30 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
More
    Home Blog Page 444

    Mẹo sử dụng máy giặt tiết kiệm điện

    0

    Giặt quần áo vào mùa mưa lạnh là nỗi ám ảnh của các chị em, không những vì ngại quần áo lâu khô, ẩm mốc, mà còn giật mình khi thấy hóa đơn tiền điện bỗng dưng tăng vọt.

    Vì vậy, chị em chớ nên bỏ qua cách dùng máy giặt tiết kiệm điện hữu ích dưới đây.

    1. Bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt định kì

    Mùa mưa lạnh đến, máy giặt nhà bạn phải hoạt động liên tục với công suất cao vì quần áo rét nặng và dày. Sau một thời gian dài sử dụng, để máy được bền lâu và tiết kiệm điện, bạn nên bảo dưỡng, vệ sinh cho máy giặt bằng cách lau chùi sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, dùng bàn chải để vệ sinh lưới lọc xơ vải, ngăn đựng bột giặt, nước xả.

    Sau một thời gian dài sử dụng, để máy được bền lâu và tiết kiệm điện, bạn nên bảo dưỡng.

    2. Chọn thời gian giặt phù hợp

    Quan trọng nhất là bạn phải biết cách tính giờ và chọn thời gian giặt phù hợp như sau: Quần áo sợi tổng hợp giặt trong 8 -10 phút; hàng dệt bông, gai giặt 10 – 12 phút, đồ quá bẩn như giẻ lau hay quần áo sau khi đi mưa về nên ngâm trong nước 20 phút rồi mới cho vào máy giặt và giặt trong 15 – 20 phút.

    3. Kiểm tra nguồn điện

    Trong thời tiết mùa mưa, bạn nên chú ý kiểm tra ổ điện, phích cắm có bị ẩm hay rò rỉ điện hay không và sử dụng nguồn điện ổn định cho máy giặt. Sau mỗi lần sử dụng, bạn rút phích cắm ra khỏi ổ cắm để tránh trường hợp sét đánh ngoài trời gây hại cho các thiết bị điện. Nếu máy giặt đặt ở những nơi có độ ẩm cao thì nên có hệ thống hút ẩm để bảo vệ máy giặt.

    4. Chọn đúng loại máy giặt

    Để đảm bảo sử dụng máy giặt đúng cách và tiết kiệm, bạn nhất thiết phải lựa chọn đúng máy giặt ngay từ đầu. Một số loại máy giặt hiện đại cho phép điều chỉnh nhiệt độ nước để quá trình giặt hiệu quả hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tiêu hao điện năng nhiều hơn.

    Để tiết kiệm điện, bạn tuyệt đối không được giặt đồ quá tải.

    Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giặt sạch quần áo với nhiệt độ nước bình thường. Đối với chăn, màn, ga trải giường cần được giặt bằng nước nóng thì bạn có thể bật chế độ nước nóng trong quá trình giặt ban đầu, sau đó cài đặt lại chế độ nước bình thường trong các bước sau.

    Mùa mưa cũng là lúc dễ tích tụ quần áo bẩn nhiều hơn. Để tiết kiệm điện, bạn tuyệt đối không được giặt đồ quá tải. Và chỉ nên chọn mức nước cao nếu lượng đồ cần giặt nhiều.

    Theo Eva/Khám phá

    Cơ chế nào cho phát triển năng lượng điện gió tại Việt Nam

    0

    Để khai thác triệt để tiềm năng điện gió của Việt Nam, cần có khuôn khổ pháp lý vững chắc, cơ chế, chính sách hỗ trợ nhiều hơn từ nhà nước.

    Việt Nam có nguồn năng lượng điện gió dồi dào

    Đây chính là nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tại Hội thảo năng lượng gió Việt Nam với chủ đề “Đầu tư và lợi nhuận từ gió” do Tập đoàn điện gió Vestas và Đại sứ quán Đan Mạch đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12.

    Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phòng Kinh tế, Dự báo và Quản lý nhu cầu năng lượng, Viện Năng lượng Việt Nam cho hay, hiện Việt Nam đang có khoảng 50 dự án điện gió đăng ký ở các giai đoạn khác nhau với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Mỗi dự án có quy mô từ 6 đến 250 MW. Trong khi đó, tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam còn rất lớn, đạt 27 GW trong ngắn hạn và lên tới 144 GW trong dài hạn.

    Quang cảnh Hội thảo ” Đầu tư và lợi nhuận từ điện gió”. 

    Cùng quan điểm trên, ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho hay, Việt Nam có bờ biển dài, có diện tích đất lớn và nguồn gió dồi dào, được Vestas đánh giá là nước có tiềm năng về điện gió lớn nhất khu vực ASEAN.

    Sản lượng điện gió tiềm năng có thể lên tới 30 GW nếu được đầu tư đúng mức. Hiện Vestas đang cung cấp công nghệ, dịch vụ và cơ chế tài chính cho một số dự án điện gió tại Việt Nam để tiếp tục tận dụng, duy trì và phát triển lợi ích từ nguồn năng lượng dồi dào này.

    Theo ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng tái tạo lớn với các nguồn thủy điện nhỏ, điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời… Và theo quy hoạch điện quốc gia điều chỉnh giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 đã được thủ tướng phê duyệt vào ngày 18/3/2016 mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo được đưa ra rất rõ ràng.

    Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đạt 7% vào năm 2020 và trên 10% vào năm 2030.

    Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng tiềm năng về năng lượng điện gió ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác đúng mức. 

    Để thúc đẩy đầu tư, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thủ tướng chính phủ đã ban hành các chính sách và cơ chế khuyến khích, ưu tiên. Cụ thể, giảm giá FIT hợp đồng mua bán điện mẫu cho phát triển năng lượng điện sinh khối, điện sản xuất từ rác thải rắn, điện mặt trời và điện gió. Riêng giá FIT hỗ trợ phát triển điện gió cũng đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

    Đồng thời hàng loạt các quy hoạch phát triển điện lực tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và quy hoạch phát triển điện gió ở địa phương cũng đã được UBND các tỉnh tổ chức lập và Bộ Công Thương phê duyệt ban hành.

    Thay đổi cơ chế, tăng cường hợp tác phát triển điện gió

    Dù tiềm năng về năng lượng điện gió ở Việt Nam là rất lớn nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiềm năng này chưa được đầu tư và khai thác một cách tương xứng. Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Đỗ Đức Quân chỉ rõ, đối với phát triển điện gió, đến thời điểm này mới chỉ có 6 dự án vào vận hành phát điện với tổng công suất gần 200m.

    Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Công Thương, một trong những nguyên nhân chủ yếu là khả năng hạn chế của chủ đầu tư trong việc phát triển một dự án đầu tư khả thi để có thể tiếp cận nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế.

    “Trong lộ trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn chỉnh khung chính sách, pháp lý đề xuất ban hành các cơ chế phù hợp khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong thời kỳ mới, tăng cường tái cơ cấu quản lý và nâng cao năng lực thực hiện của các cấp; nghiên cứu công nghệ lưới điện thông minh, kỹ thuật lưu trữ năng lương và khả năng dự báo nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp nhận nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo phát triển ổn định, an toàn và bền vững”, ông Quân nhấn mạnh.

    Khẳng định tại Hội thảo “Đầu tư và lợi nhuận từ gió”, ông Đỗ Đức Quân cũng bày tỏ hy vọng vào Đan Mạch với kinh nghiệm và công nghệ hàng đầu thế giới về phát triển điện gió sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng chuyên môn cung cấp nguồn tài chính thông qua hợp tác doanh nghiệp với doanh nghiệp và hợp tác nghiên cứu phát triển.

    Bà Charlotte Laursen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam bày tỏ hy vọng vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. 

    Về vấn đề này, bà Charlotte Laursen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cũng cho rằng, nhiều năm nay, Việt Nam và Đan Mạch đã hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

    “Trong thời gian tới, phía Đan Mạch sẽ hỗ trợ để Việt Nam có thể đạt mục tiêu tương lai năng lượng xanh hơn, củng cố quan hệ Việt Nam – Đan Mạch trong ngành năng lượng”, Đại sứ cũng khẳng định.

    Liên quan đến việc tạo điều kiện hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hưng nhấn mạnh, để khai thác tốt các tiềm năng từ năng lượng gió, Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về năng lượng tái tạo cũng như thiết lập cơ chế khuyến khích về tài chính, cơ chế về giá cho các dự án năng lượng tái tạo.

    Theo Vietq

    JICA hỗ trợ đánh giá về công nghệ cácbon thấp tại Việt Nam

    ​Sáng 28/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động đánh giá công nghệ cácbon thấp tạo điều kiện thực hiện Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam.

    ​Đây là hoạt động nằm trong phạm vi của Hợp phần 1 Dự án “Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm thiểu phù hợp với điều kiện quốc gia theo phương thức Giám sát-Báo cáo-Thẩm định” (gọi tắt là Dự án SPI-NAMA).


    Hội thảo tổng kết hoạt động đánh giá công nghệ cácbon thấp tạo điều kiện thực hiện NDC của Việt Nam. (Nguồn ảnh: JICA)

    Trong phạm vi của dự án, từ tháng 9/2016, JICA đã hợp tác với Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu giảm thiểu đặt ra trong Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định.

    Đến nay, JICA và Cục Biến đổi Khí hậu đã tiến hành xem xét các công nghệ cácbon thấp tiềm năng để có thể thực hiện 45 giải pháp giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính trong bốn lĩnh vực bao gồm năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và rừng, chất thải.

    Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

    Trong quá trình thực hiện đánh giá, JICA và Cục Biến đổi Khí hậu đã đẩy mạnh phối hợp và trao đổi thông tin với các bộ ngành và khu vực tư nhân thông qua các buổi trao đổi chuyên đề, đối thoại các bên nhằm xác định những công nghệ cácbon phù hợp cho công tác giảm thiểu của từng ngành.

    Nhờ vậy, năng lực của các bộ ngành cho công tác lập kế hoạch và triển khai các hoạt động giảm thiểu theo ngành cũng được tăng cường.

    Ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu nhận định: “Khảo sát đánh giá công nghệ cácbon thấp này không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích và có tính thực tiễn cho quá trình đánh giá, chỉnh sửa bản Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mà còn đóng góp cho việc thực hiện Nghị định về Lộ trình giảm thiểu khí nhà kính sắp tới.”

    Ông Tuệ cũng đánh giá cao hỗ trợ của JICA và cho biết nhờ tham gia vào quá trình khảo sát, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã tăng cường năng lực trong điều phối cho các hoạt động giảm thiểu theo yêu cầu của Hiệp định Paris.

    Tại hội thảo, đại diện JICA kỳ vọng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng như các bộ liên quan sẽ tiếp tục tích cực trong việc triển khai các hoạt động giảm thiểu cụ thể thông qua việc đưa vào ứng dụng công nghệ các bon thấp nhằm hướng tới xây dựng một xã hội cácbon thấp tại Việt Nam.

    Theo Vea.gov.vn

    Sản xuất sạch hơn cần hiểu thế nào cho đúng?

    Khái niệm mặc dù “sản xuất sạch hơn” đã được giới thiệu vào nước ta từ năm 1995. Song đến thời điểm hiện nay, không ít doanh nghiệp người vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm này.

    Sản xuất sạch hơn là gì?

    Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc): Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

    – Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

    –  Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

    –  Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

    Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải; Phòng ngừa ô nhiễm; Năng suất xanh…

    Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải; Phòng ngừa ô nhiễm; Năng suất xanh… Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

    Mục tiêu hướng tới của sản xuất sạch hơn

    Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.

    Khác với suy nghĩ truyền thống về môi trường là tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã phát sinh. Sản xuất sạch hơn hướng tới việc tránh hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra.

    Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có các chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn là tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

    Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất.

    Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn, giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ. Sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế cao sao cho càng gần 100% càng tốt.

    Trên thực tế, sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết công nghệ và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.

    Như vậy, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

    Theo VNCPC

    Doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi sản xuất sạch hơn?

    0

    Theo các chuyên gia môi trường: Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít…

    Vậy doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi như thế nào khi sản xuất sạch hơn?

    Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp

    Điều đầu tiên, các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.

    Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này bao gồm: Cải thiện hiệu suất sản xuất; Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.

    Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng

    Nước và năng lượng rất quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn. Vì vậy, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải.

    Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

    Doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

    Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường. Do đó, các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp tới các tổ chức tài chính. Điều này, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

    Các cơ hội thị trường mới

    Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

    Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn cũng dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

    Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn cũng sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 đơn giản hơn.

    Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

    Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội đón nhận dễ dàng hơn.

    Môi trường làm việc tốt hơn

    Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh.

    Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân.

    Tuân thủ luật môi trường tốt hơn

    Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Muốn đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp  thường phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền.

    Trong khi đó, sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn cũng giúp giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo quy luật vòng tròn.

    Như vậy, sản xuất sạch hơn là một xu thế mà thời gian tới, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng, giá cả sản phẩm… đều phải tham gia. Khi tham gia sớm, doanh nghiệp càng sớm có cơ hội đạt được vị trí dẫn đầu.

    Theo VNCPC

    Vật liệu “xanh” cho sàn nhà

    0

    Sàn nhà không chỉ ảnh hưởng đến kiến trúc của căn nhà mà nó còn có tác động không nhỏ lên môi trường xung quanh. Do vậy, bạn nên xem xét việc sử dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường khi muốn trang trí và làm đẹp sàn nhà nhé!

    Thảm thân thiện môi trường

    Nếu bạn thật sự muốn trải thảm trên sàn nhà thì nên tìm đến các loại thảm bằng sợi len, sợi đay… vốn bền, dễ giặt, và ít gây phản ứng với người sử dụng.

    Hãy dùng thảm thân thiện với môi trường – Ảnh: Nguồn Internet.

    Hiện nay các công ty sản xuất thảm đang thật sự chú trọng đến việc giảm tác động lên môi trường của sản phẩm. Một công ty còn chuyên tái chế thảm, và nhờ họ mà mỗi năm có đến hơn 12.000 tấn thảm không trở thành rác.

    Tre

    Tre là một vật liệu làm sàn rất thân thiện với môi trường, do cây tre chỉ cần 3 đến 5 năm để trưởng thành. Ngoài ra, nó còn rẻ tiền, dễ lắp đặt, dễ bảo trì, và sẽ trở nên rất bắt mắt dưới tay một người thợ lành nghề. Các sản phẩm từ tre đặc biệt rất đa dạng về màu sắc, cho phép khách hàng thỏa mái lựa chọn.

    Bê tông mài bóng

    Bê tông mài bóng đang dần trở thành một trong những vật liệu làm sàn thông dụng nhất hiện nay. Khi được làm từ bê tông tái chế, các loại bê tông mài bóng có chi phí sản xuất rất thấp và lại thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng cũng bị hấp dẫn bởi độ bền và khả năng giữ nhiệt tốt của loại vật liệu này.

    Sàn bê tông mài bóng cũng là vật liệu được nhiều người sử dụng tận dụng thay cho việc lát sàn bằng những vật liệu mới – Ảnh: Nguồn Internet.

    Lino tự nhiên

    Lino hay còn gọi là vải sơn hoặc sàn đàn hồi là một loại vật liệu làm từ dầu hạt lanh. Khi được sử dụng để lót sàn, các sản phẩm làm từ lino đều cực kì bền vững và có khả năng chống ẩm tốt ở các bề mặt có độ ẩm cao so với các sản phẩm khác trong cùng mức giá. Khuyết điểm duy nhất của vải sơn là không chịu được nhiệt độ cao, và mọi sản phẩm lino đều không nên dùng trong bếp.

    Theo tietkiemnangluong.vn

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp

    Ngày 20/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động “Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp”. Giải thưởng là sáng kiến trong khuôn khổ dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng do Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức – GIZ cùng phối hợp triển khai, dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

    Ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    Phát biểu tại buổi lễ phát động, ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VECEA) cho biết: Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là lĩnh vực có cường độ sử dụng năng lượng lớn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.

    Theo ông Đỗ Hữu Hào, hiện nay, mức độ lãng phí năng lượng trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam còn khá lớn. Các khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp được đánh giá vào khoảng từ 20-30%. Chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng, đồng thời với việc giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

    “Một trong các biện pháp hiệu quả để doanh nghiệp giữ được chi phí sản xuất thấp và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh toàn cầu là áp dụng các công nghệ có hiệu suất năng lượng cao hơn và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất…” – Ông Đỗ Hữu Hào nhấn mạnh.

    Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, “Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp” còn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành công trên cả nước. Giải thưởng sẽ là sân chơi cho các doanh nghiệp công nghiệp trên khắp cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, từ đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.

    Bà Sonia Lioret – Trưởng dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (4E) của GIZ.

    Theo bà Sonia Lioret – Trưởng dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (4E) của GIZ, đây sẽ là giải thưởng thường niên với mục tiêu tăng cường nhận thức và cam kết về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp. Đối tượng tham gia là các doanh nghiệp có các biện pháp và kinh nghiệm trong các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng, quản lý nguồn lực hiệu quả và các mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường.

    Dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng hỗ trợ các hoạt động nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. “Chúng tôi hỗ trợ quá trình rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm toán năng lượng, xây dựng hướng dẫn kiểm toán năng lượng, hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin về sử dụng năng lượng hiệu quả, triển khai thí điểm Mạng lưới Hiệu quả năng lượng Việt Nam, vv…” – Bà Sonia Lioret phát biểu.

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra từ ngày 20/11/2017 đến cuối tháng 1/2018. VECEA là đơn vị tổ chức giải thưởng, với sự hỗ trợ của GIZ.

    Đối tượng tham gia giải thưởng là các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có mức tiêu thụ năng lượng từ 300 TOE/năm trở lên (tương đương với 2.000.000 kWh điện/năm) và đã thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016.

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 sẽ có 2 hạng mục giải thưởng: 1/ Giải thưởng Giải pháp Tiết kiệm năng lượng tiêu biểu và 2/ Giải thưởng Giải pháp Tiết kiệm năng lượng độc đáo, sáng tạo.

    Kết quả của Giải thưởng sẽ được công bố tại Lễ trao giải, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2018. Doanh nghiệp được giải sẽ được nhận Chứng chỉ của Bộ Công thương/VECEA…

    Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam

    EU hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo

    Ngày 1/12, tại Trụ sở Liên minh châu Âu – EU, Brussels (Vương quốc Bỉ), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thay mặt Chính phủ và ông Stefano Manservisi, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hợp tác và Phát triển quốc tế (DG DEVCO), thay mặt EU đã ký Hiệp định Tài chính cho chương trình “Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do EU tài trợ.

    Theo đó, chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh; 2 tiểu dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo tỉnh Cao Bằng và đảo Bạch Long Vĩ, vv…

    Theo Hiệp định Tài chính được ký kết, EU sẽ tài trợ không hoàn lại 108 triệu Euro, tương đương khoảng 2.918 tỷ đồng (gồm 100 triệu Euro hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách nhà nước, 7,5 triệu Euro hỗ trợ kỹ thuật bổ sung và 500.000 Euro cho hoạt động giám sát và đánh giá) cho Chương trình.

    Chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh.

    Chương trình sẽ được triển khai trong 3 năm (2018-2020) nhằm đầu tư, phát triển mở rộng lưới điện và nguồn điện năng lượng tái tạo để cấp điện cho các hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa có điện thuộc Chương trình Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016.

    Chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh; 2 tiểu dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo tỉnh Cao Bằng và đảo Bạch Long Vĩ; 2 tiểu dự án cáp ngầm xuyên biển cấp điện lưới quốc gia cho đảo Trần, Quảng Ninh và đảo Nhơn Châu, Bình Định. Dự kiến khi kết thúc chương trình, khoảng 750 thôn, bản sẽ được cấp điện, với khoảng 60.000 hộ dân có điện; cấp điện cho 1 huyện đảo và 2 xã đảo.

    Theo đánh giá, các tiểu dự án được triển khai trong chương trình đều có tác động tốt đến việc phát triển kinh tế – xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, kết hợp xóa đói, giảm nghèo bền vững cho các khu vực khó khăn nhất của Tổ quốc.

    Chương trình cũng hỗ trợ cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện với mục tiêu cung cấp điện bền vững nhằm thu hút các nhà đầu tư mới vào ngành điện, đặc biệt cho phát triển năng lượng tái tạo; nâng cao hiệu quả của ngành điện; giảm đầu tư và trợ cấp của nhà nước.

    Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam

    The Global Atlas for Renewable Energy

    0

    The Global Atlas for Renewable Energy is an initiative coordinated by IRENA, aimed at closing the gap between nations having access to the necessary datasets, expertise and financial support to evaluate their national renewable energy potential, and those countries lacking such elements.

    Untitled-11
    Source: assets.inhabitat.com

    As of January, 2015, 67 countries and more than 50 institutes and partners were contributing to the initiative.

    The Global Atlas facilitates a first screening of opportunity where further assessments can be of particular relevance. it enables the user to overlay information listed in a catalog of more than 1,000 datasts, and to identify areas of interest for further prospection. IRENA is continuously adding information to the system.

    Currently, the initiative includes maps on solar, wind, geothermal and bioenergy resources along with one marine energy map. The initiative will eventually encompass all renewable energy resources, providing global coverage through the first-ever Global Atlas for Renewable Energy.

    The GIS interface enables users to visualize information on renewable energy resources, and to overlay additional information. These include, population density, topography, local infrastructure, land use and protected areas. The aim is to enable users to identify areas of interest for further prospection. The GIS interface will progressively integrate software and tools that will allow advanced energy or economic calculations for assessing the technical and economic potential of renewable energy.

    On the GIS interface, users can edit the map and add several other datasets from the catalog. The new map can be saved under the user’s personal profile.

    Users of the Global Atlas can also launch the Catalog directly and search collections of descriptive information (metadata) for every dataset listed in the catalog. These include, the title of the dataset, the source, the contact person for the dataset and any information on data quality. The web map service (WMS) for the dataset is also included for use in third party applications.

    Selected datasets are also accessible through the Global Atlas pocket. The app allows to seek and search renewable energy resource arround you or for any point on the globe. Available on Android, iOS, BlackBerry and Windows Phone stores.

    Available at globalatlas.irena.org

    Global Trends in Renewable Energy Investment 2014

    0

    The latest edition of this authoritative annual report tells the story of the latest developments, signs and signals in the financing of renewable power and fuels.Packed full of statistics, charts and illuminating narrative, it explores the issues affecting each type of investment, technology, region.

    According to Global Trends in Renewable Energy Investment 2014 – produced by the Frankfurt School-UNEP Collaborating Centre for Climate & Sustainable Energy Finance, the United Nations Environment Programme (UNEP) and Bloomberg New Energy Finance — the investment drop of $US35.1 billion was partly due to the falling cost of solar photovoltaic systems. The other main cause was policy uncertainty in many countries, an issue that also depressed investment in fossil fuel generation in 2013. Download the entire Report here.

    Download ourChartpack ! Download ourDatapack!

    Additional highlights:

    • Total investments fell in 2013 by 14% to $214 billion worldwide, reflecting significant cost reductions and the impact of policy uncertainty.

    • Solar PV, in particular, improved its cost-competitiveness: some 39GW were installed, up from 31GW in 2012, for fewer dollars invested.
    • The number of markets that can compete without subsidies is increasing.
    • Renewables excluding large hydro account for 43.6% of 2013’s newly-installed generating capacity.
    • Wind investments remained roughly the same, while solar PV outlays dropped 20% despite a record amount installed.
    • In 2013, China for the first time invested more in renewable energy than Europe.
    • Renewable energy investment in Japan increased by 80 % during the last year.

    The Global Trends in Renewable Energy Investment Report (GTR) is a sister publication to the Renewables Global Status Report (GSR) produced by the Renewable Energy Policy Network for the 21st Century REN21. The 2014 edition of the GSR, launched on June 4th, 2014, is available at www.ren21.net/gsr. It provides an overview of renewable energy market, industry, investment and policy developments worldwide.

    Attachment Size
    Key Findings Global Trends in Renewable Energy Investment 2014 3.17 MB
    GTR Datapack 2014 156.23 KB
    GTR Chartpack 2014 498.89 KB

    Source: fs-unep-centre.org