29 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 420

    Tái chế CO2 thành nhiên liệu và hóa chất

    0

    Hiện có hai quá trình phục vụ cho việc tái chế carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu và hóa chất nhưng cả hai quá trình này đều tiêu tốn năng lượng, chưa thực sự hiệu quả hay thân thiện với môi trường do năng lượng bên trong phản ứng CO2 thấp.

    Theo CNRS, CO2 được biết đến bởi tác động của nó đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên nó ít được biết đến như các chất phế thải thông thường khác là có thể được tái chế thành nhiên liệu và hóa chất.

    Phương pháp tái chế CO2 thân thiện với môi trường

    Hiện nay, có hai quá trình phục vụ cho việc tái chế CO2 thành nhiên liệu và hóa chất nhưng cả hai quá trình này đều tiêu tốn năng lượng, chưa thực sự hiệu quả hay thân thiện với môi trường do năng lượng bên trong phản ứng CO2 thấp. Các nhà hóa học thuộc SIS2M1 tại Saclay đã tìm ra được phương pháp mới để tái chế CO2 một cách có hiệu quả nhất.

    Đầu tiên là phương pháp xử lý “ngang” theo kiểu truyền thống, các nguyên tử cacbon được “chức năng hóa” , nghĩa là làm cho nó tạo được những liên kết mới với oxi, nitơ, và các nguyên tử cacbon còn lại để có thể dễ dàng kết hợp vào vật liệu, ví dụ như nhựa polyme phân hủy sinh học (polycacbonat).


    Chúng ta đang tiến gần đến cuộc cách mạng tái chế CO2.

    Tiếp theo là phương pháp xử lý “dọc” nhằm làm giảm lượng khí CO2, trong đó cung cấp năng lượng cho phản ứng CO2 bằng cách kết hợp các nguyên tử hyđro để tạo ra những phân tử mới như axit fomic, focmanđêhyt hay metanol.

    Thibault Cantat, trưởng một nhóm nghiên cứu thuộc SIS2M, đã kết hợp hai phương pháp trên thành một phương pháp mới hay còn gọi là phương pháp “chéo”. Trong phương pháp mới này các phân tử cacbon được kết hợp thành những hóa chất trong khi vẫn đem lại năng lượng cho phản ứng CO2.

    Ứng dụng phương pháp mới này, các nhà nghiên cứu có thể tái chế CO2 thành focmamit là chất được sử dụng nhiều trong dệt may, dược phẩm và vật liệu dính. Trong khi trước đây, focmamit chỉ có thể tách từ hyđrocacbon.

    Ông Cantat cũng cho biết rằng: “Áp dụng phương pháp này thì lợi ích tăng gấp hai lần, không chỉ làm giảm sự phụ thuộc vào hyđrocacbon mà còn loại bỏ một quá trình gây ô nhiễm môi trường cao.”

    Vì theo các phương pháp truyền thống, khi tổng hợp focmamit từ hyđrocacbon đòi hỏi các khí độc hại phải được xử lý ở nhiệt độ cao, trong khi sử dụng phương pháp “chéo”, các chất hóa học được sử dụng ở đây rẻ và không độc hại, phản ứng xảy ra ở áp suất và nhiệt độ thấp.

    Bên cạnh đó, phương pháp này có thể áp dụng được với các chất hóa học khác, với việc sử dụng chất khử và các chất phản ứng chức năng khác. “Ví dụ khi thay thế amin bằng rượu, sẽ làm cho phản ứng có thể tổng hợp các dạng akyl và hóa dầu thường được sử dụng trong thuốc trừ sâu và dược phẩm”, Thibault Cantat kết luận.

    Cuối cùng, để làm cho phương pháp này hoàn toàn bền vững, các nhà nghiên cứu đang tìm cách để tái chế các chất khử bằng nguồn năng lượng cacbon thấp như năng lượng mặt trời hay điện phân.

    Cuộc cách mạng tái chế khí CO2

    Theo báo Khoahocphattrien.vn mỗi năm, chúng ta phát thải hàng tỷ tấn khí thải carbon dioxide (CO2) vào bầu khí quyển, làm gia tăng các mối đe dọa của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, theo Science. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta có thể tái chế tất cả khí thải CO2 một cách dễ dàng, sau đó chuyển nó thành một thứ gì đó hữu ích?

    Bằng cách thêm điện, nước và một loạt chất xúc tác, các nhà khoa học có thể biến đổi CO2 thành carbon monoxide (CO) và metan (CH4). Sau đó họ kết hợp những sản phẩm này thành nhiều loại nhiên liệu hydrocacbon phức tạp hơn như butan (C4H10). Hiện nay, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chúng ta có thể đang tiến gần đến một cuộc cách mạng tái chế CO2 – thu khí CO2 từ nhà máy điện và thậm chí có thể trực tiếp từ khí quyển, sau đó chuyển đổi thành nhiên liệu, theo bài báo đăng trên tạp chí Joule hôm 29/3.

    Science đã nói chuyện với Phil De Luna, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto ở Canada, về cách thức tái chế CO2 và tương lai của những công nghệ này.

    Hỏi: Tại sao phải tái chế CO2?

    Đáp: Các nước phát triển đã và đang phát thải khí CO2 một cách “vô tội vạ” trong khoảng thời gian dài. Nhưng tôi có thể tưởng tượng một ngày nào đó, toàn bộ năng lượng con người sử dụng được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Tất cả sản phẩm hydrocarbon – nhiên liệu dùng để tích trữ năng lượng dài hạn hoặc sưởi ấm ngôi nhà của bạn trong mùa đông – đều có thể bắt nguồn từ việc chuyển đổi CO2. Khi điều này xảy ra, CO2 trở thành một cách để lưu trữ năng lượng tái tạo ở dạng hóa học trong thời gian dài, thay vì chỉ là khí thải.

    Hỏi: Ý tưởng bắt nguồn từ đâu?

    Đáp: Ý tưởng bắt nguồn từ quang hợp nhân tạo. Chúng tôi đang tìm cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật để thu khí CO2, năng lượng tái tạo và nước nhằm chuyển đổi loại khí này thành nhiều sản phẩm có giá trị hơn .

    Hỏi: Công nghệ này biến đổi CO2 thành nhiên liệu như thế nào?

    Đáp: Nó giống như một pin nhiên liệu có cực âm và cực dương. Tại cực dương, nước được tách thành proton và khí oxy. Tại cực âm, CO2 trải qua các quá trình điện hóa để tạo thành những hợp chất có giá trị hơn như carbon monoxide (CO), metan (CH4), ethylene (C2H4).

    Hỏi. Dường như các ông tạo ra được rất nhiều phân tử từ quá trình này. Vậy kiểm soát sản phẩm hình thành như thế nào?

    Đáp: Chúng tôi đã có một cách tiếp cận kinh tế, xem xét tất cả các nhiên liệu hydrocarbon có thể tạo ra từ CO2. Phân tử càng có nhiều nguyên tử carbon thì càng cần nhiều năng lượng hơn để tạo ra chúng. Vì vậy, đối với công nghệ hiện tại, chúng tôi hướng tới việc tạo ra các phân tử có ít nguyên tử carbon hơn như ethylene (C2H4) hoặc carbon monoxide (CO). Sau đó biến đổi chúng thành những sản phẩm khác.

    Hỏi: Những phương pháp nào khác có thể được sử dụng để tái chế CO2 trong tương lai?

    Đáp: Một trong những phương pháp có thể áp dụng trong tương lai là quang xúc tác (photocatalysis). Ngoài ra, các hệ thống lai sinh học (biohybrid) kết hợp điện xúc tác (electrocatalysis) hoặc quang xúc tác với enzyme hoặc vi khuẩn để chuyển đổi CO2 thành những hóa chất tốt hơn.

    Theo moitruong.com.vn

    Nước ô nhiễm có thể trở thành nước uống nhờ thiết bị đặc biệt

    0

    Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra nước uống từ hầu hết nguồn nước ô nhiễm hoặc nước biển, ngay cả nước từ biển Chết. Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ phát triển đã được công bố trong tạp chí Nature Nanotechnology.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ) đang phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với vật liệu hydrogel hấp thụ ánh sáng để lọc nước bằng phương pháp chưng cất.

    Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt. Tuy nhiên, các công nghệ chưng cất nước hiện tại như chưng cất đa giai đoạn và chưng cất đa tác động rất tốn kém, vì tiêu tốn nhiều năng lượng và cần có cơ sở hạ tầng hiện đại.

    Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt.

    Thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời được làm từ vật liệu hydrogel với đặc tính hấp thụ ánh sáng. Cấu trúc nano của hydrogel giúp tận dụng được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn mà không cần sử dụng thiết bị quang học hỗ trợ tập trung ánh sáng, qua đó đẩy nhanh quá trình bay hơi. Hơi nước sau đó được xử lý, ngưng tụ thành nước sạch và được đựng trong trong bình chứa.

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với mẫu nước lấy từ biển Chết có độ mặn khoảng 34% (gấp 10 lần độ mặn của nước biển thông thường). Nước sau khi lọc đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA).

    Kết quả thử nghiệm cho thấy nước sau khi lọc đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Theo Fei Zhao, thành viên trong nhóm nghiên cứu, công nghệ mới chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời để làm bay hơi nước và loại bỏ tạp chất. Phương pháp này đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

    “Năng lượng Mặt Trời là nguồn nhiệt tiềm năng và bền vững nhất, đây là giải pháp tuyệt vời để chưng cất nước và khử muối”, Zhao cho biết.

    Theo moitruong.com.vn

    Khởi động dự án hóa học xanh

    0

    Ngày 06/04/2018, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Hóa chất, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Áp dụng hóa học xanh tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh, giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất POPs và hóa chất nguy hại”.

    “Đây là dự án đầu tiên về hóa học xanh được triển khai ở Việt Nam và Đông Nam Á với mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng và phát thải những hóa chất cần lưu tâm khác không nằm trong danh mục kiểm soát của các thỏa thuận môi trường đa phương. Dự án có 3 mục tiêu từ việc tạo môi trường pháp lý, nâng cao nhận thức và thử nghiệm thực tế sẽ giúp giảm được phát thải và sử dụng POPs,” Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP, Trưởng phòng Môi trường và Biến đổi khí hậu, cho biết.

    Ông nói thêm rằng “Việt Nam là 1 trong những nước đi tiên phong về các vấn đề POPs và có nhiều kinh nghiệm xử lý các chất POPs tồn dư từ thời chiến tranh cho đến bây giờ. Chính vì thế UNDP và GEF rất kỳ vọng Việt Nam đi tiên phong và đặt nền móng, đưa ra các bài học và thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực này.”

    Bà Christine Wellington Moore – Cố vấn khu vực của UNDP – đã giới thiệu tổng thể các hoạt động, khung kết quả của dự án cũng như các hợp phần sẽ được triển khai ở Việt Nam. “Hóa học xanh không phải mới nhưng đây là vấn đề không dễ thực hiện, nên chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến của các bên liên quan trong hội thảo ngày hôm nay”.

    Ở Việt Nam, trong khi ngành hoá chất và sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số hoá chất độc hại và quá trình sản xuất chúng cũng như các sản phẩm có chứa hoá chất đó ngày càng trở thành mối quan tâm của Chính phủ do các tác động của chúng đối với sức khoẻ con người, môi trường và các hệ sinh thái.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam.

    Dự án này tuân thủ theo 12 nguyên tắc của hóa học xanh. Đó là: Ngăn ngừa [phát sinh] chất thải, tối đa hóa việc tiết kiệm nguyên tử, phát triển các quá trình tổng hợp hóa học ít độc hại hơn, phát triển các sản phẩm và hóa chất an toàn hơn, sử dụng các dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng các nguyên liệu có thể tái sinh, tránh làm phát sinh phụ phẩm, sử dụng chất xúc tác để tăng hiệu suất phản ứng, phát triển các hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng, quan trắc và phân tích theo thời gian thực tế để ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Mianmata.

    Dự án sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) và giúp giảm phát thải không chủ định chất POPs (U-POPs), thông qua những hoạt động giới thiệu về các cách tiếp cận hóa học xanh trong sáu nghành công nghiệp tại Việt Nam: Mạ crôm, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất nhựa, dệt, hóa chất bảo vệ thực vật và dung môi – sơn. Những hướng dẫn cụ thể cho từng ngành sản xuất sẽ được xây dựng, đồng thời lồng ghép những cách tiếp cận hóa học xanh vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP, dự án được thực hiện trong vòng 3 năm tại Việt Nam.

    Theo moitruong.com.vn

    Ống thoát hiểm giúp cứu mạng người dân khi nhà cao tầng cháy

    Với chiếc ống thoát hiểm thần kỳ này, hàng trăm người có thể được cứu chỉ trong vòng vài phút nếu không may có xảy ra cháy tại các tòa nhà cao tầng.

    Sự phát triển chóng mặt của bất động sản, trong đó có rất nhiều các chung cư cao tầng với mật độ dân cư lớn. Công tác cứu hộ tại những địa điểm như trên mỗi khi không may xảy ra cháy vẫn là luôn là bài toán khó, mối lo thường trực không chỉ của chính quyền mà còn cả người dân.

    Từ những suy nghĩ đó, một hệ thống ống thoát hiểm đã được ông Eric Hooper nghiên cứu và cho ra đời với mục đích đưa ra lối thoát hiểm nhanh nhất cho người dân trong khi chờ lực lượng chức năng tới.


    Được thiết kế bằng chất liệu chống cháy, ống thoát hiểm được thiết kế với nhiều tầng. Đầu vào của mỗi ống thoát hiểm có thể dễ dàng được lắp đặt tại bất cứ tầng nào tùy theo nhu cầu, điều này giúp người dân khi sinh sống tại mỗi tầng có thể thoát hiểm nhanh nhất thay vì phải chạy lên tầng thượng như hiện nay.

    Đầu vào của mỗi ống thoát hiểm khá đơn giản, đủ để một người tuột xuống một lần. Theo tính toán về cách thức hoạt động của ống thoát hiểm, chỉ trong khoảng thời gian 20 phút là đủ để gần 100 người thoát khỏi đám cháy từ các tầng cao.

    Cũng có lo ngại về an toàn khi người dân tuột xuống qua ống thoát hiểm liệu có bị mất kiểm soát nhưng thực tế kiểm định, chất lượng ống thoát hiểm hiện phù hợp cho các tòa nhà cao từ 15 đến 25 tầng.


    Hiện chi phí cho hệ thống ống thoát hiểm của ông Hooper có mức giá khoảng 220 triệu cho tới 4,4 tỷ VND.

    Theo Swns.com

    Nông sản hữu cơ Việt Nam tìm lối vào Mỹ, Pháp

    Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng sản phẩm theo những tiêu chí cao để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế.

    Xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nên cơ hội cho thực phẩm hữu cơ cực kỳ lớn. Mỹ và các nước EU cũng rất chuộng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Đã có một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản hữu cơ sang các thị trường này nhưng còn đơn lẻ, quy mô nhỏ, chủ yếu thăm dò thị trường.

    Không có hàng để bán

    Nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ gạo, mới đây Công ty CP Thực phẩm Bích Chi (tỉnh Đồng Tháp) “âm thầm” xuất hiện trong danh sách các DN Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Chứng nhận này là “giấy thông hành” để Bích Chi bán bánh tráng hữu cơ vào Mỹ với giá cao gấp 2 lần bánh tráng thường.

    Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) đã xuất khẩu thử vài lô gạo đi Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) với giá khá tốt. Theo ông Phạm Thái Bình, giám đốc công ty, nhu cầu tiêu dùng gạo hữu cơ tại châu Âu khá lớn nhưng công ty chưa dám chào bán rộng rãi vì không có hàng bán. Hiện Trung An có 100 ha trồng lúa hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế, sản lượng ít nên trước mắt ưu tiên cho thị trường nội địa.

    Đã xây dựng được thương hiệu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc nhưng đến nay, Công ty Vinamit chỉ mới bán khoảng 100-200 tấn hàng hữu cơ sang 2 thị trường này. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, cho biết hiện công ty chưa dám nhận đơn hàng nhiều hơn vì ngại rủi ro. Vinamit cũng tham gia chào hàng vào Pháp nhưng chủ yếu đi để biết nhu cầu thị trường chứ không đủ năng lực sản xuất để cung ứng.

    “Năng lực của mình đến đâu thì kết nối thị trường đến đó. Giá sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đang rẻ so với một số nước nhưng nếu xuất khẩu dạng tươi sống thì rẻ cũng hóa mắc, làm sản phẩm sơ chế hoặc tinh chế sẽ có lợi nhuận tốt hơn” – ông Viên cho biết.

    Đại diện Công ty CP Thương mại Dịch vụ Mùa (sở hữu hệ thống cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ Organica) cho biết về nông sản hữu cơ, khách nước ngoài quan tâm nhiều đến các mặt hàng từ Việt Nam gồm: hạt điều, tiêu, dầu dừa, gừng, nghệ… Hiện Organica chỉ mới trồng được gừng và nghệ nhưng sản lượng còn rất thấp trong khi khách yêu cầu cả container nên không dám nhận đơn hàng.

    “Đặc điểm của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hiện nay là quy mô còn nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao. Nếu có được chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư từ nhà nước thì sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia với quy mô sản xuất lớn, giá thành hạ sẽ tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam. Hiện các nước nhập khẩu đều tăng hàng rào kỹ thuật về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên nông sản thường sẽ khó xuất khẩu hơn trong khi hàng hữu cơ thì không phải lo về vấn đề này” – đại diện Organica phân tích.

    Một số sản phẩm chế biến từ gạo hữu cơ chuẩn bị xuất khẩu đi Nhật.  Ảnh: NGỌC ÁNH

    Cần xây dựng thị trường

    Theo các DN, nông sản hữu cơ Việt Nam đang có nhiều cơ hội ở EU vì đây là thị trường lớn, ổn định; phía EU cũng đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng về nông nghiệp hữu cơ, nếu DN Việt chịu khó thì sẽ có nhiều cơ hội hợp tác, gia nhập và phát triển ổn định với họ. Tuy nhiên nếu để DN làm riêng lẻ, tự mò mẫm tìm thị trường, đối tác thì cơ hội thành công không cao mà cần có sự dẫn dắt, tổ chức của các cơ quan xúc tiến thương mại. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, nếu các cơ quan hoặc tổ chức đứng ra tiên phong xây dựng thị trường cho DN hữu cơ, làm cầu nối đưa sản phẩm hữu cơ ra thị trường thế giới thì khách hàng quốc tế sẽ biết đến sản phẩm hữu cơ Việt Nam nhiều hơn, cơ hội bán hàng qua đó sẽ tăng lên.

    Ông Võ Minh Khải – Tổng Giám đốc Công ty Viễn Phú Organic và Healthy Food, người đã theo đuổi nông nghiệp hữu cơ gần 10 năm nay và đã xuất khẩu gạo hữu cơ sang một số thị trường – đánh giá nhu cầu thực phẩm hữu cơ trên thế giới đang tăng mạnh nhưng không dễ để chen chân vào thị trường này.

    Theo ông Khải, đa số nhà nhập khẩu muốn DN Việt gia công hoặc bán “xá” cho họ, trong khi đó để xây dựng thương hiệu hữu cơ trên thế giới đòi hỏi bước đi dài và tốn kém vì ngoài chi phí, thời gian, DN phải có được sản lượng đủ lớn. DN cần thận trọng tìm hiểu nhu cầu, đánh giá vị trí của sản phẩm Việt Nam đang ở đâu để từ đó có sự chuẩn bị, điều chỉnh phù hợp với thị trường.

    Bên cạnh đó, hiện giá thu mua nông sản hữu cơ không cao như nhà sản xuất Việt Nam kỳ vọng. Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An – DN xuất khẩu thành công chuối đi Nhật thì tại Nhật, giá bán chuối hữu cơ chỉ cao hơn chuối VietGAP của công ty xuất khẩu sang từ 30%-40%. Đối với hạt điều, có nhiều nhà nhập khẩu tìm nguồn điều hữu cơ có chứng nhận quốc tế nhưng mua giá chỉ cao hơn hàng thường từ 5%-10% nên các DN trong nước không mặn mà đầu tư sản xuất.

    Theo nld.com.vn 

    VNCPC đẩy mạnh triển khai dự án Low carbon trong năm 2018

    Sau những kết quả khả quan từ việc triển khai dự án “Giảm thiểu chất thải công nghiệp vì nền sản xuất carbon thấp” – (Low carbon), Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tiếp tục được nhà tài trợ cung cấp kinh phí để cùng các đối tác triển khai dự án trong năm 2018.

    “Giảm thiểu chất thải công nghiệp vì nền sản xuất carbon thấp” là dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của UNIDO – UNEP về Sử dụng Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP). Mục tiêu chung của dự án là: cải thiện môi trường địa phương; giảm phát thải khí nhà kính và mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, dự án đã và đang hỗ trợ cho ngành chế biến gạo, thuộc đồng bằng sông Cửu Long và ngành cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên.

    Hiện nay, theo ước tính, mỗi năm lượng phát thải từ hoạt động nông nghiệp tương đương 65 triệu tấn CO2, chiếm trên 43% tổng lượng khí nhà kính của cả nước. Nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nước, đốt phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình thí điểm công nghệ sản xuất nông nghiệp carbon thấp đang trở thành vấn đề được cơ quan quản lý, doanh  nghiệp và người dân quan tâm.

    Theo ước tính, mỗi năm lượng phát thải từ hoạt động nông nghiệp tương đương 65 triệu tấn CO2, chiếm trên 43% tổng lượng khí nhà kính của cả nước.

    Theo đó, trong năm 2018, VNCPC sẽ tập trung vào các hoạt động chính đó là:

    Cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật đánh giá hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn cho 3 doanh nghiệp chế biến gạo đã được vay vốn/nằm trong diện được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT);

    Xây dựng tài liệu hướng dẫn về kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc liên quan đến mối liên hệ giữa hợp tác xã và doanh nghiệp doanh nghiệp chế biến. Tài liệu hướng dẫn sẽ được xây dựng thí điểm tại 1 doanh nghiệp chế biến gạo được lựa chọn;

    Nghiên cứu cơ hội hợp tác giữa hai dự án cho giai đoạn kế tiếp.

    Qua 4 năm triển khai (2014 – 2017), dự án Low carbon đã hướng dẫn, hỗ trợ 10 doanh nghiệp chế biến gạo cùng 10 công ty chế biến cà phê thực hiện đánh giá hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Kết quả đã giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm 1,08 triệu kwh/năm, tương đương 80.000 USD, cắt giảm 621 tấn CO2/năm.

    Theo VNCPC

    Máy vắt nước từ không khí bằng năng lượng mặt trời

    0

    Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học California (Mỹ) đã chế tạo thành công thiết bị vắt nước từ không khí chạy bằng năng lượng Mặt trời.

    Máy có kích thước chỉ bằng cốc nước, hoạt động trong môi trường độ ẩm chỉ khoảng từ 20 – 30%, sử dụng vật liệu khung hữu cơ (MOF) – vật liệu do GS. hóa học tại Đại học California Berkeley, Omar Yaghi phát minh cách đây hơn 20 năm – nó được kết hợp cùng các kim loại khác như magiê hoặc nhôm với các phân tử hữu cơ để tạo ra những cấu trúc cứng, nhưng có độ xốp có thể chứa được chất lỏng và khí tương tự như bọt biển.

    Không chỉ tiết kiệm điện, thiết bị này còn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của hàng tỷ người trên thế giới.

    Đã có khoảng hơn 20.000 MOF khác nhau được các nhà khoa học tìm ra, trong đó một số chất có thể thu các chất hóa học từ không khí như hydro hoặc metan, CO2, thậm chí tách các sản phẩm hóa dầu trong các nhà máy. Năm 2014, nhóm của Yaghi đã tổng hợp một loại MOF mới, kết hợp với Ziriconi và axit adipic, tạo ra một chất có thể ngưng tụ hơi nước. Sau đó, Yaghi hợp tác với Evelyn Wang, một kỹ sư hóa để biến MOF thành một hệ thống có thể thu nước sạch từ không khí.

    Tiếp theo đó, Evelyn cùng các đồng nghiệp tích hợp những tinh thể MOF có kích thước chỉ bằng hạt bụi, nén trong một máy thu năng lượng Mặt trời và một tấm bảng ngưng tụ nước, được đặt bên trong một căn phòng có mái che. Khi không khí xung quanh khuếch tán qua tấm xốp MOF, các phân tử nước sẽ được hút vào các bề mặt bên trong. Ánh sáng mặt trời chiếu vào qua một khe nhỏ giúp làm nóng MOF, đồng thời giúp nước chảy xuống tấm bảng ngưng tụ. Hơi nước ngưng tụ thành dạng lỏng rồi chảy vào bộ phận chứa cho ra thành phẩm là nước sạch.

    Tuy chỉ đạt công suất 2,8 lít nước/ngày khi sử dụng 1kg MOF, nhưng tiềm năng của thiết bị này rất lớn vì chi phí sản xuất không cao. Không chỉ tiết kiệm điện, thiết bị này còn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khó lường.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Trái đất sẽ biến đổi thế nào nếu túi nilon hoàn toàn biến mất

    Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng xem, Trái đất sẽ ra sao nếu con người không còn sử dụng loại túi độc hại này? Hãy cùng đi tìm lời giải dưới đây.

    Nhiều người thường băn khoăn rằng, liệu con người có tồn tại được nếu không có túi nilon. Nhưng điều này là hoàn toàn có thể, bởi lẽ túi nilon được sử dụng chính thức khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ.

    Trước đó, loài người vẫn sống mà không hề biết tới loại túi độc hại – mất tới 500 – 1.000 năm mới phân hủy này. Do vậy, một tương lai không túi nilon là điều hoàn toàn có thể hiện thực hóa.

    Việc loại bỏ túi nilon khỏi cuộc sống của chúng ta là một cách hữu hiệu để kéo dài nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt trên Trái đất.

    Bạn có biết, theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi nilon có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km. Vậy mà cả thế giới lại đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ để sản xuất túi nilon?

    Theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi nilon có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km.

    Chúng ta biết rằng, 3/4 Trái đất bao phủ bởi nước. Nhưng theo ước tính của các chuyên gia, cứ 1km vuông đại dương lại có khoảng 17.692 mẩu rác (gồm túi nilon và các phế phẩm từ nhựa).

    Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong hơn 40 năm qua lượng túi nilon thải ra đây đã gia tăng tới 100 lần. Nếu con người xóa sổ loại chất thải này, đại dương sẽ được trả lại sự trong sạch và tươi đẹp.

    Việc ngừng sử dụng túi nilon trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho chúng ta bảo tồn được nhiều loài sinh vật biển hơn hiện nay.

    Nguyên nhân là bởi trong đại dương, túi nilon lơ lửng và có hình dạng giống loài sứa. Theo các chuyên gia sinh vật học, túi nilon là thủ phạm gây ra cái chết của rùa biển vì chúng không phân biệt được đâu là túi rác, đâu là con mồi thật sự.

    Trong bối cảnh Trái đất đang ngày một lâm nguy vì biến đổi khí hậu, nói “KHÔNG” với túi nilon sẽ đóng góp vào việc bảo vệ môi trường rất tốt.

    Bởi lẽ việc sản xuất loại túi này sẽ thải ra môi trường rất nhiều CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Thêm nữa, túi nilon khi bị đốt cháy sinh ra dioxin và lưu huỳnh, gặp hơi nước sẽ gây nên mưa axit cực kì độc hại. Điều này sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta ngừng sử dụng loại túi nguy hiểm này.

    Từ khía cạnh xã hội, việc loại bỏ túi nilon giúp con người hạn chế những cái chết đáng tiếc có thể xảy ra. Ở Mỹ, mỗi năm có 25 trẻ sơ sinh qua đời vì bị túi nilon bịt kín gây ngạt thở.

    Chưa hết, vì sự tiên lợi mà không ít người sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng. Họ không hề biết rằng, túi nilon khi gặp nhiệt độ nóng sẽ sinh ra các kim loại nặng như cadimi, chì gây ung thư não, phổi hoặc biến đổi giới tính người sử dụng.

    Theo thống kê của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có một triệu túi nilon được sử dụng và chỉ có 1% trong số đó sẽ được tái chế.

    Như vậy, với giá trị khoảng 200 đồng/túi nilon, xã hội đã lãng phí tới 288 tỷ đồng/ngày vì sản phẩm độc hại này. Nếu không có túi nilon, số tiền đó hoàn toàn đem lại cuộc sống mới cho khoảng 1 tỷ người thiếu lương thực kinh niên trên toàn cầu.

    Tại Việt Nam, bất chấp hiểu rõ sự nguy hiểm của túi nilon, mỗi ngày người Việt ta vẫn thải ra ngoài 2.500 tấn rác nhựa (chủ yếu là túi nilon).

    Điều đó tương đương với việc cứ mỗi mét vuông đất trên nước ta lại chứa khoảng 9 “quả bom nổ chậm”. Do vậy, một tương lai không túi nilon sẽ không thể đạt được ngay lập tức. Thay vào đó, cách tốt nhất là hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng một cách bừa bãi túi nilon.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Nhập khẩu rác – Tưởng nghịch lý mà hiệu quả bất ngờ

    0

    Thụy Điển đã và đang là quốc gia phải nhập khẩu… rác để có đủ nguyên liệu cho các nhà máy tái chế của nước này hoạt động.

    Chính sách thuế áp dụng nặng tay đối với năng lượng hóa thạch, kết hợp với công nghệ xử lý rác thải hiện đại nhất luôn được Thụy Điển, một quốc gia Bắc Âu chú trọng, ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, một điều được đánh giá cao nhất chính là người dân của quốc gia này, họ ý thức được BVMT là bảo vệ chính mình…

    Chính sách tái chế đồng nhất toàn quốc

    Trong những năm trở lại đây, Thụy Điển đã triển khai các hoạt động tái chế rác thải rất tốt và mang lại hiệu quả rất cao, thậm chí quốc gia này còn phải nhập khẩu rác từ nước ngoài mới cung ứng đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy tái chế và xử lý rác hoạt động.

    Thụy Điển được đánh giá là quốc gia gần như hoàn toàn không có rác thải, bởi tính từ năm 2011 đến nay các hộ gia đình ở Thụy Điển chỉ phải bỏ rác ra ngoài các bãi rác chiếm khoảng 1% trong tổng khối lượng rác thải mà họ đã thải ra. Để có được kết quả trên chính là nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thụy Điển.

    Trong khi cả thế giới lo xử lý rác thải, thì Thụy Điển sẵn sàng nhập khẩu cả rác để dùng.

    Năm 1991, Chính phủ Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đi đầu trong việc áp thuế cao đối với hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó phải kể đến điện năng tiêu thụ ở Thụy Điển có tới khoảng 50% là từ năng lượng tái tạo. Thậm chí, nếu trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi nguồn nguyên liệu rác không được nhập khẩu để cung ứng cho các nhà máy hoạt động thì Thụy Điển sẽ không hề bị tê liệt bởi họ đã có nguồn nhiên liệu sinh học sẵn sàng thay thế khó khăn trên.

    “Người dân Thụy Điển rất thích sống hòa mình vào thiên nhiên nên chúng tôi nhận thức được rằng cần phải làm điều gì đó để bảo vệ thiên nhiên cũng như môi trường xung quanh. Chúng tôi nỗ lực tuyên truyền trong một thời gian dài để giúp mọi người nhận thức được rằng không nên ném mọi thứ không dùng nữa một cách tùy tiện ra môi trường vì chúng ta có thể tái sử dụng và tái chế chúng”, Anna Carin Gripwall, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Quản lý rác thải Thụy Điển Avfall Sverige cho biết.

    Và qua từng năm, Thụy Điển liên tục áp dụng chính sách tái chế rác thải đồng nhất trên phạm vi toàn quốc, thậm chí cả những công ty tư nhân cũng có thể tự chủ trong việc nhập khẩu và xử lý rác.

    Thiết lập mạng lưới đốt rác sưởi ấm

    Từ thành quả của việc áp dụng chính sách tái chế rác thải đồng nhất nên năng lượng nhiệt từ việc đốt rác, xử lý rác sẽ được khai thác và hòa vào điện lưới quốc gia để sưởi ấm cho từng căn nhà mỗi khi mùa đông đến. Điều này mang lại lợi ích to lớn đối với an sinh xã hội bởi Thụy Điển là một trong những quốc gia Bắc Âu có nền nhiệt rất lạnh khi mùa đông đến.

    “Đây là lý do chính khiến chúng tôi thiết lập mạng lưới theo từng quận, cũng chính là để tận dụng nhiệt lượng từ các nhà máy rác. Trong khi, ở các quốc gia Nam Âu, họ chỉ đốt rác để tiêu hủy, chứ không lợi dụng để sưởi ấm. Ở đây, chúng tôi sử dụng nó để thay cho các nhiên liệu hóa thạch”, bà Gripwell cho biết thêm. Theo bà Gripwell, mục tiêu của chính sách này là khuyến khích mọi người tự tái chế, tái sử dụng toàn bộ rác thải nhà mình trước khi bỏ nó ra bãi rác.

    Ngoài ra, “hiện nay có lệnh cấm chôn bãi rác ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), và nếu không muốn phải trả tiền phạt quá cao, các quốc gia này nên gửi rác đến đây cho chúng tôi để xử lý như một loại hình dịch vụ. Họ nên áp dụng mô hình như chúng tôi đang triển khai để chúng ta luôn có bầu không khí trong lành, và hiệu quả kinh tế mang lại cũng không hề nhỏ”, bà Gripwell khẳng định.

    Theo Anninhthudo.vn

    Cần huy động nguồn lực phục vụ tăng trưởng xanh

    0

    Thực hiện chiến lược tăng trưởng Xanh không thể chỉ dựa vào nguồn lực ngân sách mà phải huy động nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, khu vực tư nhân, đặc biệt là nguồn đầu tư nước ngoài cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

    Sáng 4/4/2018, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Đại sứ quán Thụy Sĩ tổ chức Diễn đàn Tăng trưởng xanh hiệu quả: Triển vọng từ Việt Nam và Thụy Sĩ.

    Diễn đàn là dịp để hai bên chia sẻ các phương thức, các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng Xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới, lồng ghép tăng trưởng xanh vào Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030. Đồng thời huy động mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Sĩ đầu tư vào các dự án tăng trưởng Xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

    Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Doris Leuthard, Bộ trưởng phụ trách Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết, Thụy Sỹ là một quốc gia tiên phong trong việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

    Bà Doris Leuthard cho rằng, để tăng trưởng Xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng những phương thức huy động nguồn lực, tài chính phục vụ tăng trưởng Xanh.

    Ở Thụy Sỹ, không chỉ có các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ cũng áp dụng các chính sách “xanh” vào hoạt động của mình để hướng tới một mô hình bền vững với lợi nhuận cao hơn. Ví dụ như chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng của Thụy Sỹ (Max Burgers), đã bắt đầu thực hiện các chính sách “xanh” cùng với chiến dịch kinh doanh của mình từ năm 2006.

    Cửa hàng chỉ mua duy nhất năng lượng từ sức gió và bù đắp toàn bộ lượng CO2 thải ra bằng cách trồng một lượng cây tương đương tại Uganda. Đến năm 2008, Max đưa thêm nhãn CO2 vào trong thực đơn của mình, với thông số chính xác về lượng CO2 trong từng gói khoai chiên hay trong mỗi món ăn. Đến năm 2011, Max đã mở thêm 45 cửa hàng mới và tăng gấp đôi thị phần tại Thụy Sỹ.

    Không chỉ vậy, để giữ vững tăng trưởng Xanh, trong những năm qua, Thụy Sỹ không xây dựng chương trình điện hạt nhân mà thay vào đó là các công trình năng lượng tái tạo, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… để giảm thiểu phát thải, chống biến đổi khí hậu.

    Chia sẻ về quá trình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua, bà Doris Leuthard ghi nhận và đánh giá cao những thành quả đó. Tuy nhiên, theo bà Doris Leuthard, quá trình này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ sinh thái và tạo ra những thách thức đáng kể trong việc quản lý kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậụ.

    “Do vậy, tăng trưởng Xanh là một chủ đề được đặc biệt ưu tiên đối với Việt Nam. Để tăng trưởng Xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng những phương thức huy động nguồn lực, tài chính phục vụ tăng trưởng Xanh, sự đóng góp từ phía cộng đồng và doanh nghiệp để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội”, bà Doris Leuthard nhấn mạnh.

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng Xanh, giảm phát thải khí nhà kính… là xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam

    Khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng Xanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng Xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững đang là xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng Xanh, nhằm hỗ trợ cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, và qua đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao mức sống của người dân.

    “Đến nay Việt Nam đã có 7 Bộ, 39 tỉnh thành phố đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng Xanh. Nhiều văn bản quy phạm pháp quy, pháp luật về hỗ trợ tăng trưởng Xanh đã được ban hành và Chính phủ cũng dành nhiều ưu tiên về nguồn lực cho thúc đẩy tăng trưởng xanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

    Tìm vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh

    Theo xu hướng chung, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng Xanh và quyết tâm theo đuổi mục tiêu này. Tuy nhiên, để Chiến lược đảm bảo thành công thì phải có nguồn lực, trong đó bao gồm cả nguồn lực về tài chính. Việt Nam cần có một cơ chế hỗ trợ, thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn cho các hoạt động phát triển kinh tế xanh là vấn đề đặt ra.

    Theo tính toán ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu đề ra của Chiến lược tăng trưởng Xanh, Việt Nam sẽ phải cần tới 30 tỷ USD. Đây là thách thức không nhỏ khi nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế.

     Diễn đàn kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Sỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào các dự án tăng trưởng xanh ở Việt Nam. 

    Chính vì vậy, thực hiện chiến lược tăng trưởng Xanh không thể chỉ dựa vào nguồn lực ngân sách mà phải huy động nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, khu vực tư nhân, đặc biệt là nguồn đầu tư nước ngoài cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

    Bên cạnh đó, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đã chỉ rõ 66 nhóm hành động cụ thể, trong đó 70% kinh phí sẽ huy động từ khu vực tư nhân. Đồng thời, Chính phủ sử dụng các nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực tăng trưởng xanh.

    Ngoài ra, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, các nhà tài trợ nước ngoài như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức… đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực về thể chế chính sách, tài chính đầu tư cho tăng trưởng Xanh thông qua các chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và ứng phó với biến đổi khí hậu…

    Vì vậy, trong giai đoạn 2017-2020, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Thụy Sỹ trong vấn đề tăng trưởng Xanh sẽ gắn liền với 3 nội dung chính, bao gồm: Tăng cường thể chế và chính sách kinh tế hiệu quả; Phát triển khu vực tư nhân sử dụng nguồn lực hiệu quả và có khả năng cạnh tranh; Thúc đẩy phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

    Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng Xanh thời kỳ 2013 – 2020 và tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định 1393/QĐ- TTg, Bộ Công Thương đã có những hành động rất cụ thể hưởng ứng Chiến lược.

    Theo đó, Bộ đã xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng Xanh của ngành giai đoạn 2015 – 2020. Trong đó, đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về  tăng trưởng Xanh đã được Thủ tướng phê duyệt.

    Bộ Công Thương cũng chủ trì soạn thảo một loạt các quyết định liên quan đến  tăng trưởng Xanh để Thủ tướng Chính phủ ban hành như: Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050; Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam…

    Theo tapchicongthuong.vn