31 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 13, 2024
More
    Home Blog Page 410

    Nguy cơ lây bệnh từ các bể bơi công cộng

    Nếu bạn đang nghĩ bể bơi có chế độ lọc và diệt hết các loại vi khuẩn thì bạn đã nhầm. Bể bơi là nơi ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh và khiến chúng có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

    Trong dịp hè, nhiều bể bơi công cộng, công viên nước, bồn tắm khách sạn có tần suất hoạt động cao, mở cửa tất cả các ngày dấy lên lo ngại lây nhiễm dịch bệnh.

    Khi bơi, da của người bơi có thể bị kích ứng do thuốc sát trùng clo trong nước. Khi clo kết hợp với mồ hôi và các chất tiết của người bơi trong nước sẽ sinh ra chất phức hợp có mùi khó chịu, gây kích ứng da, gây ngứa mắt, đỏ mắt. Khi chất này bay hơi lên khỏi mặt nước sẽ gây kích ứng hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, có thể kích thích cơn hen phế quản.


    Bể bơi công cộng ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh. Ảnh minh họa

    Cứ thử tưởng tượng, mỗi ngày hàng trăm, đôi khi là hàng nghìn lượt người bơi lội, tắm rửa, kỳ cọ thậm chí có vài người thiếu ý thức còn tiểu tiện ra hồ bơi thì lượng vi khuẩn lây bệnh, ký sinh trùng trong nước sẽ nhiều đến mức nào. Nếu việc quản lý chất lượng nước hồ bơi không nghiêm ngặt, tần suất đo nồng độ clo và pH của nước không tuân thủ quy định có thể khiến mức độ sát trùng của clo kém hiệu quả, khiến cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi trong nước gây bệnh cho người bơi là điều khó tránh.

    Và nếu bạn nghĩ ở các bể bơi luôn có cách phòng ngừa những kẻ tiểu tiện lén lút, chẳng hạn như thuốc nhuộm được cho là sẽ khiến nước bể bơi đổi màu nếu ai “tè” vào đó, thì bạn đã nhầm. “Thuốc nhuộm có khả năng đó hoàn toàn là chuyện hoang đường. Nó chỉ nhằm dọa mọi người không nên tiểu tiện trong bể bơi”, một chuyên gia của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.

    Theo CDC, bể bơi khách sạn và bồn tắm nóng liên quan tới 1/3 số đợt bùng phát dịch bệnh do bơi lội trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây. Trong thời gian đó, tổng cộng 493 đợt bùng phát do nước khử trùng clo hoặc nước đã qua xử lý. Các đợt bùng phát dẫn tới hơn 27.000 trường hợp mắc bệnh và 8 ca tử vong.

    Một loạt các bệnh lây nhiễm có thể xâm nhập và cơ thể qua nước ở bể bơi công cộng như vi khuẩn đường ruột E.coli (gây tiêu chảy), tác nhân thường gặp nhất trong các hồ bơi, nguy cơ viêm ống tai ngoài và tai giữa, các bệnh về da liễu.v.v… Ngoài ra, khi sử dụng nước bể bơi hàng ngày còn khiến da bị khô và tăng tình trạng lão hóa, tăng hắc tố da, đen da ở chị em.

    Để phòng bệnh lây nhiễm ở hồ bơi, mỗi người cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

    – Phải tắm xà phòng kỹ trước và sau khi bơi để tránh lây mầm bệnh xuống hồ bơi và nhiễm bệnh từ hồ bơi
    – Bịt tai bằng nút cao su khi bơi để tránh viêm tai ngoài và tai giữa
    – Không uống nước hồ bơi khi đang bơi để tránh nuốt mầm bệnh vào miệng
    – Tuyệt đối không tiểu tiện, đại tiện, kỳ cọ cơ thể trong hồ bơi, không đi bơi khi đang bị ốm, bị tiêu chảy hay các bệnh khác
    – Nên chọn hồ bơi vắng người để đảm bảo vệ sinh

    Theo Vietq

    Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 8 lần ngoài trời

    Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Một trong những yếu tố đầu tiên để cải thiện chất lượng không khí trong nhà là phải sạch.

    Nguồn chính gây ô nhiễm trong nhà là bụi thông thường. Khảo sát tại Mỹ cho thấy cứ 6 phòng trong ngôi nhà (tổng diện tích khoảng 450m2) sẽ “thu” được tới 18kg bụi/năm.

    Và những hạt bụi li ti này sẽ được tích lũy trong vải bọc ghế, màn, gối, khăn và các đồ nội thất trong nhà… Ngoài ra, bụi còn tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử, nấm mốc…

    Ở những nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản.

    Tất cả tạo thành một môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển, gây bệnh. Thêm vào đó, nếu trong nhà ẩm ướt do thời tiết hay do máy tạo ẩm thì sẽ tạo điều kiện cho bụi ve, nấm mốc phát triển.

    Tiếp đến là khói thuốc lá. Ở những nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; còn người già có nguy cơ bị chứng mất trí.

    Các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… đều có thể là nguồn gây ô nhiễm.

    Ô nhiễm trong nhà gây tử vong cao nhất

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu.

    Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm không khí trong nhà đang ở mức đáng báo động, khi có tới 70% số người được hỏi trong một khảo sát phàn nàn về không khí tại nơi họ ở.

    Báo Điện tử VnExpress dẫn lời ThS Nguyễn Trinh Hương thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động Việt Nam, cho biết nếu xét về mức độ tác động về sức khỏe con người so với các loại ô nhiễm khác, thì ô nhiễm không khí trong nhà có tỷ lệ tử vong cao nhất.

    Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Theo bà Hương, trong các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe người lao động như bụi, hơi khí độc, hóa chất, vi sinh, tiếng ồn, rung động, gánh nặng, và tư thế lao động… thì nhóm yếu tố gây ô nhiễm môi trường nơi làm việc ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Nhóm yếu tố này gồm bụi, hơi khí hộc, hơi hóa chất.

    Kết quả điều tra tại 10 chung cư Hà Nội của Trung tâm khoa học môi trường và phát triển Bền vững cho thấy, hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở.

    Theo WHO, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm.

    Trung tâm cũng tiến hành điều tra tại hai tòa cao ốc ở Việt Nam thập niên 2000, thấy nhiều người có triệu chứng mần ngứa, mệt mỏi. Các triệu chứng này mất đi nếu những người làm việc trong đó nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ phép dài ngày.

    Thông thường, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ngoài trời, theo một nghiên cứu của Mỹ. Gần đây, Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Bệnh dịch Trung Quốc công bố một báo cáo về tác động của tình trạng ô nhiễm không khí, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thậm chí còn lớn gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.

    Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.

    Cách nào cải thiện không khí trong nhà?

    Một trong những yếu tố đầu tiên để cải thiện chất lượng không khí trong nhà là phải sạch. Việc vệ sinh, hút bụi, lau chùi đồ đạc, sàn nhà cần được tiến hành thường xuyên để hạn chế sự lưu cữu của bụi, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

    Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa có chức năng phóng thích I-on Hydro và Oxy hoạt tính, khi kết hợp với các chất có hại gốc OH, nấm mốc, vi khuẩn… các phân tử này sẽ chuyển hoá chúng thành nước vô hại cũng như có khả năng lọc bụi và mạt bụi, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng trong không khí ở mức cao.

    Giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, đặc biệt là khi thời tiết ẩm nồm. Việc đóng kín cửa, bật điều hòa sẽ hạn chế hơi ẩm vào nhà hơn là mở tung cửa.

    Giữ cho nhà luôn thoáng mát bằng cách mở tung các cánh cửa khi thời tiết cho phép và nếu buộc phải đóng kín cửa thì cần sử dụng hệ thống thông gió cho phòng bếp, phòng tắm, hay các loại điều hòa có chức năng.

    Và cuối cùng là phải tạo ra một môi trường không hút thuốc trong nhà cũng như hạn chế sử dụng sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng…

    Theo moitruong.com.vn

    Những căn bệnh đáng sợ lây từ động vật sang người

    Các loài động vật ngày càng trở nên thân thiết với con người hơn nhưng bản thân chúng vẫn mang những nguồn bệnh thực sự đáng sợ, đe dọa sự sống của loài người như bệnh gật gù rồi chết; dịch hạch, bệnh than, bệnh viêm não, dịch cúm gia cầm, dịch ebola, v.v…

    Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

    Nguy cơ các bệnh lây truyền từ động vật sang người xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp của con người với động vật, với sản phầm từ động vật, môi trường sống của chúng.

    Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc với động vật (như bệnh dại lây qua vết cắn), qua môi trường bị nhiễm (như bệnh than) và qua thực phẩm (bệnh liên cầu lợn), hay gián tiếp qua vector truyền bệnh như muỗi hay bọ ve… Cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể là ổ chứa tác nhân gây bệnh của những bệnh này.

    Bệnh gật gù rồi chết: Đây là nhóm bệnh gây ra bởi một loài ruồi có tên là xê xê và các loài bọ xít, bao gồm hiện tượng ngủ gật của người châu Phi và bệnh chagas. Chúng đang tác động đến khoảng 10 triệu người.

    Dịch hạch: Con người bị lây bệnh này từ chuột cống và những loài gặm nhấm khác. Tác nhân gây bệnh được truyền qua vết cắn. Bệnh dịch đầu tiên được nổ ra ở thế kỷ thứ 6 và ở Vizantia: Trong 50 năm gần 100 triệu người bị chết. Vào thế kỷ XIV , bệnh dịch hạch phương Đông đã cướp đi sinh mạng của chừng 1/3 dân số châu Á và châu Âu. Vào cuối thế kỷ XIX đã xảy ra đợt dịch hạch toàn cầu thứ 3 đánh vào trên 100 cảng trên thế giới. Năm 1999 nó lại bùng phát ở 14 nước, chủ yếu ở châu Phi, trên 2,6 nghìn người mắc bệnh, 212 người trong số đó tử vong.

    Bệnh than: Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính diễn ra ở gia súc (bò, cừu, dê…) do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, có thể truyền sang người, ở một vài dạng nó có độc tính rất cao. Vi khuẩn than là một trong số ít những vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu ở môi trường trong dạng bào tử. Khi vòng đời của vi khuẩn gặp nhân tố bất lợi ví dụ như vật chủ nó ký sinh chết hoặc là nhiệt độ môi trường thay đổi bất lợi, vi khuẩn chuyển thành dạng bào tử có tính ngủ đông để chờ các vật chủ mới, tiếp tục vòng đời của mình. Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh “đặc biệt nguy hiểm”. Vi khuẩn than dễ được nghiên cứu sử dụng trong chiến tranh sinh học.

    Bệnh viêm não: Con người nhận được tác nhân gây bệnh viêm não từ loài gặm nhấm và chim. Muỗi và bọ cũng là vật trung gian mang virus. Mỗi năm có 100-200 nghìn người mắc các bệnh viêm não khác nhau, 10-15 nghìn người đã chết.

    Dịch cúm gia cầm: Hàng loạt các loại virus cúm gia cầm nguy hiểm như H5N1, H5N6… đã làm cả thế giới e ngại có nguyên nhân lây bệnh từ các loài gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng và các loài chim… Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.

     

    Dịch Ebola: Trong thiên nhiên, virus Ebola tồn tại trong một loài dơi chuyên ăn quả ở châu Phi. Tuy nhiên, chỉ có người và động vật linh trưởng (khỉ, khỉ đột, đười ươi, tinh tinh…) mới là vật chủ để virus này gây bệnh. Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận một số người bị lây nhiễm do tiếp xúc hoặc ăn uống thịt các thú rừng bị bệnh hoặc chết như: nhím, linh dương, mặc dù những loài thú này không phải là vật chủ của virus Ebola. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao: Thường từ 50% đến 90% số người nhiễm virus Ebola bị tử vong. Năm 2014, 10.000 người trên toàn cầu đã thiệt mạng vì dịch Ebola.

    Bệnh dại: Bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.

    Bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên.

    Đại dịch HIV/AIDS: Con người mắc phải virus HIV từ những loài vượn dạng người sống ở Trung Phi. Cho đến nay, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 25 triệu người và 33 triệu người khác hiện đang chung sống với HIV. Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm được thuốc chữa căn bệnh này.

    Bệnh sốt rét: Là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi Anopheles đốt. Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong – đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi.

    Mù lòa do rệp cắn: Mù lòa do rệp cắn: Đây là căn bệnh gây ra bởi một loại rệp và có thể khiến cho bệnh nhân bị mù lòa. Tuy không phải là một căn bệnh gây chết người nhưng nó có thể làm cho hàng triệu trường hợp vĩnh viễn mù.

    11 điều cần nhớ để phòng lây bệnh từ động vật

    1. Ăn thức ăn đã nấu chín

    Nên thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn uống các loại thực phẩm tái sống, nhất là các món ăn làm từ thịt sống như gỏi, tiết canh… để phòng tránh vi khuẩn, vi-rút lây nhiễm trực tiếp từ động vật sang cơ thể người.

    2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật khi giết mổ

    Khi giết mổ động vật, tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể động vật mà nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ như gang tay, khẩu trang y tế để tránh lây nhiễm trực tiếp mầm bệnh sang con người. Đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ thịt động vật sau khi giết mổ, tránh để lây nhiễm các loại chất cặn bã, dư thừa trong quá trình giết mổ để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh vào thịt thành phẩm.

    3. Tuyệt đối không ăn thịt động vật đã chết trước khi giết mổ

    Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng thịt động vật ngay cả khi chúng đã chết. Đây là nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn, vi-rút và mầm bệnh gây hại cho động vật lây nhiễm sang con người và gây nên dịch bệnh.

    4. Tránh sử dụng thịt động vật không rõ nguồn gốc

    Các loại động vật hoang dã được săn bắt làm thực phẩm và được coi là đặc sản nhưng lại ẩn chứa mối nguy hại khi tiềm ẩn nhiều loại vi-rút và mầm gây bệnh đáng sợ cho con người mà không hề được phát hiện hay kiểm tra. Thực tế đã cho thấy, những đại dịch gần đây đều có nguồn gốc từ các loại thịt động vật hoang dã.

    5. Nuôi cách ly các loại gia súc gia cầm

    Nước ta có thói quen chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm gần khu dân cư hoặc trong khuôn viên gia đình. Đây là mối nguy hiểm rất lớn khi các loại động vật này mắc bệnh và có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp sang người một cách nhanh và dễ dàng. Để phòng tránh dịch bệnh và giữ vệ sinh, bạn nên chăn nuôi các loại gia súc gia cầm cách ly xa khu vực dân cư.

    6. Rửa tay và vệ sinh cá nhân trước khi ăn

    Rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ăn luôn được các bác sĩ khuyến cáo nên làm để phòng tránh các loại dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người. Vệ sinh trước khi ăn còn giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn có hại trước khi lây nhiễm trực tiếp vào thức ăn.

    7. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, được kiểm dịch rõ ràng

    Một trong những biện pháp phòng tránh dịch bệnh lây qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là việc lựa chọn thực phẩm. Bạn nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, được kiểm dịch để bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình và tránh mua phải thực phẩm có nguồn gốc nhiễm bệnh.

    8. Vệ sinh xung quanh môi trường sống

    Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống giúp tiêu diệt các loài vật trung gia truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, bọ… đồng thời giúp môi trường sống thêm sạch sẽ, thông thoáng, tránh các loại vi khuẩn và mầm bệnh trong không khí.

    9. Hạn chế đến nơi có ổ dịch bệnh

    Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, các loại gia súc gia cầm còn sống và nhất là đến các nơi có ổ dịch bệnh để phòng tránh dịch bệnh lây lan trực tiếp. Nếu bắt buộc phải đi đến những nơi phát hiện có ổ dịch, bạn nên đeo khẩu trang y tế, rửa tay và vệ sinh cá nhân bằng nước sát khuẩn.

    10. Vệ sinh cá nhân và tiêm phòng dịch

    Nên thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng các loại nước sát khuẩn khi có dịch bệnh bùng phát và tiêm phòng dịch để phòng tránh các loại dịch bệnh.

    11. Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm

    Để hạn chế dịch bệnh lây nhiễm từ gia súc gia cầm, bạn nên tiêm phòng cho gia súc gia cầm để phòng tránh dịch bệnh khoảng 3 tháng trước khi giết mổ.

    Theo moitruong.com.vn

    Cỏ thần kỳ Vetiver giải quyết ô nhiễm đất

    0

    Một nhóm nhà khoa học tại Viện Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã bước đầu ghi nhận cỏ vetiver có khả năng chống lan tỏa dioxin ra vùng đất xung quanh, làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong các vùng đất do hậu quả chiến tranh để lại.

    Theo thông tin trên website Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), Việt Nam là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm dioxin do việc sử dụng rộng rãi “chất độc da cam” làm thuốc diệt cỏ trong những năm chiến tranh (1961-1971).

    Cỏ Vetiver có khả năng làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin

    Khu vực bị ô nhiễm nặng nề nhất ở Việt Nam nằm tại các khu căn cứ không quân nơi mà một lượng lớn chất độc màu da cam được lưu trữ hay xử lý. Những khu vực này ngày nay vẫn là nơi để lại những rủi ro lớn tới môi trường và sức khỏe con người.

    Ô nhiễm dioxin từ chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam đã kéo dài nhiều năm và đang tìm nhiều cách để xử lý như phương pháp vật lý, hóa học, sinh học…

    Nhiều vùng đất tại Việt Nam đã bị ô nhiễm dioxin từ chất diệt cỏ trong chiến tranh kéo dài nhiều năm.

    Theo TS. Ngô Thị Thúy Hường, Phó Giám đốc Trung tâm Kasrt và Di sản địa chất (thuộc Viện Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), hiện tại vẫn chưa có công nghệ thực vật xử lý môi trường (phytoremediation) mang tính hiệu quả cao, giá thành thấp, được nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích cố định, giảm thiểu và phục hồi diện tích lớn đất đai bị ô nhiễm dioxin mức thấp đến trung bình.

    Năm 2014, nhóm nghiên cứu của TS Ngô Thị Thúy Hường bắt đầu nghiên cứu khả năng giảm nhẹ chất dioxin từ cỏ Vetiver. Đây là dự án cấp Bộ TN&MT sử dụng nguồn vốn Nhà nước.

    Loài cỏ Vetiver được giới khoa học xem như “cỏ thần kỳ” có thể thích nghi với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao. Cỏ có bộ rễ lớn nhưng các sợi rễ lại rất nhỏ và mịn (đường kính trung bình chỉ khoảng 0,5-1,0mm) rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, là điều kiện cần thiết để hấp thụ và phân hủy các chất gây ô nhiễm.

    Cỏ Vetiver có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích như: chống sạt lở các công trình giao thông, xây dựng; giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng…, đặc biệt là cỏ Vetiver được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm đất, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

    Dự án đã đạt được kết quả khả quan và có nhiều triển vọng khi bước đầu có thể chứng minh được cỏ vetiver có khả năng chống lan tỏa dioxin ra vùng đất xung quanh, làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong các vùng đất do hậu quả chiến tranh để lại.

    Cơ chế của cỏ Vetiver để ứng dụng xử lý dioxin

    Sau khi hoàn thành nghiên cứu trong nước, TS. Hường đã gửi đề tài của mình đến Chương trình Quan hệ Đối tác Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER) của Hoa Kỳ. Năm 2017,Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông báo dự án đã nhận được khoản tài trợ 300.000 USD.

    Cỏ Vetiver có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích như: chống sạt lở các công trình giao thông, xây dựng; giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng…

    Với nguồn tài trợ này, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cơ chế cỏ Vetiver giảm thiểu ô nhiễm dioxin, tiến hành các thí nghiệm giúp chỉ ra và làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại trong những nghiên cứu trước đây về việc cố định và xử lý các chất ô nhiễm bằng thực vật. Đồng thời sẽ mở rộng nghiên cứu ngoài thực địa giúp đánh giá lại những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

    Theo TS. Hường, công nghệ xử lý bằng cỏ Vetiver sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xử lý dioxin còn tồn dư sau chiến tranh; có thể ứng dụng tại nhiều khu vực trong các khu sân bay cũng như những địa phương bị ô nhiễm dioxin vừa và nhẹ.

    Đồng thời phương pháp này có thể áp dụng dễ dàng trên diện rộng và thương mại hoá, có thể tiếp cận và áp dụng cho những nhóm bị yếu thế, đặc biệt đối với những cá nhân có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương.

    “Bằng việc thương mại hoá công nghệ xử lý bằng cỏ Vetier, dự án có thể mang lại nhiều việc làm hơn cho những nhóm người gặp khó khăn”, TS. Hường nói.

    Dự án này sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 135 ngàn người sống xung quanh khu vực sân bay, và đặc biệt cho các nhân viên làm việc tại Trung đoàn không quân 935 tại sân bay Biên Hoà, thông qua việc giảm thiểu các nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe do nhiễm dioxin.

    Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của dự án này sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghệ sử dụng thực vật trong xử lý môi trường (Phytoremediation).

    Dự án thành công, ngoài việc xử lý được ô nhiễm dioxin, bổ sung một phương pháp ngăn ngừa dioxinbằng công nghệ thân thiện môi trường, những kết quả và khuyến cáo của dự án cũng giúp những nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu trong việc bảo vệ và quản lý môi trường trong việc đưa ra quyết định, và trong các nghiên cứu tương lai.

    Những biện pháp thực tiễn đồng thời sẽ giúp đỡ các nhà làm chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia, cũng như các tổ chức phi chính phủ phát triển những giải pháp giảm thiểu ngắn hạn, phát triển và đánh giá những hoạt động xử lý dài hạn, và cuối cùng thực hiện các biện pháp xử lý có hiệu quả.

    Theo moitruong.com.vn

    5 sự thật về bắp rang không phải ai cũng biết

    Bắp rang là món ăn phổ biến, dù có ít dinh dưỡng hơn thịt cá, trái cây nhưng chúng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người ăn.

    Ăn bắp rang có thể tốt hơn trái cây, rau quả

    Nghiên cứu của Đại học Scranton (Mỹ) phát hiện bắp rang có nhiều polyphenol, hợp chấtchống ô xy hóa mạnh thường thấy trong thực vật và có thể giúp cơ thể giảm viêm nhiễm.

    Polyphenol hòa tan trong khoảng 90% lượng chất lỏng có trong trái cây, rau củ. Nhưng vì bắp rang chỉ có 4% chất lỏng nên polyphenol sẽ đậm đặc hơn.

    Tuy nhiên, ở mặt khác, bắp rang lại không có nhiều vitamin và các dưỡng chất khác như trái cây, rau củ. Vì vậy, không thể thay thế trái cây, rau củ trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng bắp rang.

    Polyphenol cũng như một số chất khác được tìm thấy trong bắp rang có khả năng ức chế các enzyme mà khối u ung thư cần để phát triển.

    Chống ung thư

    Polyphenol cũng như một số chất khác được tìm thấy trong bắp rang có khả năng ức chế các enzyme mà khối u ung thư cần để phát triển. Do đó, bắp răng có thể giúp kiểm soát tốc độ lây lan của tế bào ung thư.

    Giảm táo bón

    Vì bắp rang thật chất là bắp nguyên hạt, chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Nhờ đó, nó giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt vàngăn ngừa táo bón.

    Một nghiên cứu vào năm 2008 ở Mỹ phát hiện những người thích ăn bắp rang thường hấp nạp lượng chất xơ nhiều hơn người bình thường đến 22%. Lượng ngũ cốc họ ăn cũng nhiều gấp 3,5 lần người thường.

    Tiểu đường cũng ăn được bắp rang

    Mặc dù chất xơ cũng nằm trong nhóm carbohydrate nhưng lại không làm biến đổi đường huyết như tinh bột hay đường. Nguyên nhân là vì cơ thể con người không hấp thụ chất xơ. Do đó, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bắp rang mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chứa nhiều sắt hơn cả rau chân vịt

    Dù chênh lệch không nhiều nhưng bắp rang vẫn chứa nhiều chất sắt hơn rau chân vịt. Một phần bắp rang 28 gram chứa khoảng 0,9 mg sắt, trong khi một chén rau chân vịt 30 gram chứa chỉ 0,8 mg sắt, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

    Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao nam giới mỗi ngày cần khoảng 8 mg sắt. Trong khi đó, phụ nữ cần đến 18 mg sắt mỗi ngày, nguyên nhân vì phụ nữ sẽ mất máu nhiều hơn ở kỳ kinh nguyệt.

    Theo Thanh niên

    Ngành du lịch đang đứng trước vấn nạn ô nhiễm môi trường

    Các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển và các vườn quốc gia (VQG). Tình trạng ô nhiễm môi trường tác động trở lại đẩy lùi ngành du lịch.

    Biển, vườn quốc gia bị “thương tổn”

    Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch thống kê, Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên để phát triển du lịch. Các vùng ven biển hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Tuy vậy, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Còn theo đánh giá của Bộ TN&MT, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan, cùng với nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp cộng với thể chế, chính sách còn bất cập.

    Ngoài 70 – 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển, các hoạt động du lịch có ảnh hưởng tới 20 – 30% đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Ví dụ, ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm… cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới.

    Kết quả giám sát môi trường hàng năm về hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chất lượng nước biển ở các bãi tắm, như: Long Hải, Hồ Cóc, Bãi sau, Bãi Trước, Bãi Dâu đều đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Thống kê của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt, nhà vệ sinh của cư dân đổ xuống biển.

    Không chỉ biển, các vườn quốc gia cũng đối mặt với nạn ô nhiễm, phá vỡ, bị hủy hoại tính nguyên vẹn của các khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện, nước ta có 31 vườn quốc gia, 68 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cùng với các tài nguyên tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi… Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam là rất lớn. Một số nơi du lịch phát triển sinh thái phát triển quá “nóng” lại mang tính mùa vụ, gây ra những tác động tiêu cực về môi trường, cảnh quan.

    Biển Cửa Tùng (Quảng Trị) với vẻ đẹp làm say đắm lòng người.

    Tại vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, trong đó có việc xây dựng các nhà máy thủy điện; ồ ạt đưa du khách lên khám phá Phan xi păng, trong khi công tác quản lý còn bất cập; việc phân chia nguồn lợi từ du lịch chưa hài hòa khiến người dân bản địa – những người chủ đích thực của núi rừng chưa được hưởng lợi nhiều; việc “biến” bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa thành nguồn lợi chưa tương xứng với tiềm năng… Tại vườn quốc gia Cúc Phương, du khách tụ tập đốt lửa trại, nhậu nhẹt la hét, hoặc karaoke ồn ào, đua xe khiến thú rừng hoảng hốt sợ hãi, cỏ cây bị tàn phá nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến cháy rừng.

    Mỗi năm, chúng ta thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, tương đương 10 tỷ USD, chủ yếu là tác động tiêu cực làm giảm giá trị tăng trưởng các ngành sản xuất, chi phí để cải tạo môi trường và sức khỏe cộng đồng… Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 và năm 2008 đã tụt hạng Việt Nam từ vị trí thứ 93 xuống 122 trong số 133 nước được xếp hạng về mặt chất lượng môi trường, quản lý và kinh doanh du lịch.

    Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

    Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường nói chung, môi trường du lịch nói riêng để phát triển du lịch bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân, đặc biệt là du khách tại các khu, điểm du lịch trong việc giữ gìn và xây dựng môi trường du lịch ngày càng văn minh, thân thiện và sạch đẹp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phát động chiến dịch bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch năm 2018 mang tên “Biển Việt Nam xanh”

    Chiến dịch “Biển Việt Nam xanh” sẽ bắt đầu từ ngày 18 – 26/5/2018, với quy mô đồng loạt tại 5 tỉnh, thành ven biển miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng. Chiến dịch hút 1.200 người tham gia chung tay dọn sạch môi trường biển, đổi lấy nước sạch Uniaqua gửi các vùng miền nằm trong chương trình chống hạn hán và xâm ngập mặn.

    Chiến dịch “Biển Việt Nam xanh” sẽ bắt đầu từ ngày 18 – 26/5/2018 sẽ giúp nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường biển.

    Bên cạnh “Biển Việt Nam xanh”, việc nâng cao ý thức bảo vệ rừng của công chúng đặc biệt là du khách tham quan các vườn quốc gia cũng được các hãng lữ hành quan tâm. TransViet Group đã đưa ra một số kiến nghị sau khi khảo sát hơn 20 vườn quốc gia tại 4 châu lục trên thế giới và 14 VQG tại Việt Nam. Theo đó, các VQG cần đặt thêm các thùng rác, điểm thu gọn rác, thường xuyên dọn dẹp hơn vào ngày cao điểm, phụ thu ngày lễ hoặc tăng giá vé để có ngân sách trong việc xử lý rác thải; tuyệt đối cầm đốt lửa tại khu vực không được phép; xây dựng những khu nướng đảm bảo an toàn, có thiết bị phòng/chữa cháy chuyên nghiệp; cắt đặt nhân viên kiểm soát việc đốt lửa; hoàn toàn cấm xe máy cá nhân và xe ô tô nhỏ vào trong rừng, mở rộng khu vực đậu xe tại cửa rừng; mở một số tuyến đường đi bộ trong rừng song song với đường cái, nối các trạm với nhau; không làm đường bê tông mà chỉ cần phát quang và làm phẳng cho dễ đi, có thể dùng vật liệu thân thiện môi trường và cảnh quan.

    PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhấn mạnh, các địa phương cần tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch; tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội, đặc biệt đối với khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch; đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch; tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT như Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển, Công ước về bảo vệ các loài chim di cư, công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng; Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường du lịch.

    Theo Phapluatvietnam

    Danh mục và lộ trình thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

    0

    Ngày 18/05/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

    Theo đó, từ ngày 10/7/2018, không cho phép nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) như bóng đèn huỳnh quang compact TCVN 7896:2008;

    Từ ngày 10/7/2018, bóng đèn huỳnh quang compact sẽ không được phép nhập khẩu và sản xuất.

    Bóng đèn huỳnh quang ống thẳng TCVN 8249:2009; tủ lạnh, tủ kết đông lạnh TCVN 7828:2013; máy điều hòa không khí không ống gió TCVN 7830:2015; máy giặt gia dụng TCVN 8526:2010;

    Máy thu hình TCVN 9536:2012; nồi cơm điện TCVN 8252:2009; màn hình máy tính TCVN 9508:2012; máy biến áp phân phối TCVN 8525:2010;…

    Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sau 2 năm kể từ ngày 10/7/2018 đối với các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong TCVN như bóng đèn huỳnh quang compact TCVN 7896:2015; bóng đèn huỳnh quang ống thẳng TCVN 8249:2013;

    Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh TCVN 7828:2013; máy điều hòa không khí không ống gió TCVN 7830:2015; máy giặt gia dụng TCVN 8526:2013; máy thu hình TCVN 9536:2012; nồi cơm điện TCVN 8252:2015; màn hình máy tính TCVN 9508:2012; động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc TCVN 7540-1:2013;…

    Từ ngày 10/7/2018, không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí công nghệ lạc hậu, có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với từng dải công suất của tổ máy theo quy định; không cho phép nhập khẩu thiết bị cũ, lạc hậu đối với các tổ máy phát điện có công suất nằm ngoài các dải công suất quy định;

    Không phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy nhiệt điện phát điện bằng than, khí đốt có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với dải công suất của tổ máy phát điện theo quy định.

    Theo moitruong.com.vn

    Sự thật về áo chống nắng “thần thánh” chống tia UV

    Chuyên gia cho rằng vật gì cản được ánh sáng đều có khả năng chống tia UV, người tiêu dùng chỉ cần mua những sản phẩm áo chống nắng đủ độ dày, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí là có thể bảo vệ da tốt.

    Tuy mới đầu hè nhưng thời tiết nắng nóng khá gay gắt khiến thị trường “trang phục chống nắng” nhanh chóng tăng nhiệt. Một trong những mặt hàng tiêu thụ rất mạnh đó là áo chống nắng.

    Nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sản phẩm áo chống nắng được các nhà sản xuất tung ra thị trường ngày càng nhiều với đủ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và giá cả.

    Bên cạnh những sản phẩm chống nắng sản xuất trong nước có giá từ khoảng 80 nghìn đồng – 300 nghìn đồng, nhiều cửa hàng thời trang còn nhập những loại áo chống nắng, găng tay, khẩu trang chống tia tử ngoại (UV), ngăn ngừa ung thư da từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Song song đó, giá của những sản phẩm này đang được bán trên thị trường cao gấp nhiều lần so với những sản phẩm thông thường.

    Lướt qua một số trang mạng bán hàng trực tuyến, những lời quảng cáo nghe hết sức hấp dẫn như: áo chống nắng được 95%, có khả năng chống tia UV, ngừa lão hóa, ngừa ung thư,…tuy nhiên giá thành của một chiếc áo này không hề rẻ.

    Sản phẩm áo chống nắng được quảng cáo may trên chất liệu có chứng nhận về chỉ số UPF 50+. Ảnh Hùng Cường

    Các loại áo chống nắng với xuất xứ của Nhật Bản có chức năng chống tia UV đang được nhiều chị em ưa chuộng có giá khoảng từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/sản phẩm. Cao cấp hơn nữa là những sản phẩm được quảng cáo sử dụng chất liệu có chứng nhận về chỉ số UPF 50+ (chỉ số đánh giá mức độ bảo vệ của chất liệu vải khỏi các tia UVA, UVB) có giá từ 800.000 đồng- 1,2 triệu đồng/sản phẩm

    “Chiếc áo này là hàng cao cấp, áo có chỉ số chống nắng UPF 50++, tỷ lệ che UV có thể đến hơn 97%, áo mềm mịn, mỏng nhẹ, thoáng mát, hút thấm mồ hôi”, nhân viên cửa hàng thời trang thương hiệu Nhật Bản giới thiệu.

    Để giữ gìn nhan sắc và sức khỏe, nhiều chị em không ngần ngại mở hầu bao đầu tư tiền triệu một chiếc áo chỉ để đi nắng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lăn tăn, dè dặt với mặt hàng có giá quá đắt đỏ như vậy. “Đó chỉ là lời nói của người bán, còn thực hư có chống được tia tử ngoại như quảng cáo hay không thì chẳng ai biết được”, chị Hà, một khách hàng tỏ vẻ nghi ngờ.

    Trước thông tin sản phẩm chống nắng có chức năng chống tia UV, tia tử ngoại được bán với giá cao hơn những sản phẩm chống nắng thông thường, các chuyên gia cho rằng mỗi loại vải lại có khả năng cản bức xạ tia UV ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ cần mua những sản phẩm được làm từ sợi vải có đủ độ dày, có thể thấm mồ hôi tốt, thoáng khí là có thể bảo vệ da tốt.

    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay có rất nhiều áo chống nắng làm từ sợi vải tổng hợp, vải bông, vải Jean…đều có tác dụng chống nắng rất tốt, một chiếc áo chỉ cần ánh nắng không thể xuyên qua được là đã có khả năng chống nắng.

    “Nhiều sản phẩm chống nắng quảng cáo chống tia UV, tia tử ngoại chỉ là chiêu câu khách, thu hút khách hàng. Bởi về nguyên tắc, bất cứ vật gì cản được ánh sáng đều có khả năng chống tia UV. Do vậy, nhiều chiếc áo khoác nắng bình thường của Việt Nam cũng hoàn toàn có thể chống nắng hiệu quả mà giá cả rất phải chăng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra rằng, cách tốt nhất để chọn chất liệu chống tia cực tím hiệu quả là căng tấm vải lên trước ánh nắng mặt trời. Nếu ánh nắng vẫn có thể đi xuyên qua thì khả năng chống tia cực tím của loại vải đó thấp. Ngược lại, ánh nắng mặt trời không chiếu qua tấm vải, thì đây là chất liệu tốt để sử dụng.

    Theo Vietq

    Giải quyết xung đột môi trường: Không thể bằng mệnh lệnh hành chính

    Kết quả nghiên cứu Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh được thực hiện hàng năm là thước đo từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân về những lĩnh vực liên quan mật thiết đến họ trong cuộc sống.

    Khảo sát ý kiến của 14.000 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên tại 63 tỉnh, thành cho thấy, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nổi cộm, bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe, kế sinh nhai của nhiều người.

    Nảy sinh từ ô nhiễm môi trường

    Từ năm 2016, môi trường trở thành vấn đề nổi cộm với người dân sau hàng loạt sự cố xảy ra. Nguyên nhân chính liên quan đến sự cố cá chết hàng loạt do xả thải công nghiệp ở khu vực duyên hải miền Trung, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và những vấn đề liên quan đến chất lượng không khí ở các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất.

    Theo Viện trưởng Viện Quản lý châu Á – Thái Bình Dương, TS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng nhóm nghiên cứu về xung đột môi trường, tác động xã hội và công lý môi trường ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa và giảm nghèo nhanh chóng thời gian qua đang khiến cho môi trường tự nhiên phải trả những cái giá đắt đỏ.

    Theo ước tính, ô nhiễm công nghiệp làm giảm 12% tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm.

    Theo ước tính, ô nhiễm công nghiệp làm giảm 12% tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm. Ô nhiễm không khí, nước do phát triển công nghiệp đã gia tăng liên tục và Việt Nam cũng là một trong 10 nước có tình trạng ô nhiễm không khí lớn nhất.

    Tổn thất do ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn luồn lách đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, tổn thất do ô nhiễm không khí gây ra cho từng cá nhân rất khó lượng hóa.

    Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể nào về những tổn hại mà người dân phải gánh chịu. Nhưng những làng ung thư ngày càng xuất hiện nhiều, số người mắc bệnh mạn tính liên quan đến ô nhiễm môi trường cũng tăng lên cho thấy ô nhiễm môi trường đã hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của người dân chứ không còn là lời cảnh báo.

    Gỡ nút thắt

    Cũng theo TS Nguyễn Văn Thắng, trong quá khứ, người dân đã chấp nhận ô nhiễm môi trường như cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện nay nhận thức về sự cần thiết phải cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường đang ngày càng rõ nét. Bằng chứng là những vụ việc được người dân phản ánh đến báo chí, chính quyền địa phương ngày một nhiều.

    Kết quả nghiên cứu Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2017 cũng cho thấy, phần lớn người dân được hỏi có xu hướng không lựa chọn những doanh nghiệp đã từng bị tai tiếng về vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

    Cụ thể, những doanh nghiệp có lịch sử môi trường xấu mất đi hơn 25% tỷ lệ người dân ủng hộ so với doanh nghiệp không có tai tiếng về môi trường khi có ý định đầu tư vào khu dân cư. Điều này cho thấy, trước những tác động môi trường ô nhiễm đem lại, người dân đang có xu hướng lựa chọn doanh nghiệp bảo vệ môi trường lớn hơn với doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm.

    Như vậy, bảo vệ môi trường trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự ủng hộ của người dân đối với dự án đầu tư trên địa bàn người dân sinh sống.

    GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: Phát triển bền vững là mục tiêu tối thượng của Việt Nam. Chính phủ cũng khẳng định không đổi môi trường để lấy phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế, ô nhiễm môi trường đang là cái giá quá đắt phải trả cho quá trình công nghiệp hóa. Điều này dẫn đến xung đột xã hội, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

    Câu hỏi đặt ra làm thế nào để không kìm hãm sự phát triển của kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường. Nghiên cứu 17 tình huống xảy ra xung đột liên quan đến môi trường giữa người dân với doanh nghiệp cho thấy phần lớn liên quan đến xả thải chưa qua xử lý hoặc hệ thống quản lý rác thải chưa được quan tâm.

    Những xung đột trên phần lớn chưa được giải quyết triệt để cộng với vấn đề ô nhiễm, tình trạng vi phạm tiếp tục tăng, làm tăng tâm lý căng thẳng và người dân không thấy được sự công bằng qua cách giải quyết của chính quyền địa phương. Đây là lý do khiến những khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người có mặt ở nhiều nơi.

    Luật sư Nguyễn Hưng Quang (Văn phòng Luật sư NH Quang và cộng sự) cho rằng, xung đột môi trường nảy sinh ngày càng nhiều cho thấy những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật. Đó là tính đại diện cho người dân thấp, chưa rõ ràng. Việc đại diện thông qua ủy quyền còn phức tạp, chi phí tốn kém. Mặt khác, hiện luật pháp mới cho phép khiếu kiện tập thể trong lĩnh vực tiêu dùng còn trong vấn đề liên quan đến môi trường lại chưa được chấp nhận. “Chưa có quy định, nguyên tắc về chứng cứ để xác định thế nào là thiệt hại nên việc bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế khó thực hiện”, ông Hưng phân tích.

    Còn theo Chuyên gia Luật Môi trường Nguyễn Hoàng Phương: Giải quyết xung đột môi trường không thể theo kiểu mệnh lệnh hành chính như hiện nay mà phải bắt đầu từ vấn đề quản lý môi trường. Đây là lĩnh vực đặc thù nên nếu không có sự đột phá trong xây dựng chính sách, thực thi pháp luật thì mất 30 năm nữa mới giải quyết được những xung đột đang xảy ra giữa người dân và doanh nghiệp.

    Theo Giaoducthoidai.vn

    Hà Nội lo ngại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc gây thảm họa môi trường

    Thành phố Hà Nội dự báo rủi ro rò rỉ phóng xạ từ 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc sẽ là một trong những thảm họa đối với quá trình phát triển của thành phố thời gian tới.

    Mới đây, TP.Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”. Trong đó có đưa ra dự báo về 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của thành phố như: Vỡ đê sông Hồng; ô nhiễm nguồn nước; cháy, nổ, đổ sụp công trình; tai nạn giao thông; rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người; rủi ro dịch bệnh; rủi ro trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; rủi ro do mất điện diện rộng; rủi ro khi có các hoạt động khủng bố, phá hoại.

    Đặc biệt là rủi ro do rò rỉ phóng xạ từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc là: Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1.000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam). Theo đánh giá, Hà Nội là một trong những tỉnh phía Bắc của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố. Do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.


    Hà Nội đã phê duyệt Đề án ‘Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố’ – Ảnh: Internet

    Chỉ ra lý do thực hiện đề án, thành phố cho biết trong vài chục năm trở lại đây trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa như trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra ngoài khơi Indonesia năm 2004 gây sóng thần làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á (là trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua); vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy.

    Tại Việt Nam, rủi ro do thiên tai, lũ lụt xảy ra trên hầu khắp cả nước. Ngoài ra, một số sự cố mang tính thảm họa có nguyên nhân từ con người như tai nạn lật tàu hỏa năm 1982 tại Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng; sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại TP.HCM năm 2002, làm thương vong hơn 100 người.

    Đối với Hà Nội, đến nay có một số rủi ro có thể được coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra: năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ ở ba địa điểm, làm chết 100.000 người, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại; trận mưa lớn lịch sử cuối năm 2008 đã làm hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập trong 5 ngày… gây thiệt hại ước tính khoảng 3.000 tỉ đồng.

    Tại đề án này, Thành phố đưa ra nhiệm vụ kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro… Ngoài ra cũng phân công sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất phương án, trình UBND TP phê duyệt phương án, kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018.

    Trong đó, giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND TP các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa. Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa vỡ đê sông Hồng; Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa ô nhiễm nguồn nước.

    Sở Xây dựng xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa đổ sụp công trình xây dựng, nhà ở. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa cháy công trình ngầm, cháy khu dân cư, cháy nổ phương tiện vận tải, chất dễ cháy, cháy nổ chung cư…

    Sở Giao thông – Vận tải xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tai nạn giao thông hoặc sập các công trình giao thông trên cao, giao thông ngầm,… Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống các thảm họa khủng bố, phá hoại và thảm họa giao thông hàng không…

    Theo Motthegioi.vn