22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 6, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChuyên gia khuyến cáo lưu ý cần biết khi uống sữa đậu...

    Chuyên gia khuyến cáo lưu ý cần biết khi uống sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe

    Date:

    Related stories

    Chuyên gia dinh dưỡng tại Đài Loan cho biết, sữa đậu nành là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý để tốt cho sức khỏe.

    Chuyên gia dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) Chen Shiting cho biết, hầu như tất cả các loại thực phẩm giàu protein trong cuộc sống hàng ngày đều chứa cholesterol. Tuy nhiên, ưu điểm tốt nhất của sữa đậu nành không chỉ đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể mà còn không chứa axit béo bão hòa và cholesterol.

    Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định tiêu thụ 2,5 gam protein đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol, triglycerid và cholesterol huyết thanh của người dùng, từ đó ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

    Chuyên gia Chen Shiting gợi ý rằng nếu lượng mỡ trong máu, cholesterol trong máu và axit uric không được kiểm soát tốt có thể muốn thay thế protein động vật bằng sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành.

    Đặc biệt trong sữa đậu nành sở hữu chất isoflavone có thể giúp cải thiện tình trạng mất hormone ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và còn cải thiện tốc độ loãng xương. Vì vậy, mặc dù hàm lượng canxi trong sữa đậu nành không nhiều nhưng do có chứa isoflavone nên uống cùng với sữa có thể ngăn ngừa loãng xương tốt hơn.


    Uống sữa đậu nành cần lưu ý để không gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Ngoài ra theo chuyên gia Chen Shiting, sữa đậu nành có chứa lecithin, một loại chất béo có thể tăng cường trí nhớ của não. Nó cũng có thể giúp sản xuất cholesterol lipoprotein mật độ cao HDL, thường được gọi là “cholesterol tốt”, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Tuy nhiên theo thông tin từ Bệnh viện Hồng Ngọc, trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc. Chất saponin làm cho đậu nành bị “sôi giả” có nghĩa khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

    Người tiêu dùng cũng không nên uống sữa đậu nành với trứng gà bởi lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu và làm mất đi chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành. Do đó, trứng là một trong những kiêng kị uống sữa đậu nành cần tránh.

    Do một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành do đó nên tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nếu uống cần cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

    Bên cạnh đó để giữ ấm sữa nhiều người có thói quen lưu trữ sữa đậu nành trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 – 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

    Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi uống sữa đậu nành lúc đói, các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, mà không phát huy được tác dụng của sữa. Vì vậy không nên uống sữa khi đói mà nên ăn một số thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa như bánh mì, bánh ngọt… Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.

    Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/lần. Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Trong trường hợp bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

    Các chuyên gia khuyến cáo thêm, không nên kết hợp sữa đậu nành với hành lá, rau chân vịt vì có thể gây nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.

    Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống vào sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài… Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12443:2018 về sữa đậu nành

    Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho sản phẩm sữa đậu nành và thức uống từ đậu nành được tiêu dùng trực tiếp. Yêu cầu nguyên liệu hạt đậu nành, theo TCVN 4849 (ISO 7555); các sản phẩm protein đậu nành, theo TCVN 11016 (CODEX STAN 175);
    nước được dùng trong chế biến thực phẩm, theo quy định hiện hành.

    Thành phần tùy chọn dầu thực vật, theo TCVN 7597 (CODEX STAN 210); đường, theo TCVN 6958 và TCVN 7270 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212); muối thực phẩm, theo TCVN 3974 (CODEX STAN 150);các loại nguyên liệu khác (ví dụ: vừng, lạc, quả óc chó v.v..), đạt chất lượng dùng trong chế biến thực phẩm.

    Sản phẩm phải có hương vị, mùi, màu và cấu trúc đặc trưng. Không có tạp chất lạ quan sát bằng mắt thường. Hàm lượng protein của sản phẩm được quy định sữa đậu nành không nhỏ hơn 2,0g/100ml, thức uống từ đậu nành từ 0,9 đến dưới 2,0. Sản phẩm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy kín. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.

    Sản phẩm được ghi nhãn, tên sản phẩm phải phù hợp với hướng dẫn tại tiêu chuẩn này. Lưu ý, có thể sử dụng tên khác theo quy định tại nước bán sản phẩm và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, tránh ánh nắng trực tiếp. Sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-nhieu-luu-y-can-biet-khi-uong-sua-dau-nanh-de-tot-cho-suc-khoe-d227383.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img