Nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng theo các nghiên cứu từ đại học Oxford, các sản phẩm từ động vật tạo ra phần lớn khí thải nhà kính, chiếm tới 78% lượng chất thải công nghiệp.

Theo nghiên cứu của tác giả Marco Springmann trong chương trình “Thực phẩm cho tương lai” của đại học Oxford: Các động vật ăn cỏ như bò, bằng việc nhai đi nhai lại thực phẩm đã thải ra lượng khí methane lớn, hại gấp 20 lần khí carbon. Protoxyte azote cũng là một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, bắt nguồn từ phân chuồng và đất canh tác.

Sử dụng thực phẩm từ thịt động vật góp phần tiêu tốn nguồn nước sạch, tạo sức ép lên đất nông nghiệp. Chất thải chứa nitơ, phốt pho của động vật có thể khiến cho các “vùng chết” lan rộng khắp các đại dương. Đó là những khu vực biển có nồng độ oxy thấp khiến các sinh vật khó sống.

Chúng ta có thể lấy ví dụ về việc so sánh các loại thực phẩm từ động vật với thực phẩm thực vật đã có những ảnh hưởng tới môi trường như thế nào: Thịt bò thải ô nhiễm ra môi trường gấp 100 lần so với rau cỏ, tác giả Springmann cho biết. Với nhu cầu nuôi một con bò để sau này lấy thịt, cứ 1kg trọng lượng cơ thể, con bò cần phải ăn đến 10 kg ngũ cốc, ấy là chưa kể đến việc nuôi một con bò cần phải tiêu thụ nước sạch, diện tích đất lớn…

Spring mann giải thích: với nguồn thực phẩm đến từ các động vật khác thường ít ảnh hưởng đến môi trường hơn thịt bò bởi chúng không tạo ra khí methane. Khí thải nhà kính từ bò nhiều gấp 10 lần so với lợn và gà. Lượng khí thải từ thịt lợn và gà lại cao gấp 10 lần so với rau cỏ.

Giống như động vật, thực vật cũng đòi hỏi nhiều yếu tố từ môi trường để phát triển, nhưng ít hơn nhiều so với động vật. Trong hệ thống nông nghiệp ngày nay, chúng ta trồng cây để ra rau, củ quả nuôi động vật. Quá trình nuôi động vật đòi hỏi tất cả các nguồn lực tự nhiên như đất, nước, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón để phát triển suốt đời, đồng thời chúng cũng thải các loại khí độc ra môi trường.

Theo nghiên cứu đã công bố từ tạp chí Nature, chế độ ăn chủ yếu vào thực vật giúp giảm đáng kể những ô nhiễm đến môi trường, tiết kiệm tới ¼ đất nông nghiệp và quá trình tiêu thụ nước ngọt.

Sharon Palmer cũng giải thích, một số loại rau cỏ như đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan là những nguồn Protein khá bền vững trên toàn hành tinh. Chúng đòi hỏi rất ít nước ngọt để nuôi trồng bởi chúng có thể phát triển trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khô hạn. Những loại cây này thường không đòi hỏi phân bón nhưng lại có thể trở thành nguồn phân hữu cơ tự nhiên.

Theo songmoi/moitruong.com.vn