 10.800kWh với vận tốc gió là 25km/h. “Cây điện gió” có thể hoạt động đến 280 ngày/năm, công suất điện đầu ra ước tính 3,1kW và tùy vào tốc độ gió, vị trí đặt cây thuận lợi, cây sẽ tạo ra 3.500kW đến 13.000kW/năm – sản lượng điện có thể cung cấp cho 15 chiếc đèn đường/năm, hoặc 83% mức tiêu thụ điện của một hộ gia đình, hoặc một chiếc xe điện chạy khoảng 16.000km/năm. Mặc dù hoạt động đến gần 300 ngày trong năm nhưng “cây điện gió” không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào trong khi vận hành.

    Vẻ bề ngoài như một cây xanh thông thường, các nhà sáng chế ra Wind tree hy vọng nó sẽ được lắp đặt rộng rãi tại các công viên, trung tâm thành thị, sân vườn của các hộ gia đình trên khắp hành tinh. Nó rất hữu ích khi mang lại nguồn điện thắp sáng, làm đẹp cảnh quan môi trường. Giám đốc Điều hành của New Wind Olivier Calloud khẳng định “cây điện gió” của Jerome không chỉ là một “nhà máy” phát điện mini mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tạo đổi mới trong lĩnh vực phát triển bền vững trong tương lai của nhân loại.

    Tiềm năng từ năng lượng tái tạo như gió vẫn còn nhiều và vẫn đang chờ đợi con người khám phá. New Wind cũng hứa hẹn rằng sẽ cải tiến thiết bị để phù hợp hơn với từng điều kiện địa lý sử dụng sản phẩm, đặc biệt là các hộ gia đình. Sự linh hoạt này có thể giúp đồng thời cả những người có ngân sách tài chính thấp khó có khả năng tiếp cận nguồn năng lượng, hoặc những nơi có địa hình nhỏ hẹp cũng có thể sử dụng sản phẩm này.

    Theo Anninhthudo.vn (12/6/2019)

    Đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới, 8x kiếm hàng tỉ đồng mỗi tháng

    Ở tuổi 32, nhờ xuất khẩu các sản phẩm ống hút từ tự nhiên như tre, trúc, cỏ sang thị trường châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc), Nguyễn Văn Mão đã có thu nhập hàng tỉ đồng mỗi tháng nhờ ý tưởng này.

    Anh Nguyễn Văn Mão giới thiệu ống hút tre tại Đài Loan (Trung Quốc) tháng 3/2019.

    Hành trình khởi nghiệp

    Chắc hẳn các bạn trẻ quan tâm đến bộ môn sáo trúc không còn lạ gì với Mão Mèo (Nguyễn Văn Mão, quê ở huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Từng là chủ nhiệm câu lạc bộ Sáo trúc Miền Bắc, từ thời còn là một chàng sinh viên Trường Đại học Kiến trúc, xuất phát từ đam mê thổi sáo, Nguyễn Văn Mão từng bước xây dựng thương hiệu với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc là từ tre, trúc, nứa… đến nay đã có hơn 20 hệ thống đại lý cửa hàng trên toàn quốc.


    Anh Mão bên nguyên liệu ống hút được săn lùng đưa về xưởng để sản xuất.

    Trong những lần lặn lội đến những nơi rừng núi cao, sâu tìm nguyên liệu làm sáo trúc, Nguyễn Văn Mão đã phát hiện ra một vùng nguyên liệu rộng lớn là những cây tre, trúc, thân nhỏ, đốt ngắn chưa được tận dụng nhiều trong sản xuất.

    Xuất phát từ trào lưu “Không dùng ống hút nhựa của giới trẻ Việt”, Nguyễn Văn Mão đã nảy sinh ý tưởng sản xuất loại ống hút mới từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và không làm tăng rác thải.

    Sản phẩm ống hút tre.

    “Những ngày ngồi xe máy hàng trăm cây số đến tận nơi để lấy nguyên liệu về trực tiếp mày mò sản xuất ống hút là những ngày đầu khó khăn vất vả nhất vì không có ai hướng dẫn. Tôi tự mày mò và tự bỏ vốn liếng, chẳng suy tính gì nhiều vì cứ nghĩ là làm thôi, cũng mất ăn mất ngủ mấy tháng trời”, anh Nguyễn Văn Mão chia sẻ.

    Sau nhiều lần thử nghiệm, đến tháng 2 năm 2019 sản phẩm ống hút làm từ tre Việt Nam đã ra đời với đặc tính 100% sản xuất từ tự nhiên, sản phẩm thân thiện với môi trường và đặc biệt an toàn cho sức khỏe.

    Ống hút tre này mặt ngoài có độ trơn nhẵn của vỏ tre, bên trong có lớp lụa, được làm sạch 100%, khi sử dụng có thêm mùi tre đặc trưng thanh nhẹ dễ chịu.

    Anh Nguyễn Văn Mão và ông Nguyễn Anh Dũng – Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc trong buổi giới thiệu sản phẩm.

    Hướng đến thị trường quốc tế

    Ban đầu, sản phẩm mới và chưa được đón nhận nhiều trên thị trường trong nước khi phải cạnh tranh với nhiều loại ống hút nhựa giá rẻ. Không chùn bước ở đó, Nguyễn Văn Mão đã tìm hướng đi mới cho sản phẩm của mình. Qua nghiên cứu đánh giá một số thị trường đang ưa tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, Nguyễn Văn Mão đã thành công khi xuất khẩu sản phẩm ống hút tre Việt sang thị trường EU và Đài Loan (Trung Quốc).

    “Việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ tự nhiên của Việt Nam ra nước ngoài đang rất được Chính phủ quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện. Hiện nay tôi đang đẩy mạnh hơn việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, ở Châu Á hiện chỉ mới bán ở Đài Loan.

    Sau khi ổn định hơn tôi rất mong có thể bán sang các nước Châu Á phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…”, anh Mão cho biết.

    Xưởng sản xuất đặt tại Đồng Nai của anh Mão hiện đang hoạt động ổn định và cho ra đời sản lượng 10 triệu ống mỗi tháng.

    Là người đi đầu trong việc sản xuất ống hút tre Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, hiện tại anh Nguyễn Văn Mão có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi tháng và được bạn bè quốc tế khen ngợi và đánh giá rất cao dòng sản phẩm thân thiện với môi trường này.

    Mong muốn cung cấp nhiều hơn cho thị trường trong nước

    Mặc dù vui mừng khi sản phẩm ống hút tự nhiên của mình được đón nhận, nhưng anh Mão vẫn luôn trăn trở với việc tiêu thụ sản phẩm này trong nước.

    “Với lượng tiêu thụ không nhỏ trên thị trường quốc tế, ống hút của chúng tôi đã bước đầu khẳng định được chỗ đứng của mình. Nhưng hiện nay chúng tôi chỉ mới có một vài đối tác và nhà phân phối trong nước sản phẩm này, mặc dù đưa ra rất nhiều ưu đãi.

    Tuy nhiên, sự quan tâm trong nước đến những sản phẩm tương tự chưa cao, trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm nhiều chương trình giới thiệu sản phẩm cũng như những ưu đãi tận gốc cho các đối tác trong nước để loại ống hút tự nhiên này phổ biến hơn và đến được với nhiều người tiêu dùng hơn”, anh Mão chia sẻ thêm.

    Ống hút tre Việt Nam mang thương hiệu Mão Mèo ra thế giới.

    Theo Dantri.com.vn (10/6/2019)

    Google Maps thêm tính năng hiển thị tốc độ khi lái xe, cảnh báo động đất, bão lũ

    Tính năng cảnh báo trên Google Maps đã được cải thiện bằng cách thêm thông tin hình ảnh về thiên tai, cùng với hệ thống cảnh báo điều hướng mới giúp người dùng lái xe khỏi vùng nguy hiểm.

    Google đã công bố bản cập nhật mới cho Google Maps, giúp ứng dụng trở nên hữu ích hơn trong trường hợp có thảm họa tự nhiên, theo Digital Trend.

    Google cho biết, tính năng cảnh báo SOS trên Google Maps đã được cải thiện bằng cách thêm thông tin hình ảnh về thiên tai, cùng với hệ thống cảnh báo điều hướng mới giúp người dùng lái xe khỏi vùng nguy hiểm.

    Cảnh báo SOS của Google Maps sẽ cung cấp một bản tóm tắt về thảm họa đang xảy ra, bao gồm tin tức, số điện thoại, trang web khẩn cấp và cập nhật mới từ chính quyền địa phương. Với bản cập nhật mới, ứng dụng cũng sẽ hiển thị hình ảnh chi tiết về bão, động đất và lũ lụt.

    Mục thông báo thảm họa sẽ tự động xuất hiện trong những ngày trước khi cơn bão ập đến, dành cho những người đang sống gần khu vực ảnh hưởng dự kiến. Trong đó, mục sẽ hiển thị dự đoán về quỹ đạo của cơn bão và thời gian dự kiến ​​sẽ ập đến các địa điểm.

    Với động đất, Google Maps sẽ hiển thị bản đồ ảnh hưởng hoặc tâm chấn và cường độ ở một số khu vực nhất định. Đối với lũ lụt, dự báo sẽ cho thấy nơi nguy cơ xảy ra và mức độ nghiêm trọng ​​ở một số địa phương, mặc dù tính năng này hiện chỉ khả dụng ở Ấn Độ.

    Google Maps cũng thêm tính năng thông báo tuyến đường trong trường hợp thảm họa bằng cách cung cấp tuyến đường an toàn để rời đi. Ngoài ra, một số báo cáo cho biết, Google Maps bắt đầu có thêm tùy chọn hiển thị đồng hồ tốc độ trong khi lái xe.

    Theo Nguoiduatin.vn (10/6/2019)

    7 sai lầm khi dùng điều hòa gây tốn tiền lại hại cho sức khỏe

    Không phải chỉ bật đúng nhiệt độ là có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái. Ngược lại, nếu dùng điều hòa không đúng cách còn khiến người sử dụng thêm mệt mỏi, vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền điện.

    Có những thói quen “vô thưởng vô phạt”, bạn cứ nghĩ là đúng thì lại sai quá nhiều khi ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí sinh hoạt của gia đình. Vì thế, trước khi dùng điều hòa, hãy đọc thêm một vài lưu ý nhỏ dưới đây, chắc chắn những điều này sẽ rất hữu ích cho gia đình bạn.

    1. Bật ở nhiệt độ thấp

    Khi trời nắng nóng, bước vào phòng và bật điều hòa. Bạn luôn mong muốn căn phòng sẽ nhanh chóng mát lạnh nên thường sẽ bật nhiệt độ rất thấp. Tuy nhiên, cách làm này khiến nhiệt độ trong phòng giảm đột ngột, cơ thể cũng dễ có nguy cơ bị sốc nhiệt gây nên chóng mặt, mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc để nhiệt độ thấp còn khiến điều hòa sử dụng hết công suất khiến máy nhanh hỏng hơn, tốn tiền điện hơn.

    Lời khuyên đưa ra là nên đặt nhiệt độ mát thấp hơn một chút so với nhiệt độ phòng để luôn có cảm giác mát mẻ, thư thái.

    Bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp vừa gây tốn tiền vừa hại cho sức khỏe.

    2. Bật chức năng Dry Mode

    Mẹo bật chức năng Dry Mode kết hợp bật quạt nhẹ để giảm tiền điện, lại giúp khuếch tán gió nhanh hơn, căn phòng mát mẻ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là chế độ dành cho những ngày nhiều mưa, độ ẩm cao. Chế độ này giúp căn phòng thông thoáng nhờ điều hòa hoạt động như một máy hút ẩm.

    Vào những ngày nắng nóng, độ ẩm vốn thấp, bạn bật thêm chế độ Dry, chắc chắn sẽ khiến mọi người khó chịu, chắc chắn tiền điện sẽ tốn hơn khi sử dụng thêm quạt.


    Không bật chế độ phù hợp với điều kiện thời tiết.

    3. Điều chỉnh nhiệt độ liên tục

    Nhiều người thường có thói quen tăng giảm nhiệt độ liên tục để phù hợp với cơ thể. Bật tăng giảm nhiều lần có thể khiến quá trình vận hành của máy bị đảo lộn. Nên duy trì mức nhiệt ổn định sẽ giảm việc gây tốn điện và độ bền cho điều hòa.


    Điều chỉnh nhiệt liên tục.

    4. Thường xuyên đóng kín cửa

    Bật điều hòa đồng nghĩa với việc đóng kín các cánh cửa để hơi lạnh không bị thất thoát gây tốn điện. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy, nếu liên tục sử dụng điều hòa cho phòng nhỏ, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề như hết oxy để thở. Vì thế, cách tốt nhất là bạn cần tạo khe hở thật nhỏ để không khí lưu thông, nên chọn máy điều hòa thế hệ mới để có thêm chức năng lọc khí và diệt khuẩn, giúp căn phòng thoáng khí như đang được thở.

    5. Không bảo trì máy thường xuyên

    Điều hòa đưa không khí vào nhà và hút khí nóng mang theo bụi bẩn ra ngoài. Vì thế chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không dùng bộ lọc không khí và bảo trì máy thường xuyên, máy vẫn có thể chạy tốt nhưng có thể gây nhiều bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng. Nếu trong thời gian dài không sử dụng, chắc chắn sẽ khiến điều hòa nhanh bị hỏng và tốn điện hơn.


    Không vệ sinh điều hòa theo định kỳ sẽ khiến các thành viên trong gia đình mắc các bệnh về đường hô hấp.

    6. Đặt chậu nước trong phòng điều hòa

    Nhiều gia đình có thói quen đặt chậu nước trong phòng điều hòa để tạo độ ẩm. Tuy nhiên cách làm này được bác sỹ cho biết là dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe vì hơi nước sẽ hút bụi bẩn, vi trùng gây bệnh. Nhiều nhà còn mua thêm máy phun sương để tạo độ ẩm, nhưng việc này không cần thiết, đặc biệt với gia đình có em nhỏ. Trẻ em hít phải nhiều hơi nước, ở trong môi trường độ ẩm nhiều, sẽ không tốt cho hệ hô hấp, dễ gây viêm phổi, ho…

    7. Dội nước vào cục nóng khi thấy điều hòa không mát, hoặc giảm mát

    Mẹo truyền miệng này khá nguy hiểm, vì khi trời nóng, điều hòa làm việc nhiều đồng nghĩa với việc cục nóng sẽ nóng hơn. Việc bạn dội nước vào cục nóng sẽ có khả năng gây chập, cháy và hỏng cục nóng. Chưa kể đến việc, dội nước xong lại tiếp tục bật, điều hòa sẽ lại chạy với tốc độ và công suất nhiều như vậy nên không có tác dụng. Việc bạn cần làm là chọn hướng mát để đặt cục nóng.

    Theo Afamily.vn/Helino (10/6/2019)

    Chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

    Qua số liệu thống kê từ các trạm quan trắc cho thấy, trong tuần này chất lượng không khí (CLKK – AQI) trên địa bàn TP Hà Nội có xu hướng giảm so với tuần trước đó. Bệnh có thể gặp do tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

    Nồng độ bụi PM2.5 tăng đột biến khiến chất lượng không khí Hà Nội đang xấu đi

    Trong tuần này thời tiết tại Hà Nội khá nắng nóng và oi bức, trời ít mưa. Bên cạnh đó, khu vực ngoại thành đang vào mùa thu hoạch lúa khiến chất lượng không khí Thủ đô bị ảnh hưởng xấu.

    Chỉ số đo tại các trạm đều cao hơn. Đồng thời, số ngày AQI chạm ngưỡng kém tại các khu vực giao thông tăng lên. Theo ghi nhận, CLKK trong tuần tại các trạm nền đô thị chủ yếu ở mức trung bình, các trạm giao thông chủ yếu ở mức kém. Chỉ số AQI dao động từ 54 – 115.

    Tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần này CLKK không có biến động nhiều, 100% số ngày AQI ở mức trung bình.

    Tại 2 điểm quan trắc giao thông ở UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông, trong tuần này số ngày AQI chạm mức kém đều tăng. Cụ thể, số ngày AQI ở mức kém tăng lên chiếm 42,9% ở trạm Minh Khai và 57,1% ở trạm Phạm Văn Đồng. Chỉ số cao nhất lần lượt là 112 và 111.

    Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô, CLKK tại 2 trạm Hoàn Kiếm và Thành Công không có thay đổi nhiều, 100% số ngày AQI ở mức trung bình. Riêng trạm Hàng Đậu, số ngày AQI ở mức kém tăng so với tuần trước, chiếm 57,1%.

    Có thể thấy, trong tuần này thời tiết tại Hà Nội khá nắng nóng và oi bức, trời ít mưa. Nền nhiệt ban ngày vẫn tăng khá cao do nắng và giảm mạnh về đêm.

    Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, ít gió, ít mưa phần nào hạn chế sự khuếch tán các chất thải, khói, bụi có trong không khí lên cao để pha loãng và phát thải.

    Đồng thời, có thể trong thời gian gần đây, khu vực ngoại thành đang vào mùa thu hoạch lúa nên sẽ có nhiều hộ gia đình đốt rơm rạ, phát thải các chất khí bụi CO2, CO, Nox vào môi trường, khiến nồng độ bụi PM2.5 thường có xu hướng tăng cao đột biến vào thời điểm đêm khuya.

    Bệnh có thể gặp do tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

    Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Nó được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.


    Bụi PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây nên một số bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư.

    Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.

    Theo Health, tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Nguyên nhân chính là do bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 gây kích ứng niêm mạc đồng thời cản trở hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

    Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng.

    Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ngoài trời như cảnh sát giao thông còn có khả năng bị các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi như viêm xoang ở người lớn và bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong.

    Bụi PM2.5 còn được mệnh danh là “sát thủ âm thầm” bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây ra kháng insulin, viêm và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu của Mỹ được công bố vào năm 2015 cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể khiến não bộ già đi nhanh hơn.

    Bảo vệ bản thân bằng cách nào?

    Để bảo vệ bản thân trước nguy hại của bụi siêu mịn, người lớn, trẻ em nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi, hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc…

    Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt và bảo vệ cơ thể trước khi ra đường. Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm ô nhiễm nặng như hầm mỏ, đan dệt, xi măng cán thép, các cửa hàng xăng-dầu…cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

    Kết hợp tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng đồng thời xây dựng chế độ ăn đầy đủ bao gồm trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng và protein từ thịt, cá, trứng sữa… vào bữa ăn hàng ngày.

    Theo Moitruongthudo/Kinhtedothi/VnExpress

    5 cách tự nhiên để làm sạch không khí tại nhà

    Bạn dùng nến sáp ong, than hoạt tính, trồng cây, các loại tinh dầu giúp căn nhà trở nên thoáng, không khí trong lành. 

    Tăng thông gió

    Nhà thông gió làm giảm độ ẩm, nhưng không có nghĩa mở tất cả cửa sổ để không khí ô nhiễm ngoài trời xâm nhập vào không gian sống. Thay vào đó, bạn cài đặt các lỗ thông hơi nhỏ để làm sạch và tận hưởng không khí trong lành vào trong nhà. Có thể sử dụng quạt hút giúp mang không khí ô nhiễm ra ngoài.

    Nến sáp ong

    Nến sáp ong hoạt động như máy lọc không khí tự nhiên, làm ion hóa không khí và trung hòa các hợp chất độc hại. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng không khí ở nhà, nến cháy chậm nên bạn không cần phải thay chúng thường xuyên.

    Trên thực tế, nến sáp ong nguyên chất cháy gần như không có khói hoặc mùi hương, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân hen và loại bỏ chất gây dị ứng phổ biến như bụi từ không khí. Tránh dùng nến paraffin có nguồn gốc từ dầu mỏ.

    Than hoạt tính

    Một cách tuyệt vời để làm sạch không khí trong nhà là than hoạt tính. Nó không mùi, hấp thụ cao và loại bỏ độc tố trong không khí hiệu quả.

    Cây trồng trong nhà

    Trồng cây trong nhà có thể thanh lọc không khí, bảo vệ bạn khỏi các độc tố như amoniac, formaldehyd và benzen.

    Tinh dầu

    Các loại tinh dầu như quế, oregano, hương thảo, húng tây, chanh bưởi, đinh hương, khử sạch môi trường, loại bỏ virus, nấm, vi khuẩn và cả nấm mốc trong nhà.

    Nghiên cứu từ Đại học Weber State, cho thấy tinh dầu có thể tiêu diệt 99,96% vi khuẩn trong không khí. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn không nên hút thuốc trong nhà, làm sạch thảm lau chân, bỏ giày ngoài cửa, làm sạch máy điều hòa… giúp không khí trong nhà trong lành hơn.

    Theo VnExpress.net (08/06/2019)