26 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
More
    Home Blog Page 363

    “Bắt” CO2 từ không khí

    Để giảm hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra, một trong những giải pháp là thu gom khí CO2 có trong bầu khí quyển rồi đem về dùng vào các mục đích thương mại khác nhau. Một công ty nhỏ ở Thụy Sỹ đang cố gắng làm điều đó với hy vọng tìm ra một giải pháp cho vấn nạn biến đổi khí hậu của thế giới.

    Phóng viên tờ New York Times cùng các kỹ sư của công ty Climeworks trèo lên nóc một nhà máy xử lý chất thải để phát điện tại làng Hinwil, cách Zurich – thành phố lớn nhất Thụy Sỹ chừng 30 phút lái xe. Ở đó có 12 thiết bị khá lớn, xếp thành hai hàng, trông như các máy giặt cửa trước ngoại khổ. Đây là các chiếc máy “bắt khí CO2”. Khí CO2 sau khi bị bắt nhốt lại, sẽ được chuyển vào các thùng lớn chở về một nhà máy đóng chai Coca-Cola gần đó để tạo vị đặc trưng cùng sự sủi bọt của nước giải khát.

    Tuy nhiên, các máy bắt khí này cần nhiều năng lượng để hoạt động. Chúng cần quạt điện để hút không khí vào, cho chạy qua những loại vật liệu đặc biệt có tác dụng giữ lại khí CO2; sau đó cần những đợt phun nóng vào để giải phóng CO2 khỏi vật liệu hút khí. Một phần mềm chuyên dụng quản lý quy trình hút nhả liên tục.

    Climeworks lắp đặt các máy bắt khí trên nóc nhà máy điện là để tận dụng nguồn điện và nguồn khí nóng từ hệ thống xử lý chất thải của nó. Cách hai dãy máy mới là 18 máy cũ đã lắp đặt từ năm ngoái.

    Cho đến nay, các máy này đã bắt được chừng 1.000 tấn CO2 từ không khí rồi chuyển vào một đường ống dẫn đến một nhà kính gần đó. Khí CO2 giúp nhà kính trồng cà chua, cà tím, dưa chuột…

    Các máy bắt khí của Climeworks là nỗ lực đầu tiên trên thế giới khi một doanh nghiệp tìm cách thu khí CO2 từ không khí rồi bán nó ra thị trường như một phương thức hoạt động. Khi hai nhà sáng lập Climeworks Christoph Gebald và Jan Wurzbacher bàn kế hoạch khởi nghiệp theo con đường này, mọi người tỏ vẻ hoài nghi.

    Đầu tiên ai cũng bảo rất khó khả thi về mặt kỹ thuật. Đến khi họ lắp đặt các máy bắt khí đầu tiên, thu được dòng khí CO2 đầu tiên, thiên hạ quay sang hoài nghi về tính thương mại của dự án.

    Cho đến nay thiên hạ hoài nghi đúng – Climeworks chưa có lãi. Chế tạo và lắp đặt 18 máy bắt khí tại Hinwil tốn khoảng 3-4 triệu đô la Mỹ nên giá thành bắt một tấn khí CO2 hiện nay là vào khoảng 500-600 đô la. Mặc dù các nhà đầu tư mạo hiểm đã đổ vào đây chừng 50 triệu đô la, Climeworks đang đối đầu với bài toán: làm sao để hạ giá thành bắt khí và tăng quy mô nhanh chóng.

    Hai nhà sáng lập tin họ có thể bán khí CO2 cho các doanh nghiệp sản xuất thức uống hay các nông trại lớn. Hai nơi này tiêu thụ nhiều CO2, đồng thời nếu biết quảng bá, họ sẽ bỏ thêm ít tiền mua CO2 được bắt theo kiểu này vì như thế là đang giúp thế giới giảm hiệu ứng nhà kính, chặn đứng hiện tượng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cộng lại cả hai nơi này, trên toàn thế giới, mỗi năm chỉ tiêu thụ chừng 6 triệu tấn CO2.

    Gebald và Wurzbacher tin rằng trong vòng 7 năm tới, họ sẽ hạ giá thành xuống đến mức cho phép họ bán khí cho những thị trường béo bở hơn. CO2 thu từ không khí trộn với hydrogen sẽ cho ra các loại nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch. Nếu con người có thể tạo ra nhiên liệu từ không khí, đây sẽ là bước ngoặt khổng lồ như cách đây 100 năm người ta đã tạo ra amoniac từ không khí để sản xuất phân bón nhân tạo trên quy mô lớn.

    Climeworks và một doanh nghiệp Canada khác, Carbon Engineering đang triển khai nghiên cứu theo hướng này. Doanh nghiệp Canada đang được hỗ trợ bởi nhiều nhà đầu tư lớn, kể cả Bill Gates để sản xuất nhiên liệu tổng hợp quy mô lớn từ khí CO2 bắt từ không khí.

    Một hướng phát triển khác của Climeworks là bắt khí CO2 rồi chôn sâu dưới lòng đất. Họ đang bắt khí rồi bơm xuống các tầng đá ngầm tại Iceland. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao bán dịch vụ này, bán cho ai, bán với giá bao nhiêu, mặc dù rõ ràng đây là điều nhân loại cần làm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

    Trong các giải pháp giảm khí thải, dùng thiết bị bắt khí trực tiếp là phương cách tốn kém, quy mô lại khiêm tốn. Thế nhưng nó lại có triển vọng tạo ra những đột phá bất ngờ. Biết đâu Climeworks sẽ lập lại phép lạ như Carl Bosch từng làm với công nghệ tạo ra amoniac từ không khí để làm phân bón cách đây một thế kỷ. Nhờ công trình này mà Bosch được giải Nobel năm 1932 và được mệnh danh người “làm ra bánh mì từ không khí”.

    Theo thesaigontimes.vn (11/3/2019)

    Mua thịt lợn có dấu hiệu này, chớ có ăn kẻo nhập viện

    Nếu thấy thịt lợn có những dấu hiệu này rất có thể bạn đã mua phải lợn bệnh mắc dịch tả Châu Phi.

    Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi loại lợn, tỷ lệ chết 100%.

    Dấu hiệu lợn bị bệnh tả châu Phi

    Ở dạng cấp tính, con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.

    Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Chúng run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.

    Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

    Mặc dù dịch lợn tả Châu Phi không lây sang người tuy nhiên những con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì lợn thường có thể được đưa đi tiêu thụ. Đặc điểm nhận dạng những con lợn chết này vẫn có các vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực.

    Khi mổ lợn ra, những con lợn nhiễm dịch tả khi mổ ra sẽ có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực, toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp (dù đã được mổ trước đó), khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

    Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, người dân có thể quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh.

    Ngoài ra, người dân có thể dùng tay để kiểm tra độ đàn hồi của thịt, nếu thịt bị ngón tay ấn vào không bị lõm, không bị dính, rỉ nước và chắc thì đó là thịt khỏe mạnh. Ngoài ra, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu da sáng hồng hào, còn lợn nhiễm bệnh sẽ có phần bì lấm chấm xuất huyết, nhão, tai lợn bị tím.

    Nếu chọn lợn làm thực phẩm, người dân nên lưu ý chỉ chọn thịt lợn được chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợn không bị nhiễm bệnh. Mọi người khi nấu nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh hay lợn chưa được chế biến kỹ để tránh mắc bệnh.

    Ăn phải thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không?

    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, người dân không nên quá hoang mang, vì bệnh tả Châu Phi không lây sang người.

    Trường hợp không may ăn phải con lợn nhiễm tả cũng không sao. Do lợn nhiễm bệnh tả Châu Phi khi thịt được nấu chín (luộc, xào, nướng…) ăn vẫn an toàn. Bệnh tả lợn Châu Phi không lây truyền bệnh sang người, khác với lở mồm long móng (gia súc) hoặc H5N của gà.

    “Ăn thịt bị mắc bệnh tả Châu Phi sẽ nguy hiểm trong trường hợp con lợn đã bị chết các vi sinh khác phát triển gây ra những độc tố. Do khi lợn đã chết sẽ phát sinh ra các loại vi khuẩn và bệnh khác không phải là tả lợn. Nếu ăn phải nhẹ có thể bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa, nặng có thể ngộ độc”, PGS.TS Thịnh khuyến cáo.

    Cách chọn thịt lợn tươi ngon và an toàn không mắc bệnh

    PGS.TS Thịnh cho biết, thịt lợn ngon là thịt đang khỏe mạnh thì rất tươi màu sắc miếng thịt hồng tự nhiên, phẫn mỡ trắng.

    Còn thịt con lợn bị bệnh sẽ có màu sắc bất thường. Đặc biệt, với thịt lợn đã chết màu sắc thường nhợt nhạt, tím tái, thâm đen.

    Thịt lợn khi chết đã chết thường có mùi nên rất dễ nhận ra thịt lợn chết bệnh.

    Hiện nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Cơ quan Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho công chúng, người tiêu dùng về việc tiêu thụ thịt lợn, cụ thể:

    – Nấu chín thịt lợn trước khi ăn;

    – Không tới thăm khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng;

    – Khi thấy lợn chết, hãy báo cáo cho cán bộ thú y xã hoặc chính quyền địa phương;

    – Không mang lợn hoặc các sản phẩm thịt lợn ra nước ngoài. Nếu mang ra, hãy khai báo hoặc hỏi các cơ quan chức năng trước để trách bị phạt.

    Theo Khoevadep.vn (10/3/2019)

    Sáng chế nắp cống có khả năng tự động gạt rác

    0

    Xuất phát từ thực tế ở quê khi gập nước tại các tuyến phố sau các trận mưa, cả hai ấp ủ ý tưởng giải quyết bài toán này.

    Học 2 lớp khác nhau 12A3 và 12A4, nhưng cả NguyễnTiến Nam và Nguyễn Minh Hiển có điểm chung là niềm đam mê khoa học. Xuất phát từ thực tế địa phương khi thường xảy ra tình trạng ngập nước tại các tuyến phố sau các trận mưa, cả hai ấp ủ ý tưởng giải quyết bài toán này.

    “Chúng em xem thời sự và tìm hiểu trên mạng internet thì thấy tình trạng này cũng xảy ra phổ biến ở những thành phố lớn trên cả nước và mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mà một trong những nguyên nhân là do rác thải bít tắc miệng cống thoát nước dẫn đến hạn chế dòng chảy hoặc làm tắc đường ống thoát nước. Do đó cả hai nảy sinh ý tưởng tạo một nắp cống có khả năng tự gạt rác để giải quyết được tình trạng rác thải tắc trên nắp cống gây ngập ở các tuyến phố”, Nam kể.


    Minh Hiển và Tiến Nam nghiên cứu, tính toán cho dự án của mình.

    Cả hai định hướng dự án với hệ thống cống thoát nước bám sát vỉa hè nên nước mưa sẽ chảy thành dòng xuống. Nghĩ là làm, Nam và Hiển đã đi đo và tính toán thực tế với nắp cống dài 80 cm và rộng 40 cm.

    Nguyên tắc hoạt động của hệ thống vốn là những kiến thức vật lý đơn giản về tính toán lực và hệ thống ròng rọc, vật liệu chế tạo thông dụng. Tính toán phần cào gạt rác có thể dọn được lượng rác thải bị tắc khoảng 10kg, hai em thiết kế vật đối trọng 15kg.

    “Chúng em tính phần đối trọng cộng với lực gạt rác sẽ nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của khay nước và lượng nước trong khay. Như vậy khi khay tích được với lượng nước 25 kg thì hệ thống sẽ tự động gạt rác mà không phụ thuộc vào lưu lượng của dòng nước”, Hiển nói.

    Khi có lượng nước mưa đổ xuống thì khay nước sẽ dần đẩy, hạ xuống thấp và qua hệ thống ròng rọc kéo được cần gạt rác hoạt động và vật đối trọng đi lên.

    Khi khay xuống một điểm nhất định, van xả sẽ mở ra để thoát lượng nước trong đó bằng hệ thống dây động liên đới. Khi đó vật đối trọng sẽ nặng hơn và kéo ngược khay nước và cần gạt rác về vị trí ban đầu để tiếp tục một chu trình đẩy rác trên miệng cống mới.

    Hai nam sinh cho rằng điểm tích cực của dự án này là tận dụng ngay chính nguồn năng lượng từ nước mưa đổ vào cống thoát nước thành cơ năng thay thế sức người trong việc gạt rác ra khỏi miệng cống. Qua đó, giảm bớt sức lao động của công nhân môi trường, tiết kiệm chi phí nạo vét, khai thông cống.

    “Em nghĩ sản phẩm này sẽ khả thi hơn và giảm được sức lao động, thậm chí hoàn toàn có thể thay thế sức người trong việc cào gạt rác khi trời đang mưa bằng việc sử dụng chính nguồn năng lượng từ nước mưa khi chảy vào nắp cống”, Nam chia sẻ.

    Ngoài ra, Nam và Hiển cũng thiết kế thêm hệ thống để khi lượng nước mưa đổ vào miệng nắp cống qua ròng rọc sẽ tạo nguồn điện làm sáng đèn trên nắp cống nhằm cảnh báo người đi đường được biết.

    “Ý tưởng có đó rồi nhưng thiết kế ra sao và như thế nào là tối ưu nhất là một điều ban đầu rất mơ hồ. Khó khăn nhất của chúng em khi làm mô hình này đó là việc thiết kế được hệ thống ròng rọc, bởi dự án chủ yếu hoạt động nhờ hệ thống này”, Nam chia sẻ.
    Học sinh sáng chế nắp cống có khả năng tự động gạt rác

    Khi có ý tưởng, các em đã đề xuất ngay với giáo viên hướng dẫn để có thêm những tư vấn. Từ lúc có ý tưởng cho đến khi hoàn thành mô hình và thử nghiệm thành công mất 6 tháng với chi phí từ 2-2,5 triệu đồng.

    Hai nam sinh chia sẻ, đây chỉ là mô hình còn hướng phát triển thì các em sẽ nghiên cứu thêm nhiều về vật liệu chống bị ăn mòn trong hệ thống.

    Dự án của Nam và Hiển từng giành được giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh do Bắc Ninh tổ chức.

    Đây cũng là một trong tổng số 252 dự án dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Bắc đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9-12/3.

    Nguyễn Tiến Nam và Nguyễn Minh Hiển (phải) bên dự án của mình ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Bắc đang diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

    Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ bản thân đồng ý ngay với ý tưởng dựa trên bài toán thực tế đường phố ngập lụt là do rác thải bịt miệng cống.

    “Thấy đề tài hay, mình cũng bắt tay vào ngay cùng 2 học trò, đi từ thực tế tìm hiểu về những nắp cống như thế nào, rồi mới tính toán thiết kế. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống vốn là những kiến thức vật lý đơn giản về tính toán lực và hệ thống ròng rọc, vật liệu chế tạo thông dụng”.

    Điều đặc biệt cô Huyền không phải giáo viên dạy Vật lý hay Công nghệ mà là một giáo viên dạy Văn. Cô Huyền chia sẻ, vì đam mê khoa học, cô đã xung phong cùng hành trình tìm hiểu, nghiên cứu với các học sinh.

    “Nghiên cứu khoa học không phải chỉ các thầy cô dạy Vật lý hay Hóa học mới nghiên cứu được, ai cũng có thể tham gia. Khi đam mê rồi thì mình cũng tìm hiểu, nghiên cứu về những lĩnh vực này. Với những kiến thức khó, từ ý tưởng đến hiện thực thì cô trò phải đến hỏi xin tư vấn của những người nghiêu cứu chuyên sâu để hiểu thêm.

    3 năm nay đưa các đội tuyển đi dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia. Năm đầu tiên cô Huyền đưa học sinh dự thi với hệ thống nhúng và giành được giải Ba cấp quốc gia, năm thứ 2 là dự án về vật lý giành được giải Nhì và năm nay là dự án này ở lĩnh vực cơ khí.

    Theo Vietnamnet.vn (10/3/2019)

    Liệu Trái đất có đủ sức cùng lúc nuôi sống 10 tỷ người?

    Liệu Trái Đất có đủ chứa và nuôi hết 10 tỷ người dân hay không? Để kết luận, chuyên gia Gilles Pison phản đối giải pháp không sinh con để bảo vệ Trái Đất. Theo ông, chính cách sống của con người mới là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của hành tinh. Tiêu thụ ít và tránh lãng phí là những phương cách bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất.

    Khủng hoảng di dân ồ ạt, đô thị hóa tràn lan, môi trường sống bị hủy hoại, khí hậu ngày càng nóng bức, thiên tai ngày càng nhiều… Một câu hỏi lớn được đặt ra: Phải chăng Trái đất đang bị quá tải chính là nguồn cội của những vấn đề xã hội đó?

    Tốc độ “đáng sợ”

    Chưa có lúc nào Hành tinh Xanh của chúng ta phải tiếp nhận đông đúc dân cư như lúc này. Mỗi năm Trái Đất đón thêm khoảng 80 triệu dân, tức mỗi ngày có khoảng 220 ngàn người đến sinh sống. Với nhịp độ này, dân số thế giới sẽ tăng vọt: Từ 7,7 tỷ người hiện nay lên thành 8 tỷ ngay từ năm 2022, để đạt mức 10 tỷ vào năm 2050. Song song với nhịp độ tăng dân số là mức độ tàn phá hủy hoại môi trường do các chương trình phát triển đô thị, phá rừng mở đất canh tác…

    Với những ai lo lắng cho tác động của dân số đối với môi trường, nhất là ở những thế hệ trẻ lo sợ trước tình trạng biến đổi khí hậu, một câu hỏi khác cũng đang được đặt ra: Phải chăng cách thức bảo vệ hành tinh tốt nhất là nên có số người sống trên Trái Đất ít hơn ?

    Một điểm khác đáng chú ý là vấn đề dân số trước đây vốn chỉ là chủ đề dành cho các chuyên gia để nghiên cứu và cố vấn cho nhà nước, nay lại trở thành mối bận tâm của người dân. Nhất là vào thời điểm khủng hoảng di dân và môi trường lớn chưa từng có, chủ đề dân số dần len lỏi vào các cuộc tranh luận và thâm nhập vào nhận thức của người dân.


    Theo các số liệu ước tính, tỷ lệ người già tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi (từ 7% lên 14%) trong vòng 25 năm nữa.

    Vì sao vấn đề dân số lại được quan tâm nhiều vào lúc này, Giáo sư Gilles Pison giải thích: “Mối bận tâm này đã có từ khoảng 50 năm nay khi mà người ta tiết lộ cho dân chúng biết là có một hiện tượng đang diễn ra đó là mức tăng trưởng dân số quá nhanh. Cho đến lúc đó, chỉ có vài chuyên gia nhận ra hiện tượng này”.

    Điều làm cho các nhà quan sát phân tích phải kinh ngạc nhất chính là sức tăng dân số thế giới như “tên lửa vọt”. Năm 1800, thế giới chỉ có khoảng 1,1 tỷ dân. Hơn hai thế kỷ sau, Trái đất phải chứa đến 7,7 tỷ người, tăng gấp bảy lần, trong khi trước đó, thế giới phải mất đến hàng chục thế kỷ để có được con số một tỷ đầu tiên. Các dự đoán đưa ra cho rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ là 10 tỷ. Tuy nhiên, theo phân tích của giáo sư Gilles Pison, mức tăng dân số này đã đạt đỉnh.

    “Dự đoán này cũng cho biết đến năm 2050, dân số sẽ không tăng nữa hoặc tăng không còn nhanh. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn kỳ lạ của nhân loại: Chính ở trong thời điểm đó, nhân loại nhận thấy là dân số trên Trái Đất sẽ tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng có 2-3 thế kỷ. Đây là một điều chưa từng xảy ra trước đây và rất có thể sẽ không bao giờ tái diễn”.

    Dân số tăng nhanh đặt con người trước những thách thức lớn như vấn đề an ninh lương thực, di dân, xung đột địa chính trị… và nhất là môi trường. Từ trước đến nay, hiếm khi nào vấn đề dân số được đặt ra trong các hội nghị về môi trường.

    Chỉ đến năm 2017, khoảng 15,3 ngàn nhà khoa học của 180 nước đã lên tiếng báo động trong một bản tuyên bố bày tỏ quan ngại về tầm mức của hiện tượng phá rừng và những núi rác do con người thải ra.

    Các cuộc khủng hoảng di dân hiện cũng được cho hệ quả của việc bùng nổ dân số nhanh chóng, nhất là tại châu Phi. Làn sóng di dân từ châu lục này vẫn sẽ tiếp diễn, đặt các nước châu Âu, điểm đến hàng đầu của người tị nạn, luôn trong tình trạng căng thẳng, bất chấp cuộc sống tại “châu lục đen” đang có những cải thiện.

    Về điểm này, chuyên gia Bruno Tertrais, giải thích: “Để giảm bớt tình trạng di dân, những nước này phải phát triển. Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại tại châu Phi. Bởi vì có những nước tại châu lục này hiện đang bước vào giai đoạn phát triển dẫn đến hiện tượng gia tăng tài sản cá nhân, cho phép một bộ phận người dân có thể di cư.

    Nói một cách khác, khi người ta rất nghèo, người ta không đi đâu hết. Vào lúc người ta bắt đầu có chút thu nhập khấm khá hơn, chính lúc này họ mới có khả năng để di cư”.

    Liệu có đáng lo trước đà tăng dân số?

    Liệu có đáng lo trước đà tăng dân số này không? Câu trả lời là: “Không”. Chuyên gia Gilles Pison cho rằng thật quá ảo tưởng nếu nghĩ rằng áp dụng giải pháp giảm bớt dân số để cứu rỗi Trái Đất trong ngắn hạn. Bởi vì, tuy rằng dân số vẫn tiếp tục tăng từ đây đến năm 2050, hiện tại nhịp độ tăng đang có xu hướng chậm lại ở nhiều nơi.

    Hiện tượng lão hóa dân số đang tăng nhanh ở nhiều nước, nhất là tại Châu Âu, như quan sát của ông Bruno Tertrais: “Bởi vì châu Âu giờ đang ngày càng già cỗi. Điều đó cũng có thể giải thích phần nào những phản ứng gay gắt tại nhiều nước Trung Âu trước làn sóng di dân. Bởi vì có thể có một sự lo lắng nào đó về vấn đề dân số mà ví dụ điển hình tại Hungary, di dân trở thành một vấn đề chính trị.

    Nhưng châu Âu cũng không đơn độc trong quá trình bị lão hóa dân số. Dân số Nga cũng già đi, Trung Quốc cũng bắt đầu bị lão hóa. Cách nay 30 năm, người ta còn lo lắng trước hiện tượng dân số Trung Quốc tăng quá nhanh thì giờ đây họ cũng đang đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực.

    Dân số Nhật Bản đã suy thoái từ lâu. Cuối cùng, tại những nước lớn, chỉ có hai nước có một tỷ lệ phát triển dân số có vẻ ổn định không già quá mà cũng không trẻ quá, không nhanh cũng không chậm, đó là Ấn Độ và Hoa Kỳ”.

    Theo các số liệu ước tính, tỷ lệ người già tại Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi (từ 7% lên 14%) trong vòng 25 năm nữa. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự tại Iran trong vòng 20 năm và Việt Nam là 17 năm.

    Tóm lại là quả “Bom P” (Population – Dân số) không nổ ra. Tăng trưởng dân số đã đạt đỉnh là 2% vào cuối những năm 1960, để rồi xuống còn ở mức 1,2%. Quy mô gia đình thu nhỏ lan rộng với một tốc độ nhanh chóng gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Theo thống kê năm 2015, tỷ lệ sinh con bình quân ở phụ nữ là 2,5, thấp gấp hai lần so với cách nay 50 năm, tức vào năm 1950.

    Tỷ lệ sinh nở giờ rơi xuống ở ngang mức thay thế thế hệ hay thấp hơn tùy theo từng châu lục: 2,1 con/phụ nữ tại châu Á ; 2,0 tại châu Mỹ Latinh; 1,8 tại Bắc Mỹ và 1,6 tại châu Âu. Giải thích cho hiện tượng này, cả hai nhà nghiên cứu cho rằng ngày nay người ta có xu hướng chọn có con ít để sống lâu hơn và có một cuộc sống chất lượng hơn.

    Bên cạnh đó, giới quan sát còn nhận thấy tỷ lệ giảm sinh con chỉ diễn ra ở những nơi nào phụ nữ được tiếp cận các nền giáo dục, đa phần ở nơi thành thị và nhất là ở những nơi có những chính sách xã hội tốt.

    Điều này giải thích vì sao ngay giữa lòng khối Liên hiệp châu Âu, 28 quốc gia thành viên, tuy đều là các nước phát triển, nhưng tỷ lệ sinh con ở phụ nữ biến đổi theo từng nước, như nhận xét của ông Gilles Pison: “Do vậy, chỉ ở những nước châu Âu nào được Nhà nước hỗ trợ, thì phụ nữ mới có nhiều con. Còn tại những nước nào phụ nữ khó khăn trong việc kết hợp giữa gia đình và việc làm, thì họ lại quyết định hoãn việc sinh nở và kết hôn muộn, hơn là phải hy sinh sự nghiệp, học hành.

    Điều này giải thích vì sao tỷ lệ sinh nở thấp, dân số đôi khi sụt giảm của nhiều nước Trung và Đông Âu. Đó là do vấn đề vị thế của phụ nữ gặp khó khăn trong việc cùng lúc phải thực hiện vai trò người mẹ cũng như là một cá nhân có nhu cầu làm việc”.

    Liệu Trái Đất có đủ chứa và nuôi hết 10 tỷ người dân hay không? Để kết luận, chuyên gia Gilles Pison phản đối giải pháp không sinh con để bảo vệ Trái Đất. Theo ông, chính cách sống của con người mới là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của hành tinh. Tiêu thụ ít và tránh lãng phí là những phương cách bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất.

    Theo Baophapluat.vn (11/3/2019)

    WWF cảnh báo nguy cơ gia tăng rác thải nhựa vào năm 2030

    Mới đây, Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã đưa ra Báo cáo về vấn đề rác thải nhựa, trong đó cảnh báo, đến năm 2030, sẽ có thêm 104 triệu tấn rác thải nhựa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, nếu như không có giải pháp hiệu quả. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới.

    Theo WWF, lượng rác thải nhựa hiện đang hủy hoại môi trường, tàn phá hệ sinh thái và các loài động, thực vật thủy sinh. Báo cáo cho biết, có hơn 270 loài bị tổn thương do vướng phải rác thải nhựa và 240 loài được ghi nhận là nuốt phải rác nhựa, nhất là các mẩu vụn. Đồng thời, Báo cáo cũng chỉ rõ, lượng rác thải ngày càng tăng, trong khi công tác quản lý rác thải chưa hiệu quả, càng làm gia tăng lượng phát thải khí ra môi trường. Dự đoán, đến năm 2030, tổng lượng phát thải khí CO2 theo vòng đời của nhựa sẽ tăng 50% và lượng khí CO2 thải ra cũng tăng gấp 3 lần do việc đốt rác thải.

    Rác thải nhựa hiện đang hủy hoại môi trường, tàn phá hệ sinh thái và các loài động, thực vật thủy sinh.

    Ngoài ra, Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hiện nay, trách nhiệm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa chủ yếu thuộc về người tiêu dùng và cơ quan quản lý rác thải, những nỗ lực này sẽ không hiệu quả trừ phi tất cả các bên liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất và thải bỏ các sản phẩm nhựa cùng hành động.

    Tại cuộc họp UNEA, WWF sẽ kêu gọi các quốc gia đàm phán về một hiệp định quốc tế có tính pháp lý về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Hiệp định này cần xác định các mục tiêu quốc gia và có một hệ thống báo cáo minh bạch để các doanh nghiệp có thể áp dụng. Thêm vào đó, hiệp định cần có quy định về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đối với các quốc gia có thu nhập thấp.

    Phương Tâm/tapchimoitruong.vn

    Báo cáo về rác thải nhựa toàn cầu

    Trong một thông cáo báo chí phát đi từ GLAND, Thuỵ Sỹ, ngày 05/03/2019,  Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhấn mạnh cần có một Thoả thuận Quốc tế mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

    Với tinh thần trách nhiệm cao, cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa sẽ được giải quyết bởi chính thế hệ gây ra nó, theo một báo cáo của WWF.

    Cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu sẽ ngày càng xấu đi trừ phi tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị nhựa chịu trách nhiệm về những mất mát gây ra cho thiên nhiên và con người. Đó là lời cảnh báo trong một báo cáo mới công bố ngày 05/03/2019 của WWF: Giải quyết ô nhiễm nhựa thông qua trách nhiệm. Báo cáo chỉ ra rằng hiện nay trách nhiệm giảm ô nhiễm nhựa chủ yếu đặt vào người tiêu dùng và cơ quan quản lý rác thải, những nỗ lực này sẽ không hiệu quả trừ phi toàn bộ chuỗi giá trị nhựa cùng bắt tay hành động.

    Báo cáo, được phát hành trước cuộc họp của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) tại Nairobi vào tuần tới, cảnh báo rằng tới năm 2030 sẽ có thêm 104 triệu tấn nhựa có khả năng gây ô nhiễm các hệ sinh thái của trái đất, nếu như chúng ta không quyết liệt thay đổi tình trạng hiện thời. Việt Nam hiện nay được coi là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác nhựa lớn nhất thế giới.

    Lượng rác nhựa này đang tàn phá hệ sinh thái và các loài hoang dã. Hơn 270 loài được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài được ghi nhận là ăn phải đồ nhựa. Hàng năm, cả con người và các loài động vật tiếp tục tiếp nhận nhựa vào cơ thể thông qua thực phẩm và nguồn nước uống. Tác động của việc ăn phải nhựa này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

    Cũng theo báo cáo, nếu như chúng ta có những lựa chọn sai lầm về quản lý rác thải như hiện nay thì vào năm 2030 tổng lượng phát thải khí CO2 theo vòng đời thông thường của nhựa sẽ tăng 50%, và lượng khí CO2 thải ra sẽ tăng gấp ba lần do phương pháp xử lý rác sai chuẩn là đốt cháy nhựa.

    Ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc của WWF Quốc tế nhận xét: “Các phương pháp sản xuất, sử dụng và xử lý nhựa hiện nay của chúng ta đang có những lỗi cơ bản. Đó là một hệ thống thiếu trách nhiệm và đang hoạt động theo cách mà chắc chắn sẽ tiếp tục rò rỉ rất nhiều nhựa ra môi trường tự nhiên.”

    “Chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng nhựa và biết rằng ô nhiễm nhựa không chỉ là một hình ảnh xấu xí – nó là mối đe doạ đối với các sinh vật biển và chúng ta chỉ đang bắt đầu tìm hiểu tác động của sự ô nhiễm này đối với con người. Vấn đề này chỉ thực sự có thể giải quyết nếu chúng ta áp dụng đúng mức trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi cung cấp và giá trị nhựa, từ thiết kế đến xử lý. Chúng ta có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa này và nó đòi hỏi tất cả các nhân tố chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm nhựa họ dùng.”

    Tại cuộc họp UNEA, diễn ra từ 11-15 tháng Ba, ô nhiễm nhựa sẽ là một vấn đề môi trường chính mà các nhà lãnh đạo trên thế giới phải thảo luận. Tại cuộc họp này, WWF kêu gọi các chính phủ bắt đầu đàm phán về một hiệp định quốc tế có tính pháp lý về ô nhiễm nhựa đại dương. Hiệp định này cần xác định các mục tiêu quốc gia và có một hệ thống báo cáo minh bạch có thể áp dụng được với các công ty. Thêm vào đó, hiệp định nên có quy định về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đối với các quốc gia có thu nhập thấp.

    “Là một trong những quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất, Việt Nam có thể đi đầu trong giải quyết thách thức này, bằng việc ủng hộ sự ra đời một hiệp định quốc tế về nhựa.” ông Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình của WWF-Việt Nam cho biết. “Tại Việt Nam, nhận thức của mọi người về ô nhiễm nhựa đang gia tăng, và yêu cầu về trách nhiệm của lĩnh vực công và tư cũng ngày càng lớn. Cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về quản lý và phát thải rác nhựa để giảm khối lượng nhựa rò rỉ ra môi trường.” Hiện WWF-Việt Nam đang thực hiện một số dự án về nhựa trong đó có sự tham gia của lĩnh vực công và tư tại Phú Quốc để bảo tồn vẻ đẹp của hòn đảo cho phát triển du lịch, một dự án thí điểm về Quản lý Rác thải rắn tại tỉnh Long An và một dự án truyền thông hợp tác với doanh nghiệp Prudential về nâng cao nhận thức thay đổi hành vi nhằm giảm thiểu rác nhựa cho các đối tượng công chúng, học sinh, doanh nghiệp.

    Giải quyết ô nhiễm nhựa thông qua trách nhiệm cũng kêu gọi các biện pháp nhằm củng cố thực thi các sáng kiến hiện có như loại bỏ các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần, nâng cấp kế hoạch quản lý rác thải quốc gia và đạt 100% tỷ lệ thu gom.

    Mai Anh/moitruong.com.vn (5/3/2019)

    Độc đáo thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí của sinh viên

    0

    Nhóm sinh viên Nguyễn Phước Ngưỡng Thiện, Huỳnh Ngọc Thương và Trần Hữu Anh (trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) đã nghiên cứu chế tạo nên hệ thống quan trắc không khí tự động chạy bằng năng lượng mặt trời với tính năng ưu việt…

    Thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí của sinh viên

    Các bạn cho biết, từng xem thời sự kênh VTV1 vào giữa trưa thì lúc đó xem được là hiện ở Hà Nội các trạm quan trắc đo nồng độ ô nhiễm không khí có nhiều, nhưng không còn hoạt động nữa, có các bảng led ở trước trạm đo không khí cố định ở Hà Nội để hiển thị các dữ liệu về các khí SO2, CO, NO2, bụi PM10, bụi PM2.5… nhưng không còn thấy hoạt động và thấy nó cũ không được bảo trì, vận hành.

    “Từ đó tụi mình mới có suy nghĩ nếu các trạm quan trắc đã đo ở một nơi cố định, thì tầm khoảng cách đo không được rộng, và chỉ đo trong một phạm vi cố định với bán kính từ 1-2km. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, nhóm đã nghĩ ra việc sẽ làm một hệ thống di động đo đạc các không khí gây ô nhiễm…”, Hữu Anh chia sẻ.

    Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, các bạn đã mất khoảng 1 năm rưỡi mới hoàn thiện xong hệ thống quan trắc không khí tự động chạy bằng năng lượng mặt trời. Thiết bị gồm: Khối cảm biến, khối nguồn cung cấp, khối hiển thị website, khối ngoại vi.


    Sơ đồ tổng quát của hệ thống

    Theo đó, khi không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, hệ thống sẽ kích hoạt chế độ cảnh báo tới người dùng bằng cách gửi tin nhắn với nội dung bao gồm: Thời gian, vị trí đo được, giá trị cảm biến đo được. Người dùng sẽ biết tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực đó.

    Hệ thống sẽ được lắp đặt di động trên nóc của xe buýt. Đây là vị trí thích hợp nhất bởi nó có độ cao vừa đủ cho một hệ thống giám sát không khí, có thể tiếp nhận nguồn năng lượng mặt trời cho hệ thống.

    Để hoàn thành sản phẩm, nhóm đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về các công thức tính chỉ số chất lượng không khí AQI của Việt Nam, tìm hiểu và xây dựng cấu trúc phần cứng của toàn bộ hệ thống, xây dựng phần mềm để hệ thống hoạt động và xây dựng website để hiển thị dữ liệu mà hệ thống thu thập được làm sao thể hiện một cách trực quan và dễ hiểu nhất.

    Nhóm cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. “Khó khăn lớn nhất là các cảm biến đo không khí, vì để cho một hệ thống quan trắc đo đạc thì điều quan trọng nhất là độ chính xác của các cảm biến, để có loại cảm biến chính xác thì đòi hỏi một giá tiền rất lớn vài trăm đô trở lên và các cảm biến này chỉ có ở nước ngoài. Vì còn là sinh viên và kinh phí hạn hẹp nên vấn đề mua cảm biến mà nhóm gặp rất nhiều khó khăn, nhưng may mắn trong quá trình đó thì một bạn trong nhóm nhận được học bổng hơn 10 triệu, nên đã đầu từ số tiền đó để mua cảm biến và phát triển hệ thống…”, Thiện nói.


    Cập nhật một cách chính xác nhất tình hình ô nhiễm…

    Sau khi hoàn thành sản phẩm, nhóm đã đi thực nghiệm sản phẩm trên tuyến xe buýt nội thành Đà Nẵng – Phú Đa. Sau quá trình thử nghiệm, hệ thống đã cho kết quả trả về rất chính xác và đầy đủ dữ liệu của các lần đo. Hệ thống có độ ổn định cao, duy trì hoạt động ở điều kiện tốt.

    Cũng theo các bạn sinh viên, ưu điểm của sản phẩm là thu thập dữ liệu trên toàn bản đồ thành phố, dữ liệu thu thập sẽ được public cho người dân và người quản lý chính đó là các cơ quan chức trách có thẩm quyền. Tính sáng tạo của đề tài nằm ở chỗ tận dụng được cơ sở hạ tầng xe bus có sẵn nếu được áp dụng, thiết bị được lắp đặt trên các xe bus sẽ di chuyển thu thập dữ liệu ở những tuyến đường xe bus đi đến. Tính khác biệt là có thể đo di động, mật độ dữ liệu thu thập trên toàn thành phố, ở nhiều điểm. Kích thước của hệ thống nhỏ hơn rất nhiều lần so với các hệ thống cố định…

    “Việc tạo ra sản phẩm như thế này theo mình nghĩ có ý nghĩa rất lớn để phát triển cộng đồng, phát triển xã hội. Vì dữ liệu này không phải chỉ có các cơ quan chức trách có thể tham khảo được mà ngoài ra đó còn có các người dân. Với nội dung thiết kế website tương đối trực quan để người dân có thể hiểu và đánh giá được mức độ ô nhiễm nơi mà người dân đang sinh sống nếu có xe bus đi ngang qua. Ngoài ra, điểm mấu chốt của hệ thống so khác hơn với các hệ thống cố định là tận dụng nguồn cơ sở hạ tầng có sẵn, không tốn chi phí cao để lắp đặt”, Thiện nói thêm.


    Nhóm sinh viên bên thiết bị ý nghĩa của mình

    Thầy Vũ Vân Thanh, Giảng viên Khoa Điện tử – Viễn Thông và là người hướng dẫn các bạn sinh viên nhận xét: “So với các hệ thống quan trắc không khí sẵn có hiện nay, hệ thống của nhóm có nhiều ưu việt là có thể đo đạc các thông số ô nhiễm môi trường ở phạm vi rộng lớn và người dân bình thường cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin trên các thiết bị thông minh, chi phí cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngoài ra, hệ thống còn có thể tích hợp một số tính năng khác như cảnh báo tắc đường, cảnh báo ngập úng đường, hay một số tính năng cảnh báo sớm như những tình huống khẩn cấp trên các tuyến đường mà xe buýt đi qua…”.

    Được biết, hiện nhóm sinh viên chưa áp dụng sản phẩm vào thực tiễn và vẫn đang được phát triển hơn ở phòng Lab. Nhóm cũng đang phát triển version 3 của hệ thống bao gồm các thiết bị cảm biến mới, độ chính xác cao, môi trường làm việc ổn định…

    “Chúng mình đang tìm kiếm các nguồn quỹ đầu tư để sản xuất hệ thống đại trà. Nhóm cũng đã liên hệ được với một nguồn quỹ và thỏa thuận để được đầu tư lắp đặt các bộ thiết bị”, các bạn bộc bạch.

    Theo Tainguyenvamoitruong.vn (3/3/2019)

    Gạch xây dựng có thể làm từ chất thải của con người

    Trong quá trình tìm kiếm những vật liệu xây dựng bền vững hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra cách biến chất thải của con người thành những viên gạch dùng trong xây dựng.

    Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đại học RMIT ở Úc được công bố trên tạp chí Building, chất thải của con người có thể dùng làm nguyêu liệu sản xuất gạch.

    Dù phân người chỉ chiếm khoảng 25% nguyên liệu trong gạch, 75% còn lại lấy từ đất sét truyền thống, song phương pháp mới sẽ cắt giảm 30% nguyên liệu sinh học đến từ các bãi chôn lấp.

    Bài viết trên tạp chí Building giải thích: Hàng triệu tấn chất thải sinh học Biosolids còn sót lại đang được tàng trữ hàng năm trên toàn cầu. Biosolids là “sản phẩm” của quá trình xử lý bùn thải. Đây là những chất hữu cơ giàu dinh dưỡng thu được từ quá trình xử lý nước thải, thường được sử dụng hiệu quả như một loại phân bón.

    Biosolids rất hữu ích và đang được sử dụng trong các ứng dụng cải tạo đất và nông nghiệp. Tuy nhiên, các dữ liệu phân tích cho thấy khoảng 30% chất sinh học này không được sử dụng và dự trữ, gây lãng phí lớn.

    Trong quá trình nghiên cứu, các nguyên mẫu của gạch được chế tạo và thử nghiệm để so sánh với những vật liệu xây dựng truyền thống. Các thử nghiệm đã phát hiện ra rằng: Những viên gạch với 25% chất thải của con người rất chắc chắc, đồng thời tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt nhất liên quan đến các yêu cầu về vật liệu xây dựng trên thế giới.

    Các viên gạch loại mới này cũng sử dụng ít năng lượng hơn và cách nhiệt tốt hơn các vật liệu xây dựng truyền thống. Bằng cách thêm các chất liệu bổ sung (chất thải của con người), loại gạch này có thể giảm lượng đất sét và cát trong quá trình sản xuất gạch.

    Trong cuốn sách The world in a Grain kể câu chuyện về hạt cát và nền văn minh đã biến đổi như thế nào, tác giải Vince Beiser cho biết thế giới đang cạn kiệt cát để theo kịp các nhu cầu hiện tại, từ các sản phẩm bê tông đến con chip nhỏ bé trong máy tính.

    Các dự án nạo vét để thu hoạch cát và đất sét cũng có tác động tiêu cực đến môi trường. Bởi một số loại đất sét có chất lượng tốt dùng để sản xuất vật liêu xây dựng các tòa nhà được khai thác từ lòng hồ, lòng biển, gây thiệt hại cho hệ sinh thái và động vật hoang dã địa phương.

    Giáo sư Abbas Mohajerani đến từ Đại học RMIT – một trong những nhà nghiên cứu chính của loại gạch mới này – cho biết: Việc sản xuất 1.500 tỷ viên gạch hàng năm trên toàn cầu đòi hỏi hơn 3,13 tỷ mét khối đất sét, tương đương với hơn 1.000 sân bóng đá, với độ sâu 440 m (gấp hơn ba lần chiều cao cầu cảng Sydney).

    Trước đó, các sinh viên ở Cape Town cũng đã thu gôm chất thải của con người từ các bồn tiểu trong khoa đại học và trộn nó với cát và vi khuẩn.

    Quá trình này được gọi là quá trình kết tủa carbonate vi sinh vật, cho phép các vật liệu xây dựng được tạo ra ở nhiệt độ phòng, tiết kiệm năng lượng hơn phương pháp nung gạch đất sét. Các vi khuẩn ở dạng urease phá vỡ ure trong nước tiểu lỏng, đồng thời tạo ra canxi cacbonat thông qua phản ứng hóa học.

    Từ đó, viên gạch dạng xi măng cát hình thành, chất lượng không gạch thông thường. Trong khi đó, theo Truth Theory, cây gai dầu đã được chứng minh là vật liệu xây dựng bền vững. Công ty Dun Agro đến từ Hà Lan đã tạo ra ngôi nhà được xây dựng từ gạch gai dầu.

    Theo Songmoi.vn (5/3/2019)

    Biến sóng biển thành năng lượng sạch

    0

    Một công nghệ năng lượng từ sóng biển đang được nhóm kỹ sư Trường Đại học Edinburgh và Ý hợp tác phát triển có thể giúp tạo ra điện giá rẻ cho hàng ngàn người dân.

    Thiết bị này có giá thấp hơn so với các thiết kế thông thường, có ít bộ phận chuyển động hơn và được làm bằng các loại vật liệu bền. Nó có thiết kế tích hợp vào các hệ thống năng lượng đại dương hiện có và có thể chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng.

    Các thử nghiệm mô hình hóa đại dương quy mô nhỏ cho thấy phiên bản kích cỡ thực của thiết bị này có thể tạo ra công suất tương đương 500kW, đủ điện dùng cho khoảng 100 ngôi nhà. Các kỹ sư nói rằng thiết kế của họ có thể được sử dụng cho các nhu cầu giá rẻ, có các kết cấu dễ bảo trì trên biển trong nhiều năm, để tận dụng sóng mạnh của vùng biển Scotland.

    Nhóm kỹ sư đặt tên cho thiết bị của họ là Dielectric Elastomer Generator (DEG). Thiết bị này sử dụng các màng cao su dẻo. Nó được thiết kế đặt trên đỉnh của một ống trục thẳng đứng, khi đặt dưới biển, một phần chứa đầy nước dâng lên và rơi xuống theo chuyển động sóng.


    Mô hình công nghệ năng lượng từ sóng biển đang được nhóm kỹ sư Trường Đại học Edinburgh và Ý hợp tác nghiên cứu.

    Khi sóng truyền qua ống, nước bên trong đẩy không khí bị kẹt ở trên để bơm căng phồng và thoát hơi, máy phát điện nằm trên đỉnh thiết bị. Khi màng cao su phồng căng, sẽ tạo ra điện áp. Nó sẽ gia tăng khi màng cao su xẹp hơi xuống và sinh ra điện. Trong một thiết bị thương mại, điện này sẽ được “vận chuyển” vào bờ qua hệ thống cáp điện dưới nước.

    Phiên bản thu nhỏ của hệ thống đã được thử nghiệm tại nhà máy FloWave thuộc Trường Đại học Edinburgh. Nó giống một cái bể tròn, đường kính 25m, có thể khai thác năng lượng sóng biển và hải lưu để tạo ra điện. Hệ thống này có thể thay thế các thiết kế thông thường, liên quan đến các tuabin khí phức tạp và các bộ phận chuyển động đắt tiền.

    Năng lượng sóng là nguồn tài nguyên có giá trị xung quanh bờ biển Scotland và việc phát triển các hệ thống khai thác nguồn năng lượng này có thể đóng vai trò quý giá trong việc tạo ra năng lượng sạch cho các thế hệ tương lai, GS David Ingram, Trường Đại học Edinburgh, nói.

    Theo Congthuong.vn (4/3/2019)

    Ăn nhiều thịt và ít rau khiến người Việt mắc bệnh hiểm nghèo tăng 

    Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, hầu hết là bệnh liên quan đến chế độ ăn uống.

    Phó giáo sư Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh, việc ăn nhiều thịt ít rau xanh liên quan trực tiếp đến tình trạng béo phì, gia tăng các bệnh không lây nhiễm.

    Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% trường hợp tử vong do tất cả nguyên nhân, đứng đầu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường… Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40-50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng.

    Trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống… Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, khoa học thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh này.

    Ngoài ra, ăn ít rau xanh và trái cây liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ.

    Minh chứng cho tác dụng của chế độ ăn người ta thấy, cư dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn cư dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

    Năm 1985 trung bình mỗi người một ngày ăn dưới 14 g thịt, năm 2010 đã tăng đến 85 g. Mức tiêu thụ thịt của người dân ở nông thôn bằng 2/3 người thành thị. Trong đó người dân khu vực đồng bằng sông Hồng ăn thịt nhiều nhất.

    Việt ngày nay ít ăn cá, mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Năm 1985 trung bình mỗi người một ngày tiêu thụ khoảng 40 g cá, sau 25 năm chỉ tăng lên đến 60 g. Lượng trứng, sữa ăn tăng gấp 20 lần, phần lớn là người già, trẻ nhỏ dùng.

    Lượng tiêu thụ rau xanh mỗi người chỉ ăn khoảng 200 g một ngày, giảm so với vài chục năm trước và chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hơn một nửa dân số trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến cáo. Nam giới lười ăn rau xanh hơn phụ nữ.

    Khẩu phần ăn của người Việt hiện nay cũng thay đổi rất nhiều. Mức tiêu thụ gạo giảm và tăng lương thực khác như bánh mì, bột mì. Các thực phẩm truyền thống có chất bột từ khoai củ giảm 10 lần.

    Theo Phó giáo sư Lê Bạch Mai, điểm bất hợp lý nữa trong khẩu phần ăn của người Việt là chưa coi trọng dinh dưỡng từ các loại hạt. Thực tế người dân nông thôn ít bị bệnh tim mạch, ung thư ruột già, đái đường, táo bón hơn so với dân thành thị. Lý do vì họ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hơn, còn người thành thị ăn nhiều thịt và mỡ, ít thực phẩm có chất xơ.

    Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt

    Nếu một người ăn đủ 5 suất rau, tương đương 400 g rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác. Mỗi suất rau hoặc trái cây 80 g tương đương với một trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hay một bát rau xanh, nửa cốc nước ép rau quả.

    Theo An Dương/vietq.vn (4/3/2019)