Nồi bếp ga bị đen đáy là vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình đối mặt. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục, chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Bếp gas dù không nấu vẫn có thể thải ra khí độc hại

Trong cuộc sống hiện đại, nồi bếp ga không chỉ là vật dụng không thể thiếu trong bếp nhà mỗi gia đình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến các bữa ăn ngon miệng. Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người đau đầu là tình trạng nồi bếp ga nhanh chóng bị đen đáy. Đằng sau hiện tượng này là những nguyên nhân đa dạng và đôi khi không được chú ý đúng mức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những nguyên nhân khiến cho nồi bếp ga trở nên đen, đồng thời cung cấp những giải pháp hiệu quả để duy trì vệ sinh, cũng như tăng độ bền của bếp.

Bình ga sắp hết hoặc chất lượng ga kém


Lửa ga có màu đỏ dẫn tới đen đáy nồi. Ảnh minh họa

Một trong những nguyên nhân phổ biến là do bình ga sắp hết hoặc ga không đạt chất lượng. Khi bình ga gần hết, ngọn lửa thường cháy với màu đỏ, gây đen đáy nồi, chất lượng ga kém cũng là nguyên nhân khiến cho ngọn lửa có màu đỏ và làm cho nồi nhanh chóng chuyển sang màu đen. Vì vậy, nên kiểm tra bình ga thường xuyên xem ga đã dùng đến đâu bằng cách lắc hoặc nhấc nhẹ bình lên để kiểm tra trọng lượng xem ga còn nhiều hay không. Không những thế, việc kiểm tra bình thường xuyên còn giúp người dùng sớm phát hiện các sự cố rò rỉ khí ga, hay những vết hở, ống dẫn ga do chuột cắn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn các cơ sở cung cấp ga uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cả gia đình và tránh tình trạng lửa đỏ gây đen đáy nồi.

Đầu đốt khí ga bị tắc


Vệ sinh đầu đốt bếp ga

Việc lâu ngày không vệ sinh bếp sẽ khiến bụi bẩn và dầu mỡ tích tụ lại đầu đốt khí ga, làm giảm hiệu suất đốt và tạo ngọn lửa màu đỏ, mùi cháy khét khi bật bếp. Việc vệ sinh thường xuyên và kiểm tra đầu đốt là cách để ngăn chặn tình trạng này cũng như làm giảm tình trạng bị đen nồi.

Đáy nồi chưa được vệ sinh


Một góc đáy nồi chưa được vệ sinh kỹ dẫn tới tình trạng bị đen

Việc không vệ sinh đáy nồi, để dầu mỡ và thức ăn thừa bám lại, là một nguyên nhân khác khiến nồi bếp ga đễ bị đen hơn. Do khi đun bếp sức nóng sẽ làm cháy những thức ăn, dầu mỡ bám xung quanh nồi gây ra tình trạng cháy đen, đỏ lửa. Thói quen vệ sinh định kỳ sẽ giữ cho bếp luôn sạch sẽ và tránh tình trạng này.

Nồi không đảm bảo chất lượng

Nồi không phẳng, có vết lồi lõm, hoặc làm từ chất liệu kém chất lượng sẽ làm tăng khả năng cháy và làm đen đáy nồi do nhiệt độ trên bếp gas sẽ không phân bố đều, làm cho phần đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với lửa. Việc sử dụng nồi chất lượng và bền vững là quan trọng để tránh tình trạng này.

Lá gió/cần gạt chỉnh gió bị lệch

Một trong những nguyên nhân khiến bếp ga bị lửa đỏ là do các lá chắn gió bị lệch gây ngọn lửa cháy bị thiếu không khí, từ đó làm đen đáy nồi. Những lúc này, bạn chỉ cần chỉnh lại lá chắn gió của ga bằng cách xoay từ từ đến khi thấy ngọn lửa chuyển lại thành màu xanh thì dừng lại.

Lửa ga đốt không hết

Trong không gian nhỏ, không cung cấp đủ oxi có thể khiến lửa ga không đốt hết, làm đen đáy nồi. Cách khắc phục đơn giản cho trường hợp này là điều chỉnh ngọn lửa nhỏ lại đến khi xuất hiện lửa màu xanh. Điều này sẽ giúp tránh gây lãng phí ga và không làm đen đáy nồi khi nấu nướng.

Để tránh tình trạng nồi bếp ga đen, duy trì thói quen vệ sinh định kỳ là quan trọng. Lau sạch bếp gas sau mỗi sử dụng để loại bỏ dầu mỡ, thức ăn bám dính trong quá trình chế biến và kiểm tra các chi tiết như đầu đốt, bộ điều gió để loại bỏ bụi bẩn . Nếu có mảng bám cứng đầu, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch hiệu quả.

Những biện pháp trên không chỉ giúp giữ cho nồi bếp ga sạch sẽ mà còn đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc của thiết bị trong thời gian dài. Duy trì thói quen vệ sinh và kiểm tra định kỳ là chìa khóa để tránh những vấn đề không mong muốn khi sử dụng bếp ga.

Duy Trinh (t/h)
https://vietq.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-noi-bep-ga-nhanh-chong-bi-den-d216861.html