Việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết.

Vào những ngày lễ Tết, rằm, mùng một, việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh đối với người Việt. Nhiều người cũng cho rằng đốt nhang mang lại mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng, giúp thư giãn hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa, việc đốt nhang cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Gây độc cho tế bào

Khi hương cháy, nó tạo ra rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Nổi bật trong số này là chất dạng hạt, có độc tính cao đối với tế bào. Nó có thể thay đổi các gen di truyền như DNA, cuối cùng dẫn đến đột biến. Những đột biến này phần lớn chịu trách nhiệm cho sự phát triển các loại ung thư.

Ảnh hưởng đến đường hô hấp

Rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Khói hương cũng đi sâu vào trong đường thở vì các hạt trong nó nhỏ hơn khói thuốc lá.

Gây ung thư phổi

Nhiều chất gây ô nhiễm không khí được tạo ra khi đốt nhanh là gây ung thư. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nhiều với chúng trong thời gian dài có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn hút thuốc.

Tăng triệu chứng hen suyễn

Đốt nhanh tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Càng tiếp xúc với các chất này, các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, ho… càng nặng hơn do viêm tế bào phổi.

Gây viêm da tiếp xúc

Nếu bạn dị ứng với các chất ô nhiễm và chất kích thích trong không khí, rất có thể việc đốt nhanh sẽ ảnh hưởng đến bạn. Khi nhang cháy, các chất dạng hạt và chất gây dị ứng khác được giải phóng, tương tác với da và hòa tan trong bã nhờn – chất nhờn do da tiết ra để bôi trơn. Điều này sẽ dẫn đến dị ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, các chất gây dị ứng được giải phóng cũng làm tăng nồng độ immunoglobulin E (IgE) trong máu – kháng thể do cơ thể tạo ra để tương tác với chất gây dị ứng – cũng là một chỉ số của viêm da tiếp xúc.

Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Hít khói nhang có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé. Nghiên cứu cho thấy khả năng trẻ em mắc bệnh bạch cầu cao nếu mẹ của chúng thường xuyên thắp nhang trong khi mang thai. Nguy cơ đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra điều này.

Gây ra các vấn đề về thần kinh

Các nghiên cứu cho thấy đốt nhang trong nhà làm tăng đáng kể nồng độ carbon monoxide. Tiếp xúc nhiều với nhang có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Điều này có nghĩa là nó sẽ dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng học tập.

Gây đau đầu

Một tác hại của khói nhang mà rất nhiều người gặp phải là bị nhức đầu. Danxia Hu, nhà nghiên cứu kiêm phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế tại Đại học Vanderbilt, Nashville, cho biết ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ CO thấp, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Nếu đóng kín cửa, lượng khí này sẽ mãi luẩn quẩn trong phòng và khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu phát hiện những người đốt nhang trong nhà hàng ngày trong hơn 20 năm có nguy cơ tử vong vì các vấn đề tim mạch cao hơn 12%. Họ cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn 19% và mắc bệnh tim mạch vành hơn 10%.

Rủi ro khi sử dụng các loại nhang khác nhau

Nhang hương sả: Mặc dù thường được khuyên dùng làm thuốc đuổi muỗi, loại nhang hương sả cũng không nên sử dụng quá mức. Nguyên nhân là chúng có lượng chất dạng hạt cao nhất, góp phần gây rối loạn hô hấp. Nhang trầm hương: Trầm hương chứa gỗ đàn hương cũng có hại như những loại nhang thông thường. Chúng chứa các chất gây tổn thương tế bào gây đột biến gen.

Theo Zing.vn (12/2/2019)