24 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    Home Blog Page 369

    8 thói quen có thể khiến bạn thiệt mạng trong tích tắc

    0

    Trong mùa đông lạnh, có những thói quen chúng ta tưởng vô hại nhưng thật sự có thể đẩy bạn vào nguy hiểm, thậm chí mất mạng.

    Một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm chính về Sức khỏe và An toàn của Bộ Giáo dục thuộc Đại học Fudan cho thấy cứ giảm 1 độ C ngoài trời, huyết áp tâm thu ở người tăng khoảng 0,19mm Hg và huyết áp tâm trương tăng khoảng 0,12mm Hg.

    Điều này sẽ làm tăng tải trọng tim, lạnh và ấm đột ngột có thể gây co thắt mạch vành, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tim, gây đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Một số thói quen bạn thường hay làm trong mùa đông có thể gây nguy hiểm tính mạng.

    Từ 6 đến 10 giờ sáng, thành tim mạch của người dễ bị tổn thương nhất và 70% đến 80% các vụ tổn thương tim mạch đột ngột là vào thời điểm này.

    Khi bạn thức dậy, huyết áp của bạn sẽ tăng nhanh. Nếu bạn thức dậy quá nhanh, nó có thể gây tăng huyết áp đột ngột, dẫn đến một cơn đau tim mạch cấp tính.

    Luôn luôn tuân theo nguyên tắc “221” khi bạn thức dậy: thức dậy và nằm trên giường trong 2 phút, ngồi dậy và ngồi trên giường trong 2 phút, sau đó hạ chân xuống giường trong 1 phút, cuối cùng đứng dậy và đi xuống đất.

    Vào mùa đông, nếu bạn rửa mặt trực tiếp bằng nước máy, nó sẽ kích thích các mạch máu, mạch máu sẽ co lại đột ngột và huyết áp bắt đầu tăng trong vòng một phút, dễ dẫn đến đau thắt ngực.

    Nên rửa mặt và đánh răng bằng nước ấm ở xấp xỉ 40-50 độ C để giảm kích ứng cho các mạch máu. Trước khi đi ngủ vào ban đêm, ngâm chân nước nóng khoảng 60 độ C để thúc đẩy lưu thông máu ở bàn chân và cũng giúp cải thiện giấc ngủ.

    Nhiệt độ mùa đông thấp, đặc biệt trong trường hợp thời tiết có gió, cái lạnh sẽ kích thích các mạch máu của cơ thể con người. Đột nhiên quay đầu, vặn cổ sẽ gây tổn hại động mạch cảnh, không đủ cung cấp máu cho não, dễ gây đột quỵ cấp tính.

    Để tránh co thắt mạch máu và co thắt cơ cổ do lạnh ở cổ, hãy nhớ đeo khăn quàng cổ hoặc mặc áo cao cổ, đặc biệt hạn chế việc cổ bị lộ.

    Khi nhiệt độ xuống thấp, xả nước nóng đột ngột ngay từ trên đầu sẽ khiến cơ thể không kịp chuẩn bị, gây ra sự giãn nở đột ngột của các mạch máu trong đầu và cơ thể.

    Một lượng lớn máu sẽ phải tập trung trên bề mặt da, gây ra thiếu máu cục bộ cấp tính của các cơ quan quan trọng như tim và não. Co thắt ngực, thậm chí đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,… sẽ xảy đến.

    Rửa chân bằng nước nóng trước khi tắm. Sau khi chân ấm, từ từ đổ nước lên cơ thể, để cơ thể có quá trình thích nghi dần. Ngoài ra, không tắm ngay sau khi ăn, nên cách nhau nửa giờ.

    Hầu hết nhiệt của cơ thể được phát ra từ đầu và cổ. Nếu đầu và cổ bị lạnh có thể gây co mạch và co thắt cơ cổ. Người già trên 65 tuổi, ra ngoài trời lạnh có gió nên giữ ấm đầu.

    Đối với người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch vành hoặc đã bị nhồi máu não, việc đi ra ngoài trời lạnh không đội mũ ấm sẽ khá nguy hiểm.

    Nhiều người cao tuổi đi ra ngoài hoặc mở cửa sổ ngay sau khi thức dậy. Động tác nhỏ này có thể trở thành một yếu tố gây tử vong trong việc gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

    Vào buổi sáng mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp, chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời lớn. Ngay sau khi rời khỏi chiếc giường ấm áp, lập tức đối mặt với không khí lạnh sẽ dẫn đến co thắt động mạch vành, thiếu máu cơ tim.

    Bạn có thể chỉnh nhiệt độ điều hòa lên khoảng 26 độ C hoặc ngồi trong chăn một lúc trước khi thức dậy để cơ thể quen dần với nhiệt độ trong phòng. Sau khi ra khỏi giường, đợi cho đến khi hoạt động thể chất được mở mới mở cửa sổ.

    Vào mùa đông, mọi người thích uống một chút rượu để sưởi ấm bản thân. Tuy nhiên, ăn, uống rượu và sự tức giận trước khi ngủ là ba yếu tố có thể làm tăng gánh nặng cho trái tim. Nếu cùng lúc xảy ra ba điều này thậm chí còn gây nguy hiểm.

    Bạn có thể ngâm chân nước ấm trước khi ngủ, hay uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm sẽ tốt hơn lại giúp ngủ ngon.

    Nhu động ruột kém là vấn đề của nhiều người. Dùng lực “rặn” khi đại tiện sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, tăng tiêu thụ oxy, tăng tốc độ nhịp tim, tăng lưu lượng máu và tăng nhịp tim mỗi phút và tăng gánh nặng cho tim.

    Đặc biệt ở người cao tuổi bị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành, nhu động ruột bị ép khẩn cấp và hơi thở bị ép buộc, có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột và gây xuất huyết não.

    Theo Khampha.vn (16/1/2019)

    Sử dụng máy sưởi dầu tiết kiệm điện

    0

    Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông, máy sưởi dầu là một trong những thiết bị sưởi ấm khá phổ biến trong mỗi gia đình, mang đến không gian ấm áp, đảm bảo an toàn sức khỏe. Làm thế nào để sử dụng máy sưởi dầu an toàn và tiết kiệm điện?

    Máy sưởi dầu làm nóng không khí xung quanh bằng phương pháp chuyển điện năng thành nhiệt năng. Khi máy khởi động, dầu bên trong máy sẽ được đun sôi, làm nóng nhanh các thanh nhiệt và từ đó tỏa nhiệt ra ngoài, làm ấm môi trường xung quanh. Do đó, sử dụng máy sưởi dầu sẽ không tốn quá nhiều điện năng. Dầu trong máy có khả năng tự tái tạo nên không phải bổ sung thêm dầu vào máy.

    Các loại máy sưởi dầu của những thương hiệu có uy tín trên thị trường hiện nay đều có ưu điểm làm ấm nhanh, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn cho da, không gây khô da hay đốt cháy oxy.

    Khi sử dụng máy sưởi dầu, nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức 22 – 25oC. Nguồn ảnh: Internet.

    Để đảm bảo sử dụng máy sưởi an toàn và tiết kiệm điện, có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:

    – Chọn vị trí đặt máy ở nơi bằng phẳng, cách xa tường và những vật dễ cháy, vật kích thước lớn ít nhất 1m để máy không bị quá nóng, ảnh hưởng hiệu suất làm việc trong quá trình sử dụng.

    – Khi sử dụng máy sưởi dầu, nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức 22 – 25oC để đảm bảo an toàn cho người dùng và tiết kiệm điện năng. Để nhiệt độ quá cao có thể gây lãng phí điện năng, đồng thời chênh lệch nhiệt độ lớn giữa môi trường trong phòng và ngoài trời cũng không tốt cho sức khỏe.

    – Nên đặt 1 chậu nước trong phòng khi dùng máy sưởi dầu để không tạo cảm giác khô nóng.

    – Máy sưởi dầu có khả năng làm khô phòng nhanh trong những ngày thời tiết ẩm, nhưng không được đặt máy sưởi dầu ở những khu vực có nước tràn để tránh rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho người dùng.

    – Mở hé cửa để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông thường xuyên.

    Theo Hưng Việt/tietkiemnangluong.vn

    5 sai lầm khi sử dụng bếp điện nhiều người đang mắc phải

    0

    Bếp điện ngày càng trở lên phổ biến, tuy nhiên việc sử dụng bếp điện sao cho đúng, an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

    Nấu ở nhiệt độ cao liên tục

    Việc duy trì mức công suất cao liên tục khi dùng bếp điện là không cần thiết, vì nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas, rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng.

    Thay vì vậy, khi nấu xong một món nào đó ở nhiệt độ cao thì nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục nấu món khác. Khi làm món ninh, thì hãy để to lửa lúc đầu, sau khi thức ăn sôi thì bạn để mức nhỏ nhất để ninh cho món ăn nhừ hơn.


    Việc duy trì mức công suất cao liên tục khi sử dụng bếp điện là không cần thiết

    Đặt bếp sát mép tường

    Trong quá trình hoạt động, bếp hồng ngoại sản sinh một nhiệt lượng rất lớn, do đó, nếu đặt bếp sát mép tường, nhiệt lượng sẽ không tản ra môi trường xung quanh. Hơi nóng tích tụ lại tạo thành ẩm mốc, dễ gây hư hại cho bếp và nguy cơ cháy nổ cao.

    Rút điện ngay khi vừa nấu xong

    Nhiều người cho rằng rút nguồn điện bếp hồng ngoại ngay khi vừa nấu xong là một cách tiết kiệm điện hiệu quả? Đây là sai lầm phổ biến của đa số người sử dụng bếp hồng ngoại.

    Theo Hòa Lê/vietq.vn (17/1/2019)

    Xuất khẩu dược liệu thô, nhập trở lại rác dược liệu

    0

    Nhiều dược liệu quý của Việt Nam được xuất thô sang nước ngoài, được chiết hết hoạt chất rồi bán lại bã dược liệu (thật ra là rác) về lại cho Việt Nam sản xuất thuốc đông y, thực phẩm chức năng.

    Thực trạng trên được PGS.TS Hồ Bá Do – Phó chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam đồng thời là Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam, nêu lên tại Hội thảo “Gian lận thương mại – Hệ lụy và giải pháp” do Công ty Truyền thông Quốc tế Hàn – Việt tổ chức tại TP.HCM sáng 16.1.

    Nhập rác dược liệu từ lá, sâm…

    Theo PGS.TS Hồ Bá Do, do điều kiện tự nhiên, Việt Nam có nguồn dược liệu cực kỳ dồi dào. 12.000 loài thực vật, trong đó có 6.000 loài cây thuốc, 408 loài động vật và 75 loài khoáng vật có tác dụng làm thuốc. Hiện tại, trữ lượng khai thác 70 loài có tiềm năng với sản lượng 18.000 tấn mỗi năm đã làm cạn kiệt nguồn dược liệu và nguy cơ tuyệt chủng vùng dược liệu ngày càng tăng.

    Ví dụ, lá dành cho con dê ăn là dâm dương hoắc, là loại thuốc quý mọc vùng cao Việt Nam. Năm 2007, các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và công bố trong lá này có chất sinh và dưỡng tinh trùng giúp điều trị trong hiếm muộn…

    Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn là lá dâm dương hoắc này cũng như các dược liệu quý khác được nhiều thương lái Trung Quốc vào các thôn bản thu mua sạch đã mấy chục năm nay, đưa về Trung Quốc hút hết hoạt chất bằng hệ thống chiết xuất lấy tinh chất bằng công nghệ cao áp. Sau đó, bã dược liệu với hình thức, màu, mùi vị nhưng không còn chất từ Trung Quốc được xuất trở lại Việt Nam với giá rẻ và được tiêu thụ mạnh.

    Lấy ví dụ sâm ngọc linh, loại sâm hàng đầu thế giới được phát hiện tại Việt Nam theo các chuyên gia, cây sâm ngọc linh phải được trồng 6 năm mới có thu hoạch được. Hiện sâm bán tràn lan trên thị trường toàn là sâm giả từ Trung Quốc, thậm chí ngay thủ phủ trồng sâm ngọc linh của Việt Nam cũng tràn lan sâm giả. Tương tự với lan gấm 5 triệu một cân tươi, 10 triệu cân khô, nay không tìm ra để bán.

    Lá dâm dương hoắc khô đang được bán tràn lan ở thị trường Việt Nam trong chợ Sapa, đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) giá 30.000 đồng/kg chỉ là lá khô. Ông nói: “Làm gì có lá dược liệu này giá rẻ mạt vậy? Tiền triệu không mua được để bào chế thuốc, sao có vài chục ngàn vậy mà bán tràn lan. Vấn đề này ai trong nghề cũng phải biết nhưng mắt nhắm mắt mở để làm ăn kinh doanh”.

    Xử phạt còn yếu tính răn đe

    Ngoài nguồn dược liệu, thông tin tại hội thảo các chuyên gia cũng rằng, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đáng báo động, hàng giả, hàng đểu tràn lan. Trong khi tốc độ phát triển các cơ sở thực phẩm chức năng tăng nhanh như vũ bão, song cơ sở làm được hàng chất lượng đủ chuẩn để xuất khẩu vô cùng hiếm hoi.

    Số liệu từ Bộ Y tế được cập nhật tại hội thảo cho thấy, năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với 63 sản phẩm. Tuy nhiên, đến năm 2016 đã có đến 1.872 cơ sở sản xuất, với 3.447 sản phẩm.

    Chưa cập nhật con số chính xác, nhưng theo Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam, con số trên đã tăng hơn nhiều. Điểm yếu của thực phẩm chức năng Việt Nam là hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào cả. Mạnh ai nấy làm, nấy bán.

    Ngay với các thị trường lân cận, chúng ta cũng chưa thể cạnh tranh nổi khi một sản phẩm thực phẩm chức năng của Thái Lan cũng có đẩy đủ 5 tiêu chuẩn trong sản xuất. Việt Nam với yêu cầu đạt chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) đến nay cũng chỉ có hơn chục cơ sở đạt chuẩn này.

    Theo quy định, đến ngày 1.7 tới đây, quy định các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng GMP, chắc chắn tình trạng sản xuất chui thực phẩm chức năng sẽ phổ biến. Bởi đầu tư đạt chứng nhận GMP tốn vài chục tỉ đồng, không cơ cơ sở nào đủ khả năng để làm, ngoại trừ các doanh nghiệp lớn.

    Liên quan đến vấn nạn sản xuất hàng giả nói chung và dược phẩm giả nói riêng, nhiều kiến nghị đưa ra tại hội thảo cho rằng, các hình thức phạt với hành vi làm giả phải được tăng mạnh hơn, có tính răn đe hơn, chứ không thể phạt cho qua chuyện. Lấy dẫn chứng vụ tiêm thuốc an thần cho gần 4.000 con heo bị phát hiện tại điểm giết mổ TP.HCM nhưng chỉ bị phạt 20 triệu đồng, trong khi tại Đài Loan, một trang trại trồng chè, nếu bị phát hiện một cây chè có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, mức phạt có thể khiến chủ trang trại đó sạt nghiệp.

    Ông Do nói, hình thức xử phạt hành vi vi phạm làm dối, giả tại các nước rất cao, trong khi Việt Nam phạt chỉ phạt hành chính. Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP.HCM dẫn một số điều luật áp dụng hành vi gian lận trong thương mại và cho rằng, nếu được áp dụng đúng và xử lý nghiêm đúng luật vẫn có hiệu quả hơn tình trạng hiện nay.

    “Việt Nam còn có những quy định như vào bắt tận tay cơ sở đó đang làm hàng giả nhưng vì hàng hóa đó chưa được tiêu thụ trên thị trường, nên việc xử lý cũng sẽ nhẹ hơn là hàng hóa đã lưu thông. Với các nước lại khác, đã làm giả khi bị phát hiện thì hình thức xử phạt như nhau”, luật sư Trương Thị Hòa chia sẻ.

    Theo Thanhnien.vn (16/1/2019)

    Công nghệ biến rác thải nhựa thành xăng, dầu

    0

    Các nhà khoa học thuộc miền trung nước Nga đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ tái chế nhựa cho phép biến rác nhựa thành nguyên liệu đầu vào để thu hồi xăng, dầu và than bán cốc.

    Giải pháp cốt lõi của phương pháp này là công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí. Khi đó rác nhựa được đốt nóng lên đến nhiệt độ cao nhất định, các kết cấu nhựa bị phân rã chuyển thành dạng khí. Khí này được làm lạnh ngưng tụ thành chất lỏng dầu, sau đó thu được xăng dầu theo yêu cầu. Các thành phần chất rắn được kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than chất lượng cao gọi là than bán cốc.

    Trong quá trình ngưng tụ, khí không xử lý hết được dẫn ra ngoài và quay vòng trở lại để làm nhiên liệu đốt vận hành hệ thống xử lý rác mà không phải dùng điện hay các nguồn năng lượng khác.

    Một ưu việt nữa của công nghệ này là tổ hợp lò nhiệt phân không thải ra môi trường bất kỳ chất độc hại nào, nên được gọi là công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

    Khảo sát của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, với công suất xử lý khoảng 7 tấn nhựa một ngày, hệ thống thiết bị cần đầu tư gần 7 tỷ đồng. Sau xử lý sẽ thu hồi được 3 tấn xăng, dầu và 2,5 tấn than bán cốc.

    Dung dịch dầu thu hồi là FO và diesel đạt chất lượng, có thể dùng ngay. Với xăng sẽ cần thêm một thiết bị phụ trợ để xử lý thành xăng tiêu chuẩn EURO 4 và EURO 5. Thiết bị này được cho là không quá đắt.


    Hệ thống xử lý rác thải nhựa để thu hồi xăng dầu của các nhà khoa học Nga. Ảnh: Đình Khang.

    Trước đó năm 2016, nhà hóa học người Trung Quốc Zhibin Guan, Đại học California cùng Viện hóa học hữu cơ Thượng Hải (Trung Quốc) từng sử dụng chất xúc tác hóa học để phân giải nhựa.

    Các nhà khoa học này đã tìm cách tách nguyên tử hydro trong hợp chất, khiến các nguyên tử carbon buộc phải liên kết với nhau. Trong quá trình liên kết, chất xúc tác lại bẻ gãy nó, khiến carbon liên kết với hydro. Quá trình này lặp lại liên tục, giúp các nhà khoa học thay đổi được cấu trúc của polyethylene tạo thành dầu diesel và xăng.

    Còn ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Lọc hóa dầu, Đại học Bách khoa TP HCM từng nghiên cứu công nghệ nhiệt phân nhựa và cao su ở nhiệt độ cao thành dạng khí rồi ngưng tụ, tách lấy dầu FO.

    Phương pháp được nhóm nghiên cứu sử dụng là nhiệt phân nhựa, cao su phế thải ở nhiệt độ cao thành dạng khí rồi ngưng tụ. Lượng dầu thu được sẽ được tách ra nhờ đặc tính nổi trên nước của dầu.

    Hệ thống này cho phép chuyển hóa tối đa 60-70% khối lượng cao su, nhựa thải thành dầu FO sử dụng làm nhiên liệu đốt lò trong công nghiệp nồi hơi, lò nung, lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc cho các loại động cơ đốt trong của tàu biển…

    Dù có nhiều giải pháp công nghệ được các nhà khoa học công bố, song việc ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam còn hạn chế và rác thải nhựa vẫn là vấn đề nhức nhối.

    Thống kê của các nhà khoa học, mỗi năm thế giới thải ra đại dương nửa triệu tấn rác nhựa. Việt Nam được xếp vào tốp đầu những nước thải nhiều rác nhựa ra biển ở châu Á, xếp thứ tư sau Trung Quốc, Thái Lan và Philipines. Trên đất liền rác nhựa cũng chiếm một phần không nhỏ trong rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy, rác nhựa tồn tại trong tự nhiên phải 400 năm mới tự phân hủy.

    Theo VnExpress.net (16/1/2019)

    Kinh nghiệm thoát rác nhựa của Hà Lan

    0

    Công viên tái chế là một công viên nổi ở Rotterdam, Hà Lan, được làm hoàn toàn bằng nhựa tái chế được thu thập từ cùng một dòng sông.

    Nhiều người cho rằng tất cả rác thải đều nằm ở bãi rác hoặc không may ở các đại dương của chúng ta, nhưng tại một thành phố châu Âu, họ đang biến các mảnh vụn nhựa của thành phố thành thứ mà cộng đồng của họ thực sự có thể sử dụng, một công viên công cộng nổi.

    Công viên tái chế là một công viên nổi ở Rotterdam, Hà Lan, được làm hoàn toàn bằng nhựa tái chế được thu thập từ cùng một dòng sông hiện đang trôi nổi. Không chỉ là không gian độc đáo cho cộng đồng ghé thăm, mà công viên nổi còn làm sạch Nieuwe Maas Dòng sông, ngăn chặn nhựa từ thành phố trước khi họ tiến về phía đại dương.

    Gần 5 năm trong quá trình sản xuất, từ thiết kế công viên đến thu hồi nhựa, biến nó thành một thứ gì đó mới và gây quỹ, Recycl Island Foundation cuối cùng đã ra mắt nguyên mẫu công viên vào 8/2018.

    Công viên đã được xây dựng từ các phần hình lục giác mô-đun, có nghĩa là nó có thể tiếp tục mở rộng khi vật liệu mới được thu thập. Công viên không chỉ phục vụ để giảm ô nhiễm nhựa mà còn được thiết kế như một môi trường sống hoang dã cho các loài động vật siêu nhỏ như ốc sên, giun dẹp, ấu trùng, bọ cánh cứng và cá.

    Nguyên mẫu này cho thấy tiềm năng của những gì chúng ta có thể làm với rác biển. Công viên tái chế là một cấu trúc xanh nổi, nơi chim đang làm tổ, cá đang bơi và là nơi mọi người có thể tận hưởng khoảnh khắc thư giãn trên mặt nước.Từ hai yếu tố chỗ ngồi, du khách có thể thấy thiên nhiên chiếm giữ sự kết hợp mới này của cảnh quan nhân tạo và tự nhiên, người sáng tạo dự án Ramon Knoester chia sẻ.

    Quỹ đảo tái chế và 25 đối tác cuối cùng đã tạo ra Công viên tái chế, đặt bẫy dọc theo sông Meuse để thu gom rác thải nhựa sau đó biến nó thành 28 khối lục giác tạo nên công viên. Nhóm nghiên cứu đã dành 1.5 năm để phát triển, thử nghiệm và cải thiện bẫy rác, cuối cùng phát triển một hệ thống để thu giữ nhựa trôi nổi trên sông và cảng. Bẫy rác của chúng bắt và chứa rác trôi nổi mặc dù giao thông tàu và thủy triều thay đổi.

    Công viên tái chế không phải là dự án duy nhất trên toàn thế giới nơi mọi người đang xem xét tác động môi trường của ô nhiễm trong khu vực địa phương của họ. Nhiều cá nhân và cộng đồng trên khắp thế giới đang tìm kiếm những cách sáng tạo để tái sử dụng nhựa theo những cách làm nổi bật vấn đề ô nhiễm nhựa và thách thức người xem xem xét lối sống của họ tác động đến hành tinh như thế nào.

    Nghệ sĩ người Indonesia Eko Nugroho đã biến rác thải nhựa thành một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt tuyệt đẹp có tên là “Bó hoa tình yêu” tác phẩm điêu khắc 30 ‘x 20’ được làm hoàn toàn từ rác thải nhựa.

    Một nghệ thuật sắp đặt đầy khiêu khích ở vùng núi Hy Lạp đã sử dụng hơn 300.000 chai nhựa bị khách du lịch bỏ lại. Những dự án sáng tạo độc đáo này nhằm mục đích làm nổi bật cách ít hơn một nửa tổng lượng tiêu thụ chai nhựa của chúng tôi được tái chế.

    Tại Công viên tái chế ở Rotterdam, công viên nổi góp phần phủ xanh thành phố và cải thiện hệ sinh thái ở cảng Rotterdam. Hiện tại họ đang tìm kiếm một địa điểm cố định.

    Theo weforum/moitruong.com.vn (16/1/2019)

    Công bố tiêu chuẩn kỹ thuật trong dán nhãn năng lượng cho đèn LED

    0

    Ngày 27/12/2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4889/QĐ-BCT công bố Tiêu chuẩn kỹ thuật và Ban hành hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng áp dụng cho Chương trình dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng LED.

    Theo đó, áp dụng Tiêu chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật trong dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng LED kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

    Hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng áp dụng cho Chương trình dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng LED hướng dẫn các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng (đèn LED) có điện áp danh định không quá 250V, công suất nhỏ hơn 60W và các sản phẩm chiếu sáng LED khác theo hình thức tự nguyện tham gia chương trình dán nhãn năng lượng.

    Các quy định kỹ thuật áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối và kinh doanh sản phẩm chiếu sáng sử dụng công nghệ LED, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, các nhân khác có liên quan.

    Đối với đèn chiếu sáng LED tham gia chương trình dán năng lượng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gồm yêu cầu về công suất, quang thông đèn, tuổi thọ tối thiểu, yêu cầu về an toàn và hiệu suất năng lượng.

    Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

    10 mẹo sửa chữa thông minh ai cũng muốn biết sớm hơn

    0

    Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả và bất ngờ dành cho ai muốn bắt đầu công việc sửa chữa đồ đạc trong mùa đông này.

    Những mẹo nhỏ này sẽ giúp cho quá trình sửa chữa trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Bạn có tin rằng, cà phê hoà tan có thể làm mới đồ nội thất, đá lạnh có thể dễ dàng loại bỏ vết bẩn trên thảm, hay micro sẽ giúp…khoan lỗ trên tường.

    Chiếc micro này có thể giúp khoan lỗ trên tường một cách an toàn

    Khi chúng ta cần khoan lỗ gần ổ cắm hoặc công tắc, sẽ khá nguy hiểm nếu chúng ta không lựa chọn đúng vị trí và máy khoan sẽ làm hỏng dây điện bên trong bức tường. Có một tin tốt là, chúng ta có thể tìm thấy những dây điện ẩn bên trong thông qua chiếc micro. Hãy thử kết nối micro với một chiếc máy ghi âm và khởi động thiết bị với âm lượng tối đa. Đặt micro gần với vị trí cần khoan lỗ. Những điểm có dây điện ẩn lúc này sẽ tạo ra tiếng kêu nhỏ. Sẽ an toàn hơn khi chúng ta tìm ra chúng và khoan ở những nơi không có tiếng “vo ve” như vậy.

    Nắp chai giúp di chuyển đồ đạc

    Nếu bạn cần di chuyển đồ đạc nặng, nhưng lại sợ làm hỏng tấm thảm của mình. Hãy đặt dưới chân món đồ nội thất đó một chiếc nắp chai. Nó sẽ làm cho quá trình di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng sẽ không còn cảm thấy lo lắng rằng tấm thải hoặc nệm sẽ bị hỏng, trầy xước.

    Đá lạnh có thể giải quyết những vết xước trên thảm

    Luôn có những vểt xước, vết lõm còn sót lại trên thảm khi di chuyển đồ đạc nặng. Nếu bạn không có ý định thay thế bằng một tấm thảm mới, hãy loại bỏ những dấu vết kia với sự trợ giúp của những…viên đá lạnh. Đặt viên đá vào vết lõm và làm sạch chúng đến khi viên đá tan chảy. Sau đó, dùng bàn chải đánh răng để chải và vuốt ngược những sợi lông trên thảm, khiến chúng trở về đúng hình dáng ban đầu.

    Cà phê hoà tan giúp làm mới đồ nội thất

    Bạn có thể loại bỏ những vết xước trên đồ gỗ tối màu với sự giúp đỡ của cà phê hoà tan thông thường. Lấy mội thìa bột cà phê, thêm vài giọt nước để có được độ sánh nhất định. Dùng một chiếc bàn chải chà hỗn hợp cà phê lên bề mặt gỗ trầy xước, chúng sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức!

    Cách xử lý với những đầu ốc quá nhỏ

    Khi bạn đang cần vặn một chiếc ốc, nhưng chúng lại quá nhỏ, chiếc tua vít luôn bị trượt ra ngoài khiến bạn gặp không ít khó khăn. Cách tốt nhất, hay bôi một chút keo dính lên đầu chiếc tua vít để cố định. Việc loại bỏ lớp keo sau đó cũng chỉ rất đơn giản thôi.

    Mang băng keo điện trở lại với cuộc sống

    Băng keo khô bị mất độ dính có thể được “sống lại” nếu bạn đặt chúng vào lò vi sóng và làm nóng chúng trong vài giây

    Làm thế nào để không khiến cho chổi sơn bị khô

    Thay vì để chổi sơn ở bình hoặc chai nhựa nào đó, hãy bảo quản chúng bằng cách bọc chúng trong túi nilon, chổi sẽ không bị khô cứng trong những lần dùng tiếp theo nữa.

    Công dụng bất ngờ của máy sấy

    Nếu bạn không muốn để lại những vết dính còn thừa khi bóc miếng tem, hoặc giá trên đồ vặt mới mua. Hãy thử sấy qua chúng, việc bóc đi lớp dính sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Tránh xa những lớp bụi

    Cách để giảm tối đa những hạt bụi do máy khoan tường để lại, đó là phun nước lên bề mặt tường khi khoan.

    Đánh dấu vị trí khoan đục một cách dễ dàng

    Để ngăn mũi khoan trượt khỏi tường khi bắt đầu khoan, hãy dán băng dính theo hình chữ X, và đánh dấu 1 điểm ở giữa trước khi bắt đầu quá trình.

    Theo tapchicongthuong.vn (10/1/2019)

    Tokyo thử nghiệm tàu điện tự lái

    0

    Một hãng đường sắt lớn của Nhật Bản vừa tiến hành thử nghiệm tàu điện lái tự động trên tuyến Yamanote ở trung tâm Tokyo.

    Tokyo thử nghiệm tàu điện lái tự động

    Theo NHK, tàu tự hành chạy thử 2 vòng khép kín, mỗi vòng khoảng 35 km. Nhân viên lái tàu vẫn có mặt trên tàu nhưng không chạm vào bất cứ nút điều khiển nào sau khi khởi hành.

    Tàu sử dụng công nghệ “vận hành tàu tự động”, gọi tắt là “ATO” của Công ty đường sắt Đông Nhật Bản. Công nghệ này cho phép tàu tự điều chỉnh tốc độ và dừng tại ga mà không cần sự can thiệp của con người.

    Các nhân viên công ty kiểm tra tàu có tăng tốc và giảm tốc thích hợp hay không. Họ cũng kiểm tra xem đi trên tàu có cảm giác thoải mái cũng như tàu có thể khôi phục lại lịch trình sau khi bị chậm giờ hay không.

    Đây là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm mở rộng mô hình tàu tự động, qua đó đối phó với nguy cơ thiếu hụt lái tàu trong bối cảnh dân số già hóa.

    Công ty đường sắt miền Trung Nhật Bản, vốn đang hướng tới việc khánh thành một tuyến đường sắt cao tốc chạy đệm từ nối Tokyo và Nagoya vào năm 2027, cũng đang chạy thử tàu lái tự động. Ngoài ra, Công ty đường sắt Kyushu đang lên kế hoạch chạy thử tàu lái tự động vào tháng 3/2020.

    Tại Nhật Bản, hệ thống tàu tự động đã được đưa vào sử dụng ở một số tuyến đường ray đơn, vốn không bị đường bộ hay đường sắt khác cắt ngang.

    Theo baochinhphu.vn (9/1/2019)

    Thép không ô nhiễm, được không?

    0

    Giữa lúc thế giới đang nỗ lực chống thảm họa môi trường ngày càng diễn biến khốc liệt, việc sản xuất thép sạch càng trở thành tâm điểm, cho thấy trọng trách phải đại tu một ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường lớn nhất.

    Đằng sau các đụn cát trên bờ biển Bắc Hải, các đám khói và hơi nước cuồn cuộn bốc lên từ vô số ống khói, đường ống và cần trục làm nên sự uy nghi, sừng sững của tổ hợp cán thép Ijmuiden. Sâu bên trong khu phức hợp công nghiệp khổng lồ này, vốn trải qua gần 1 thế kỷ cho ra lò hàng triệu triệu tấn thép cung cấp cho ngành ô tô, xây dựng và thực phẩm, là một dự án thử nghiệm đang được triển khai để sản xuất thép sạch hơn và rẻ hơn.

    Tập đoàn đa ngành Tata của Ấn Độ, ông chủ của nhà máy này, gọi quy trình mới mẻ đó là “một kẻ thay đổi cuộc chơi” vì có khả năng giảm cả khí thải CO2 lẫn lượng tiêu thụ năng lượng tới 1/5. “Có một trọng trách rất lớn cho ngành thép chúng ta bởi chúng ta là một trong những kẻ đầu sỏ thải ra lượng khí CO2 lớn nhất”, Hans Fischer, CEO Tata Steel Europe, nhận định.

    Nhưng dù đã hơn 1 thập niên thai nghén, công nghệ sản xuất thép mới này vẫn chưa có thể triển khai về mặt thương mại ít nhất cho đến thập niên 2030. “Không phải do vấn đề tài chính, hay đầu tư, mà do kỹ thuật khiến công nghệ này mất thời gian lâu đến vậy”, Fisher nói.

    Giữa lúc thế giới đang nỗ lực chống thảm họa môi trường ngày càng diễn biến khốc liệt, việc sản xuất thép sạch càng trở thành tâm điểm, cho thấy trọng trách phải đại tu một ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường lớn nhất. Trên toàn cầu, thép đóng góp tới 7-9% tổng lượng thải khí trực tiếp từ nhiên liệu hóa thạch, với mỗi tấn thép được sản xuất thải ra trung bình 1,83 tấn khí CO2, theo Hiệp hội Thép Thế giới. Và khi dân số thế giới càng tăng, nhu cầu thép càng cao.

    Công nghệ sản xuất thép sạch phải ít nhất đến thập niên 2030 mới có thể khả thi về mặt thương mại.

    “Rất rõ ràng, nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu giảm thải khí và giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 20C (theo Thỏa thuận Paris 2015), ngành thép sẽ cần phải sạch hơn”, Nicole Voigt, thuộc Boston Consulting Group, nhận định. Tuy nhiên, thậm chí khi các nhà sản xuất thép phát triển một loạt công nghệ mới, các chuyên gia cho biết phải mất hàng thập niên ngành này mới đạt được mức khử carbon trên quy mô lớn.

    Thách thức “thép xanh”

    Khi thép vẫn còn đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế hiện đại, vốn là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất chỉ sau dầu mỏ, có lẽ thách thức lớn nhất là tạo ra cái gọi là “thép xanh” với mức giá cạnh tranh. “Về nguyên tắc, có những công nghệ làm giảm khí thải từ quá trình sản xuất thép”, David Clarke, đứng đầu bộ phận chiến lược và là Giám đốc Công nghệ tại ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới về sản lượng, nhận định. Nhưng ông nói thêm, “vấn đề là xã hội sẽ phải chấp nhận chi phí sản xuất thép cao hơn”.

    Phương pháp sản xuất sắt và gang hợp kim, làm tan chảy nguyên vật liệu ở nhiệt độ rất cao về cơ bản không hề thay đổi kể từ khi thép phổ biến cách đây hơn 150 năm. Các lò cao dựa vào than cốc, một nhiên liệu “giàu” carbon được sản xuất từ than đá, để nung quặng sắt thành kim loại lỏng, sau đó luyện thành thép.

    Mặc dù quá trình sản xuất có cải tiến theo thời gian, nhưng quy luật của ngành hóa học có nghĩa CO2 vẫn là đầu ra không thể tránh khỏi của quá trình sản xuất thép. “Có 2 cách giảm lượng khí thải CO2. Một là để tránh CO2 trong quá trình sản xuất thép, bạn có thể sử dụng phế liệu, hoặc thứ gì đó khử carbon. Hai là dùng công nghệ cuối đường ống, tức công nghệ lưu trữ hoặc sử dụng carbon. Câu hỏi là chọn phương cách nào. Đó vẫn là điều còn gây tranh cãi, dù cách thứ 2 được cho là sẽ khả thi hơn”, Voigt nói.

    Một giải pháp thay thế cho lò cao là lò hồ quang điện (EAF) giúp làm nóng chảy phế liệu, thay vì sử dụng nguyên vật liệu. Các lò EAF nhỏ hơn, ít đắt đỏ hơn và vì chúng không tiêu thụ than cốc nên thải ra lượng CO2 thấp hơn lò cao. Chúng chiếm khoảng 25% sản lượng thép toàn cầu. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo không thể đáp ứng nhu cầu điện khổng lồ của chúng – đủ để cấp điện cho một thị trấn 100.000 dân. Một trở ngại khác là nguồn cung cấp phế liệu, trong khi thép sản xuất từ EAF lại thường không đúng chất lượng yêu cầu để được sử dụng trong một số ngành như ô tô.

    Đối với nhiều người trong ngành, câu trả lời nằm ở việc tìm kiếm một phương pháp chiết xuất sắt từ quặng ít ô nhiễm hơn. “Đây là thách thức thực sự cho các nhà sản xuất thép. Nó không chỉ là việc làm sao hiệu quả hơn. Có phản ứng hóa học diễn ra nên bạn cần carbon, nhưng hy vọng một ngày nào đó bạn có thể dùng hydro để làm công việc này”, Chris McDonald, Tổng Giám đốc Viện Xử lý Vật liệu (Anh), nhận định.

    Với mục tiêu loại bỏ tất cả khí thải carbon từ công đoạn sản xuất sắt, một số công ty đang nỗ lực làm cho thép hydro trở nên khả thi về mặt kinh tế. Tập đoàn thép Thụy Điển SSAB đang xây dựng một cơ sở thử nghiệm trị giá 150 triệu euro, sẽ giúp Thụy Điển trở thành nước đầu tiên sản xuất thép mà không dùng nhiên liệu hóa thạch. Hydro được sản xuất bởi điện phân từ các nguồn năng lượng tái tạo dư thừa của Thụy Điển sẽ được sử dụng để biến quặng thành một sản phẩm gọi là sắt xốp, có thể được chuyển thành thép thông qua các lò hồ quang điện.

    Tuy nhiên, sản xuất hydro sạch lại rất đắt đỏ và sẽ đòi hỏi công suất tạo ra năng lượng tái tạo rất lớn. Posco của Hàn Quốc và Voestalpine của Áo đang theo đuổi các dự án tương tự mặc dù Voestalpine cho biết sẽ mất 2 thập niên mới trở thành hiện thực. Trong quá trình chờ đến thời điểm đó, các nhà sản xuất thép đang đi những bước trung gian.

    Hệ thống sản xuất của Tata loại bỏ nhiều công đoạn tiền xử lý nguyên vật liệu và nếu kết hợp với việc bắt giữ và lưu trữ các loại khí bỏ đi, Công ty cho biết có thể giảm khí thải CO2 tới 80%. ArcelorMittal đang tài trợ một dự án 150 triệu euro sử dụng vi khuẩn để chuyển khí CO thành ethanol sinh học, có thể làm nhiên liệu cho ngành vận chuyển hoặc ngành nhựa. Các sáng kiến khác nhằm thay than cốc trong các lò cao bằng than đá sinh học làm từ gỗ phế thải. Đây là tín hiệu vui cho ngành thép và cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

    Theo Nhipcaudautu.vn (14/1/2019)