24 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
More
    Home Blog Page 358

    Thành phố nổi chứa 10.000 dân, chống được siêu bão và sóng thần

    Liên Hợp Quốc giới thiệu thiết kế thành phố nổi giúp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở và chống chọi mọi loại thảm họa thiên nhiên.

    Mô hình thành phố nổi Oceanix City. Nguồn: MNN.

    Ý tưởng xây dựng thành phố nổi trên mặt nước Oceanix City được công bố hôm 3/4 tại một hội nghị bàn tròn của Liên Hiệp Quốc (UN) với sự tham gia của nhiều công ty xây dựng, kỹ sư và kiến trúc sư. Khác với những ý tưởng tương tự bị treo trong nhiều thập kỷ qua, dự án Oceanix City do kiến trúc sư Bjarke Ingels cộng tác phát triển với công ty Oceanix Inc có nhiều khả năng trở thành hiện thực.

    Maimunah Mohd Sharif, giám đốc điều hành Chương trình định cư người của UN, ủng hộ ý tưởng xây thành phố nổi. “Một thành phố hưng thịnh có mối quan hệ cộng sinh với biển. Trong khi khí hậu và hệ sinh thái biển đang thay đổi, cách các thành phố gắn bó với biển cũng cần thay đổi theo”, Sharif nhấn mạnh.

    Oceanix City được xây dưới dạng một loạt sàn hình lục giác, có thể cung cấp nơi ở cho khoảng 10.000 người. Xe hơi hoặc xe tải không được phép chạy trên đảo, dù các nhà thiết kế có chừa không gian cho phương tiện không người lái. Giao nhận hàng hóa qua máy bay không người lái có thể trở thành lựa chọn trong tương lai.

    Người dân sống ở Oceanix City sẽ tự cung tự cấp. Mỗi hình lục giác có thể chứa 300 cư dân, đóng vai trò như một ngôi làng. Thành phố sẽ tự sản xuất điện, nước sạch và nhiệt sưởi ấm, đồng thời phát triển trang trại biển, sử dụng các lồng bên dưới sàn giúp thu hoạch sò, tảo biển và nhiều loại hải sản khác. Chất thải từ cá sẽ được sử dụng làm phân bón cây trồng và các loại rau mọc quanh năm sẽ được trồng trong trang trại thẳng đứng. Mọi tòa nhà sẽ cao 4 – 7 tầng để duy trì trọng tâm thấp cho hòn đảo.

    Khả năng chống chịu thiên tai là yếu tố chủ chốt trong thiết kế của hòn đảo. Ngoài duy trì trọng tâm thấp, một vật liệu tự vá lành siêu bền có tên Biorock sẽ bao phủ các sàn, giúp hòn đảo trở nên kiên cố trước bão cấp 5. Do Oceanix City luôn được neo cách bờ biển của một thành phố lớn 1,6 km, dịch vụ cứu hộ có thể đến ngay. Trong trường hợp thời tiết quá xấu, toàn bộ thành phố có thể được kéo an toàn ra khỏi đường đi của cơn bão. Nhờ khả năng nổi trên mặt nước, Oceanix City cũng có lợi thế trong việc đối phó với mực nước biển gia tăng.

    Để xử lý rác, mọi thứ ở Oceanix City được thiết kế để có thể sửa chữa và tái sử dụng. Rác do cư dân xả ra sẽ được đóng kín trong túi tái sử dụng và vận chuyển qua ống khí lực tới trung tâm phân loại.

    Theo Mother Nature Network/VnExpress

    Chế tạo thiết bị lọc nước từ nước ngầm bị nhiễm vôi

    0

    Trước những khó khăn của người dân tại nhiều địa phương đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhóm sinh viên Công nghệ, kỹ thuật, môi trường K9 (Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị) đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị lọc nước mà người dân nghèo có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

    Nhóm đã thực hiện khảo sát tại các xã: Cam Tuyền, Cam Thành, Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ) và các xã vùng lìa thuộc huyện Hướng Hóa và nhận thấy, thực trạng người dân sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Nguy cơ khi sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người dân. Thiết bị lọc nước có cột lọc chứa than sinh học chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp như vỏ tràm, vỏ lạc, cùi ngô… có biến tính với các ion photphat, cacbonat. Theo đó, nước bị nhiễm vôi được bơm qua cột lọc để hấp thụ ion Ca2+ cho ra nước mềm. Sau khi vật liệu bão hoà, được tái sinh bằng cách ngâm vật liệu trong dung dịch NaCl. Sau đó dùng giấy thử độ cứng để kiểm tra chất lượng đầu ra của nước.

    Nhóm sinh viên nhận giải tại Cuộc thi sáng tạo trẻ Innovative Generation.

    Hiện nay, trên thị trường có một số công nghệ có khả năng xử lý tốt nhưng lại tốn kém hóa chất, giá thành xử lý cao. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những công nghệ vừa xử lý tốt, vừa có giá thành hợp lý là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình.

    Nhờ những ưu điểm trên, tại Cuộc thi sáng tạo trẻ Innovative Generation, sáng kiến của nhóm đã nhận được sự quan tâm của Ban giám khảo và được lọt vào danh sách trao giải, bởi có tính ứng dụng trong thực tiễn.

    Lê Chính/tapchimoitruong.vn

    Sông Tô Lịch sẽ được làm sạch bằng công nghệ bio-nano

    0

    Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết, phía Nhật Bản dự kiến sẽ mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông này.

    Chiều 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường do Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản dẫn đầu.

    Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, hoan nghênh đoàn sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề môi trường, coi đây là vấn đề lớn trong quá trình phát triển đất nước.

    Do đó, những lĩnh vực mà Tiến sĩ Tadashi Yamamura trao đổi, hợp tác lần này rất thiết thực đối với Việt Nam. Thủ tướng hy vọng, chuyến thăm này của đoàn góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.


    Phía Nhật Bản dự kiến mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông. Ảnh: Kim Cương

    Tiến sĩ Tadashi Yamamura cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp và cho biết, phía Nhật Bản dự kiến mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông.

    Đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh. Với công nghệ này, chỉ sau ba ngày thì mùi sẽ giảm nhiều; công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano, sử dụng vật liệu thiên nhiên… Ông cũng cho biết, phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong hai năm để đưa ra đề nghị trên; hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam trong vấn đề xử lý nước thải.

    Về đề nghị tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ mới, Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này và cho rằng, đây là một ý tưởng tốt, phù hợp chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nuớc; đánh giá cao việc các bạn Nhật Bản đã vận động nguồn kinh phí để thực hiện công việc này từ nguồn xã hội hóa.

    Thủ tướng đề nghị các chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) trao đổi, làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND Thành phố Hà Nội để nghiên cứu, quyết định phương án và tổ chức thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Đây là nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở những địa phương khác.

    Thủ tướng tin tưởng với kinh nghiệm, phía Nhật Bản sẽ thành công trong xử lý nước thải ở Hà Nội. Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.

    Theo Hòa Lê/vietq.vn (11/4/2019)

    Điện mặt trời áp mái sau 30/6/2019 sẽ ra sao?

    0

    Theo dự thảo mới của Bộ Công Thương, giá bán điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019 sẽ theo 4 vùng bức xạ (theo địa lý) và theo 4 loại hình sản xuất (điện mặt trời nổi, điện mặt trời mặt đất, dự án tích hợp hệ thống lưu trữ và điện mặt trời áp mái).  

    Trong đó, giá bán điện cho hình thức điện mặt trời áp mái đang là cao nhất. So với mức giá “cào bằng” 9,35 cent/kWh (2.134 đồng chưa VAT), cách thức này tạo hấp dẫn cho những dự án đặt tại khu vực bức xạ thấp. Cùng đó là phân tán bớt dự án tại những vùng bức xạ cao như Bình Thuận, Ninh Thuận.

    Theo ông Mai Văn Trung – Giám đốc Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Bách khoa (SolarBK), một khi áp dụng, giá bán áp dụng cho điện mặt trời áp mái theo dự thảo trên vẫn cao hơn giá bán điện của các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là Thái Lan và Malaysia vốn tương đồng về điều kiện khí hậu, chi phí nhân công. Đây cũng là 2 nước có chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời từ sớm so với Việt Nam và đang đi vào giai đoạn ổn định về giá bán điện. Thêm vào đó, giá điện ở nước ta vừa chính thức tăng thêm 8,36% vào cuối tháng 3 này. Vì vậy, xét tình hình thực tế, cơ hội phát triển cho thị trường điện mặt trời Việt Nam còn rất lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường.

    Việt Nam có nhiều tiềm năng về điện mặt trời áp mái.

    Với việc hoàn thiện chuỗi tích hợp dọc từ sản xuất, công nghệ, thiết kế kỹ thuật, tài chính đến thi công, vận hành và bảo trì, hiện nay SolarBK có thể tối ưu được chi phí trong từng thành phần của chuỗi với chất lượng đồng bộ, từ đó đưa ra được giải pháp điện mặt trời áp mái tốt nhất cho khách hàng xét trên phương diện đầu tư. SolarBK hiện được xem là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất hoàn thiện được chuỗi tích hợp dọc về lĩnh vực điện mặt trời và trở thành đối trọng của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tại Việt Nam.

    Bên cạnh hình thức khách hàng đầu tư trực tiếp, SolarBK hiện có thêm hình thức cùng đầu tư theo dạng dự án ESCO, do Solar ESCO – một thành viên trong chuỗi tích hợp dọc của SolarBK phụ trách triển khai. Solar ESCO là giải pháp tài chính dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời với hình thức thanh toán linh hoạt. Khi đáp ứng được một số tiêu chí, doanh nghiệp sẽ được đầu tư một phần hoặc toàn bộ hệ thống tùy theo thỏa thuận (bao gồm lắp đặt, vận hành, cơ sở hạ tầng và quản lý rủi ro). Đối tượng tiếp cận chủ yếu của mô hình này là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có lượng tiêu thụ điện năng mỗi năm tương đối lớn. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ không mất chi phí đầu tư ban đầu, và được sở hữu hệ thống điện mặt trời sau thời gian kết thúc hợp đồng.


    Ông Mai Văn Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh SolarBK chia sẻ nhận định về phát triển điện mặt trời áp mái ở Việt Nam.

    Để giúp thị trường điện mặt trời phát triển và mô hình ESCO hoạt động hiệu quả, ông Mai Văn Trung cho rằng, cần sự chung tay tài trợ của các định chế tài chính (ngân hàng, bảo hiểm). Thực tế, trước đây đa số ngân hàng còn e dè trong việc cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhưng với sự mở rộng của thị trường và các chính sách ngày càng hoàn thiện, cùng những khuyến khích kêu gọi chung tay đầu tư, tạo đòn bẩy, các ngân hàng đã vào cuộc, giúp thị trường điện mặt trời giàu tiềm năng thêm tăng trưởng. Bên cạnh đó, các tổ chức bảo hiểm cũng là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tin tưởng hơn vào việc phát triển điện mặt trời. Hiện tại, trên thị trường ghi nhận ngân hàng HD Bank có hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời áp mái. SolarBK cũng đang làm việc với phía công ty bảo hiểm BIDV (BIC) để bảo hiểm cho các dự án do phía công ty này triển khai.

    Các chuyên gia nhận định, tiềm năng của điện mặt trời Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị vững chắc và sự chung tay của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh trên sân nhà khi các doanh nghiệp nước ngoài vốn thừa kinh nghiệm đi trước cũng như tiềm lực tài chính trong lĩnh vực này.

    Theo Mai Phương/petrotimes.vn (10/4/2019)

    Hà Nội: Dự kiến đầu từ 709 tỷ cho hệ thống mạng quan trắc môi trường

    Sở TN&MT Hà Nội mới có tờ trình gửi TP về dự kiến đầu từ 709,5 tỷ cho hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn TP.

    Theo đó, Sở TN&MT Hà Nội có tờ trình số 8561/TTr-STNMT-CCBVMT về thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội”.

    Đây là dự án thuộc Dự án nhóm B, chủ đầu tư là Sở TN&MT Hà Nội, cơ quan quản lý thực hiện là Chi cục BVMT Hà Nội. Theo tờ trình, Sở TN&MT đề xuất đầu tư 5 hạng mục chính, gồm: Mạng lưới quan trắc môi trường không khí; Mạng lưới quan trắc môi trường nước; Nâng cấp trạm quan trắc hiện có; Xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu TN&MT và quản lý dữ liệu TN&MT tại Chi cục BVMT Hà Nội và hệ thống hiển thị thông tin đại chúng.

    Cụ thể, mạng lưới quan trắc môi trường không khí sẽ gồm: 21 trạm quan trắc không khí (20 trạm quan trắc cố định tự động liên tục và 1 xe quan trắc tự động lưu động); 12 trạm quan trắc cảm biến; 3 thiết bị quan trắc phóng xạ (1 thiết bị được tích hợp trên xe quan trắc tự động lưu động; 2 thiết bị tích hợp trên trạm quan trắc không khí cố định).

    Thu thập dữ liệu tại trạm quan trắc chất lượng không khí đặt tại Trung Yên 3 (phường Yên Hòa, Cầu Giấy)

    Mạng lưới quan trắc môi trường nước sẽ gồm: 6 trạm quan trắc nước mặt, trong đó xây dựng mới 5 trạm quan trắc nước mặt tự động cố định; 1 xe quan trắc di động. Lắp đặt 1 thiết bị quan trắc phóng xạ tích hợp trên 1 trạm quan trắc nước mặt tự động cố định. Đầu tư mới 6 trạm quan trắc nước dưới đất.

    Sở TN&MT Hà Nội cũng đề xuất cải tạo, nâng cấp trạm quan trắc hiện có, nâng cấp 1 trạm quan trắc không khí cố định giao thông tại Minh Khai.

    Về xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu TN&MT tại Chi cục BVMT Hà Nội, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý tổng thể ngành TN&MT, liên kết ngành dọc, ngành ngang (Bộ TN&MT, UBND TP, Sở TN&MT, UBND quận, huyện, thị xã, phường, xã). Phân tích đánh giá và hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định… Ngoài ra còn xây dựng các phần mềm chuyên dụng Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu TN&MT.

    Riêng đối với hệ thống hiển thị thông tin đại chúng, sẽ nghiên cứu xây dựng màn hình LED ngoài trời (20 m2) và màn hình hiển thị thông tin môi trường đặt tại các tuyến phố chính, cửa ngõ thủ đô, tuyến phố nội đô. Phục vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, truyền thông về môi trường TP.

    Theo tờ trình của Sở TN&MT Hà Nội, nguồn vốn đề nghị thẩm định dự án là vốn từ ngân sách TP. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là 709,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị là 653 tỷ đồng, chi phí quản lý là 8,7 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7,4 tỷ đồng, chi phí khác là 9,7 tỷ đồng và chi phí dự phòng dự án là 30,5 tỷ đồng.

    Theo Thu Hà/tapchimoitruong.vn

    Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R có những ưu điểm gì?

    0

    Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R là một quy trình khép kín của quá trình xử lý rác thải hữu cơ phát điện, từ khâu thu gom, sấy khô, đốt, nghiền rác… đến khâu phát điện.

    Saigon Innovation Hub (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ – SIHUB) đã phối hợp cùng tập đoàn MILAI (Nhật Bản) tổ chức chuyến tham quan thực tế “Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R của Nhật Bản” dành cho các tổ chức, cá nhân nhằm giới thiệu rõ quy trình khép kín xử lý rác thải hữu cơ phát điện, từ khâu thu gom, sấy khô, đốt, nghiền rác… cho đến khâu phát điện.

    Đây là dự án được Bộ Môi trường Nhật Bản hỗ trợ và Trung tâm Môi trường thế giới của Nhật Bản (GEC) quản lý. Hiệu quả của dự án đã được SIHUB triển khai kiểm chứng trong hơn 5 tháng qua với việc xử lý nguồn rác từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

    Các thiết bị xử lý rác hữu cơ này đang đặt trong khuôn viên Khu Công nghệ cao TPHCM và được nghiên cứu nội địa hóa và không ngừng cải tiến để phù hợp với nguồn rác thải đa dạng tại Việt Nam…


    Vận hành thử nghiệm lò đốt rác tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TPHCM. Ảnh: Internet.

    Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R là một quy trình khép kín của quá trình xử lý rác thải hữu cơ phát điện, từ khâu thu gom, sấy khô, đốt, nghiền rác… đến khâu phát điện.

    Hệ thống gồm xe điện thu gom rác và hệ thống xử lý rác thải hữu cơ không phát thải CO2. Rác hữu cơ được thu gom bằng xe điện và dùng chính điện được tạo ra từ quá trình xử lý rác mà xe mang về để sạc ngược lại cho xe, tạo nên quy trình khép kín. Ngoài ra, công nghệ này cho phép giải quyết bài toán xử lý rác hữu cơ để chuyển hóa thành điện năng hoặc nhiệt năng với hiệu suất cao.

    Theo TTXVN, phát biểu tại buổi giới thiệu về Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R mới đây, ông Ichiro Hatayama, Chủ tịch Tập đoàn Milai cho biết: Công nghệ 6R có một số ưu điểm nổi bật có thể ứng dụng rộng rãi, hiệu quả tại Việt Nam. Đây không chỉ là hệ thống xử lý rác thải thông thường mà còn đi kèm xe điện vận chuyển rác chạy bằng năng lượng từ xử lý rác thải đó, thay cho xe chạy bằng dầu diesel như hiện nay.

    Ngoài ra, với công suất thiết kế khá đa dạng, từ 100kg đến 25 tấn/ngày/máy nên có thể sử dụng ở các vùng với nhu cầu khác nhau. Công nghệ được thiết kế tại Nhật Bản nhưng sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam do vậy khá thuận lợi để chuyển giao, thương mại.

    Công nghệ của MILAI có những ưu điểm nổi bật như:

    – Xử lý rác thải hữu cơ thành điện năng và phân hữu cơ tuỳ vào nhu cầu. Trước đây việc đốt rác hữu cơ phát điện vô cùng khó khăn và tốn kém do phải đốt kèm dầu do rác hữu cơ vốn có đặc tính nhiên liệu kém và độ ẩm cao 70-80% ẩm.

    – Công suất của thiết bị rất rộng, từ 100kg đến 25 tấn/ngày/máy, có thể sử dụng ở các vùng biển đảo, nông thôn, thành phố.

    – Có thể linh động mô hình xử lý rác tập trung hoặc phân tán. Với mô hình phân tán sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển rác thải.

    Trên cơ sở các ưu điểm công nghệ và phù hợp với tính chất rác thải của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung (chất thải thực phẩm chiếm tỉ lệ khá cao từ 83 – 88,9% thành phần chất thải rắn), MILAI – dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản – sẽ cùng với SIHUB chuyển giao công nghệ và nội địa hoá công nghệ này tại Việt Nam.

    Theo Moitruongvadothi.vn (11/4/2019)

    Phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030.

    Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 được thực hiện thành 2 giai đoạn từ 2019 – 2025 và 2026 – 2030 với các nhiệm vụ chủ yếu: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ); Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về SDNL TK&HQ đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,…; Xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và SDNL TK&HQ; Tăng cường năng lực về SDNL TK&HQ; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về SDNL TK&HQ.

    Theo Quyết định được ký ban hành ngày 13/3/2019, Chương trình nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    Bên cạnh đó, hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

    Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 đến 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và từ 8 – 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030.

    Chương trình quốc gia về SDNL TK&HQ giai đoạn 2019 – 2030 được triển khai trên phạm vi cả nước và áp dụng với mọi đối tượng bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động sử dụng và quản lý năng lượng tại Việt Nam. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Trung ương khoảng 600 tỷ đồng; nguồn viện trợ không hoàn lại khoảng 1.600 tỷ đồng; vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi khoảng 2.200 tỷ đồng.

    Theo Mai Anh/moitruong.com.vn (9/4/2019)

    Nhà khoa học Việt chế tạo pin không cháy nổ có tuổi thọ 50 năm

    Tiến sĩ Trương Quang Đức – nhà khoa học người Việt tại Đại học Tohoku, Nhật Bản mới đây vừa sáng chế ra loại pin thế hệ mới không gây cháy nổ đồng thời nâng tuổi thọ pin lithium lên đến 50 năm. Đây là một bước tiến có tính đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ pin.

    Hiện nay các thiết bị điện tử cầm tay như máy tính điện thoại và thậm chí ô tô điện đều sử dụng công nghệ pin Lithium với vật liệu LMO, loại pin không an toàn có nhiều nguy cơ cháy nổ đặc biệt khi dùng trong điều kiện công suất cao và không phù hợp để sử dụng trong việc nạp và xả pin liên tục nhiều lần.

    Các nhà khoa học của Đại học Tohoku cùng các nhà khoa học Nhật Bản đã bắt tay giải quyết vấn đề này bằng cách nghiên cứu các thế hệ pin mới dựa trên sự trao đổi nguyên tử Magiê, thay thế cho nguyên tử Lithium.

    Lithium là kim loại phản ứng rất nhạy với nước và các chất hữu cơ có hydro sinh ra khí hydro tác nhân gây nổ khi pin nóng lên trong quá trình sạc xả.


    TS Trương Quang Đức (áo trắng hàng 3, ngoài cùng bên phải) cùng nhóm nghiên cứu tại đại học Tohoku.

    Ngược lại, Magiê là kim loại rất bền nhiệt và không có phản ứng trong môi trường không khí và nước. Do đó pin Magiê không gây cháy nổ rất thích hợp cho ô tô điện trong tương lai.

    Loại pin thế hệ mới này sử dụng điện cực Magiê Mangan spinel oxit nhúng trong chất điện ly Magiê perclorat. Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra loại pin này có thể cung cấp trữ năng 400 Wh/Kg, cao gấp 1,5 lần trữ năng của LCO hay NMC trong ô tô điện hiện nay.

    Bất ngờ hơn, quá trình thử nghiệm độ bền của pin cho thấy, pin trải qua 50.000 lần mà không có sự suy giảm nào trong công suất, điện năng.

    Các thế hệ pin Lithium có khả năng chịu được 5.000 lần sạc xả tương đương tuổi thọ 5 năm. Trong khi đó, loại pin công nghệ mới có khả năng kéo dài thời lượng sử dụng pin của máy tính, điện thoại thông minh, ô tô đến 50 năm.

    Giáo sư Itaru Honma, Trưởng trung tâm nghiên cứu công nghệ pin Đại học Tohoku cho biết: “Tiến sĩ Đức đã thiết kế loại pin mới sử dụng vật liệu spinel oxít và bắt đầu thử nạp xả nó.

    Sau đó, chúng tôi vô cùng bất ngờ, thiết bị pin mới này có khả năng sạc xả hàng chục vạn lần mà không bị giảm dung lượng. Trong khi đó pin thông thường giảm tuổi thọ nhanh chóng chỉ sau khoảng vài ngàn lần sạc”.

    Bằng các quan sát trên kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao, các nhà nghiên cứu hiện phát hiện ra một lớp mỏng có cấu trúc khác lạ giúp cho điện cực siêu bền ở điều kiện nạp xả trong chất điện ly.

    Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chưa thỏa mãn với trữ năng của vật liệu Mangan, nên họ đang tiếp tục thử nghiệm một vài lựa chọn thay thế khác trước khi bắt đầu cùng các công ty sản xuất sản phẩm tung ra thị trường.

    Công trình nghiên cứu pin Magiê được tài trợ bởi chương trình đẩy mạnh nghiên cứu thế hệ pin mới (SPRING-Specially Promoted Research for Innovative Next Generation Batteries), của Bộ Khoa Học Công Nghệ Nhật Bản, đã được Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ công nhận và đăng trên tạp chí Chemistry of Materials tháng 8 năm 2017, hiện nay vừa hoàn thành quá trình thử nghiệm độ bền sạc xả.

    Trao đổi với PV Dân trí, TS Trương Quang Đức cho biết: “Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục thử ứng dụng các vật liệu từ Niken và Cobalt thay cho Mangan để tăng lượng trữ năng của loại pin thế hệ mới này. Trong tương lai chúng tôi sẽ đăng ký‎ bằng sáng chế và cùng các công ty Nhật Bản đưa vào sản xuất các vật liệu pin mới này”.

    TS Trương Quang Đức là nhà khoa học người Việt, hiện đang làm trợ lý Giáo Sư tại đại học Tohoku, Nhật Bản. Đây là 1 trong 3 trường ĐH hàng đầu của Nhật Bản và nằm trong top 80 trường ĐH tốt nhất trên thế giới.

    Hiện ông hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về công nghệ pin thế hệ mới, hợp tác cùng các công ty Hitachi và Panasonic. Ông từng có một số công trình nghiên cứu về pin thế hợi mới cùng cộng sự đã công bố.

    Ông có hơn 50 công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI, trong đó có các tạp chí hàng đầu về vật liệu và năng lượng: Nano Letters, Journal of Power Source.

    Ông là một trong 100 nhà khoa học trẻ của Việt Nam tại nước ngoài tham gia chương trình Đổi mới Sáng tạo do Chính phủ Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ, và Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức vào tháng 8/2018 tại Việt Nam.

    Theo Dantri.com.vn (6/4/2019)

    VNCPC đào tạo giảng viên nguồn về Tăng trưởng xanh

    Sáng 8/4, tại TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), Tổng LĐLĐVN tiếp tục khai giảng khóa đào tạo giảng viên nguồn về Tăng trưởng xanh (Module 8).

    Ông Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

    Tham dự khóa đào tạo có 25 học viên là lãnh đạo Ban Chính sách – Pháp luật; Ủy ban Kiểm tra các LĐLĐ tỉnh; Công đoàn các Khu công nghiệp, Công đoàn ngành Xây dựng và Viện, trường trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Cụ thể, có 9 LĐLĐ cấp tỉnh, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp và 3 đơn vị trực thuộc là ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công đoàn và Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động.

    Học viên chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Ngọ Duy Hiểu và giảng viên khóa đào tạo. Ảnh: Lục Tùng


    Ông Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN phát biểu khai mạc. Ảnh: Lục Tùng

    Phát biểu khai mạc khóa đào tạo, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tăng trưởng xanh và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, đoàn viên đối với Tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu – nước biển dâng…; qua đó kêu gọi các học viên nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức với thực tiễn để chuyển tải đến đoàn viên một cách hiệu quả nhất.


    Học viên là cán bộ lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn các Khu Công nghiệp…. Ảnh: Lục Tùng

    Được biết, đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Tổng LĐLĐVN và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung CHLB Đức (Viện FES). Theo đó, Viện FES hỗ trợ Tổng LĐLĐVN và các cấp Công đoàn tham gia thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh.

    Trong đó, có tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về Tăng trưởng xanh gồm 9 Module, bao gồm 2 phần lý thuyết kết hợp với đi thực tế dưới sự hướng dẫn của giảng viên là cán bộ của Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC). Khóa đào tạo thuộc Module thứ 8, diễn ra trong 5 ngày (8 – 12/4/2019).

    Theo Lục Tùng/Laodong.vn (8/4/2019)

    Biến khí thải CO2 thành năng lượng hữu ích

    0

    Một nhóm nhà nghiên cứu liên kết với Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (Hàn Quốc) đã phát triển một hệ thống sản xuất điện và hydro, đồng thời loại bỏ carbon dioxide, là tác nhân chính của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.

    Kết quả được trình bày bởi Trường Kỹ thuật Năng lượng và Hóa học trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (Hàn Quốc). Trong nghiên cứu này, nhóm đã trình bày một hệ thống tích hợp có thể liên tục tạo ra năng lượng điện và hydro thông qua việc chuyển đổi carbon dioxide hiệu quả và hoạt động ổn định trong hơn một nghìn giờ sau khi hòa tan chất tự nhiên trong dung dịch nước.

    Giáo sư Kim Gun-tae, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, gần đây, người ta đã chú ý nhiều đến các công nghệ sử dụng carbon vì chúng cung cấp giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Chìa khóa của công nghệ này là sự chuyển đổi đơn giản các phân tử carbon dioxide ổn định về mặt hóa học sang các vật liệu khác.

    Giáo sư Kim Gun-tae (giữa) cùng các cộng sự tham gia nghiên cứu.

    Một phần đáng kể khí carbon dioxide do các hoạt động của con người thải ra được hấp thụ bởi đại dương và được chuyển đổi thành axit. Các nhà nghiên cứu tập trung vào hiện tượng này và đưa ra ý tưởng về sự biến đổi của nó thành nước để gây ra phản ứng điện hóa. Trong trường hợp một hệ thống pin được tạo ra trên cơ sở hiện tượng này, điện có thể được sản xuất bằng cách loại bỏ khí thải.

    Hệ thống tích hợp mới, giống như pin nhiên liệu, bao gồm cực âm (natri), dải phân cách và cực dương (chất xúc tác). Không giống như các loại pin khác, các chất xúc tác nằm trong nước và được kết nối với cực âm bằng dây. Khi carbon dioxide được bơm vào nước, bắt đầu xảy ra phản ứng loại bỏ nó và tạo ra điện.

    Hiệu suất chuyển đổi được coi là khá cao – hơn 50%.

    Theo Bá Thủy RT/Petrotimes.vn (7/4/2019)