25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 397

    GEF lần thứ 6 – Những định hướng bảo vệ môi trường trên toàn cầu trong giai đoạn tới

    Sau một tuần diễn ra các phiên họp chính và chuỗi các sự kiện liên quan, kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) lần thứ 6 đã kết thúc tốt đẹp vào ngày 29/7/2018 tại Đà Nẵng.

    Đây là sự kiện quốc tế có tầm vóc và quy mô lớn nhất về tài nguyên và môi trường từ trước đến nay do Việt Nam đăng cai. Tại các kỳ họp này, nhiều vấn đề môi trường toàn cầu quan trọng đã được thảo luận và xác định giải pháp thông qua chương trình nghị sự và kế hoạch ngân sách cho chu kỳ 7, chính sách thực hiện và một số chủ đề liên ngành trọng tâm.

    Chương trình nghị sự và kế hoạch ngân sách cho chu kỳ 7

    Quá trình thương lượng về Chương trình nghị sự và kế hoạch ngân sách cho chu kỳ 7 diễn ra hơn 1 năm thông qua 4 vòng đàm phán. Đây là quá trình thương lượng phức tạp nhất kể từ khi GEF thành lập từ năm 1992 đến nay với một số lý do chính. Thứ nhất, các nước tài trợ cho GEF ngày một chặt chẽ hơn trong việc đưa ra yêu cầu sử dụng kinh phí hiệu quả.

    Ngoài việc chất lượng dự án, các nước tài trợ còn yêu cầu tăng tỷ lệ kinh phí đồng tài trợ từ nguồn lực khác, cũng như sự tham gia của khối tư nhân. Thứ hai, việc Hoa Kỳ là nước tài trợ lớn của GEF trong các chu kỳ trước cắt giảm ngân sách hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và ngân sách tài trợ cho GEF nói riêng cũng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn lực của GEF cũng như các cam kết tài trợ từ các nước khác.

    Thứ ba, số lượng cơ quan thực hiện của GEF từ 12 năm 2013 đã tăng lên 18 năm 2018. Các cơ quan này có những chính sách và định hướng khác nhau, dẫn đến những ý kiến không đồng nhất trong quá trình thương lượng cho chu kỳ 7. Ngoài ra, các nước nhận viện trợ cũng đã quyết liệt hơn, đòi hỏi tính chủ động và tự chủ quốc gia trong phần ngân sách phân bổ.

    Sự khác biệt về quan điểm giữa các bên liên quan đã tạo áp lực lớn trong việc đạt được thỏa thuận chung. Tuy nhiên, sau 3 ngày nhóm họp từ 24-26/6/2018, Hội đồng GEF đã thông qua Chương trình nghị sự và kế hoạch ngân sách cho chu kỳ 7 từ 1/7/2018 đến 30/6/2020. Nội dung này đã được Hội nghị Đại hội đồng GEF thông qua trong các phiên họp từ 27- 28/7/2018. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị. Theo các kế hoạch được phê duyệt, trong 4 năm tới, ngân sách GEF toàn cầu là 4,1 tỷ USD, được phân bổ cho các dự án và hoạt động quản lý hành chính. Phần kinh phí được phân bổ cho các lĩnh vực trọng tâm, gồm: Đa dạng sinh học (ĐDSH) 1,292 tỷ USD; 802 triệu USD BĐKH và 475 triệu USD cho suy thoái đất.

    Trong đó, phần phân bổ trực tiếp cho các nước thông qua hệ thống phân bổ nguồn lực minh bạch (STAR) lần lượt: ĐDSH1,031 tỷ USD; BĐKH 511 triệu USD và suy thoái đất 354 triệu USD. Phần còn lại sẽ dành cho các dự án khu vực và toàn cầu. Trong 3 lĩnh vực ưu tiên được phân bổ trực tiếp cho các nước, BĐKH chịu cắt giảm nhiều nhất, khoảng 40% so với chu kỳ 6, do sự ra đời của Quỹ Khí hậu xanh GCF, một cơ chế tài chính riêng biệt cho BĐKH.

    Nguồn: GEF Secretariat 2018

    Với Việt Nam, kinh phí cho chu kỳ 7 trong hệ thống STAR là 18,1 triệu USD, giảm gần 30% so với chu kỳ 6. Nguyên nhân là kinh phí cho các nước nhận viện trợ giảm, do tổng kinh phí toàn cầu giảm từ 4,43 trong chu kỳ 6 còn 4,1 tỷ USD cho chu kỳ 7. Ngoài ra, GDP là một trong những trọng số quan trọng để tính ngân sách phân bổ theo STAR, và GDP bình quân đầu người trong 4 năm qua của Việt Nam đã tăng từ 1,870 USD năm 2013 lên 2,343 năm 2017. Phần kinh phí cho Việt Nam thông qua STAR bao gồm: ĐDSH 13 triệu USD, BĐKH 3,62 triệu USD và suy thoái đất 1,39 triệu USD.

    Trong phần ngân sách thông qua STAR, các nước sẽ có quyền chủ động điều chỉnh giữa các lĩnh vực ưu tiên. 61 nước có tổng kinh phí từ STAR dưới 7 triệu đô la có thể điều chỉnh mà không có hạn mức. Các nước kinh phí STAR trên 7 triệu có thể điều chỉnh giữa các lĩnh vực trọng tâm nhưng không được quá 2 triệu đô hoặc 13% tổng kinh phí STAR, tùy thuộc con số nào cao hơn. Việt Nam nằm trong số các nước này, với mức trần có thể điều chỉnh giữa các lĩnh vực trọng tâm là 2,34 triệu USD.

    Theo đó, mục tiêu chính của 3 lĩnh vực trọng tâm trong phân bổ STAR bao gồm: tăng cường lồng ghép ĐDSH vào các lĩnh vực, cũng như sinh cảnh đất liền và trên biển; tập trung các hoạt động chính yếu bảo tồn loài và nơi cư trú của loài; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thể chế và chính sách ĐDSH; cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm tạo đột phá cho năng lượng bền vững; trình diễn các phương án giảm phát thải có hiệu quả hệ thống; tăng cường điều kiện hỗ trợ lồng ghép giảm phát thải vào các chiến lược phát triển bền vững; hỗ trợ các giải pháp cụ thể nhằm quản lý đất bền vững và tăng cường điều kiện hỗ trợ thực hiện giảm suy thoái đất.

    Ngoài 3 lĩnh vực trọng tâm được phân bổ kinh phí qua STAR, GEF 7 tiếp tục hỗ trợ dự án thuộc lĩnh vực các vùng nước quốc tế, hóa chất, chất thải và quản lý rừng bền vững thông qua kinh phí ngoài STAR. Phân bổ kinh phí cho các dự án ngoài STAR sẽ duy trì theo nguyên tắc đề xuất dự án nào chất lượng tốt sẽ được xem xét trước.

    Mục tiêu chính của các lĩnh vực trọng tâm ngoài STAR bao gồm: Tăng cường các cơ hội phát triển kinh tế biển; quản lý ở các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia; tăng cường an ninh nguồn nước tại các hệ sinh thái nước ngọt; các chương trình hóa chất công nghiệp, nông nghiệp; hỗ trợ các đảo quốc và các quốc gia kém phát triển và hoạt động hỗ trợ thực hiện các công ước.

    Bên cạnh đó, GEF 7 tiếp tục 3 Chương trình tổng hợp và đã triển khai từ GEF 6, bao gồm lương thực và sử dụng đất, thành phố bền vững, quản lý rừng bền vững. Kinh phí cho các chương trình này được phân bổ ngoài STAR, theo tiêu chí mức độ đóng góp vào giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

    Chính sách thực hiện các dự án GEF

    Cũng trong kỳ họp Đại hội đồng, một số chính sách thực hiện dự án GEF cũng được thông qua, bao gồm: tỷ lệ đồng tài trợ giữa dự án GEF và các nguồn lực khác, tăng cường quan hệ đối tác trong thực hiện các dự án GEF và lồng ghép các nội dung về giới.

    Các đại biểu quốc tế tham gia tọa đàm tại phiên bế mạc kỳ họp GEF 6.

    Về tỷ lệ đồng tài trợ, Đại hội đồng đã thông qua việc nâng tỷ lệ 5:1 trong chu kỳ 6 lên 7:1 trong chu kỳ 7, nghĩa là 1 USD viện trợ của GEF sẽ có 7 USD đồng tài trợ từ các nguồn khác, bao gồm: Chính phủ, các tổ chức quốc tế đối tác, khối tư nhân, cộng đồng. Tuy nhiên, đây là mục tiêu cho tổng các dự án do GEF tài trợ, không bắt buộc riêng từng dự án. Ngoài ra, khái niệm về đồng tài trợ cũng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất các các nguồn lực được huy động để cùng thực hiện các dự án GEF.

    Về tăng cường quan hệ đối tác trong việc thực hiện các dự án GEF, Đại hội đồng đã thông qua đề xuất xóa bỏ yêu cầu giới hạn kinh phí dự án GEF chiếm 20% tổng kinh phí các dự án của 8 cơ quan thực hiện mới tham gia GEF. Qua đó giảm sự phân biệt giữa các cơ quan thực hiện GEF truyền thống (ngân hàng đa phương và tổ chức thuộc UN) với các cơ quan thực hiện mới của GEF (như IUCN và WWF). Nhờ chính sách mới này, các cơ quan mới của GEF sẽ có điều kiện tiếp cận và thực hiện nhiều dự án hơn.

    Đại hội đồng cũng thông qua một số chính sách liên quan đến việc tăng cường các nội dung về giới trong các dự án GEF, tham vấn với các tổ chức phi chính phủ, sự tham gia của khối tư nhân. Tuy nhiên, các nội dung này mới có tính định hướng, cần tiếp tục các văn bản cụ thể hóa.

    Có thể nói, Hội nghị Đại hội đồng GEF lần thứ 6 đã mở ra những định hướng quan trọng cho hoạt động BVMT trên toàn cầu trong giai đoạn 4 năm tới. Mặc dù không có nhiều thay đổi về các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên song sẽ cần có những cải tiến trong cách thức xây dựng đề xuất dự án và vận động tài trợ để tăng cường tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ GEF, cơ chế tài chính cho môi trường lớn nhất toàn cầu.

    Theo TS. Đỗ Nam Thắng – Quỹ Môi trường toàn cầu (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 7/2018)

    Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2025

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

    Mục tiêu:

    Mục tiêu phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm năng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.

    Đề án phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị. Trong đó, thực hiện rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển đô thị thông minh bền vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm; xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu khác; xây dựng mô hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại các khu vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia giai đoạn 1; hỗ trợ tối thiểu 3 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp đô thị thông minh…

    Đến năm 2025 thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh. Trong đó, tiến hành xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam; công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây dựng thí điểm các đô thị thông minh, ưu tiên cho các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn; thí điểm áp dụng cơ chế cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh…

    Phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

    Định hướng đến năm 2030, hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa. Tổng kết các cơ chế, chính sách thí điểm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai áp dụng trên diện rộng. Hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ là hạt nhân, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh.

    Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

    Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật và ban hành các hướng dẫn về phát triển đô thị thông minh bền vững.

    Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đô thị thông minh, thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đô thị thông minh bền vững.

    Hình thành, kết nối liên thông, duy trì và vận hành hệ thống dữ liệu không gian đô thị số hóa và cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia.

    Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

    Phát triển hạ tầng đô thị thông minh. Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT)

    Phát triển các tiện ích thông minh cho dân cư đô thị; Xây dựng tiềm lực phát triển đô thị thông minh bền vững.

    Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước. Tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi chuyển giao công nghệ về phát triển đô thị thông minh bền vững. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đô thị thông minh.

    Về nguồn vốn thực hiện:

    Tổng kinh phí để thực hiện đề án được xác định trên cơ sở kinh phí của từng đề án, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ cụ thể để được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Kinh phí thực hiện đề án được huy động từ các nguồn: vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay ODA, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định.

    Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định hiện hành.

    Theo Tuyết An/tapchicongthuong.vn (2/8/2018)

    Triển khai phần mềm phân loại rác thải sinh hoạt trên smart phone

    Theo mục tiêu của Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường của TP giai đoạn 2016 – 2020, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu gom và xử lý an toàn 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

    Nhằm đạt được mục tiêu trên, Sở TN&MT đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh xây dựng ứng dụng phân loại CTRSH tại nguồn trên điện thoại di động để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn TP.

    Hiện nay, ước tính trung bình khối lượng CTRSH phát sinh của TP. Hồ Chí Minh khoảng 8.500 tấn/ngày, chủ yếu phát sinh từ các nguồn như: Khu vực dân cư, cơ quan, khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, khu vực công cộng, trung tâm thương mại, chợ… Bên cạnh đó, TP đang tiếp nhận gần 3.000 m³/ngày lượng bùn thải phát sinh từ các trạm và nhà máy xử lý cấp nước, nước thải; hơn 2.000 nhà máy công suất lớn cùng khoảng 10.000 cơ sở sản xuất thải ra 1.500 – 2.000 tấn chất thải công nghiệp/ngày, trong đó, chất nguy hại khoảng 350 – 400 tấn.

    Dự báo đến năm 2020, nguồn rác thải tăng lên gần 10.100 tấn/ngày (tăng bình quân 5% mỗi năm) và đến năm 2025, tăng lên gần 13.000 tấn/ngày. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh dịch và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Để xảy ra tình trạng ô nhiễm, một phần là do chưa quản lý được thu gom rác; thiết bị thu gom rác thải thô sơ, một số phương tiện vận chuyển rác đã cũ; việc kết nối giữa thu gom rác tại nguồn và vận chuyển không đồng bộ, đặc biệt, phần lớn người dân có thói quen bỏ CTRSH trước cửa nhà, trên vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị…

    Giao diện ứng dụng phân loại CTRSH tại nguồn được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.

    Trước thực trạng trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn TP giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, đến năm 2020, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 24 quận, huyện. Theo yêu cầu của UBND TP, CTRSH phải được phân loại tại nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTRSH trên địa bàn TP; mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phân loại CTRSH khi có phát sinh.

    Hiện nay, TP đã và đang thực hiện thí điểm Chương trình Phân loại CTRSH tại các quận 1, 3, 5, 6, 12, Bình Thạnh và lắp đặt các thùng rác thông minh tại khu vực công cộng trên địa bàn quận 1, 2, 3, 4, 5, Tân Phú… Ngoài chức năng phân loại, mỗi thùng rác thông minh được gắn 1 tấm pin năng lượng mặt trời, khi ánh nắng đi qua tấm pin đó sẽ biến đổi thành điện năng, có chức năng lọc nước để tưới cho hai chậu cây được trang bị hai bên thùng rác. Để người dân thuận tiện trong việc phân loại  CTRSH  tại nguồn, UBND TP cũng chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các quận, huyện lên kế hoạch bố trí các thiết bị lưu chứa, phương tiện và phương án thu gom ở từng khu vực. Đặc biệt, Sở TN&MT đã xây dựng phần mềm ứng dụng phân loại CTRSH tại nguồn. Đây là một trong những giải pháp giúp cho người dân tiếp cận với việc phân loại CTRSH nhanh và dễ dàng.

    Hiện ứng dụng phân loại CTRSH tại nguồn đã được đưa lên ứng dụng Play store của hệ điều hành Android hoặc Apps store của hệ điều hành IOS, người dùng chỉ cần sử dụng các dòng điện thoại thông minh tìm kiếm ứng dụng với từ khóa “phân loại CTRSH tại nguồn”, tải về và cài đặt. Trên phần mềm đó sẽ có các thông tin cụ thể về hướng dẫn cách phân loại, chất thải hữu cơ dễ phân hủy (bao gồm bã mía, bã trà, cà phê, bã trà túi lọc, thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng…) được cho vào túi màu xanh có dán nhãn trước khi chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom, và được xử lý thành phân compost. Chất thải có khả năng tái chế gồm tạp chí, sách báo, giấy, đồ dùng bằng nhựa, các loại đồ vật bằng cao su, đồ kim loại, vỏ hộp giấy, đồ dùng bằng thủy tinh… được phân loại và tái sử dụng, tái chế. Các chất thải còn lại được cho vào túi màu xám, được vận chuyển đến nơi xử lý để chôn lấp hoặc đốt.

    Ngoài ra, với ứng dụng này, người dân có thể xem hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn dưới dạng văn bản đi kèm hình ảnh, hoặc video. Trên ứng dụng có mục “Gửi phản hồi” để tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân trong lĩnh vực TN&MT về Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh. Người dùng cũng có thể chia sẻ rộng rãi ứng dụng trên mạng xã hội.  Đặc biệt, ứng dụng cũng có các tiện ích như bản đồ hướng dẫn người dân vị trí bỏ rác, chi phí thu gom, các chính sách khác của TP, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BVMT. Đồng thời, ứng dụng cũng nêu rõ các mục tiêu, ý nghĩa, cách thức của việc phân loại và quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sau phân loại.

    Để phổ biến rộng rãi ứng dụng đến người dân, Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai đến từng quận, huyện, phường, xã, tổ dân phố, gia đình. Sở TN&MT mong muốn nhận được nhiều thông tin đóng góp của người dân để tiếp tục hoàn thiện các nội dung trong ứng dụng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phân loại CTRSH tại nguồn. Thời gian tới, Sở sẽ nghiên cứu các phần mềm, ứng dụng về giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, phổ biến đến người dân để cùng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý CTRSH, tạo sự chuyển biến tích cực đối với vấn đề rác thải cũng như nâng cao ý thức BVMT của người dân.

    Theo Lâm Văn Miền/tapchimoitruong.vn (tháng 7/2018)

    Kết nối các thành phố – Sáng kiến vành đai và đường bộ: Phát triển nền kinh tế xanh cho thành phố

    “BRIDGE for Cities – Belt and Road Initiative: Developing Green Economies for Cities” (Kết nối các thành phố – Sáng kiến vành đai và đường bộ: Phát triển nền kinh tế xanh cho thành phố) là sự kiện được tổ chức thường niên bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Trung tâm Tài chính Hợp tác Nam – Nam, nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu phát triển bền vững cũng như Chương trình đô thị mới.

    Năm ngoái, sự kiện được tổ chức vào tháng 9 và đã thu hút hơn 650 người tham gia, từ hơn 136 thành phố thuộc 67 quốc gia trên thế giới.

    Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước, sự kiện lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 11 tháng 10/2018, tại trụ sở UNIDO ở Vienna (Áo).

    Tại sự kiện lần này, 4 thành phố là Trieste, Thượng Hải, Vienna và Thành Đô sẽ được giới thiệu tương ứng với “thành phố bền vững”, “thành phố thông minh”, “thành phố dễ sống” và “thành phố công viên ”. Mỗi thành phố sẽ là 1 chuyên đề được tập trung vào ngày thứ hai của sự kiện và được tổ chức một gian hàng trong khu vực triển lãm để giới thiệu các dự án thành công trong lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm cả công cộng và tư nhân.

    Để đăng ký tham gia chương trình, vui lòng truy cập https://www.unido.org/bridge.

    Theo VNCPC

    Phí thẩm định đánh giá tác động môi trường cao nhất là 96 triệu đồng

    Từ ngày 10/8/2018, Thông tư số 56/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định do Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực.

    Theo đó, người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

    Nhóm dự án được quy định như sau: Nhóm 1: Dự án công trình dân dụng; Nhóm 2: Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông); Nhóm 3: Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; Nhóm 4: Dự án giao thông; Nhóm 5: Dự án công nghiệp; Nhóm 6: Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên). Trong đó, nhóm dự án có tổng vốn đầu tư trên 7.000 tỷ đồng chịu mức thu phí thẩm định cao nhất là 96 triệu đồng.

    Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

    Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, thì được trích để lại 90% tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước.

    Theo Trung Thảo/tapchimoitruong.vn

    Hà Nội: Xe buýt nhiên liệu sạch chính thức hoạt động

    Từ 1/8, ba tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) đầu tiên tại Thủ đô được đưa vào hoạt động thí điểm, góp phần giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.

    Ba tuyến buýt này có tên tuyến, lộ trình gồm: Tuyến 01: Bến xe Mỹ Ðình – Bến xe Sơn Tây; tuyến số 02: Bến xe Yên Nghĩa – khu đô thị Ðặng Xá; tuyến số 03: Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – khu đô thị Times City.

    Ba tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) được đưa vào hoạt động tại Hà Nội.  Nguồn ảnh: Internet.

    Đơn vị được giao triển khai các tuyến buýt CNG là Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến đã chuẩn bị hơn 50 xe để vận hành tuyến. Xe có sức chứa 50 người, đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 5. Ưu điểm nổi bật của xe là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được 30% nhiên liệu so với xe sử dụng dầu, giảm đến 20% lượng khí cacbonic, 30% Nito oxit và 70% sunfua oxit so với xe sử dụng nhiên liệu dầu…

    Ngoài ra, xe có hệ thống hỗ trợ người khuyết tật; mỗi xe có 3 bảng thông tin Led trước và sau để hành khách dễ nhận biết; trên xe được trang bị wifi miễn phí, có hệ thống âm thanh kết nối tự động thông báo điểm dừng, đỗ; trên xe còn được trang bị 3 camera giám sát hành trình và theo dõi mọi hoạt động vận hành…

    Về giá vé, với lộ trình dài từ 30 đến 40 km, 3 tuyến buýt này có mức giá từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng/lượt.

    Theo Duy Hiếu/tietkiemnangluong.vn (1/8/2018)

    Muốn trẻ khỏe mạnh: Ngưng dùng hộp nhựa đựng thực phẩm

    Một nhóm các bác sĩ nhi khoa hàng đầu khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn cho trẻ bởi chúng có chứa nhiều loại hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

    Theo các chuyên gia, các loại lon, hộp nhựa và thịt chế biến có chứa các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào máu của trẻ, tác động đến các kích thích tố, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Mặc dù các hóa chất như BPA (có tác dụng làm cứng nhựa) và nitrat (thành phần giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn) là một phần của cuộc sống hàng ngày trong nhiều thập kỷ nhưng các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng những chất này không an toàn.

    Theo các nhà nghiên cứu, những người có thu nhập thấp, dân tộc thiểu số có xu hướng tiếp xúc với các hóa chất này ở nồng độ cao hơn.

    Hộp nhựa đựng thức ăn có chứa nhiều loại hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

    Mặc dù theo các quy định của cơ quan chức năng có khoảng 1.000 loại hóa chất chứa trong thực phẩm và các dụng cụ chứa thực phẩm được dán mác an toàn tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, ngưỡng an toàn đặt ra vẫn còn cao và có thể gây ảnh hưởng cho trẻ. Một loạt các nghiên cứu gần đây cũng cảnh báo về mức độ tiếp xúc với các hóa chất này, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào ảnh hưởng của chúng tới phụ nữ mang thai và thai nhi.

    Tiến sĩ Janice Juraska thuộc Đại học Illinois cho biết, cô đã bị “sốc” khi kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn thức ăn đựng trong các hộp nhựa phản ứng chậm hơn.

    Một nghiên cứu của Đại học California, San Francisco cũng cho thấy hầu hết phụ nữ có thai có ít nhất 50 hóa chất như BPA, triclosan và parabens trong máu của họ.

    Với mỗi báo cáo, các nhà hóa học và nội tiết học cảnh báo rằng việc tiếp xúc với những hóa chất này trong tử cung có thể thay đổi cuộc sống của thai nhi sau này.

    Các hóa chất bao gồm:

    – Phthalates: hóa chất được sử dụng nhằm làm cho nhựa dẻo và nước hoa giữ mùi lâu hơn.

    – BPA: hóa chất được sử dụng để làm cho các đồ dùng bằng nhựa cứng hơn.

    – PFCs: được sử dụng sản xuất các dụng cụ chống dính.

    – Perchlorate: được sử dụng trong bao bì thực phẩm bằng nhựa

    – Nitrat: được sử dụng để bảo quản thực phẩm và duy trì màu sắc của thực phẩm, đặc biệt là trong thịt chế biến.

    Các chuyên gia thừa nhận, việc tránh sử dụng các hóa chất này có thể khó khăn nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp. Các đồ dùng không chứa độc tố như hộp đựng thực phẩm bằng thép hoặc chai thủy tinh tái sử dụng thường có giá cả cao hơn. Thực phẩm tươi sống, hữu cơ không chứa chất bảo quản cũng đắt tiền.

    Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo sau:

    – Ưu tiên tiêu thụ rau quả tươi hoặc đông lạnh.

    – Tránh các loại thịt chế biến, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

    – Tránh làm nóng thức ăn hoặc đồ uống bằng lò vi sóng (bao gồm sữa bột cho trẻ sơ sinh và sữa mẹ).

    – Sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh, thép không gỉ thay cho nhựa.

    Theo An Nhiên/vietq.vn (2/8/2018)

    Ngành năng lượng phải đi trước một bước với tốc độ cao

    0

    Ngày 31/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn công nghệ và năng lượng Việt Nam 2018. Đây là dịp để các nhà quản lý, lãnh đạo các Bộ, ngành, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư… gặp gỡ và tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ với mục tiêu tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

    Đa dạng hóa các nguồn năng lượng

    Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Trần Văn Tùng – khẳng định, để thực hiện thành công mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi phải có sự đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ của ngành năng lượng. Đây là chủ trương đúng và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vừa qua.

    Diễn đàn thu hút đông các đại biểu tham dự

    Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao để đáp ứng phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam đã khai thác nguồn thủy điện gần như tối đa, kế hoạch phát triển năng lượng nguyên tử tạm dừng nên chúng ta đã và đang phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. Do đó, cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng mới, tái tạo để nâng cao năng lực, hiệu quả, tính bền vững và thích ứng cho ngành năng lượng quốc gia cũng như thực hiện các cam kết quốc tế hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

    Song song với các chính sách và giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống như than, thủy điện,… Đảng và Chính phủ đã và đang thiết lập khung chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp và hỗ trợ các nguồn năng lượng mới, tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Có thể kể đến một số chính sách nổi bật như: Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam 2020, tầm nhìn đến 2050; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam ,….

    Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn tới theo nội dung Tờ trình số 12005/TTr-BCT ngày 21/12/2017 đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, đó là huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển năng lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao và mức giá hợp lý cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Bên cạnh đó, sử dụng đa dạng và hợp lý các nguồn năng lượng sơ cấp trong và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi trường và hoàn thành các mục tiêu phát triển năng lượng – kinh tế – xã hội bền vững. Từng bước xây dựng các thị trường năng lượng cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả hoạt động và khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch.

    Làm chủ công nghệ năng lượng

    Một trong các giải pháp quan trọng để giải bài toán của ngành năng lượng, đó là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời, chuyển giao, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, bền vững như công nghệ điện gió, điện mặt trời. Trước vấn đề này, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, trong thời gian vừa qua, Bộ Khoa học và công nghệ với sự hợp tác, phối hợp của các cơ quan có liên quan đã nỗ lực thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, tháo gỡ tối đa các vướng mắc trong thực tiễn nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ.

    Đặc biệt, đối với ngành năng lượng, trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn, nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trọng điểm nhằm giải quyết các bài toán công nghệ trong ngành năng lượng, trong đó có Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng”.

    “Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp, viện, trường về định hướng phát triển công nghệ trong ngành năng lượng tại Việt Nam tại diễn đàn, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực công nghệ trong nước nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành năng lượng” – Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh!

    Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ, để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng, Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các dây chuyền thiết bị đồng bộ của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện; các giàn khoan khai thác dầu khí và các thiết bị, kết cấu siêu trường, siêu trọng khác phục vụ ngành công nghiệp dầu khí; nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ nhằm làm chủ trong chế tạo các thiết bị năng lượng.

    Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là tại các tập đoàn kinh tế. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong chế tạo các thiết bị năng lượng. Xây dựng, phát triển các tập đoàn mạnh trong chế tạo các thiết bị năng lượng. Đồng thời, chủ động và tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tiến tới sản xuất chế tạo thiết bị toàn bộ trong một số lĩnh vực trọng điểm như nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị toàn bộ các nhà máy điện gió, điện mặt trời; thiết bị của hệ thống truyền tải và phân phối điện. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị năng lượng…

    Theo Tờ trình số 12005/TTr-BCT ngày 21/12/2017 đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, đặt ra mục tiêu, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp năm 2025 đạt từ 137-147 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 218-238 triệu tấn dầu tương đương. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2025 đạt từ 83-89 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 121-135 triệu tấn dầu tương đương.

    Theo Quỳnh Nga/congthuong.vn (31/7/2018)

    Dịch bệnh bùng phát do thực phẩm ngày càng tăng, nguyên nhân từ đâu?

    Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thời gian gần đây, rất nhiều dịch bệnh bùng phát có liên quan đến thực phẩm, dưới đây là một số lưu ý người tiêu dùng không nên bỏ qua.

    Một báo cáo giám sát mới do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố đã phân tích nguyên nhân của sự bùng phát dịch bệnh từ năm 2009 đến 2015.

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện 5.760 ổ dịch gây ra 100.939 bệnh, 5.699 lần nhập viện và 145 ca tử vong ở Mỹ trong thời gian đó. Các loại thực phẩm thường có liên quan đến sự bùng nổ dịch gồm:

    – Cá (17% tất cả các đợt bùng phát).

    – Sữa (11 % tất cả các ổ dịch).

    – Gà (10% tất cả các đợt bùng phát).

    Ngoài ra, một số loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ra các bệnh liên quan đến dịch bệnh gồm:

    – Gà (12% trường hợp).

    – Heo (10% các trường hợp).

    – Rau quả (10% các trường hợp).

    Có một số bệnh do thực phẩm gây lo lắng hơn những bệnh khác nhưng chủ yếu các bệnh phổ biến thường không nghiêm trọng.


    Thời gian gần đây, rất nhiều dịch bệnh bùng phát có liên quan đến thực phẩm. (Ảnh minh họa).

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, norovirus là nguyên nhân gây ra 38% các đợt bùng phát dịch, vi khuẩn salmonella chịu trách nhiệm cho 30% và escherichia coli (STEC) gây độc tố shiga liên quan đến 6%. Các nguyên nhân khác (bao gồm campylobacter, clostridium perfringens, độc tố scombroid, ciguatoxin, staphylococcus aureus, vibrio parahaemolyticus và listeria monocytogenes) đều chịu trách nhiệm cho 5% hoặc ít hơn.

    Norovirus là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có xu hướng gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến như buồn nôn và tiêu chảy kéo dài trong khoảng ba ngày. Mặc dù nó phổ biến nhưng hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có thể hồi phục sau khi nhiễm norovirus mà không cần điều trị. Họ chỉ cần cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ.

    Khi nói đến vi khuẩn nhiều khả năng gây bệnh nghiêm trọng (bao gồm nhập viện, tử vong, bệnh liên quan đến dịch), những vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu gồm listeria, salmonella và STEC. Tuy nhiên, trong quá khứ các vi khuẩn salmonella và listeria được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm không được coi như một nguy cơ.

    Ở hầu hết người lớn khỏe mạnh, nhiều bệnh do thực phẩm sẽ gây khó chịu tạm thời. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề sức khỏe khác, các bệnh liên quan đến thực phẩm có thể cực kỳ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây chết người.

    Những người nhạy cảm nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu, kể cả những người bị nhiễm HIV, những người đang trải qua hóa trị, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Báo cáo của CDC tiết lộ rằng, trong trường hợp các quan chức y tế có thể xác định nguồn gốc của một ổ dịch, 61% vụ dịch xuất phát từ các nhà hàng, trong khi đó chỉ có 12% bắt đầu ở nhà riêng.

    Theo An Nhiên/Vietq.vn (1/8/2018)

    3 nguy cơ khi xe máy tay ga “lội nước”

    Nhiều người chủ quan cứ nghĩ chiếc xe tay ga của mình “lội nước” mà không chết máy là không sao. Thực tế, chiếc xe đang phải đối mặt với các nguy cơ hỏng hóc trầm trọng.

    1. Nguy hại tới động cơ

    Cấu tạo chung của dây cu-roa ở xe tay ga là được làm mát bằng gió nên khả năng chống thấm của hệ thống truyền động này rất thấp. Do vậy, khi bạn chạy qua các đoạn đường ngập nước, lượng nước bắn lên hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong bộ phận truyền động này.

    Nước có thể thâm nhập vào động cơ của xe tay ga.

    Hơn nữa, do đặc tính sử dụng hộp số vô cấp nên các xe tay ga hiện nay đều có vòng tua máy hoạt động khá lớn. Lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ rất cao. Khi đó, chỉ một lượng nước bắn vào, làm giảm nhiệt đột ngột sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ ron máy, hay nghiêm trọng hơn là làm rạn nứt vỏ máy.

    Khi “lội nước”, nhiều chiếc xe tay ga còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu, khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm đáng kể, dễ gây hỏng hóc các bộ phận bên trong động cơ.

    2. Phanh mất tác dụng

    Việc đi xe dưới trời mưa là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để hạn chế thấp nhất thời gian cùng chiếc xe của mình “tắm” mưa.


    Khi vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể.

    Khi vận hành trong mưa, khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể. Do thiết kế của xe ga có trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần thân sau, do đó, nếu chẳng may phanh bị ướt, khó bám, rõ ràng khả năng phanh sẽ giảm. Mà dù khả năng phanh không bị ảnh hưởng, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro khả năng bám đường của bánh xe giảm, khiến xe dễ bị trượt khi bạn cố gắng phanh quá gấp.

    Bên cạnh đó, đa số xe tay ga đều sử dụng khá nhiều thiết bị điện tử. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường nước sẽ dễ gây ẩm mốc các thiết bị này, làm giảm tuổi thọ hay nặng hơn là tê liệt toàn bộ hệ thống, khiến xe bạn không vận hành được.

    3. Hỏng dây cu-roa

    Hầu hết các xe tay ga hiện nay đều sử dụng dây cu-roa để truyền động. Thiết kế này tỏ ra khá ưu việt bởi việc thay đổi tỷ số truyền rất mượt, lại khá an toàn và dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào lực ma sát giữa dây cu-roa nên điều kiện môi trường ẩm chính là kẻ thù của hệ thống truyền động này.


    Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa xe tay ga sẽ giảm.

    Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể, cộng với mô-men xoắn quá cao của máy, khiến hệ thống truyền động không thể vận hành bình thường. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng này là việc dù tăng ga nhưng chiếc xe của bạn vẫn trơ ra, không hề chạy, thường hay gặp vào mùa mưa.

    Do vậy, điều đáng lưu ý là bạn không nên để chiếc xe của mình phơi mưa trong nhiều tiếng đồng hồ. Hãy đưa chiếc xe vào nơi khô ráo trừ trường hợp bất khả kháng.

    Theo Cartimes.vn (1/8/2108)