Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Khôi – Quyền Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết khi đề cập đến xây dựng kế hoạch nền tảng phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Theo ông Khôi, tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ sở khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho việc quy hoạch, xây dựng, kết nối vận hành các cấu phần của đô thị thông minh vận hành hiệu quả và hạn chế rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa trong thúc đẩy phát triển đô thị thông minh, hiện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có kế hoạch và đang nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về đô thị thông minh trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài có uy tín như ISO, IEC, ITU, BSI… tập trung vào những vấn đề như: Các nguyên tắc áp dụng Hệ thống quản lý áp dụng trong đô thị thông minh; Các chỉ số đánh giá Đô thị thông minh; Báo cáo kỹ thuật về cơ sở hạ tầng cho Đô thị thông minh, Chỉ số hài hòa để làm chuẩn cho tính thông minh của cơ sở hạ tầng; Cơ sở hạ tầng cho Đô thị thông minh – Khung thông dụng cho việc phát triển và vận hành đô thị.
TP.Hạ Long đang là địa phương tiên phong của tỉnh Quảng Ninh xây dựng thành phố thông minh.
Dự thảo tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh:
ISO 37100:2016, Đô thị và cộng đồng bền vững – Từ vựng:
Các thuật ngữ liên quan đến: Phát triển bền vững, khả năng phục hồi và sự thông minh; tổ chức, đô thị và cộng đồng; quản lý; chất lượng và sự phù hợp; chỉ số và chuẩn đo; hạ tầng và dịch vụ.
ISO 37104, Phát triển bền vững cho cộng động – Hướng dẫn thực hiện trong thực tiễn tại các đô thị:
Hướng dẫn về áp dụng và duy trì hệ thống quản lý sự phát triển bền vững dựa trên các nguyên tắc của ISO 37101, kể cả ISO 37106 và ISO 37120;
Thiết lập khuôn khổ phương pháp luận đánh giá có hệ thống về các thành tựu của sự phát triển bền vững ở các đô thị.
ISO 37106:2018, Đô thị và cộng đồng bền vững – Hướng dẫn thiết lập mô hình hoạt động của đô thị thông minh cho cộng đồng bền vững:
Hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo của các đô thị và cộng đồng thông minh về cách thức phát triển mô hình hoạt động mở, hợp tác, lấy người dân làm trung tâm và sử dụng kỹ thuật số cho đô thị của mình để đưa vào thực hiện tầm nhìn của đô thị cho tương lai bền vững;
Tập trung vào các quá trình cho phép sử dụng sáng tạo công nghệ và dữ liệu kết hợp với sự thay đổi về tổ chức để có thể giúp cho mỗi đô thị có được tầm nhìn cụ thể cho tương lai bền vững theo những cách thức có hiệu lực, hiệu quả và linh hoạt hơn.
Cung cấp các công cụ mà các đô thị có thể triển khai khi thực hiện tầm nhìn, chiến lược và chương trình chính sách đã được các đô thị xây dựng sau khi áp dụng ISO 37101;
Các đô thị chưa cam kết triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 37101 cũng có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung quy định của tiêu chuẩn này.
ISO 37122, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Các chỉ số đối với đô thị thông minh:
ISO 37122 bổ sung cho ISO 37120 và thiết lập các chỉ số và định nghĩa về các chỉ số, các phương pháp luận để đo lường và xem xét các khía cạnh và thực hành nhằm giúp các đô thị cải thiện kết quả bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường.
PAS 183:2017 Đô thị thông minh – Hướng dẫn thiết lập khung ra quyết định để chia sẻ dữ liệu và dịch vụ thông tin:
Hướng dẫn về việc thiết lập khung ra quyết định đối với việc chia sẻ dịch vụ dữ liệu và thông tin tại các đô thị thông minh;
Hỗ trợ một cách tiếp cận minh bạch để đưa ra các quyết định và tạo lập các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu cụ thể nhằm nhận thức đầy đủ về các lợi ích và giá trị của dịch vụ dữ liệu và thông tin trong một đô thị.
Hiện dự thảo lần 5 tiêu chuẩn Việt Nam đã hoàn thiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm và các quy định tổ chức tiêu chuẩn thế giới và đang lấy ý kiến các bộ ngành.
Theo Uyên Chi (Vietq.vn)/13/02/2019