24 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024
More
    Home Blog Page 389

    “Check” sản phẩm hữu cơ bằng phần mềm truy xuất nguồn gốc

    0

    Việt Nam có thể xác thực thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ thông qua công nghệ mã vạch bằng phần mềm truy xuất Scan and Check.

    Đó là chia sẻ của Ths. Phan Hồng Nga, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) khi đề cập đến những giải pháp kiểm soát sản phẩm hữu cơ theo chuỗi cung ứng. Qua đó, doanh nghiệp có thể bảo vệ uy tín, còn người tiêu dùng yên tâm khi biết rõ nguồn gốc sản phẩm.


    Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang nhận được mối quan tâm lớn của người tiêu dùng.

    Theo bà Phan Hồng Nga, không khó để minh bạch chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Giống như các sản phẩm hàng hóa khác, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hữu cơ khi đã áp dụng tiêu chuẩn có thể dán mã vạch để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

    Để thực hiện, doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào địa chỉ của Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam (GS1 Việt Nam) lấy biểu mẫu hướng dẫn. Sau khi kê khai bản cứng và nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến trên trang www.vnpc.gs1.vn. Sau 5 ngày doanh nghiệp sẽ có mã để áp dụng.

    Bà Nga cho biết, GS1 Việt Nam chịu trách nhiệm cấp mã vạch, doanh nghiệp chỉ cần công bố thông tin liên quan đến sản phẩm gắn mã đó.

    Hiện mã số mã vạch ở Việt Nam được quản lý bởi Tổng cục TCĐLCL. Những thông tin trên mã số mã vạch được yêu cầu cung cấp như địa chỉ đơn vị sản xuất, các thuộc tính của hàng hóa. Ngoài ra khi doanh nghiệp công bố áp dụng theo từng tiêu chuẩn (tiêu chuẩn cơ sở, quốc gia, các chứng nhận của các tổ chức liên quan) đều được kiểm soát theo các tổ chức này.

    Như với rau củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Doanh nghiệp đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn này sẽ phải thực hiện đúng các quy định. “Các tổ chức chứng nhận sẽ phải đến tận nơi kiểm tra xem doanh nghiệp đã làm đúng các tiêu chuẩn đăng ký hay chưa. Với doanh nghiệp phát hiện sai phạm sẽ có cảnh báo hoặc bị rút lại chứng nhận”, bà Nga cho biết.

    Để hỗ trợ người tiêu dùng có thông tin về chất lượng, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu sản phẩm, trước đó Tổng cục TCĐLCL đưa vào vận hành phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động mang tên Scan and Check.

    Đây là phần mềm miễn phí trên điện thoại di động có thể sử dụng với hệ điều hành Android và IOS, giúp người tiêu dùng quét để kiểm tra tính hợp pháp của mã số mã vạch và thông tin chính hãng về xuất xứ, về các thuộc tính của hàng hoá gắn trên mã vạch công bố.

    Phần mềm này sẽ giúp người tiêu dùng có được thông tin chính thống về doanh nghiệp chủ thương hiệu và thông tin về sản phẩm hàng hóa do chính nhà sản xuất kê khai.

    Hiện ở Việt Nam có 10.000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch đang hoạt động, tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ đăng ký.

    Theo Bảo Anh/Vietq.vn (26/9/2018)

    Viễn cảnh khủng khiếp của nhân loại khi Trái Đất ngừng quay

    0

    Theo tờ Space, khi Trái Đất ngừng quay, lực hấp dẫn của nó rất mạnh và không có cơ hội nào để con người chạy trốn khỏi thảm họa.

    Theo các nhà khoa học, Trái đất đang quay liên tục quanh một trục nghiêng 23,4 độ. Nếu đứng ở trên đường xích đạo, thực sự là đang di chuyển với một vận tốc cỡ 1.675 km/h. Nhưng trên thực tế, rất khó để con người cảm nhận được sự chuyển động quay của Trái đất. Vậy nếu Trái đất ngừng quay thì mọi thứ sẽ ra sao?

    Trái đất ngừng quay các cơn cuồng phong sẽ xuất hiện

    Theo tờ Space, khi Trái Đất ngừng quay, lực hấp dẫn của nó rất mạnh và không có cơ hội nào cho con người bay được ra ngoài không gian hay chạy trốn thảm họa.


    Nếu Trái đất ngừng quay các cơn cuồng phong sẽ xuất hiện và cuốn mọi thứ. 

    Khi đó bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo (1.675km/h). Các cơn cuồng phong sẽ xuất hiện, quét nhanh như ở gần một vụ nổ bom nguyên tử sẽ thổi bay bề mặt và cuốn mọi thứ lên trời bao gồm con người, tòa nhà và thậm chí cả cây cối, đất mặt và đá.

    Trái đất ngừng quay một nửa sẽ tối còn một nửa sẽ là ban ngày

    Một ngày trên Trái đất khi đó sẽ dài bằng 365 ngày trước đây. Trong đó, 6 tháng là ngày nóng như thiêu đốt, và 6 tháng còn lại lạnh buốt xương. Một nửa bề mặt Trái đất sẽ là ban ngày, nửa còn lại sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối.

    Tại nửa sáng, ánh sáng Mặt trời sẽ chiếu rọi 24/24h, động – thực vật trên Trái đất sẽ mất thời gian dài để thích nghi với điều kiện tự nhiên mới, đồng nghĩa với việc rất nhiều loài sẽ bị tuyệt chủng. Trong khi đó, ở nửa tối, không có ánh sáng Mặt trời, thực vật nơi đây sẽ không thể quang hợp và phát triển, dẫn tới mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới các loài vật nơi đây.

    Trái đất ngừng quay sẽ khiến từ trường biến mất

    Khi Trái đất ngừng quay, từ trường cũng sẽ biến mất vì từ trường chủ yếu được hình thành bởi các dòng đối lưu sắt nóng lỏng bên trong lõi Trái đất và chuyển động quay của Trái đất. Từ trường bảo vệ chúng ta khỏi những bức xạ từ Mặt trời, nếu từ trường biến mất, mọi thứ trên bề mặt Trái đất có nguy cơ bị phá hủy. Chắc chắn khi đó, con người sẽ phải hứng chịu một cái chết khủng khiếp với những biến đổi đột ngột đáng sợ như vậy.

    Trái đất ngừng quay Mặt trăng có thể sẽ “rơi” bất cứ lúc nào

    Nói về số phận của Mặt trăng khi Trái đất ngừng quay, Giáo sư Vaughan Pratt từ Đại học Stanford nói rằng, Mặt trăng cũng sẽ “đi” chậm lại, khoảng cách từ Trái đất và Mặt trăng sẽ giảm xuống. Theo thời gian, Mặt trăng cũng có thể rơi bất cứ lúc nào, và sẽ rơi vào hành tinh của chúng ta.

    Tuy nhiên, toàn bộ viễn cảnh đáng sợ trên sẽ khó có khả năng xảy ra vì theo NASA, Trái Đất đột nhiên ngừng quay thực tế gần như không thể xảy ra trong vài tỉ năm tới.

    Theo An Dương/vietq.vn (26/9/2018)

    Giải pháp điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Việt Nam có bảo hiểm và hỗ trợ tài chính

    0

    Ngày 20/9/2018, tại TP HCM, SolarBk Holdings, BIC và BIDV đã phối hợp cho ra mắt gói sản phẩm BigK – Giải pháp điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Việt Nam có bảo hiểm sản lượng điện và hỗ trợ dịch vụ tài chính.

    Giải pháp điện mặt trời BigK (BigKilowatt) dành cho đối tượng hộ gia đình của Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK Holdings) có công suất từ 2 – 10 kWp được phân phối chính hãng bởi Công ty Cổ phần Thương mại SolarGATES (SolarGATES). Sau 2 tháng kể từ khi được giới thiệu, với giá thành hợp lý, vừa túi tiền của người tiêu dùng kèm các bảo chứng chất lượng chuẩn quốc tế, BigK đã triển khai và lắp đặt tổng công suất gần 180 kWp.


    Sản phẩm BigK đem đến giải pháp điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Việt Nam có bảo hiểm và hỗ trợ tài chính.

    Với sự hợp tác giữa SolarBK Holdings và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), từ ngày 01/08/2018 – 31/07/2019, khi mua giải pháp BigK, khách hàng sẽ được cung cấp thêm gói bảo hiểm sản lượng điện từ tổ chức bảo hiểm BIC. Sản lượng được bảo hiểm sẽ bằng 75% sản lượng dự kiến của hệ thống sản sinh, trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp giấy xác nhận bảo hiểm từ SolarGATES.

    Đây là gói bảo hiểm hiệu suất hoạt động của hệ thống điện mặt trời BigK, phân phối độc quyền bởi SolarGATES, do tổ chức bảo hiểm cung cấp miễn phí khi khách hàng mua BigK.

    Đối với dịch vụ tài chính giữa SolarBK Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì, khi khách hàng mua điện mặt trời BigK sẽ được hỗ trợ thêm các gói vay ưu đãi từ 12 – 36 tháng từ BIDV Vũng Tàu Côn Đảo. Nhân dịp ra mắt BigK, SolarBK Holdings sẽ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 12 tháng đầu tiên cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 20/09/2018 – 31/10/2018.


    Các đơn vị ký kết hợp tác trong gói giải pháp BigK.

    Tại buổi lễ ra mắt BigK, cam kết về giải pháp điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Việt Nam có bảo hiểm sản lượng điện và hỗ trợ dịch vụ tài chính đã được thực hiện thông qua các ký kết hợp tác giữa 3 doanh nghiệp. Cụ thể là Hợp tác cung cấp gói bảo hiểm sản lượng điện cho giải pháp điện mặt trời BigK đã được ký kết giữa SolarGATES và BIC; Hợp tác cung cấp, hỗ trợ dịch vụ tài chính cho khách hàng đã được ký kết giữa SolarGATES và BIDV.

    Với mức giá dưới 23.000 đồng/Wp (đã bao gồm VAT) giúp khách hàng hoàn vốn nhanh trong vòng 5 năm và sinh lợi trong 20-25 năm, đây chính là thời điểm tốt nhất để mỗi gia đình sở hữu hệ thống điện mặt trời với chi phí hợp lý. Với sự chuyên nghiệp và hợp tác từ SolarBK Holdings, BIDV và BIC, người dân hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư vào “gói sản phẩm BigK”.


    Ông Nguyễn Tấn Lộc tặng hoa chúc mừng SolarBK, BIC, BIDV.

    Ông Nguyễn Tấn Lộc – Nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Công nghệ Kĩ thuật Việt Nam nhận định, Việc ký kết hợp tác giữa 3 đơn vị để cho ra đời gói giải pháp BigK là quyết định đầy trách nhiệm trước một ứng dụng điện mặt trời áp mái, nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện ở nước ta trong những năm tới.

    “Cách đây 5 năm, gói 1kWp giá khoảng 60 triệu, nhưng thời điểm hiện tại giảm xuống còn 23 triệu (giảm hơn 60%) mà chất lượng lại còn tốt hơn. Với sản phẩm được sản xuất trong nước có chất lượng quốc tế của SolarBK Holding và hôm nay có thêm nhà bảo hiểm và nhà tài chính hàng đầu đứng bên cạnh, là một cam kết dám chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chắc chắn rằng chương trình sẽ thành công và khi mỗi gia đình đều tiết kiệm điện, đất nước sẽ tiết kiệm được rất nhiều sản lượng điện, giảm gánh nặng đầu tư thêm những nhà máy điện mới”, ông Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ thêm.

    Theo Mai Phương/petrotimes.vn (20/9/2018)

    TP HCM có tiềm năng lớn để phát triển điện mặt trời

    0

    TP HCM được đánh giá là một trong những tỉnh thành có tiềm năng lớn để phát triển ngành năng lượng mặt trời và là nơi có các hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ ứng dụng thực tiễn nguồn năng lượng mặt trời quy mô lớn nhất nước.

    Theo khảo sát của Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) thì tổng công suất lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại TP HCM đến tháng 6/2017 khoảng 33MW. Trong đó, hiện toàn thành phố có khoảng 17.340 bình nước nóng năng lượng mặt trời, góp phần cắt giảm được công suất hệ thống khoảng 31MW. Và công suất lắp đặt pin mặt trời hiện nay trên địa bàn thành phố ước tính đạt 2MWp, trong đó 1.838,2 kWp đã nối lưới, được phân bố ở hai đối tượng chính gồm tòa nhà các cơ quan và doanh nghiệp 1.607,2 kWp (chiếm 87,5%) và hộ gia đình 231 kWp (chiếm 12,5%).


    Doanh nghiệp điện mặt trời giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm Quốc tế hàng đầu về ngành Tiết kiệm Năng lượng và Năng lượng Tái tạo tại Việt Nam (RE & EE Vietnam 2018) tại TPHCM.

    TP HCM có điều kiện khí hậu rất phù hợp để phát triển điện mặt trời, nắng quanh năm, dù mùa mưa thì trong ngày vẫn có nắng. Theo đó, cường độ bức xạ mặt trời trung bình của TP HCM là khá cao nên có tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời tương đối lớn. Ước tính tổng bức xạ theo phương ngang (GHI) trung bình hằng năm tại khu vực phía Nam (trong đó có TP HCM) là 4,8-5,5 (kWh/m2/ngày).

    Tuy nhiên, do quỹ đất hạn chế nên việc phát triển điện mặt trời tại TP HCM không khả thi đối với các nhà máy điện có công suất lớn chiếm nhiều diện tích đất mà chủ yếu xem xét tập trung theo hướng phát triển ứng dụng hệ thống pin mặt trời cho các tòa nhà (hộ gia đình, các tòa nhà chung cư, các trung tâm hành chính của thành phố).

    Theo Sở Công Thương thành phố thì hiện đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP HCM giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035” quy hoạch điện mặt trời tại TP HCM có tổng công suất lắp đặt giai đoạn đến 2025 là khoảng 8,5MW và giai đoạn đến 2035 là khoảng 13,3MW.

    Các tấm pin mặt trời lắp đặt nhà dân ở TP HCM (ảnh minh họa)

    Hiện cơ chế hỗ trợ giá bán điện mặt trời nối lưới (quy mô lớn) có giá bán 2.086 đồng/kWh tương đương 9,35 UScents/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện mặt trời nối lưới. Theo quy định thì giá bán điện mặt trời nối lưới được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá đồng/USD. Và cơ chế hỗ trợ giá bán này chỉ có hiệu lực đến ngày 30/06/2019.

    Đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà thì thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-meterring) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Theo đó trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp.

    Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện 2.086 đồng/kWh tương đương 9,35 UScents/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Hằng năm, căn cứ vào tỉ giá, Bộ Công Thương ban hành giá mua bán điện mặt trời đối với sự án trên mái nhà cho năm tiếp theo.

    Dựa trên các phân tích định lượng và định tính về hiệu quả của chương trình năng lượng mặt trời trên mái nhà đối với TP HCM cho thấy, TP HCM có thể trở thành trung tâm và tiên phong trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Đồng thời, chương trình phát triển năng lượng mặt trời sẽ tận dụng các mái nhà (hiện chưa được sử dụng) vào các hoạt động kinh doanh, tạo thu nhập cho người dân thành phố. Qua đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong việc lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành các hệ thống năng lượng mặt trời. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có được kinh nghiệm trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời mở rộng kinh doanh đến các địa phương khác trên cả nước.

    Theo Thiên Thanh/petrotimes.vn (24/9/2018)

    99,99% số rác thải nhựa đang nằm sâu dưới đáy đại dương

    0

    Chúng ta thường chỉ nhìn thấy rác thải nhựa trôi nổi trên mặt biển nhưng ít ai ngờ, phần lớn rác thải nhựa đang chìm sâu dưới đáy biển và khó có thể dọn sạch. Thậm chí giờ đây đang tồn tại một hòn đảo rác khổng lồ ở giữa Thái Bình Dương.

    Hòn đảo “rác” này hiện có diện tích lớn hơn cả 3 nước Đức, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Số mảnh rác nhựa tích lũy của hòn đảo này lên tới 1,8 nghìn tỷ và đã gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn động vật biển mỗi năm. Phần lớn số rác tại đây trôi nổi từ sông ra đại dương.

    Tuy nhiên, số rác trôi nổi đó thực sự chưa phải là tất cả số rác đang tồn tại trên đại dương. Theo các nhà khoa học từ Đại học Newcastle, Anh, 99,99% số rác thải nhựa đang ẩn giấu sâu dưới đáy đại dương.

    Do dòng chảy đại dương nên rác thải nhựa thường dồn về các đảo lớn. Hầu hết lượng rác thải nhựa trên biển xuất phát từ các con sông lớn ở những khu vực kém phát triển trên thế giới. Sau đó chúng trôi nổi và hợp thành một mảng rác khổng lồ.


    99,99% số rác thải nhựa đang ẩn giấu sâu dưới đáy đại dương.

    Theo mô hình tính toán mới nhất, chỉ có khoảng 246 nghìn tấn trong tổng 393 triệu tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt biển. Điều đó có nghĩa, 99,99% số rác thải nhựa còn lại đang chìm dưới đáy biển. Thông qua mô hình máy tính, các nhà khoa học nhận thấy có một lượng rác lớn nằm dưới các rãnh sâu trên vịnh Guinea, ngoài khơi bờ biển Nigeria.

    Khi chìm xuống đáy biển, trầm tích sẽ che phủ số rác này và con người khó có thể tìm thấy. Dù bị che phủ nhưng rác thải nhựa vẫn sẽ gây ô nhiễm cho hệ sinh thái biển. Nhựa khi chìm xuống đáy biển có thể gây hại cho nhiều loài sinh vật sống ở tầng đáy vì tưởng lầm là thức ăn.

    Bên cạnh việc không thể tiêu hóa nhựa, nhiều loại rác còn giống như một cái bẫy nhốt giữ các loài sinh vật khiến chúng bị chết vì không thể kiếm ăn.

    Hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, nhựa nhẹ như vậy thì tại sao lại có thể chìm được xuống đáy biển? Đó là cả một quá trình dài. Thông thường nhựa sẽ trôi nổi trên mặt nước. Tuy nhiên sau một thời gian, tảo bắt đầu phát triển bao quanh chúng và vô tình khiến mảnh nhựa trở nên nặng hơn và chìm xuống đáy biển.

    Giới khoa học ước tính, có khoảng 5 – 36 triệu tấn nhựa chìm xuống đáy biển mỗi năm. Nhà khoa học Alethea Mountford cho biết: “Có rất nhiều sinh vật sống ở đáy biển, vùi sâu trong lớp trầm tích. Chúng có thể ăn phải nhựa và các hóa chất giải phóng ra từ nhựa có thể gây hại cho khả năng sinh sản, nguồn thức ăn của chúng”.

    Được biết, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình máy tính trên bằng cách sử dụng thông tin mới nhất về ô nhiễm nhựa trên toàn cầu. Họ đã tính đến sự khác biệt về các loại nhựa và dòng hải lưu trên biển.

    Kết quả nghiên cứu cuối cùng lại khiến bức tranh về ô nhiễm biển thêm phần tồi tệ hơn với con số 99,99% rác thải nhựa đang chìm sâu dưới đáy biển. Có lẽ giới khoa học và các nhà hoạch địch chính sách sẽ không khỏi bàng hoàng khi nghe thông tin này.

    Theo Nhật Minh/vnreview/tapchimoitruong.vn

    Reebok tiết lộ sản phẩm đầu tiên từ “Bông + Ngô”

    0

    Giày thể thao NPC UK Cotton + Corn (NPC UK Bông + Ngô) được làm từ phần mũ giày 100% bông và đế giày dựa trên ngô.

    Nhãn hàng toàn cầu Reebok đã tiết lộ sản phầm đầu tiên từ sáng kiến sản phẩm bền vững “Bông + Ngô” được tuyên bố năm ngoái. Chương trình nhắm tới sản xuất giày dép bằng “những thứ mọc lên” để tạo nên sản phẩm bền vững. Giày thể thao NPC UK Cotton + Corn (NPC UK Bông + Ngô) được làm từ phần mũ giày 100% bông và đế giày dựa trên ngô.


    Giày cũng có miếng lót được làm từ dầu thầu dầu và có bao bì 100% tái chế.

    Theo ông Bill Mclnnis, đứng đầu nhóm Reebon Future thì “Hầu hết giày cho vận động viên được làm ra có sử dụng dầu mỏ để tạo ra cao su tổng hợp và hệ thống đệm bọt xốp. Với 20 triệu đôi giày được sản xuất ra hàng năm, đây là cách sản xuất giày không bền vững. Tại Reebok, chúng tôi nghĩ “điều gì xảy ra nếu chúng ta bắt đầu bằng vật liệu đang mọc lên, và sử dụng cây cối hơn là vật liệu từ dầu mỏ”. Bằng cách sử dụng các nguồn bền vững làm nền tảng, và đi qua công cuộc thử nghiệm và phát triển, chúng tôi có thể tạo ra giày thể thao dựa trên cây cối thực hiện chức năng và có cảm giác như bất kỳ loại giày nào khác”.

    NPC UK Cotton + Corn là sản phẩm giày duy nhất trên thị trường đã được chứng nhận có chứa 75% hàm lượng dựa trên sinh học được bộ Nông nghiệp Mỹ chứng nhận. Và đây là mới chỉ bắt đầu. Chúng tôi đang trên con đường tạo nên nhiều loại giày dép khác nhau, để bạn có thể cảm thấy thích thú về việc bạn đang đi cái gì và chúng được làm từ nguyên liệu gì”.

    Đối với sáng kiến Cotton + Corn Initiave, Reebok đã cộng tác với DuPont Tate & Lyle Bio Products, nhà sản xuất hàng đầu các giải pháp sinh học công năng cao. DuPont Tate & Lyle Bio Products đã phát triển Susterra propanediol, sản phẩm không độc, không có dầu mỏ, tinh khiết có chứa 100% hàm lượng dựa trên sinh học được Bộ Nông nghiệp Mỹ chứng nhận, được lấy ra từ ngô. Susterra propanediol được sử dụng để làm ra đế giày cho giày NPC UK Cotton + Corn.

    Theo Vinatex/tapchicongthuong.vn (20/9/2018)

    Tiêu chuẩn Quốc gia về sản phẩm hữu cơ: “Tín hiệu vui” cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

    0

    Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thời gian tới, cơ quan này cùng với Bộ NN&PTNT sẽ có kế hoạch tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn về thủy sản hữu cơ.

    Sự ra đời TCVN 11041:2017 là tín hiệu đáng mừng

    Trao đổi bên lề Hội thảo “Tiêu chuẩn hóa thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững” do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức, ông Nguyễn Kim Tuấn, thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn NTea Việt Nam cho biết, việc TCVN 11041:2017 về nông nghiệp hữu cơ ra đời là một tín hiệu vui đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam

    “Tôi cảm thấy đây là một sự vui mừng lớn không chỉ riêng doanh nghiệp của chúng tôi mà còn nhiều doanh nghiệp khác, trong bối cảnh mà tất cả đều đang cần có một bộ tiêu chuẩn để làm căn cứ, cơ sở cho hoạt động kinh doanh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

    Thay vì việc từ xưa đến nay chúng ta vẫn phải áp dụng các tiêu chuẩn lấy từ nước ngoài một cách thụ động thì đến nay chúng ta đã có cho riêng mình một bộ tiêu chuẩn riêng để chủ động kiểm soát chất lượng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ”, ông Tuấn nói.


    Ông Nguyễn Kim Tuấn cho rằng việc ra đời bộ TCVN 11041:2017 là tin vui cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Hán Hiển

    Ông Nguyễn Kim Tuấn chia sẻ thêm, từ những năm 2012, NTea Việt Nam đã quyết tâm đi theo con đường nông nghiệp hữu cơ. Khi đó, doanh nghiệp này rất muốn có một bộ tiêu chuẩn làm cơ sở, căn cứ để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khi đo, do điều kiện chưa đủ, Việt Nam chưa thể có một Tiêu chuẩn chính thức cho nông nghiệp hữu cơ.

    “Mãi đến năm 2015 mới có TCVN 1041 nhưng đó chưa phải là tiêu chuẩn hoàn thiện mà mới chỉ ở dạng hướng dẫn đơn giản. Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi cũng đã tham khảo, áp dụng phần nào tiêu chuẩn này. Như vậy, có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015 (khi có TCVN 1041), chúng tôi luôn trăn trở một điều rằng không biết mình làm nông nghiệp hữu cơ sẽ bám vào đâu, dựa vào cơ sở nào?

    Tình thế đó bắt buộc chúng tôi phải tìm mọi cách để có thể tìm ra một hướng đi, một tiêu chuẩn mà mình có khả năng đáp ứng được từ nước ngoài. Chúng tôi đã tham khảo những tiêu chuẩn từ Mỹ, EU, Nhật Bản nhưng khó khăn lại đến khi xét theo các tiêu chuẩn ngoại, một số yếu tố về cơ sở hạ tầng, công nghệ trong nước lại chưa thực sự phát triển và có thể đáp ứng được.

    Cũng trong quá trình đi tham khảo mô hình sản xuất ở một số nước, trong đó có Israel, chúng tôi băn khoăn là tại sao với 2/3 diện tích đất nước là sa mạc mà quốc gia này lại có nền nông nghiệp phát triển đến vậy. Lúc ấy, chúng tôi mới thấu thế nào là nông nghiệp hữu cơ, và nông nghiệp hữu cơ của họ phải tuân thủ quy trình phát triển tự nhiên với sự kiểm soát chặt chẽ của con người”, ông Tuấn nói thêm.

    Đại diện NTea Việt Nam nhấn mạnh, hiện thị trường đang đòi hỏi một tiêu chuẩn thực sự về nông nghiệp hữu cơ và sự ra đời của bộ tiêu chuẩn mới đây do Bộ KH&CN công bố là “cứu cánh” cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

    “Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu tiêu chuẩn đó để tiến tới có thể áp dụng nhiều hơn nữa vào quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng mong muốn bà con nông dân sẽ tiếp cận được tiêu chuẩn này.

    Theo tôi, đây là sản phẩm trí tuệ của người Việt nên chúng ta không chỉ bảo vệ mà còn phải phát triển nó. Bộ tiêu chuẩn mới ra đời đã tạo ra điểm chung kết nối niềm tin giữa người tiêu dùng – người sản xuất, phân phối với cơ quan quản lý nhà nước – nơi đề ra tiêu chuẩn. Đến thời điểm này người dân đã rõ hơn rất nhiều về định nghĩa thế nào là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, và làm hữu cơ ra sao để đạt chuẩn”, ông Nguyễn Kim Tuấn khẳng định.

    Cần có thêm nhiều chuẩn cho nông nghiệp hữu cơ

    TS Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã có những chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ như một số chương trình hỗ trợ tín dụng, đất đai, chứng nhận lần đầu. Tuy nhiên, so với thực tế mà nền nông nghiệp hữu cơ cần thì những sự hỗ trợ, điều kiện trên là chưa đủ.

    Ông Mịch lấy ví dụ về việc thanh tra giám sát, cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ, cần có văn bản hướng dẫn người dân, doanh nghiệp phải làm sao để để đạt được hiệu quả thanh tra và kết quả là đạt một giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn.

    Khi nói tới khó khăn về việc “thiếu chuẩn” cho các sản phẩm NNHC, ông Hà Phúc Mịch cho rằng hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia hiện mới có về chăn nuôi, trồng trọt và thiếu chuẩn về thủy sản. Và kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi thì những tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi ong, trồng một số cây đặc sản khác còn thiếu khá nhiều.

    “Ở một số nước trên thế giới thậm chí họ đã hoàn thành việc ban hành các tiêu chuẩn hữu cơ cho từng ngành, từng sản phẩm cụ thể. Theo tôi, việc thiếu đi tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn.

    Thực trạng này nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính bị thiệt thòi bởi có nhiều sản phẩm ‘tự phong’ là hữu cơ nhưng thực chất không đảm bảo an toàn. Hơn nữa, nếu không có chuẩn, người tiêu dùng cũng không biết dựa vào đâu để lựa chọn sản phẩm”, ông Mịch nhấn mạnh.


    Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, sắp tới sẽ có tiêu chuẩn riêng cho thủy sản hữu cơ. Ảnh: TTTT

    Liên quan tới vấn đề trên, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết: “Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm quan trọng trong việc hình thành đầy đủ bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ.

    Hiện nay, 4 tiêu chuẩn đầu tiên chỉ là những tiêu chuẩn ban đầu. Chúng tôi đã có kế hoạch tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn về thủy sản hữu cơ. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan hữu quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định ra một số sản phẩm chủ lực có tiềm năng để phát triển hữu cơ. Lúc đó có lẽ chúng ta cần phải xây dựng các Tiêu chuẩn quốc gia cho từng sản phẩm cụ thể”.

    Ông Nguyễn Nam Hải cho rằng, bên cạnh việc quy hoạch đất đai, nguồn nước, việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ.

    Cuối năm 2017, Bộ KH&CN đã công bố bộ Tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041:2017 quy định cụ thể về: sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hướng dẫn chi tiết trong trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ; yêu cầu với các tổ chức đánh giá, chứng nhận.

    Các tiêu chuẩn này khi được phổ biến và đưa vào triển khai rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hữu cơ nói riêng, hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện Nghị định về nông nghiệp hữu cơ số 109/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 29/8/2018, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước và xuất khẩu.

    Theo Hán Hiển/Vietq.vn (20/9/2018)

    Mẹo sử dụng thiết bị nhà bếp thông minh để tiết kiệm điện

    0

    Tiết kiệm năng lượng trong nhà bếp khá quan trọng hơn bởi đây là “cái rốn” tiêu thụ điện năng. Dưới đây là một số cách đơn giản để tiết kiệm chi phí tiền điện cho các hộ gia đình.

    1. Hãy là người nội trợ thông minh

    Hãy thực hiện một vài cách sáng tạo khi nấu ăn để tiết kiệm năng lượng, như đậy kín nắp xoong nồi, giúp nhanh sôi hoặc đun sôi nước trước rồi đổ vào chảo, vì đun trong bình giảm năng lượng hơn so với đun trên chảo.

    Trước khi nấu ăn nên đun sôi một bình nước để dùng cho nhiều mục đích. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, điện và nước.

    2. Lưu ý khi dùng tủ lạnh

    Không đưa thẳng thức ăn nóng vào tủ lạnh, nhất là vào ngăn mát hay ngăn đá. Tránh mở cửa tủ lạnh thời gian quá dài, nên đặt tủ ở vị trí mặt sau tủ cách xa ít nhất 10 cm so với tường hay vật dụng khác để nhiệt lưu thông tốt và tiết kiệm điện.

    3. Sử dụng máy giặt và sấy thông minh

    Máy giặt và máy sấy là hai trong số những thiết bị “ngốn” nhiều năng lượng nhất. Nên cho vừa đủ lượng quần áo vào máy trước khi bật máy hoạt động. Đối với máy sấy, nếu thực sự cần hãy sử dụng, nên phơi theo cách thông thường để tiết kiệm điện.

    Theo nghiên cứu, 85-90% năng lượng sử dụng cho máy là để làm nóng nước, vì vậy nếu quần áo không quá bẩn thì điều chỉnh nhiệt độ ở mức 30 độ cũng hiệu quả như giặt ở chế độ nhiệt độ cao hơn. Bằng cách chuyển từ giặt nóng sang giặt ấm, trung bình một năm cắt giảm được 1/2 năng lượng điện tiêu thụ.

    4. Máy rửa bát

    Theo nghiên cứu, máy rửa bát hiện đại sử dụng ít nước hơn so với rửa bát thủ công. Nếu bạn sử dụng máy rửa chén bát, hãy mở máy sau khi chu trình rửa kết thúc để bát đĩa nhanh khô, tiết kiệm điện.

    5. Không đun nước đầy ấm

    Ấm đun nước là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện rất lớn, mức năng lượng lãng phí để đun sôi một ấm đun đầy trong một tuần tương ứng với năng lượng điện dùng cho một chiếc TV trong cả ngày. Đun nhiều nước không chỉ thừa, gây lãng phí vì khi cần vẫn phải đun sôi lại. Nếu cần có thể dùng cốc để đo chính xác lượng nước cho mỗi lần sử dụng.

    6. Không nên để thiết bị ở chế độ chờ

    Máy rửa bát, lò vi sóng, máy giặt, máy sấy quần áo và lò nướng…. để ở chế độ chờ (stand-by mode) sẽ tiêu tốn điện nhiều. Vì vậy nên rút phích cắm khi không sử dụng, vừa an toàn lại tiết kiệm điện.

    7. Kiểm soát khẩu phần ăn

    Kiểm soát khẩu phần ăn hay nói đơn giản hơn là ăn bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu, không nên nấu quá nhiều, thừa gây lãng phí tiền bạc lẫn điện năng.

    Theo Khắc Nam/tietkiemnangluong.vn (19/9/2018)

    “Mắt thần” cảnh báo tai nạn giao thông lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

    0

    Với camera được ví như “mắt thần” hay “con mắt thứ 3” trên đường, hệ thống Mobileye sẽ giúp tài xế ô tô giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước.

    Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê: Năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra trên 20 nghìn vụ tai nạn giao thông, trung bình mỗi ngày có trên 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương do tai nạn giao thông… Do đó, hệ thống cảnh báo va chạm sớm Mobileye được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn, mang lại an toàn cho mỗi tài xế trên đường.

    Đây là sản phẩm công nghệ có chức năng giúp nhận diện những nguy hiểm tiềm tàng và đưa ra cảnh báo nhằm giúp tài xế ô tô xử lý để tránh xảy ra những va chạm giao thông đáng tiếc trên đường.

    Hệ thống cảnh báo chống đâm va Mobileye nhận diện nguy hiểm với cả người đi bộ.

    Với camera được ví như “mắt thần” hay “con mắt thứ 3” trên đường, hệ thống Mobileye do Công ty TNHH TM&XNK Thiên Minh cung cấp sẽ giúp tài xế ô tô giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước. Đưa ra cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh khi chiếc xế hộp di chuyển chệch làn đường hay khi khoảng cách với xe phía trước trở nên không an toàn dựa trên tốc độ của xe.

    Đặc biệt, với cấu tạo có chíp đa lõi EyeQ2 của hãng công nghệ Intel cho phép xử lý đồng thời tất cả các chứng năng với tốc độ cực cao, hệ thống tránh đâm va Mobileye có thể nhận diện các phương tiện giao thông từ ô tô, xe đạp, xe máy và thậm chí cả người đi bộ qua đường… Qua đó nhận biết nguy cơ va chạm giao thông sắp xảy ra để đưa ra cảnh báo cho tài xế.

    Ngoài ra, hệ thống còn cho phép kiểm soát đèn pha thông minh khi xe lưu thông trong điều kiện trời tối hay thời tiết xấu, hiển thị giới hạn tốc độ và nhận diện biển báo giao thông phía trước.

    Ông Trần Thế Minh – Giám đốc Công ty TNHH TM&XNK Thiên Minh cho hay: “Qua nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ cảnh báo tai nạn giao thông từ giải pháp này đạt độ chính xác đến 99,99%”.

    Theo Nguyễn Huệ/vietq.vn (19/9/2018)

    Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu

    0

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

    Nhằm tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu từ xa, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu.

    Không cấp phép nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế

    Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung và xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo hướng quy định chặt chẽ các điều kiện bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu; thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu trước khi phế liệu được nhập vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam. Rà soát các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã tham gia, rà soát các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa nhóm 2 là phế liệu nhập khẩu tại Việt Nam để không trái với các cam kết quốc tế.

    Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng phế liệu nhập khẩu, đồng thời để thuận lợi cho công tác giám định phế liệu nhập khẩu, hoàn thành và ban hành trong quý III/2018.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá toàn diện công tác cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của các tổ chức được chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm.


    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu. Ảnh: báo Thanh niên

    Ngăn chặn hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tập trung lực lượng cho thông quan nhanh các lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đã có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hạn ngạch nhập khẩu.

    Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam; hướng dẫn các hãng tàu/đại lý hãng tàu khi khai thông tin e-Manifest trước khi tàu cập cảng phải khai đầy đủ thông tin cụ thể về chủ hàng tại Việt Nam đối với phế liệu nhập khẩu (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số của Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất…), mô tả hàng hóa phải thể hiện đầy đủ để xác định được loại phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất…

    Buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam

    Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, bổ sung quy định về việc tạm dừng các hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiên quyết buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp tạm ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO đối với việc nhập khẩu phế liệu.

    Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường theo thẩm quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động buôn bán và sử dụng phế liệu nhập khẩu; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu về việc kể từ ngày 01/10/2018 không cho phép phế liệu nhập khẩu thông qua các cửa khẩu bằng đường bộ và đường sắt vào Việt Nam.

    Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, chủ tàu, chủ hãng vận tải biển chỉ được đưa xuống tàu để vận chuyển về Việt Nam những đơn hàng có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (còn hiệu lực) nhằm phòng ngừa vận chuyển phế liệu bất hợp pháp từ xa ngoài biên giới; Chủ tàu, chủ hãng vận tải biển phải chịu trách nhiệm đối với lô hàng phế liệu đang vận chuyển của tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; doanh nghiệp kinh doanh cảng biển không cho hàng hóa dỡ xuống cảng biển Việt Nam khi chủ tàu và chủ hàng không xuất trình được Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định; chịu trách nhiệm về việc cho phép bốc dỡ các lô hàng phế liệu nhập khẩu nêu trên.

    UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đối với đơn vị nhập khẩu sử dụng trực tiếp phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Gửi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo thẩm quyền trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin Một cửa quốc gia.

    Theo Bảo Lâm/vietq.vn (19/9/2018)