28.4 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng 7 7, 2025
More
    Home Blog Page 433

    Hà Nội lo ngại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc gây thảm họa môi trường

    Thành phố Hà Nội dự báo rủi ro rò rỉ phóng xạ từ 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc sẽ là một trong những thảm họa đối với quá trình phát triển của thành phố thời gian tới.

    Mới đây, TP.Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”. Trong đó có đưa ra dự báo về 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của thành phố như: Vỡ đê sông Hồng; ô nhiễm nguồn nước; cháy, nổ, đổ sụp công trình; tai nạn giao thông; rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người; rủi ro dịch bệnh; rủi ro trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; rủi ro do mất điện diện rộng; rủi ro khi có các hoạt động khủng bố, phá hoại.

    Đặc biệt là rủi ro do rò rỉ phóng xạ từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc là: Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1.000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam). Theo đánh giá, Hà Nội là một trong những tỉnh phía Bắc của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố. Do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.


    Hà Nội đã phê duyệt Đề án ‘Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố’ – Ảnh: Internet

    Chỉ ra lý do thực hiện đề án, thành phố cho biết trong vài chục năm trở lại đây trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa như trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra ngoài khơi Indonesia năm 2004 gây sóng thần làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á (là trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua); vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy.

    Tại Việt Nam, rủi ro do thiên tai, lũ lụt xảy ra trên hầu khắp cả nước. Ngoài ra, một số sự cố mang tính thảm họa có nguyên nhân từ con người như tai nạn lật tàu hỏa năm 1982 tại Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng; sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại TP.HCM năm 2002, làm thương vong hơn 100 người.

    Đối với Hà Nội, đến nay có một số rủi ro có thể được coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra: năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ ở ba địa điểm, làm chết 100.000 người, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại; trận mưa lớn lịch sử cuối năm 2008 đã làm hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập trong 5 ngày… gây thiệt hại ước tính khoảng 3.000 tỉ đồng.

    Tại đề án này, Thành phố đưa ra nhiệm vụ kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro… Ngoài ra cũng phân công sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất phương án, trình UBND TP phê duyệt phương án, kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018.

    Trong đó, giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND TP các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa. Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa vỡ đê sông Hồng; Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa ô nhiễm nguồn nước.

    Sở Xây dựng xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa đổ sụp công trình xây dựng, nhà ở. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa cháy công trình ngầm, cháy khu dân cư, cháy nổ phương tiện vận tải, chất dễ cháy, cháy nổ chung cư…

    Sở Giao thông – Vận tải xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tai nạn giao thông hoặc sập các công trình giao thông trên cao, giao thông ngầm,… Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống các thảm họa khủng bố, phá hoại và thảm họa giao thông hàng không…

    Theo Motthegioi.vn

    Sắp ra mắt chiếc xe đạp in 3D đầu tiên trên thế giới

    0

    Arevo Inc, một công ty start-up với sự ủng hộ từ nhánh đầu tư mạo hiểm của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, đã nghiên cứu sản xuất chiếc xe đạp bằng sợi carbon có khung được sản xuất bằng in 3D đầu tiên trên thế giới.

    Xe đạp sợi carbon truyền thống vốn đắt tiền vì quá trình sản xuất phức tạp. Sợi carbon thường được làm từ một chất gọi là polyacrylanitrile (PAN) và các chất PAN được nấu ở nhiệt độ rất cao, đốt cháy tất các các vật chất phi carbon để lại một loạt các sợi carbon dài và mỏng.

    Người ta phải đặt các lớp sợi carbon riêng lẻ ngâm tẩm trong khuôn nhựa của khung xe lắp ráp thủ công. Khung xe sau đó được đặt trong lò để làm tan chảy nhựa và quyện các tấm sợi carbon lại với nhau. Việc xử lý nhiều hơn thì độ cứng tăng lên nhiều lần.

    “Chúng tôi đang đàm phán với một số nhà sản xuất xe đạp để chuyển giao công nghệ, cả hướng tới việc cung cấp các bộ phận hàng không vũ trụ vì đầu in của Arevo hoàn toàn in được các bộ phận lớn hơn như thân và cánh máy bay.”

    Trong khi đó, Arevo sử dụng công nghệ hoàn toàn mới được gọi là Depositon Head, có thể in ra hình dạng ba chiều của khung xe đạp, đồng thời làm sợi carbon tan chảy quyện trên khung xe chỉ trong một bước.

    Quá trình này hầu như không cần sức lao động của con người, chỉ cần phần mềm thiết kế, công nghệ in và xưởng sản xuất quy mô lớn, có thể tạo ra hàng loạt cả các bộ phận chứ không riêng gì khung xe.

    Ngoài nguồn đầu tư mạo hiểm của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, Arevo đã huy động 12,5 triệu USD kinh phí từ Asahi Glass của Nhật Bản, Sumitomo Corp và Leslie Ventures của Mỹ.

    Trước đây, công ty đã huy động 7 triệu USD từ Khosla Ventures và một khoản tiền không được tiết lộ từ In-Q-Tel, quỹ đầu tư mạo hiểm do CIA tài trợ.

    Người đứng sau dự án này là Jim Miller, kỹ sư công nghệ từng phát triển các trung tâm dữ liệu cho Google và Amazon, cho biết: “Chúng tôi đang đàm phán với một số nhà sản xuất xe đạp để chuyển giao công nghệ, cả hướng tới việc cung cấp các bộ phận hàng không vũ trụ vì đầu in của Arevo hoàn toàn in được các bộ phận lớn hơn như thân và cánh máy bay.”

    Theo tuoitre.vn

    11 cách đơn giản giúp nhà của bạn luôn mát mẻ vào ngày hè

    Những biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ ngay giữa những ngày hè.

    1. Luôn kéo rèm cửa

    Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ. Do vậy, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và lựa chọn những loại rèm có màu sắc tối để tránh bức xạ nhiệt có thể đi vào trong phòng.

    Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ.

    1. Tận dụng gió tự nhiên

    Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối để giúp không khí trong căn phòng của bạn được lưu thông. Điều này sẽ giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.

    1. Mẹo làm mát chỉ với một chiếc quạt

    Bạn có thể để đá lạnh vào trong một chiếc bát và đặt phía trước quạt. Hơi lạnh bốc lên sau đó sẽ được quạt thổi khắp phòng giúp giảm nhiệt rất tốt.

    1. Thay đệm và ga trải giường

    Trong tất cả các loại thì đệm lò xo là thích hợp để sử dụng trong mùa hè nhất, tiếp đến đệm làm từ xơ sợi tự nhiên. Bên cạnh đó, việc thay ga trải giường thường xuyên cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi trời nóng bức.

    1. Chỉnh quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ

    Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhận được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.

    1. Làm mát cơ thể

    Thay vì tập trung vào việc làm mát cho căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay, uống những loại nước mát giải nhiệt.

    1. Bật quạt thông gió trong nhà bếp và phòng tắm

    Điều này rất cần thiết vì nó giúp tống khứ luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà.

    1. Trồng thêm cây xanh

    Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

    Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

    1. Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact

    Đừng ngần ngại khi thay thế những bóng đèn sợi đốt bằng đèn conpact. Điều này không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện mỗi tháng.

    1. Hạn chế sử dụng thiết bị điện

    Ngày nắng nóng, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.

    1. Các biện pháp “hạ nhiệt” lâu dài

    Nếu muốn cải thiện tình hình lâu dài, bạn nên tính đến một số biện pháp như sử dụng phim cách nhiệt trên cửa sổ, thêm các lớp cách nhiệt bên dưới mái tôn, sơn cách nhiệt…

    Năm 2030 Trái Đất sẽ rơi vào thời kỳ tiểu băng hà?

    Một nghiên cứu đã đưa ra dự đoán chu kỳ của Mặt Trời giữa năm 2020 và 2030 sẽ gặp những biến động dẫn tới một hiện tượng được gọi tên là “Maunder minimum” (tiểu băng hà).

    The Independent dẫn kết quả nghiên cứu của Giáo sư Valentina Zharkova công bố tại Hội thảo Thiên văn Quốc gia tại Llandudno (xứ Welsh), những dự đoán từ nghiên cứu mô hình mới nói trên cho thấy hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030 xuống mức tương đương như trái đất đã từng chứng kiến trong thời kì “tiểu băng hà” bắt đầu năm 1645.

    Theo đó, chu kỳ này sẽ bắt đầu vào năm 2022. Và tới chu kỳ tiếp theo từ 2030 tới 2040, hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm thêm đáng kể và tới mức Mặt Trời gần như đi vào bất tỉnh, đánh dấu thời kỳ “tiểu băng hà”.

    Các nhà khoa học cảnh báo Mặt Trời đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 100 năm qua.

    Khoảng thời gian này, Trái Đất sẽ phải trải qua mùa đông vô cùng khắc nghiệt, cái lạnh đặc trưng. Thậm chí, tuyết sẽ rơi, sông đóng băng ở những khu vực chưa từng chứng kiến cảnh tượng này trước đây.

    Hồi năm ngoái, các nhà khoa học cảnh báo Mặt Trời đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 100 năm qua và tình trạng đó có thể khiến nhiệt độ trên địa cầu giảm.

    “Tiểu Băng hà” từng xảy ra trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715 khiến sông Thames ở London bị đóng băng. Các nhà khoa học thường gọi hiện tượng này là Mặt Trời “đi ngủ” hay “bất tỉnh”.

    Trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715, hiện tượng này đã gây ra những hậu quả nhất định do lượng nhiệt trên Mặt Trời bỗng dưng sụt giảm, gây biến đổi khí hậu trên Trái Đất và một số loài đã diệt vong. Đối với con người, nó cũng gây thiệt hại đến mùa màng và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe những người ở thời điểm đó.

    Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thảo luận để bàn cách hạn chế tối đa thiệt hại mà hiện tượng này gây ra, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sống trên Trái Đất.

    Thời của kỷ băng hà

    Thời của động vật khổng lồ: Cách đây khoảng 10.000 năm, vào thời kỳ băng hà cuối cùng, các loài động vật có vú đã bắt đầu tiến hóa. Để phù hợp với môi trường sống lạnh lẽo, khắc nghiệt như vùng Tây Tạng ngày nay, các loài động vật có vú mà các nhà khoa học hiện đại gọi chung là “Megafauna” thường có hình dáng khổng lồ, được bao phủ kín bởi bộ lông dày ấm.

    Để phù hợp với môi trường sống lạnh lẽo, các loài động vật có vú thường có hình dáng khổng lồ, được bao phủ kín bởi bộ lông dày.

    Megafauna là thường những loài động vật ăn cỏ. Cơ thể chúng biến đổi để thích nghi với môi trường băng giá, đầy tuyết. Ví dụ như chiếc sừng xẻ tuyết của loài tê giác kỷ băng hà dễ dàng “dọn đường” khi tuyết phủ đầy. Đối với các loài động vật ăn thịt như mèo lớn, gấu Bulldog, sói khổng lồ thì những hàm răng sắc nhọn, chiếc mõm ngắn và bản năng săn mồi hung hãn là những thứ vũ khí giúp chúng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.

    Thực vật kỷ băng hà: Có thể nói, thực vật, cây cối thời kỷ băng hà là nguồn thức ăn vô cùng dồi dào cho các loài động vật ăn cỏ. Ngay cả trong thời kỳ băng hà lạnh nhất, các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, cây bụi vẫn là nét đặc trưng của kỷ băng hà. Loài voi ma mút và những loài động vật ăn thịt khác cũng coi đây là nguồn dinh dưỡng thứ hai của chúng.

    Các loại cây như cây vân sam, gỗ thông hay mọc ở các vùng thời tiết lạnh hơn, trong khi bạch dương hay liễu lại mọc ở vùng thời tiết ấm áp hơn. Cũng như các loài động vật, thực vật Kỷ Băng hà cũng phải trải qua sự lựa chọn tự nhiên khắc nghiệt. Trong môi trường sống băng giá, chúng chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là tiếp tục sống hay bị tuyệt chủng. Bằng chứng là bang Victoria của Australia từng là nơi sinh sống của thảm thực vật đa dạng và đẹp nhất thế giới.

    Con người kỷ băng hà: Cách đây 15.000 năm, con người thời kỷ băng hà sống tập trung tại các bộ lạc. Họ sống bằng việc săn bắn và hái lượm, xây dựng nơi trú ẩn bằng xương của loài voi ma mút và may vá quần áo ấm bằng lông thú vật. Khi có nguồn thực phẩm dồi dào, con người thời kỳ này đã biết bảo quản thức ăn bằng cách cho vào hộp và chôn xuống nền lớp tuyết. Chưa sáng tạo được những vũ khí phức tạp hơn, con người thời này mới biết chế tạo và sử dụng dao đá và mũi tên, đôi khi là đặt bẫy để săn các loài thú. Khi con mồi sập bẫy, những người đàn ông sẽ tập trung khống chế và giết chết con mồi.

    Thời kỷ tiểu băng hà: Thời kỷ tiểu băng hà là một giai đoạn thời tiết lạnh đi trên Trái Đất sau thời kỳ ấm trung cổ. Thời kỳ này bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 12 và 14. Hậu quả là thời tiết ở Bắc bán cầu liên tục lạnh giá, đóng băng đến hàng trăm năm.

    Tại châu Âu, các vùng biển và vùng núi thường xuyên bị đóng băng. Ở đó, mùa đông và băng giá quanh năm phủ kín, người ta thậm chí còn không thấy mùa hè xuất hiện. Thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến mùa màng, gây ra nạn đói và bệnh tật mà còn ảnh hưởng đến cả khía cạnh đời sống và văn hóa của con người.

    Thời kỳ gian băng: Gian băng là giai đoạn ấm hơn so với các giai đoạn băng giá thuộc kỷ băng hà. Mặc dù mặt đất vẫn giữ một lớp băng dày song không quá khắc nghiệt so với các thời kỳ khác. Đây là giai đoạn khí hậu ôn hòa kéo dài hàng triệu năm. Và thời kỳ chúng ta đang sống là một gian băng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về một thời kỳ băng giá sẽ xảy ra do tác động của con người từ sự tăng “khí gây hiệu ứng nhà kính”. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ biến thế giới thành món bánh kem lạnh Alaska, nghĩa là lạnh ở bên trong và nóng ở bên ngoài.

    Kỷ băng hà có thể sớm quay lại: Kỷ băng hà gồm có các giai đoạn băng giá (chỉ các thời kỳ lạnh hơn, với chu kỳ từ 40.000 năm đến 100.000 năm) và gian băng (thời kỳ ấm hơn). Kỷ băng hà hiện tại bắt đầu từ 40 triệu năm trước. Con người chúng ta ngày nay đang sống trong giai đoạn gian băng bởi các dải băng ở Greenland và Nam Cực vẫn đang tồn tại. Các nhà khoa học cảnh báo rằng thời kỳ băng giá rất có thể sẽ quay lại trong ít nhất 1.000 năm nữa. Và việc thải khí CO2 ra bầu khí quyển của con người trong một thời gian dài không những sẽ gây nên hiện tượng nóng lên của Trái Đất mà còn khiến cho băng hà băng giá sớm quay trở lại.

    Quả địa cầu tuyết: Lịch sử Trái Đất đã trải qua bốn thời kỳ băng hà chính, trong đó kỷ băng hà xuất hiện đầu tiên cách đây 2,1 tỷ năm, trong đó Băng giá Huron, thuộc giai đoạn đầu của Liên đại Nguyên Sinh.

    Các nhà khoa học cho rằng, dù trong thời kỳ băng giá khắc nghiệt nhất thì băng tuyết cũng chỉ bao phủ từng phần trên bề mặt Trái Đất. Họ ghi nhận thời kỳ băng hà khủng khiếp nhất, băng tuyết bao trùm một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, và gọi với cái tên quả địa cầu tuyết.

    Trái Đất lúc bấy giờ giống như một quả bóng màu trắng, với các biển băng vĩnh cửu trải dài gần tới xích đạo. Chỉ rất ít các loài thực vật có thể sống sót ở những nơi Mặt Trời chiếu đủ ấm để quang hợp trong thời kỳ này. Có một vài băng chứng khoa học cho rằng quả địa cầu tuyết chỉ xảy ra một lần cách đây 716 triệu năm trước.

    Cuộc đại tuyệt chủng kỷ băng hà và giả thuyết về Vườn Địa Đàng: Một số nhà khoa học tin rằng Vườn Địa Đàng là có thật và nó nằm ở Châu Phi. Gần 200.000 năm trước, một kỷ băng hà cực kỳ khắc nghiệt đã gây ra một cuộc tuyệt chủng hàng loạt. Chỉ có một số ít người tiền sử may mắn sống sót qua cái lạnh khủng khiếp và vô tình dạt vào bờ biển Nam Phi ngày nay. Mặc dù lúc đó, khắp nơi trên thế giới đều chìm ngập trong băng giá nhưng nơi đây lại không hề bị băng bao phủ và hoàn toàn có thể ở được với đất đai màu mỡ, thiên nhiên phong phú và hệ thống hang động tự nhiên có thể làm nơi trú ngụ.

    Trong hoàn cảnh đứng trước bờ vực tuyệt chủng và phải đấu tranh để sinh tồn của con người lúc bấy giờ, nơi đây chẳng khác nào thiên đường trên mặt đất dù số người sống sót và đến được với Vườn Địa Đàng chỉ là vài trăm người. Mặc dù còn thiếu bằng chứng thuyết phục nhưng giả thuyết về Vườn địa đàng của nhiều chuyên gia có vẻ lại phù hợp với kết quả nghiên cứu cho thấy con người có tính đa dạng di truyền ít hơn so với hầu hết các loài khác.

    Theo moitruong.com.vn

    SXSH: Giải pháp nào có thể triển khai cho ngành chế biến thủy sản?

    Chế biến thủy sản là ngành không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước, mà còn góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Song đây cũng là ngành gây ra không ít các vấn đề về môi trường nếu không được áp dụng các biện pháp về sản xuất sạch hơn (SXSH).

    Thực tế cho thấy, các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp rất nhiều lần…

    Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản luôn có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thuỷ hải sản (TCVN 5945-1995) như BOD vượt từ 10 – 30 lần, COD từ 9 -19 lần…

    Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Chlorine dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 phát tán vào không khí có thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động…

    Chế biến thủy sản là ngành không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước, mà còn góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

    SXSH có thể giúp giải quyết các vấn đề của ngành chế biến thủy sản?

    Đặc thù của ngành chế biến thủy sản là sử dụng nhiều nước, điện và đá, nên các cơ hội SXSH thường được đề xuất trong ngành chủ yếu tập trung vào mục đích tiết kiệm nước, đồng thời giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải; giảm tiêu thụ điện và tiêu thụ đá. Theo đó, các nhóm cơ hội SXSH có thể áp dụng trong ngành chế biến thủy sản bao gồm:

    Các cơ hội quản lý nội vi

    – Khóa chặt các van nước khi không sử dụng, kiểm tra đường ống để tránh hiện tượng rò rỉ, tiến hành khắc phục ngay khi có tình trạng rò rỉ;
    – Lắp đặt các van điều chỉnh tự động ngắt khi không sử dụng nước;
    – Lắp đặt lưới chắn tại các hố ga để ngăn chất thải rắn đi vào hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể gây nghẹt đường ống thoát nước;
    – Hướng dẫn thao tác thu gom chất thải rắn trước khi vệ sinh thiết bị, nền xưởng nhằm giảm tiêu hao nước;
    – Đào tạo, nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu (nước, điện, đá…) cho công nhân.

    Các cơ hội kiểm soát tốt quá trình

    – Tối ưu hóa quá trình sản xuất nước đá;
    – Tối ưu hóa quá trình đốt của lò hơi: thông qua việc đo đạc dòng khí thải từ ống khói nồi hơi để xác định mức độ tổn thất nhiệt tại nồi hơi;
    – Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng và thay mới các van bị hư hỏng, rò rỉ;
    – Cách nhiệt thiết bị luộc, hấp nhằm giảm thất thoát nhiệt;
    – Bảo ôn tốt các đường ống nhiệt nóng, lạnh, thiết kế chiều dài, các hệ thống phân phối hơi hợp lý;
    – Tối ưu hóa điều kiện làm việc (nhiệt độ, thời gian, hệ thống kiểm soát,…) của thiết bị nấu, thanh trùng… đối với các sản phẩm đồ hộp;
    – Tối ưu hóa kích thước kho, chế độ bảo quản nguyên liệu (thời gian, nhiệt độ, khối lượng, chế độ xả tuyết, tỉ lệ nước đá/nguyên liệu…);
    – Sử dụng hợp lý Chlorine để tẩy trùng.

    Áp dụng SXSH vào ngành chế biến thủy sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí. 

    Các cơ hội thay đổi nguyên vật liệu

    – Thay đổi đá to bằng đá vảy, đá tuyết (hiệu quả ướp lạnh sẽ cao hơn mà lại tốn ít đá hơn);
    – Tuyển chọn nguyên liệu có kích cỡ phù hợp với sản phẩm đang sản xuất;
    – Sử dụng nồng độ chất khử trùng Clo vừa đủ;
    – Thay đổi hóa chất tẩy rửa thiết bị hiệu quả, giảm tiêu thụ nước;
    – Thay tác nhân lạnh CFC bằng các tác nhân lạnh không chứa Cl và F.

    Các cơ hội cải tiến thiết bị, máy móc

    – Thay các van nước có kích cỡ phù hợp;
    – Sử dụng các thùng chứa nguyên liệu cách nhiệt để giảm lượng đá sử dụng;
    – Sử dụng vòi phun nước có áp lực cao và van khóa tự động;
    – Bọc cách nhiệt tốt và thay thế vật liệu cách nhiệt amiang bằng polyurethane;
    – Kho lạnh nên thiết kế nhiều buồng và có hành lang lạnh (phòng đệm);
    – Thay hệ thống chiếu sáng bằng đèn compact (tuổi thọ dài hơn, giảm tiêu tốn điện năng);
    – Lắp đặt van thoát hơi cho hệ thống luộc, hấp sản phẩm kết hợp điều khiển tự động hoặc thủ công có thể giảm thất thoát hơi nước;
    – Thiết kế, cải tạo lại khay/mâm cấp đông phù hợp với kích thước của tủ cấp đông đảm bảo thời gian cấp đông đều cho các mẻ;
    – Thay máy nén mới phù hợp với thiết bị làm lạnh nước để giảm tiêu hao điện.

    Các cơ hội cải tiến sản phẩm

    – Phân loại sản phẩm có cùng kích cỡ;
    – Sản xuất các sản phẩm thích hợp theo kích cỡ của nguyên liệu (cá nhỏ sản xuất bột cá, cá vừa đóng hộp, cá lớn fillet sao cho giảm đến mức tối thiểu phế liệu).
    Các cơ hội thu hồi và tái chế, tái sử dụng
    – Tái sử dụng nước làm mát sản phẩm sau luộc và hấp, nước giải nhiệt…(theo nguyên tắc từ sạch đến dơ);
    – Thu hồi triệt để lượng nước ngưng từ nhánh cấp hơi để tuần hoàn lại cho nước cấp vào nồi hơi;
    – Tận dụng nhiệt thải ra từ các hệ thống;
    – Tái sử dụng nước mạ băng, rả khuôn;
    – Thu gom lượng máu sau công đoạn giết mổ để chế biến thức ăn gia súc
    – Tận dụng triệt để các chất thải rắn có thể để sản xuất phụ phẩm, như: Vỏ tôm sản xuất chitin, chitosan; Xương, nội tạng cá, bạch tuộc, mực chế biến thức ăn gia súc; Thu gom mỡ cá chế biến để bán…

    SXSH không chỉ giúp doanh nghiệp chế biến thủy sản tiết giảm đáng kể chi phí mà còn đa dạng hóa sản phẩm…

    Các cơ hội thay đổi công nghệ

    – Thay cấp đông sản phẩm trong khay ở thiết bị cấp đông gió bằng thiết bị cấp đông tiếp xúc;
    – Lột vỏ, bỏ đầu, sơ chế bạch tuộc, mực, tôm không dùng nước (sơ chế khô) để giảm lượng nước sử dụng đồng thời giảm ô nhiễm nồng độ ô nhiễm trong nước thải;
    – Làm lạnh bằng phương pháp ngược dòng đối với sản phẩm sau khi luộc;
    – Kết hợp qui trình lột da và đánh vảy;
    – Làm vệ sinh khô trước khi cọ rửa bằng nước;
    – Thấm ướt sàn và thiết bị trước khi cọ rửa để chất bẩn dễ bong ra và thu gom sạch chất thải rắn trước khi cọ lần cuối.

    Như vậy, SXSH không chỉ giúp doanh nghiệp chế biến thủy sản tiết giảm đáng kể chi phí mà còn đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường… điều mà tất cả các doanh nghiệp đều hết sức quan tâm và luôn cố gắng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất.

    Theo vncpc.org

    Sử dụng smartphone quá nhiều: Tuổi thọ giảm, sắc đẹp tàn phai

    Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên sử dụng smartphone có chừng mực, nếu cứ tiếp tục sử dụng không đúng cách càng kéo dài, tuổi thọ sắc đẹp càng giảm sút.

    Mất ngủ và mắt thâm quầng

    Đa số mọi người có thói quen đọc tin tức, chơi game trước khi đi ngủ, nhưng không phải ai cũng biết rằng ánh sáng từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ cũng như hình thành quầng thâm mắt.

    Đọc tin tức, chơi game trước khi đi ngủ, ánh sáng từ màn hình điện thoại có thể gây ra rối loạn giấc ngủ.

    Ánh sáng này khiến bạn khó ngủ, nhức mỏi mắt và mệt mỏi hơn. Thêm vào đó, việc smartphone liên tục thông báo những tin tức mới từ mail, facebook, các loại game,… sẽ gây ra sự gián đoạn nhất định cho giấc ngủ cũng như ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

    Mụn ngày càng nhiều

    Theo nghiên cứu của Viện Sử học Vi sinh lâm sàng và Kháng sinh Anh (Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials), lượng vi khuẩn trên điện thoại di động còn nhiều hơn cả trên bồn cầu và giẻ lau bếp.

    Việc thường xuyên “nấu cháo” điện thoại, áp màn hình điện thoại lên mặt sẽ khiến một lượng lớn vi khuẩn trên màn hình điện thoại có điều kiện tấn công da mặt. Một số người còn có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, điều này là cơ hội cực lớn cho vi khuẩn gây mụn cho da tồn tại và phát triển. Thêm vào đó, việc lười vệ sinh, lau chùi màn hình điện thoại cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến làn da mắc mụn.

    Thương tổn và dị ứng da mặt

    Một số người dị ứng với Nikel, Cobalt và Chromium cần lưu ý trong quá trình sử dụng điện thoại do đây là những thành phần gần như không thể thiểu trong quy trình sản xuất điện thoại di động, nó có thể sẽ khiến bạn ngứa ngáy khắp người, thậm chí viêm da mà không hiểu vì sao. Cũng như nhiều đồ dùng điện tử khác, điện thoại di động sẽ nóng lên sau một thời gian sử dụng liên tục. Điều này sẽ khiến làn da mặt nhạy cảm của bạn bị thương tổn, kích thích sản sinh thêm melanin, hình thành các vết nám và đốm đen trên da mặt.

    Sớm hình thành nếp nhăn 

    Thói quen nheo mắt để đọc những dòng chữ nhỏ xíu trên màn hình điện thoại sẽ tạo thành những nếp nhăn nơi khóe mắt.

    Thói quen nheo mắt để đọc những dòng chữ nhỏ xíu, dày đặc trên màn hình điện thoại sẽ nhanh chóng mang về những nếp nhăn già nua nơi khóe mắt. Không những vậy, việc thường xuyên cúi xuống nhìn màn hình điện thoại còn tạo ra nọng mỡ dưới cằm và khiến bạn đau mỏi khớp cổ, vai, gáy.

    Nói chuyện trên điện thoại di động càng ít càng tốt

    Sử dụng điện thoại di động quá thường xuyên có thể gây lão hóa sớm. Bức xạ điện từ làm hại các tế bào máu, ảnh hưởng đến các enzym gan, các tuyến nội tiết, cơ, tim, tủy xương và phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố.

    Cách bảo vệ sức khỏe và làn da khi sử dụng smartphone

    Chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế tác hại của smartphone với tuổi thọ sắc đẹp bằng các thao tác rất đơn giản như:

    – Vệ sinh điện thoại thường xuyên, bạn có thể sử dụng tăm bông để lau chùi kĩ lưỡng các khe của điện thoại. Thêm vào đó, cũng không nên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh hay khi nấu nướng, lau dọn nhà cửa.

    – Không nghe điện thoại khi điện thoại quá nóng hoặc sử dụng tai nghe nếu phải nghe điện thoại trong một thời gian dài. Nâng điện thoại lên ngang mặt khi nhắn tin để tránh mỏi cho khớp vai và cổ.

    – Sử dụng một số loại kem hoặc gel dưỡng ẩm cho da. Thường xuyên sử dụng xịt khoáng khi phải ngồi lâu với máy tính, điện thoại. Uống đủ lượng nước cần thiết, mát xa cho da, có thể sử dụng thêm một số loại mặt nạ như mặt na dưa leo, cà chua, trái bơ…

    Theo moitruong.com.vn

    Cách phân loại rác thải có thể giúp bạn tận dụng tài nguyên

    Khi biết phân loại rác hợp lý, bạn có thể dễ dàng kiếm thêm một ít tiền tiêu vặt từ việc bán phế liệu, cũng như sử dụng tài nguyên một cách phù hợp nhất.

    Việc xử lý rác thải gia đình hiệu quả sẽ giúp môi trường sống trở nên tốt hơn. Vì vậy, chúng ta cần biết cách phân loại rác thải sinh hoạt cho đúng.

    Việc xử lý rác thải gia đình hiệu quả sẽ giúp môi trường sống trở nên tốt hơn.

    Cần giảm lượng rác thải ra môi trường

    Cách tốt nhất để làm xử lý rác thải sinh hoạt là giảm lượng rác được thải ra. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các bao bì tái sử dụng để sau khi dùng xong có thể bán cho người thu mua phế liệu.

    Quản lý rác hợp lý

    Hãy thận trọng khi mua sắm và cố gắng hạn chế sử dụng túi nylon, thay vào đó bạn có thể dùng túi vải đựng đồ để dùng được nhiều lần. Càng ít thải rác, chúng ta càng góp phần giúp cho môi trường Việt Nam được cải thiện.

    Lựa chọn chất liệu tái sử dụng

    Tất nhiên là bạn không thể nào hạn chế hoàn toàn việc phải dùng tới bao bì đựng đồ, do đó hãy cố gắng sử dụng các bao bì có thể tái chế được.

    Bạn cũng có thể giảm một nửa công việc xử lý rác thải bằng cách mua sắm hợp lý, vừa giúp giảm rác thải vừa bảo vệ môi trường.

    Phân loại rác

    Để góp phần bảo vệ môi trường, điều quan trọng là bạn phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng cách để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia đúng loại.

    Người ta ước tính rằng hơn hai triệu tấn chất thải trong các bãi rác ở Việt Nam thực sự là những chất thải có thể thu gom đồng nát được. Vì thế, điều quan trọng nhất là bạn cần biết những gì có thể và không thể tái chế.

    Khi phân loại chất thải, hãy bỏ các đồ có thể tái chế như thẻ nhựa, giấy, các đồ nhựa, kim loại, thủy tinh và vải vào một thùng rác riêng và đặt ở xa thùng chứa rác thải sinh hoạt.

    Theo moitruong.com.vn

    Khói thuốc lá và ô nhiễm không khí nguyên nhân chính gây ung thư phổi

    Các chuyên gia y tế cảnh báo trong số các nguyên nhân gây ra ung thư phổi, có thể thấy thuốc lá và ô nhiễm không khí là những yếu tố đáng lưu ý nhất, nhưng đáng lo hơn, những yếu tố này càng nghiêm trọng hơn khi nhiều quốc gia chưa có chính sách kiểm soát hiệu quả.

    Cụ thể, ở Trung Quốc, quốc gia sản xuất 40% tổng số thuốc lá toàn cầu và thường xuyên đối mặt với hiểm họa sương khói đầy độc hại ở các thành phố lớn thì đồng thời cũng chiếm hơn 1/3 tổng số ca chết vì ung thư phổi trên toàn cầu.

    Các chuyên gia cho rằng, chỉ có 5% tới 10% của tất cả các trường hợp ung thư có thể cho là do lỗi gene. Trong khi đó, có tới 90% đến 95% là căn nguyên từ môi trường và lối sống. Theo đó, tác hại từ việc hút thuốc, béo phì, ô nhiễm môi trường và thực phẩm công nghiệp là nguyên nhân chính gây ra ung thư.

    Theo báo cáo Ung thư Thế giới của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư Quốc tế thuộc WHO, số ca mắc bệnh ung thư trên thế giới có khả năng sẽ tăng thêm 22 triệu người mỗi năm trong vòng 2 thập kỷ tới.

    Khói thuốc và ô nhiễm không khí được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo.

    Những bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường

    Đột quỵ: Ô nhiễm không khí lần đầu tiên được xác định là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ dẫn tới tàn tật và tử vong ở người, chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế, được đăng tải trên Tạp chí Thần kinh học (The Lancet Neurology). Ước tính, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó có gần 6 triệu người tử vong và 5 triệu người bị tàn tật như mất khả năng nhìn, nói, liệt người và lẩn thẩn.

    Tăng huyết áp: Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức tìm hiểu ảnh hưởng của không khí ô nhiễm lên huyết áp người dân năm 2000 – 2003 cho thấy loại ô nhiễm này đang là kẻ thù giấu mặt của bệnh tim – căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở cư dân đô thị. Khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong một thời gian dài, huyết áp tăng lên rõ rệt. Ở nữ giới, bệnh tăng huyết áp do ô nhiễm không khí cao hơn ở nam giới. Thống kê cho thấy có khoảng 10 triệu người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp trong năm 2014 và con số này không ngừng tăng lên theo từng năm.

    Bệnh bụi phổi: Bệnh bụi phổi có thể gây nên do nhiều loại bụi vô cơ và bụi hữu cơ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là bụi vô cơ silic. Bụi vô cơ gồm có loại bụi trơ như bụi than, bụi sắt, bụi silic, bụi xi măng, bụi cao lanh, bụi đá, bụi sa thạch, bụi granit, bụi mica, bụi thạch anh… Ngoài ra còn có loại bụi có hoạt tính hóa học như bụi silic, bụi amiăng, bụi magie, bụi berili…

    Thời gian tiếp xúc với không khí có chứa nhiều bụi bẩn càng lâu, nồng độ bụi trong không khí càng cao thì diễn biến bệnh càng nặng và càng tăng nhanh thời gian bị mắc bệnh. Thông thường thời gian tiếp xúc cần thiết để người có thể mắc bệnh bụi phổi loại bụi silic mất khoảng từ 5 đến 10 năm.

    Bệnh tâm thần phân liệt: Theo một nghiên cứu mới đây thì việc tiếp xúc sớm với ô nhiễm không khí gây ra các biến đổi có hại ở não, tương tự như những gì chúng ta quan sát được ở bệnh tự kỷ hay tâm thần phân liệt. Đối với con người, tâm thần phân liệt khiến người bệnh rối loạn khả năng tư duy, mất ý thức muốn làm việc, dần dần trở nên cách ly với xã hội.

    Béo phì: Các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng hít thở thường xuyên không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa gây ra các bệnh tiểu đường, béo phì. Một nghiên cứu được thực hiện trước đó tại miền Nam bang California cũng cho thấy nơi có mật độ dân số cao và không khí ô nhiễm nặng nề, chỉ số cân nặng của người dân thường cao hơn so với các khu vực khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại New York cũng chỉ ra ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến việc mang thai cũng như chứng béo phì ở trẻ em.

    Ngăn ngừa bệnh hiểm nghèo bằng cách nào?

    Theo WHO, hơn 30% các ca chết vì ung thư có thể được ngăn ngừa nếu chúng ta điều chỉnh hay tránh các tiếp xúc với nhân tố gây bệnh quan trọng như tránh thuốc lá vốn là yếu tố quan trọng nhất gây ra 22% tổng ca chết vì ung thư toàn cầu cũng như khoảng 71% ung thư phổi, hạn chế béo phì, có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh với việc dùng nhiều trái cây và hoa quả.

    Chúng ta cũng nên vận động nhiều hơn, giảm sử dụng rượu bia, quan hệ tình dục an toàn để tránh nhiễm virut HPV vốn có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Còn về mặt nhà nước, một chính sách giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các đô thị lớn là điều nên được tiến hành.

    Theo moitruong.com.vn

    Vì sao cần lồng ghép Sản xuất sạch hơn và Sử dụng năng lượng hiệu quả?

    Sản xuất sạch hơn (SXSH) và Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) là những chiến lược có tác động mạnh mẽ nhằm giảm chi phí và tạo ra lợi nhuận từ việc giảm phát sinh chất thải. Việc lồng ghép hai chiến lược này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích hơn – cả về khía cạnh môi trường và kinh tế.

    Sản xuất sạch hơn – Trọng tâm là dòng vật liệu

    SXSH là một chiến lược mang tính phòng ngừa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tiêu thụ các nguyên vật liệu. SXSH tập trung chủ yếu vào các quy trình và việc giảm thiểu các đầu vào của các quy trình đó.

    Đây là một phương pháp tư duy mới và sáng tạo về sản phẩm và quy trình, trong đó liên tục áp dụng các chiến lược nhằm ngăn ngừa và/hoặc giảm sự phát sinh chất thải. Người thực hành SXSH dựa vào phương pháp luận SXSH đã được xác lập nhằm nhận diện và triển khai giải pháp.

    SXSH là một chiến lược mang tính phòng ngừa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tiêu thụ các nguyên vật liệu.

    Như vậy, khái niệm SXSH giúp kết hợp các cơ hội tăng trưởng thực sự với hiệu quả sử dụng nguyên liệu tối ưu. Tuy nhiên, vì SXSH được phát triển bắt nguồn từ những mối lo ngại về môi trường liên quan đến ô nhiễm vật lý phát sinh từ các dòng thải nguyên liệu và phát thải nên các cấu phần của nó và những người thực hành đều chú trọng đến vấn đề bảo toàn nguồn nguyên liệu. Nhìn chung, SXSH không giải quyết những vấn đề tổng năng suất sử dụng tài nguyên, và các khía cạnh khác của năng suất như bảo toàn năng lượng, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật giá trị… chưa được lồng ghép vào khái niệm này. Bên cạnh đó, SXSH, theo định nghĩa, cũng không bao hàm các giải pháp “cuối đường ống”.

    Sử dụng năng lượng hiệu quả – trọng tâm là giảm chi phí

    Những nỗ lực cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả bắt đầu được tiến hành vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, chủ yếu là do nhu cầu giảm chi phí sản xuất. Dù cho năng lượng là đầu vào thiết yếu của nhiều quy trình thì cũng không nhất thiết phải là một thành phần chi phí quan trọng nhất.

    Điều này giải thích tại sao những người thực hành SDNLHQ có xu hướng chú trọng vào thiết bị chuyển hoá năng lượng (ít rủi ro hơn về việc làm phá vỡ quy trình) và luôn tránh các giải pháp SDNLHQ có liên quan đến quy trình (mang tính chất rủi ro hơn).

    Lợi ích của việc tích hợp SXSH và SDNLHQ

    Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp sẽ giúp mang lại những lợi ích sau:

    Gói dịch vụ mở rộng mang lại lợi ích lớn hơn: Khi tài nguyên được định giá ở mức thấp (hoặc có thể được trợ giá) và/hoặc các vấn đề môi trường chưa được xem là quan trọng thì giải pháp SXSH tự nó có thể không thu hút được nhiều sự quan tâm. Lúc đó, nếu kết hợp với lợi ích từ SDNLHQ có thể đề xuất một gói giải pháp hấp dẫn hơn.

    SXSH-SDNLHQ có thể giúp tạo ra những sản phẩm thực sự thân thiện với môi trường sinh thái.

    Tương tự, vấn đề giảm tiêu hao năng lượng trong thời điểm giá năng lượng giảm xuống có thể được quan tâm hơn khi kết hợp với SXSH. Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp đúc rút từ số lượng lớn hơn những thực hành sản xuất tốt nhất nên mang lại các giải pháp kinh doanh toàn diện và có nhiều lợi ích hơn về mặt kinh tế.

    Thị phần của sản phẩm được mở rộng hơn

    SXSH-SDNLHQ có thể giúp tạo ra những sản phẩm thực sự thân thiện với môi trường sinh thái. Sản phẩm “xanh”, bảo đảm cả nhãn đánh giá tính sinh thái và năng lượng, nên sẽ giúp sản phẩm có thêm lợi thế cạnh tranh – có thể giành được thị phần tốt hơn.

    Việc tích hợp bảo đảm cho tính bền vững của các giải pháp SDNLHQ

    Cho đến nay, tiếp cận SDNLHQ đang thịnh hành, về bản chất, có định hướng theo nhiệm vụ (kiểu “kê toa”) vì thế không được xem là hoạt động quản lý hàng ngày tại doanh nghiệp. Một tình trạng phổ biến là các chương trình SDNLHQ kết thúc ngay khi các nhà tư vấn rời khỏi công ty và kết quả là các chương trình vẫn mang tính rời rạc và diễn ra trong thời gian ngắn.

    Ngược lại, áp dụng liên tục là một đặc điểm chính của SXSH. Khi SXSH và SDNLHQ tích hợp, khái niệm “liên tục” mở rộng cho SDNLHQ và do đó đảm bảo tính bền vững lâu dài cho thực hiện SDNLHQ.

    Hỗ trợ thực hiện các hiệp định và nghị định thư toàn cầu

    Trong những năm gần đây một loạt các hiệp định và nghị định thư của khu vực và toàn cầu đã được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng.

    SXSH-SDNLHQ có thể giúp kiểm soát những vấn đề này dễ dàng hơn so với khi chỉ áp dụng SXSH hay SDNLHQ đơn lẻ. Một số quốc gia ban hành luật về SXSH, một số quốc gia khác lại ban hành luật về SDNLHQ; nếu kết hợp hai luật này sẽ giúp thực hiện đồng thời những biện pháp bảo toàn nguyên vật liệu và năng lượng. Nhóm công tác SXSH-SDNLHQ có thể đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ chính phủ một quốc gia đạt được mục tiêu này.

    Bớt lặp lại nhiệm vụ và tạo ra sự đồng vận giữa các mục tiêu của SXSH và SDNLHQ

    Khi không tích hợp, các chuyên gia SXSH và SDNLHQ mất nhiều thời gian để thu thập và phân tích dữ liệu một cách riêng biệt và sau đó thực hiện các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng cũng theo cách đơn lẻ. Khi tích hợp, nỗ lực chung và đồng thời sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian thu thập và phân tích dữ liệu, như vậy, sẽ dẫn đến nhiều cách thức đơn giản hơn để giải quyết những vấn đề độc lập về lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng.

    Dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn

    Có những nguồn vốn trong khu vực và trên toàn cầu chỉ dành cho SXSH hoặc chỉ dành cho SDNLHQ. Theo đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả những nguồn vốn này bằng cách tích hợp SXSH-SDNLHQ.

    SXSH-SDNLHQ mở đường cho việc thực hiện Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS)

    Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp, với phương pháp luận của mình sẽ giúp dễ dàng triển khai và duy trì một Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) toàn diện hơn.

    Theo VNCPC

    Sự thật đáng giật mình về chất tạo ngọt 

    Chất tạo ngọt nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trong thực phẩm nhằm thay thế cho đường tuy nhiên, tuy nhiên chúng cũng được cho là nguyên nhân phá vỡ hệ vị sinh đường ruột, làm gia tăng nguy cơ mắc bép phì, tiểu đường.

    Chất tạo ngọt từng được coi là lựa chọn thay thế lành mạnh cho đường bởi chúng không tạo ra calo. Trong khi đó những loại đường như glucose có thể kích thích giải phóng insulin, một loại hoóc môn điều hòa lượng đường trong máu, nồng độ glucoso cao ở bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 có thể làm tổn thương dây thần kinh, thận, mạch máu và tim.

    Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những chất tạo ngọt này có thể làm thay đổi các quá trình trao đổi chất lành mạnh theo những cách khác, đặc biệt trong ruột.


    Chất tạo ngọt có thể phá vỡ hệ vị sinh đường ruột, làm gia tăng nguy cơ mắc bép phì, tiểu đường.

    Sử dụng lâu dài các chất tạo ngọt này làm tăng nguy cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Chất tạo ngọt nhân tạo như saccharin, đã được chứng minh là thay đổi loại và chức năng của hệ vi sinh đường ruột. Còn aspartame, một chất tạo ngọt có mặt trong hơn 6000 sản phẩm trên thế giới có thể làm giảm hoạt động của một enzyme đường ruột bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2 và có thể gây ra sự rối loạn chuyển hóa.

    Chất tạo ngọt cũng đã được chứng minh làm thay đổi hoạt động của não liên quan đến việc ăn thức ăn ngọt. Một xét nghiệm điện não đồ (MRI) nghiên cứu hoạt động của não bằng cách đo lưu lượng máu, cho thấy chất tạo ngọt sucralose, so với đường thông thường, làm giảm hoạt động trong amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác và trải nghiệm ăn uống.

    Những phát hiện này báo hiệu rằng người tiêu dùng và các chuyên gia y tế cần kiểm tra các những lợi ích sức khỏe của các sản phẩm này. Chất ngọt có ở mọi nơi, từ đồ uống đến nước sốt salad, từ bánh quy đến sữa chua, và chúng ta phải nhận thức rằng không có gì đảm bảo rằng những hóa chất này sẽ không làm tăng gánh nặng bệnh chuyển hóa trong tương lai.

    Theo Vietq