30 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
More
    Home Blog Page 413

    Làm thế nào để phòng tránh sét đánh vào mùa mưa?

    Sét thường đánh vào các điểm cao. Khu vực đô thị được bao bọc bởi các tòa nhà, công trình cao tầng, do vậy nguy cơ người dân bị sét đánh ở đô thị thấp hơn ở nông thôn và đồi núi.

    Nam Bộ đã bước vào mùa mưa. Những cơn mưa dông kèm theo giông sét bắt đầu hoạt động mạnh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo vệ an toàn cho mình và người thân khỏi nguy cơ bị sét đánh.

    TS Nguyễn Nhân Bổn, chuyên gia về nhà máy điện và chống sét, Giảng viên khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có cuộc trao đổi cùng phóng viên về vấn đề này.

    Là một chuyên gia về nhà máy điện và chống sét, ông có thể cho biết, giông sét có thể gây nguy hiểm như thế nào đối với con người?

    Sét là một hiện tượng thiên nhiên do việc hình thành các đám mây dông mang điện tích trái dấu. Khi các đám mây trái dấu tương tác với nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng sét, khiến các dòng tiên đạo (dòng điện sét) có thể phát triển xuống mặt đất.

    Đặc điểm của các dòng tiên đạo khi phát triển sẽ hướng đến các vật nhọn, các vật kim loại có khả năng truyền điện và cả con người (vì cơ thể con người mang điện).

    Dòng điện của sét có thể lên đến hàng ngàn Ampe (A). Đối với con người, dòng điện đi qua chỉ cần 50mA thì có thể tử vong. Thời gian sét đánh vào người chỉ kéo dài vài mili giây. Song, do cường độ dòng điện quá mạnh, con người có thể tử vong. Việc sét đánh cũng tạo ra hiện tượng phóng hồ quang điện dẫn đến con người có thể bị bỏng, cháy da thịt do sét đánh.

    Một số trường hợp, sét đánh vào những vật dẫn điện hoặc mang điện nhưng cảm ứng và truyền điện sang người cũng sẽ dẫn đến tử vong.

    Mỗi năm khi vào đầu mùa mưa vẫn có những hiện tượng người dân gặp nạn khi bị sét đánh, nhưng chủ yếu là vùng nông thôn. Tại các vùng đô thị lớn như TP.HCM thì nguy cơ bị sét đánh có tương tự như ở vùng nông thôn không?

    Tính chất của sét là các đường tiên đạo phát triển xuống mặt đất. Các đường tiên đạo này sẽ hướng đến các vị trí cao, các đỉnh nhọn mang điện, và các vị trí có kim loại dẫn điện….

    Hiện tượng bị sét đánh xảy ra nhiều ở các đồng trống, hoặc những tán cây cao mà xung quanh là đất trống. Những vị trí như vậy, nguy cơ bị sét đánh là rất cao. Các vùng núi, đồi trống cũng tương tự và có nguy cơ lớn vì vị trí nằm gần hơn các đám mây giông tích điện.

    Còn đặc điểm của các đô thị lớn như TP.HCM lại khác. Ở thành phố mật độ nhà cửa, các công trình cao tầng rất nhiều. Vì thế, khi sét đánh, các đường tiên đạo sẽ hướng đến các vị trí cao như tường các tòa nhà (tường có bê tông cốt thép), các đỉnh nhọn, vật nhọn mang điện hoặc có khả năng dẫn điện… Vì thế người dân ở các vùng đô thị có nguy cơ bị sét đánh thấp hơn các vùng nông thôn, đồi núi.

    Vì sao ngồi trong nhà vẫn có thể bị sét đánh?

    Khi gặp trời giông sét, người dân ở ngoài đường cần phải tuân thủ nguyên tắc chung nào? Và cần làm gì để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân?

    Tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, đồi núi, chính quyền hoặc các cơ quan chuyên môn có thể lập ra bản đồ sét. Cụ thể, các đơn vị này có thể thu thập dữ liệu về các vị trí có khả năng bị sét đánh, từng bị sét đánh để có thể khuyến cáo cho người dân được biết và phòng tránh.

    Về phía người dân, khi bắt đầu hiện tượng mưa dông và sấm sét người dân phải tìm kiếm những chỗ trú ẩn an toàn bằng cách lập tức vào nhà. Người dân tuyệt đối không đứng ở các đồng trống, hoặc trú ẩn dưới gốc cây lớn mà xung quanh là chỗ trống hoặc cây nhỏ. Gốc cây lớn với chóp ở cao là vị trí có nguy cơ bị sét đánh cao. Khi sét đánh vào cây, dòng điện sẽ truyền xuống dưới và cảm ứng với con người.

    Người dân cũng hạn chế đứng gần cột điện hoặc khu vực gần đường dây điện. Vì khi sét đánh có thể đứt dây và rơi xuống đất gây nguy hiểm cho con người.

    Trong trường hợp người đi làm đồng gặp mưa dông kèm thêm sấm sét mà không có điều kiện để về ngay thì có thể chọn các cây nhỏ làm địa điểm trú và tránh sét. Nếu không có thì có thể nằm sát trên nền đất khô hoặc ngồi thấp và mặc áo mưa để tránh sét.

    Để phòng tránh, người dân nên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết. Nếu nhà đài báo đề phòng tố lốc và giông sét thì nông dân nên có kế hoạch làm đồng hợp lý. Khi đang làm đồng nếu thấy bắt đầu có hiện tượng giông sét nên về nhà sớm.

    Một lưu ý khác, khi trời đang có sét, người dân nên rút nguồn hết tất cả các thiết bị điện đề phòng nguy cơ cháy nổ. Bởi, sét có thể cảm ứng đến đường dây làm tăng áp dòng điện dẫn đến cháy các thiết bị điện, điện tử trong nhà.

    Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ở trong nhà bị sét đánh là trường hợp nhà nằm trên các vùng đồi cao, xung quanh là đất trống, hoặc nhà làm bằng các vật liệu không kiên cố như làm bằng tre, nứa… Khi sét đánh trúng nhà, các vật liệu dễ bắt lửa từ vật liệu làm nhà có thể làm cháy nhà, gây nguy hiểm tín mạng con người.

    Mới đây một người phụ nữ ở Cần Thơ đi làm đồng thì bị sét đánh. Vùng cổ và ngực bị cháy vì đeo dây chuyền bằng vàng. Vậy mang trang sức có thể là yếu tố gây ra sét đánh không?

    Như đã chia sẻ ở trên, cơ thể con người mang điện. Tính chất của sét là các đường tiên đạo hướng xuống đất. Nên sét sẽ đánh vào các vị trí trên cao, gần với đường di chuyển của nó nhất. Vì thế không thể kết luận, việc người dân mang đồ trang sức hay các kim loại dẫn điện khác thì nguy cơ bị sét đánh cao hơn.

    Theo Khampha.vn

    Chế độ Dry có thực sự giúp điều hòa “siêu” tiết kiệm điện?

    Hiện nhiều người vẫn đang truyền tai nhau rằng, khi dùng điều hòa hãy để ở chế độ Dry, bởi ở chế độ này sẽ giúp tiết kiệm điện 10 lần. Vậy chế độ Dry có thật sự tiết kiệm điện đến thế không?

    Mùa hè nắng nóng, trên các diễn đàn mạng xã hội, cư dân mạng lại bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm dùng điều hòa để tiết kiệm điện nhất. Mọi người thường truyền tai nhau rằng khi sử dụng điều hòa hãy để ở chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển). Làm như sẽ giúp điều hòa tiết kiệm điện 10 lần.

    Theo đó, muốn để điều hòa ở chế độ Dry, khi mở điều hòa chỉ cần chuyển từ chế độ “Cool” (hơi lạnh với biểu tượng bông tuyết trên màn hình điều khiển) sang. Thao tác đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi nhiều lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

    Nghe có vẻ hấp dẫn, và có thể làm được ngay. Thế nhưng, sự thật đằng sau chế độ Dry liệu có đúng như những gì mọi người đang bàn tán, truyền tai nhau?

    Theo các chuyên gia điện máy, trong một chiếc điều hòa có hai chế độ làm lạnh: Cool và Dry. Và mỗi chế độ lại phục vụ cho một mục đích khác nhau.


    Chế độ Cool bên trái hình (biểu tượngbông tuyết) và chế độ Dry bên phải hình (biểu tượng giọt nước)

    Cụ thể, chế độ Cool (mục đích chính là làm lạnh) có tác dụng giảm nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ cài đặt mong muốn trên điều khiển từ xa và duy trì nhiệt độ đó trong dải cho phép, đồng thời nó cũng khống chế một phần độ ẩm trong không gian điều hòa.

    Chế độ Dry (mục đích chính là khử ẩm) thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ phòng không vượt quá so với nhiệt độ của phòng lúc bắt đầu thực hiện chế độ khử ẩm. Về bản chất, hoạt động của các thiết bị có tiêu thụ điện năng trong máy điều hòa nhiệt độ là giống nhau, sự khác nhau chính ở đây chính là mốc nhiệt độ so sánh hoạt động.

    Khi chuyển từ chế độ Cool sang chế độ Dry, ta cũng có thể cảm thấy mát hơn một chút do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn, giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.

    Các chuyên gia cũng khẳng định, phương pháp sử dụng chế độ Dry ở điều hòa thực sự tiết kiệm điện hơn dùng chế độ Cool, còn khả năng làm mát thì không mấy tác dụng nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao. Bởi, khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng. Điện năng tiêu thụ cần khá nhiều.

    Song, điều chỉnh sang chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn. Thế nhưng, ở chế độ này cũng chỉ tiết kiệm được một phần chứ không đến mức “thần thánh” tiết kiệm được 10 lần như mọi người đồn thổi.

    Vậy, có nên lúc nào cũng cài đặt ở chế độ Dry để tiết kiệm điện?

    Câu trả lời của các chuyên gia điện máy là không phải lúc nào cũng sử dụng được chế độ này để tiết kiệm điện.

    Bản chất của chế độ Dry không phải là làm mát, mà chỉ là quá trình tách nước.

    Bản chất của chế độ Dry không phải là làm mát, mà chỉ là quá trình tách nước. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong những ngày trời không quá nóng (nhiệt độ dưới 36 độ C) và độ ẩm không khí cao là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn.

    Ngược lại, có những ngày trời khô nóng, sử dụng Dry không còn ý nghĩa. Ngoài ra, những nơi độ ẩm thấp, tuyệt không nên dùng chế độ Dry vì có thể làm khô da, gây nứt nẻ môi và tay chân. Nguyên nhân do độ ẩm không khí vốn đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí đã khô còn khô hơn.

    Cũng theo các chuyên gia điện máy, để sử dụng chiếc điều hòa của mình hiệu quả nhất, trước khi sử dụng điều hòa, hãy kiểm tra độ ẩm trong phòng trước. Những ngày thời tiết nóng ẩm, oi bức có thể dùng Dry. Còn trong điều kiện thời tiết khô nóng, lựa chọn tốt nhất cho bạn là chế độ Cool.

    Theo Vietnamnet

    Kinh tế xanh giúp tạo ra 24 triệu việc làm trên thế giới

    Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố một báo cáo nhấn mạnh từ nay đến năm 2030, 24 triệu việc làm sẽ được tạo ra trên toàn thế giới nếu các chính phủ thực hiện chính sách thúc đẩy một nền kinh tế thân thiện hơn với môi trường, hay nói cách khác “nền kinh tế xanh”.

    Báo cáo của ILO, mang tên “Việc làm và các vấn đề xã hội trên thế giới năm 2018: Một nền kinh tế xanh và tạo công ăn việc làm”, cho biết những hành động nhằm kiềm chế sự tăng nhiệt trên toàn cầu dưới 2 độ C sẽ dẫn đến việc tạo đủ việc làm để bù đắp cho 6 triệu việc làm bị cắt giảm ở những khu vực khác. Việc làm mới sẽ được tạo ra thông qua việc áp dụng các thông lệ bền vững trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả việc thay đổi cơ cấu năng lượng, thúc đẩy việc sử dụng xe điện và nâng cao hiệu quả năng lượng của các tòa nhà.

    Các dịch vụ hệ sinh thái – bao gồm thanh lọc không khí và nước, cải tạo và bón phân cho đất, kiểm soát dịch hại cũng như các công việc thụ phấn và bảo vệ động thực vật chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt – đóng góp (cùng với những công việc khác) vào việc bảo tồn nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và du lịch, sử dụng 1,2 tỷ người lao động.

    Nền kinh tế xanh có thể cho phép thêm hàng triệu người vượt qua đói nghèo và mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Tuy nhiên sự gia tăng nhiệt độ dự kiến sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Báo cáo tính toán hiện tượng này sẽ làm giảm 2% số giờ làm việc từ nay đến năm 2030.

    Phó Tổng Giám đốc ILO, Deborah Greenfield cho biết các kết luận của báo cáo nhấn mạnh rằng việc làm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và các dịch vụ được cung cấp. Nền kinh tế xanh có thể cho phép thêm hàng triệu người vượt qua đói nghèo và mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ này và các thế hệ sau”.

    Ở cấp độ khu vực, việc làm sẽ được tạo ra tại châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu, với số lượng việc làm lần lượt lên tới 3 triệu, 14 triệu và 2 triệu việc làm, nhờ các biện pháp được thực hiện trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, có thể có những việc làm bị cắt giảm tại Trung Đông (-0,48%) và châu Phi (-0,04%) nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục.

    Báo cáo kêu gọi các quốc gia phải hành động khẩn cấp để đào tạo người lao động có các kỹ năng đáp ứng được sự chuyển đổi sinh thái của nền kinh tế cũng như hành động để cung cấp bảo trợ xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi sang công việc mới, góp phần vào công tác phòng chống nghèo đói và giảm sự tổn thương của các hộ gia đình và cộng đồng.

    Chuyên gia Catherine Saget, tác giả chính của báo cáo, cho rằng thay đổi chính sách ở các khu vực như Trung Đông hay châu Phi sẽ có thể bù đắp những mất mát về việc làm được dự kiến và giảm tác động tiêu cực của vấn đề. Các quốc gia có thu nhập thấp và một số nước thu nhập trung bình vẫn cần sự giúp đỡ để phát triển việc thu thập dữ liệu, áp dụng và cấp vốn cho các chiến lược nhằm chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường và một xã hội chú trọng tới từng cá nhân, ở mọi tầng lớp xã hội.

    Nếu các biện pháp được thực hiện nhằm chống biến đổi khí hậu đôi khi có thể dẫn đến thực tế cắt giảm việc làm trong ngắn hạn, các chính sách thích hợp sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của vấn đề cắt giảm việc làm trong ngắn hạn nêu trên.

    Báo cáo kêu gọi sự phối hợp giữa các chính sách môi trường và các chính sách bảo trợ xã hội, những yếu tố sẽ hỗ trợ cả thu nhập của người lao động và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

    Theo TTXVN

    Xăng sinh học: “Cứu tinh” hay “tội đồ”?

    Nhiên liệu sinh học, thứ từng được xem như giải pháp hoàn hảo để thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch, có thực sự bảo vệ môi trường?

    Nghe đến cụm từ “xăng sinh học”, chúng ta dễ hình dung đây là một loại xăng thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ môi trường.

    Trên thực tế, ý nghĩa lớn nhất của xăng sinh học là nó giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Khí thải từ các động cơ sử dụng xăng pha cồn ít hơn so với các loại xe sử dụng xăng dầu thông thường, với mức giảm lượng khí thải carbon monoxide (CO-khí thải gây hiệu ứng nhà kính) từ 20-30%.

    Sản xuất ethanol từ các sản phẩm nông nghiệp như ngô, mía đường, sắn lát, khoai mì… có thể giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao giá trị nông sản và phần nào mang lại lợi ích cho nông dân.

    Nghe đến cụm từ “xăng sinh học”, chúng ta dễ hình dung đây là một loại xăng thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ môi trường.

    Tuy nhiên, các tài liệu tuyên truyền cho xăng sinh học đang bỏ qua nhiều yếu tố có thể gây hại đối với hệ sinh thái và môi trường.

    Theo báo cáo năm 2015 của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), nhiên liệu sinh học, thứ từng được xem như giải pháp để bảo vệ hành tinh khỏi sự tàn phá môi trường của các loại nhiên liệu hóa thạch, đang mất dần “vai trò vẻ vang” của mình.

    WRI cảnh báo các nước nên xem lại chính sách năng lượng và cho rằng, việc tiếp tục theo đuổi chiến lược vốn đã ngốn hàng tỉ đô la đầu tư này sẽ dẫn tới việc hao tốn thêm nhiều vùng đất rộng lớn màu mỡ có thể dùng để giúp nuôi sống dân số ngày càng tăng của thế giới.

    Theo ông Timothy D. Searchinger, học giả tại Đại học Princeton và là tác giả chính của báo cáo, để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu hiện tại bằng nhiên liệu sinh học, sẽ cần tới hàng trăm triệu ha đất trồng trọt. Trong khi diện tích đất đó cũng cần thiết để đáp ứng nhu cầu lương thực trên toàn thế giới, dự kiến sẽ tăng 70% hoặc hơn vào năm 2050.

    “Chúng ta chỉ có một hành tinh, với từng ấy đất. Nếu bạn có sử dụng đất cho mục đích này, bạn không thể sử dụng nó cho mục đích khác”, ông Searchinger lập luận.

    Việc mở rộng diện tích trồng cây làm nhiên liệu sinh học cũng hủy hoại trực tiếp và gián tiếp nhiều diện tích rừng. Theo ước tính, nếu như 1 ha đất trồng mía để chế tạo ethanol cho phép giảm 13 tấn CO2 một năm ở Brazil, thì cũng cần biết là 1 ha rừng có khả năng hấp thụ đến 20 tấn CO2 một năm. Hủy hoại 1 ha rừng để trông mía như vậy “không có lãi” về khối lượng khí thải carbon.

    Chính vì thế, báo cáo của WRI cho rằng, nếu rừng hoặc cỏ được trồng ở vị trí của mình (không bị biến thành nhiên liệu), nó sẽ hút CO2 khỏi không khí, lưu trữ trong thân cây và đất, có lợi hơn so với những gì mà nhiên liệu sinh học làm.

    Bên cạnh đó, sự đa dạng môi trường sinh thái có thể bị đe dọa khi hàng trăm ngàn ha đất được sử dụng để trồng một thứ thực vật duy nhất, ví dụ như những cánh đồng trồng toàn ngô, toàn mía hoặc toàn sắn… chỉ để cung cấp nguyên liệu sản xuất ethanol.

    Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu, người ta cần dùng thêm rất nhiều phân bón và nước để trồng cây nguyên liệu, và điều này có thể dẫn tới các vấn đề khác về môi trường như tồn dư hóa chất trong đất từ phân bón, hoặc thiếu nước phục vụ dân sinh.

    Theo một báo cáo năm 2013 của tổ chức Nông lương LHQ (FAO), phải cần 1000 – 4000 lít nước để sản xuất 1 lít nhiên liệu ethanol. Trước bối cảnh khủng hoảng nước ngọt mà nhân loại đang đối mặt, mức độ sử dụng nước để sản xuất ethanol như vậy là phi lý.

    Ngoài ra, tác động của nhiên liệu sinh học đối với vấn đề lương thực đã được kiểm chứng. Tổ chức chống nghèo đói và bất công Oxfam cũng đã có nhiều cảnh báo về việc năng lượng xanh có thể đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực. Khi đất trồng trọt được sử dụng tối đa để trồng cây làm nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh học thì sẽ thiếu đất để trồng cây lương thực, đồng thời đẩy giá nông sản lên cao và đe dọa cuộc sống của người nghèo. Theo một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, vai trò của nhiên liệu sinh học trong sự gia tăng giá là 70% với giá ngô và 40% với giá đậu nành.

    FAO ước tính hiện nay thế giới vẫn còn khoảng 800 triệu người thiếu đói, và thật vô lý khi nguồn lương thực bị biến thành chất đốt. Có thể thấy rõ thực tế này qua một bài toán rất đơn giản: Phải mất khoảng 2,6 kg ngô mới sản xuất ra được 1 lít ethanol, và để đổ đầy bình xăng một chiếc xe ô tô với 94 lít nhiên liệu ethanol, phải dùng đến 244 kg ngô, đủ để nuôi một người trong một năm.

    Vì vậy, ông Jean Ziegler, trong nhiệm kỳ làm Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Quyền được đảm bảo dinh dưỡng (từ năm 2001-2008), đã gọi nhiên liệu sinh học là “tội ác chống loài người”.

    Ngoài ra, Bộ Môi trường Brazil năm 2014 đã công bố một bản báo cáo cho biết, khi sử dụng nhiên liệu ethanol làm nguyên liệu cho động cơ ô tô, lượng khí thải ô nhiễm cho dù có thể không ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu, nhưng vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe con người do vẫn phát thải các khí như carbon monoxide, hydrocarbons và nitrogen oxide.

    Nói tóm lại, các loại động cơ sử dụng nhiên liệu sinh học thải ít khí CO2 vào khí quyển hơn, nhưng nếu tính tới cả toàn bộ chu kỳ từ sản xuất, phân phối và sử dụng thì ưu điểm trên sẽ giảm đi ít nhiều, và trong một số trường hợp thì nhiên liệu sinh học còn tiêu cực hơn so với nhiều loại nhiên liệu khác.

    Vì thế, giải pháp trên cấp độ toàn cầu chỉ có thể là giảm mức tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là tại các nước phát triển, và đầu tư vào công nghệ mới (như điện mặt trời, phong điện…). Còn nhiên liệu sinh học bản thân nó không hoàn toàn mang tính tiêu cực và có thể là giải pháp đáng quan tâm ở cấp độ địa phương, với điều kiện tôn trọng sự đa dạng sinh học, chất lượng đất, nguồn nước, và đảm bảo an ninh lương thực.

    Theo Khampha.vn

    WHO kêu gọi các nước cấm sử dụng chất béo chuyển hóa

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các nước loại bỏ chất béo chuyển hóa (trans fat) trong nguồn cung cấp thực phẩm hoặc thực hiện luật cấm nếu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

    WHO cho biết chất béo gây tắc nghẽn động mạch giết chết nửa triệu người mỗi năm. Chất béo chuyển hóa có mặt rộng rãi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…, tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, và cả trong thực phẩm công nghiệp. Chúng được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

    Tuy nhiên, “Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 21% và tăng nguy cơ tử vong lên 28%”, WHO cảnh báo.

    Chất béo này cũng được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thịt như thịt bò và thịt cừu, cũng như trong các sản phẩm từ sữa. Mặc dù không có cách nào nhằm loại bỏ chất béo chuyển hóa từ thực phẩm tự nhiên, nhưng các chuyên gia thực phẩm cho rằng nên hạn chế lượng chất béo này trong chế độ ăn uống.

    Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng các loại dầu hydro hóa không còn được công nhận là an toàn. Cho đến tháng sau, các nhà sản xuất thực phẩm của Mỹ có thể không sử dụng các chất béo chuyển hóa trong sản xuất thực phẩm mà không được FDA phê duyệt. Một số thành phố, trong đó có New York, cũng đã cấm các chất này.

    Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: “Thành phố New York đã loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi công nghiệp sản xuất cách đây một thập kỷ ngay sau khi Đan Mạch thực hiện chính sách này. Không có lý do gì để mọi người trên thế giới tiếp tục bị phơi nhiễm với hóa chất độc hại này.”


    Chất béo gây tắc nghẽn động mạch giết chết nửa triệu người mỗi năm.

    Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, vào năm ngoái, đau tim và đột quỵ giảm hơn 6% trong 3 năm sau khi một số quận ở New York cấm các chất béo chuyển hóa.

    WHO đã đặt ra một lộ trình sáu điểm để loại bỏ chất béo chuyển hóa bao gồm việc khuyến khích thay thế chất béo chuyển hóa với dầu thực vật khỏe mạnh hơn và đưa ra các luật khiến việc sử dụng chúng trở nên khó khăn hơn.

    WHO cho biết: “Một số nước có thu nhập cao đã loại bỏ hầu hết các chất béo chuyển hóa trong sản xuất công nghiệp thông qua các giới hạn được áp đặt về mặt pháp lý đối với số lượng có thể chứa trong thực phẩm đóng gói. Hành động cần thiết lúc này đặt ra cho các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi kiểm soát việc sử dụng chất béo chuyển hóa thường yếu hơn, nhằm đảm bảo rằng các lợi ích thu được là như nhau trên toàn thế giới.”

    Chỉ từ những năm 1980, các nhà dinh dưỡng mới bắt đầu nhận ra rằng chất béo chuyển hóa là không lành mạnh như chất béo bão hòa, chúng được tìm thấy trong thịt, bơ và phô mai.

    Các chất thay thế hiệu quả cho các chất béo được hydro hóa và chất béo bão hòa là các loại dầu lỏng như dầu ô liu, dầu hạt cải,…

    Theo Vietq

    Hà Nội: Ô nhiễm không khí vượt tiêu chuẩn của WHO

    Theo dữ liệu mới của Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID), 91% số ngày trong ba tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của WHO mới cập nhật chỉ ra rằng khoảng 90% số người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và có tới khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.


    91% số ngày trong 3 tháng đầu năm tại Hà Nội đều vượt tiêu chuẩn ô nhiễm không khí của WHO.

    Trong khi tất cả các khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

    Dựa trên cơ sở dữ liệu của WHO, GreenID phân tích và chỉ ra rằng người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm xếp thứ hai trong số 23 thành phố được khảo sát ở một số quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Indonesia).

    “Chúng tôi đã phân tích chất lượng không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu quan trắc công khai trong suốt ba năm qua và luôn kiến nghị lắp đặt thêm các trạm quan trắc để có bức tranh đầy đủ về chất lượng không khí ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Anh Thư, nghiên cứu viên GreenID cho biết, “Chúng tôi cũng đang sử dụng nguồn dữ liệu hiện có để đưa ra những cảnh báo về hiện trạng chất lượng không khí để người dân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe gia đình khi ô nhiễm ở mức cao.”

    Hiện tại Hà Nội có 13 trạm quan trắc không khí và thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 01 trạm công bố số liệu trực tuyến cho người dân.

    GreenID cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát công khai với 1.000 người, kết quả chỉ ra rằng: Giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất năng lượng được cho là ba nguồn ô nhiễm không khí hàng đầu tại các thành phố.

    “Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khó có thể cải thiện khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch xây dựng thêm khoảng 40 nhà máy điện than từ nay tới năm 2030.” Bà Ngụy Thị Khanh – Người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng môi trường Goldman nhận định.

    Bà Khanh nhấn mạnh: “GreenID kiến nghị chính phủ nhanh chóng tăng cường giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua các biện pháp như thúc đẩy ban hành đạo luật không khí sạch đồng thời thắt chặt các tiêu chuẩn phát thải của giao thông và các nhà máy nhiệt điện than.”

    Theo moitruong.com.vn

    Biến bột nhựa thải của bo mạch điện tử thành vật liệu xây dựng

    0

    Lợi dụng đặc điểm nhẹ và kích thước hạt mịn, nhóm tác giả của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã tái sử dụng bột nhựa thải từ quá trình khoan, cắt sản xuất các bo mạch điện tử làm gạch bê tông ứng dụng trong xây dựng.

    Song song với việc phát triển kinh tế xã hội thì chất thải cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm, một trong những loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất bo mạch là bột nhựa lẫn hoặc không lẫn các thành phần kim loại nguy hại có giá trị kinh tế như: vàng, đồng, chì, sắt, nhôm, niken, bạc, thiếc…

    Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong những năm gần đây và trong tương lai đòi hỏi nhu cầu sản xuất bo mạch điện tử ngày càng nhiều.

    Đặc điểm bột nhựa này tuy chưa xác định rõ ràng về tính chất nguy hại nhưng kích thước hạt mịn, trọng lượng nhẹ, thể tích lưu trữ lớn và khá tốn kém trong quá trình thu gom, xử lý.


    Gạch bê tông từ bột nhựa thải. Ảnh: Thanh Diễm

    Lợi dụng đặc điểm nhẹ và kích thước hạt mịn, nhóm tác giả gồm Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Diễm và các bạn sinh viên năm cuối Trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu tái sử dụng bột nhựa thải và tái chế thành sản phẩm có ích đối với xã hội nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về môi trường khi sử dụng.

    Theo đó, đề tài đã nghiên cứu khả năng tái sử dụng bột nhựa thải từ quá trình khoan, cắt sản xuất các bo mạch điện tử làm gạch bê tông ứng dụng trong xây dựng và so sánh chúng với các nhóm sản phẩm cùng loại theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

    Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy bằng phương pháp cố định hoá rắn xử lý chất thải, các sản phẩm đóng rắn từ bột nhựa thải hầu như đáp ứng tốt về độ rò rỉ đồng cho phép theo phương pháp ngâm chiết độc tính (TCLP), cường độ nén cao đối với nhóm sản phẩm đóng rắn bằng xi măng với tỷ lệ phối trộn xi măng: bột nhựa thải là 70:30 và tỷ lệ nước:xi măng là 55:100.


    Ảnh: Thanh Diễm

    Mẫu mã sản phẩm gạch bê tông đóng rắn từ bột nhựa thải phù hợp với TCVN 6477:2011 về độ bền nén yêu cầu lớn hơn 5 Mpa và độ hút nước nhỏ hơn 14%. Ngoài ra, các sản phẩm gạch bê tông đóng rắn từ bột nhựa thải cũng cho kết quả phân tích độ rò rỉ đồng đáp ứng tốt các yêu cầu môi trường theo EPA (nhỏ hơn 100 mg/L).


    Ảnh: Thanh Diễm

    Về hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời quan tới, ThS. Thanh Diễm cho biết, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu việc tách, thu hồi triệt để kim loại quý trước khi tiến hành đóng rắn. Đồng thời, nhóm cũng tiến hành thử nghiệm việc ứng dụng các phụ gia khác ngoài xi măng để tăng cường hiệu quả đóng rắn, đa dạng hoá sản phẩm đóng rắn tái chế tái sử dụng bột nhựa thải này, nhằm góp một phần vào công cuộc bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng.

    Theo moitruong.com.vn

    Pin mặt trời tạo ra điện ngay cả khi trời mưa 

    0

    Các nhà khoa học tại Đại học Tô Châu (Trung Quốc) đã đưa ra một giải pháp hoàn hảo đối với hoạt động của các tấm pin năng lượng mặt trời là các tấm pin này có thể cung cấp điện ngay cả khi trời mưa và âm u.

    Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến năng lượng mặt trời thì đều phải có ánh nắng mặt trời. Nhưng mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Tô Châu (Trung Quốc) đã đưa ra một giải pháp hoàn hảo đối với hoạt động của các tấm pin năng lượng mặt trời. Đó là các tấm pin này có thể cung cấp điện ngay cả khi trời mưa và âm u.


    Sơ đồ tạo ra điện từ những giọt mưa.

    Có nghĩa là, các tế bào lai của tấm pin năng lượng mặt trời có thể phát điện khi có nắng và năng lượng cơ học được tạo ra bởi các hạt mưa rơi trên thiết bị.

    Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một tấm pin bằng nhựa trong suốt, tạo ra một lớp tế bào lai của tấm pin năng lượng mặt trời và có thể đặt ngay trên mái nhà bởi trọng lượng của nó rất nhẹ.

    Các lớp tế bào lai này có thể liên kết với nhau những cũng có thể hoạt động độc lập nhằm giúp cho tấm pin có thể hoạt động, tạo ra điện trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

    “Chúng tôi đã kết hợp các máy phát điện ma sát nano với các tấm pin mặt trời đã được sử dụng trên các tấm quang điện”, Tiến sĩ Zhen Wen, Viện Vật liệu Linh hoạt & Nano (FUNSOM), cho biết.

    Dự án trên với các lợi ích trông thấy là giảm chi phí sản xuất và hiệu năng lớn là điểm đánh dấu cho sự khởi đầu một cuộc cách mạng hóa nền công nghiệp năng lượng sử dụng pin năng lượng mặt trời.

    Nó sẽ là giải pháp năng lượng sạch tuyệt vời cho những vùng không có điều kiện tiếp cận với điện lưới hoặc vùng có khí hậu thất thường, hoặc khu vực có nhiều mưa…

    Đó chính là nguồn năng lượng thách thức mọi điều kiện khí hậu và còn được đánh giá sẽ dễ dàng triển khai trên nhiều vùng trên toàn thế giới.

    Theo moitruong.com.vn

    Trái đất đang ngày càng trở nên khó sống hơn

    Giới chuyên gia cảnh báo Trái đất đang trở thành một nơi ngày càng nguy hiểm và khó sống hơn với các thế hệ tương lai khi nồng độ carbon dioxide tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua.

    Theo báo Usa Today, nồng độ khí carbon dioxide (CO2) – loại khí là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, còn gọi là khí nhà kính, trong tháng 4 năm nay đã vừa đạt tới mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua.

    Cụ thể, nồng độ CO2 tính theo thể tích đã vọt lên mức 410 ppm, có nghĩa là trong 1m3 không khí có 410 mg CO2.

    Nồng độ carbon dioxide tăng vọt lên mức kỷ lục trong vòng 800.000 năm qua – Ảnh: GETTY

    Theo dữ liệu theo dõi của Viện Hải dương học Scripps, nồng độ trung bình của khí CO2 trong không khí đo được trong tháng 4 vừa qua cũng tăng 30% so với nồng độ CO2 của không khí toàn cầu kể từ thời điểm người ta bắt đầu đo lường nồng độ này năm 1958.

    Cũng theo Viện Scripps, trước khi bắt đầu giai đoạn Cách mạng Công nghiệp, lượng CO2 cũng dao động ở nhiều mức cao, song chưa bao giờ vượt quá mốc 300 ppm.

    Ông Ralph Keeling – chuyên gia có thời gian theo dõi lâu nhất về nồng độ CO2 trên Trái đất của Viện hải dương học Scripps giải thích: “Chúng ta vẫn tiếp tục đốt các nhiên liệu hóa thạch. CO2 vẫn tiếp tục tích tụ vào không khí. Về cơ bản mọi chuyện đơn giản là thế”.

    Bà Katharine Hayhoe – nhà khoa học thời tiết thuộc Đại học Công nghệ Texas, bày tỏ lo ngại: “Điều khiến tôi lo lắng nhất không phải vì chúng ta vừa vượt qua một cột mốc nữa, mà chính là xu hướng tiếp tục tăng lên đó có nghĩa chúng ta vẫn đang tiếp tục giữ nguyên xi tốc độ tiến về phía trước với một trải nghiệm chưa từng có tiền lệ trên hành tinh của mình, ngôi nhà duy nhất chúng ta có”.

    Tổ chức Khí tượng học Thế giới cho rằng việc tăng thêm các loại khí như carbon dioxide, methane và nitrous oxide (N2O) đang làm trầm trọng hơn tình trạng biến đổi khí hậu và khiến “hành tinh của chúng ta trở nên nguy hiểm và không thể ở được với các thế hệ tương lai”.

    Theo Tuổi Trẻ

    Bước đầu tìm ra cách tái chế nhựa vô hạn

    0

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho biết các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai chất xúc tác có thể phân hủy polyme thành các hợp chất có khối lượng phân tử thấp hay đơn phân (monome) ban đầu, và sau đó có thể tiếp tục tái chế lại nhựa với chất lượng như cũ bằng quá trình trùng hợp (polymerization) thân thiện với môi trường.

    Quần áo, thảm và một số loại vật liệu khác sử dụng chất liệu chủ yếu từ nguồn nhựa chất lượng thấp. Chúng thường là các sản phẩm cuối cùng trước khi được mang tới bãi rác và kết thúc chu kỳ tái chế.

    Theo VnReview, một trong những vấn đề lớn của nhựa là chu kỳ tái chế không lâu. Điều này dẫn tới việc người ta vẫn phải mang nhựa ra các bãi chôn hoặc đốt rác khi không thể tái chế thêm được nữa. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Colorado cuối cùng đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề này.

    Theo trang Earth, nhóm nghiên cứu do giáo sư hóa học Eugene Chen, Jian-Bo Zhu dẫn đầu đã tìm ra phương pháp tái chế nhựa bằng chất xúc tác hóa học. Họ sử dụng hai chất xúc tác có thể phân hủy polyme thành các hợp chất có khối lượng phân tử thấp hay đơn phân (monome) ban đầu.

    Loại nhựa con người đang sử dụng chủ yếu hiện nay là nhựa dùng một lần và chúng có thể tồn tại tới hàng thế kỷ và là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương.

    Sau đó, họ có thể tiếp tục tái chế lại nhựa với chất lượng như cũ bằng quá trình trùng hợp (polymerization) thân thiện với môi trường. Monome sẽ tiếp tục được tinh chế và tái sử dụng nhiều lần nếu áp dụng phương pháp này. Hiệu quả chuyển đổi hiện đạt khoảng 85%.

    Chia sẻ trong thông cáo báo chí, Chen nói: “Về nguyên lý, các hợp chất cao phân tử có thể được tái chế bằng chất hóa học và tái sử dụng vô hạn”. Đặc biệt hơn, loại nhựa tái chế vô hạn này vẫn giữ được các đặc tính như dẻo, bền ban đầu.

    Trước các nhà khoa học Mỹ, các nhà khoa học đến từ Đại học Portsmouth đã bất ngờ khám ra một cấu trúc enzym mới trong tự nhiên có khả năng “ăn nhựa” bằng cách phá hủy cấu trúc nhựa PET, một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Khi cấu trúc nhựa bị phá vỡ, nhựa sẽ nhanh chóng bị phân hủy và phần nào hạn chế được chất thải nhựa.

    Ước tính có khoảng 500 triệu tấn nhựa sẽ được sản xuất trước năm 2050 và nếu nghiên cứu trên sớm được ứng dụng trong thực tế, con người có thể giảm thiểu được một lượng lớn chất thải nhựa ra môi trường.

    Loại nhựa con người đang sử dụng chủ yếu hiện nay là nhựa dùng một lần và chúng có thể tồn tại tới hàng thế kỷ và là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương.

    Theo moitruong.com.vn