18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    Home Blog Page 427

    Sản xuất túi nylon tự hủy thân thiện môi trường

    Cùng đóng góp vào môi trường kinh doanh bền vững, các doanh nhân đã tạo ra những loại túi nylon 100% hữu cơ, được làm từ củ sắn (khoai mì) có thể tự phân hủy và thân thiện với môi trường.

    Từ Ấn Độ…

    Công ty EnviGreen của doanh nhân Asthwash Hedge (Ấn Độ) đã sản xuất 100% những chiếc túi hữu cơ, có thể tự phân hủy và thân thiện với môi trường. Điều đặc biệt là những chiếc túi này có độ bền và mang đến cảm nhận giống y như chúng ta đang sử dụng túi nylon.

    “Mangalore City đã thực hiện một lệnh cấm sản xuất, buôn bán và phân phối túi nylon vào năm 2012. Nhưng quyết định này được thực hiện mà không có sự chuẩn bị để thay thế cho túi nylon. Mọi người đều quan tâm đến việc họ sẽ mang hàng hóa từ siêu thị hoặc chợ về nhà bằng cách nào. Người dân không thể chi trả cho những chiếc túi có giá thậm chí còn cao hơn cả hàng hóa mà họ mua. Vì vậy, tôi đã quyết định đưa ra một sản phẩm thay thế sau khi nghe về vấn đề này.”

    Những chiếc túi này có độ bền và mang đến cảm nhận giống y như chúng ta đang sử dụng túi nylon.

    Mặc dù giá của một chiếc túi EnviGreen có giá cao hơn khoảng 35% so với giá của những chiếc túi nylon, nhưng nó có giá rẻ hơn những chiếc túi vải tới 500%. Với một sản phẩm thân thiện với môi trường và công năng sử dụng hệt như túi nylon thì đây là một mức giá rất tốt.

    Để sản xuất những chiếc túi này, tất cả nguyên liệu được chuyển sang dạng chất lỏng. Sau đó, hỗn hợp được đưa qua sáu bước sản xuất để cho ra sản phẩm cuối cùng. Hiện doanh nghiệp có khoảng 60 nhân viên ở Bangalore, và nhà máy sản xuất được khoảng 1.000 tấn túi EnviGreen mỗi tháng.

    Aswath giải thích việc anh và nhóm của anh đã lấy được cảm hứng để trao quyền cho những người nông dân ở vùng nông thôn Karnataka bằng việc nói rằng tất cả nguồn cung nguyên liệu đều đến từ họ.

    … đến Indonesia

    Nước Indonesia với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ đang bị ô nhiễm môi trường biển nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Bảo tồn Đại dương Hoa Kỳ thì Indonesia là nước xả các chất thải nhựa ra biển nhiều nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

    Rác thải nhựa gây nhiều ô nhiễm cho môi trường, phải mất từ 500 – 1000 năm mới có thể phân hủy hết. Hơn nữa, khi thiêu hủy, nhựa sẽ thải ra không khí nhiều chất gây ra ung thư phổi, tắc nghẽn mạch máu…

    Rác thải nhựa gây nhiều ô nhiễm cho môi trường, phải mất từ 500 – 1000 năm mới có thể phân hủy hết.

    Hòn đảo Bali, Indonesia đang gặp vấn đề về rác thải nhựa tràn lan trên đường phố và bãi biển. Kevin Kumala, một doanh nhân trên đảo, và người bạn học làm trong lĩnh vực nghiên cứu nhựa sinh học của mình đã cùng làm ra một loại túi có thành phần là bột khoai mì, dầu thực vật và nhựa hữu cơ.

    Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển, hoặc phân hủy ngay lập tức trong nước nóng. Kumala tuyên bố rằng nhựa hữu cơ của mình không hề có chất độc hại, và anh đã chứng minh bằng cách thả chiếc túi vào nước nóng rồi uống.

    Kevin chia sẻ: “Túi ‘khoai mì’ sẽ mang lại hy vọng cho các sinh vật biển, sẽ không còn tình trạng động vật bị chết do nuốt hoặc mắc kẹt vào rác nữa”.

    Theo moitruong.com.vn

    Trái đất liệu có nóng như ở sao Kim?

    Trước khi qua đời ở tuổi 76, hôm 14/3/2018, Nhà vật lý thiên tài người Anh Stephen Hawking cảnh báo một ngày nào đó nhiệt độ trái đất sẽ “nóng bỏng” như ở sao Kim (khoảng 460 độ C) nếu con người không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Một trong những mối quan ngại lớn nhất của Stephen Hawking là hiện tượng ấm lên toàn cầu. Thiên tài Hawking cảnh báo: “Chúng ta đang gần tới điểm giới hạn mà ở đó sự ấm lên toàn cầu là không thể cứu vãn được”.

    Trong một cảnh báo hồi tháng 7/2017, Giáo sư Stephen Hawking cho biết: “Những nguồn tài nguyên vật chất đang cạn kiệt dần với tốc độ đáng báo động. Chúng ta đã trao tặng cho hành tinh của mình một món quà thảm họa là biến đổi khí hậu”.


    Thiên tài Stephen Hawking nhấn mạnh con người cần rời khỏi trái đất trong khoảng trăm năm nếu không muốn bị diệt vong. Ảnh: PA

    Thậm chí nếu không bị biến đổi khí hậu “tàn phá” thì trái đất cũng khó thoát khỏi tai họa diệt vong khi đụng độ tiểu hành tinh là việc không thể tránh khỏi.

    Nhận thấy tiềm năng sống cho con người ở bên ngoài trái đất, nhà vật lý Stephen Hawking đã phối hợp với tỷ phú người Nga Yurri Milner tiến hành thực hiện một dự án mang tên Breakthrough Starshot.

    Mục đích của dự án là sẽ phóng hàng loạt những tàu vũ trụ siêu nhỏ lên Alpha Centauri (hệ sao gần trái đất nhất) để tìm kiếm không gian sống cho con người ở ngoài không gian. Nhưng đáng tiếc là nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking đã qua đời khi dự án vẫn còn dang dở.

    Cảnh báo từ 15.000 nhà khoa học

    Theo thông tin trên Tuổi Trẻ, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia mới đây đã kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại về biến đổi khí hậu. Thông điệp chung các nhà khoa học gửi đến nhân loại là: con người phải hành động ngay lập tức để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài trước khi quá muộn.

    Cảnh báo được đăng trên tạp chí Bioscience số kỷ niệm 25 năm ngày giới khoa học gia phát đi một cảnh báo tương tự có tên: “Cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đến nhân loại”.

    Người phát động chiến dịch này là William Ripple – giáo sư Trường Đại học Lâm nghiệp bang Oregon. Ông và sinh viên của mình đã rà soát lại các mối lo ngại đã nêu ra trong cảnh báo năm 1992 và thu thập dữ liệu toàn cầu để ghi nhận các xu hướng thay đổi trong 25 năm qua.

    Bài báo của ông nhằm nâng cao nhận thức về tính mong manh của trái đất và được tạp chí BioScience chấp nhận xuất bản. Sau đó, giáo sư Ripple nảy ra sáng kiến kêu gọi các nhà khoa học kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại lần thứ hai trên tài khoản Twitter của mình.

    Một trong những mối quan ngại lớn nhất của Stephen Hawking là hiện tượng ấm lên toàn cầu.

    Bài báo đã nêu ra những vấn đề môi trường cấp bách nhất trên thế giới, hầu hết đều diễn biến theo chiều hướng xấu thêm hơn kể từ năm 1992. Theo đó, các vấn đề môi trường đáng quan tâm bậc nhất là:

    1. Giảm lượng nước ngọt: Lượng nước sạch bình quân đầu người thấp hơn một nửa so với những năm 1960. Rất có thể biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến lượng của nước ngọt do làm thay đổi chu trình thủy văn và lượng nước sẵn có.

    2. Đánh bắt hải sản thiếu bền vững: Từ năm 1992, tổng sản lượng đánh bắt hải sản luôn đạt hoặc vượt quá sản sản lượng tối đa cho phép khai thác để duy trì sự bền vững của đại dượng. Tỷ lệ khai thác toàn cầu đã giảm, mặc dù nỗ lực đánh bắt đang gia tăng.

    3. Các vùng chết ở đại dương: Các vùng chết được tạo ra chủ yếu phân bón và nhiên liệu hóa thạch bị rửa trôi xuống biển. Những khu vực này giết chết một số lượng lớn các sinh vật biển do thiếu oxy trong nước và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ sinh thái biển. Số lượng những vùng biển chết đã tăng lên đáng kể kể từ năm 1960 và và đến năm 2010 có hơn 600 hệ sinh thái biển bị đe dọa.

    4. Mất rừng: Rừng là nguồn dự trữ cacbon, đa dạng sinh học và nước ngọt cho thế giới. Từ năm 1990 đến 2015, diện tích rừng trên thế giới đã bị giảm từ 4.128 triệu ha xuống còn 3.999 triệu ha và tổng diện tích rừng bị mất 129 triệu ha gần tương đương với diện tích Nam Phi.

    5. Giảm đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học của thế giới đang biến mất với tốc độ báo động và quần thể loài động vật có xương sống đang nhanh chóng suy giảm (WWF 2016). Nói chung, trên toàn cầu, số lượng cá, lưỡng cư, bò sát, chim chóc và động vật có vú đã giảm 58% trong giai đoạn 1970-2012.

    6. Biến đổi khí hậu: Lượng khí carbon dioxide thải ra từ các nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tăng mạnh từ năm 1960. Tương ứng với mức nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu năm 1951-1980, phát thải CO2 cũng tăng lên nhanh chóng và được thể hiện bằng sự bất thường trong khí hậu. Kể từ năm 1998, thế giới ghi nhận liên tục 10 năm nóng nhất trong 136 năm.

    7. Tăng dân số: Từ 1992, dân số thế giới đã tăng khoảng 2 tỉ người (35%). Với con số này, dân số thế giới không thể ngừng tăng lên trong thế kỷ này và có khả năng sẽ tăng từ 7,2 triệu người hiện nay lên con số đâu đó nằm giữa 9,6-12,3 tỉ người vào năm 2100.

    Theo các nhà khoa học, các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần có nhiều chính sách và chương trình thích hợp để giảm và chặn diễn biến cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với tương lai trực tiếp của trái đất.

    Theo moitruong.com.vn

    Uống trà sữa gây hại như thế nào đến môi trường?

    Chắc hẳn có nhiều người đặt ra câu hỏi, uống trà sữa ảnh hưởng gì đến môi trường mà kêu ca? Một ly trà sữa đến tay khách hàng đồng nghĩa với 1 chiếc ly nhựa được thải ra môi trường. Với lượng tiêu thụ ồ ạt như hiện nay, số lượng ly sẽ tăng đáng kể.

    Trà sữa đang tạo nên cơn sốt đáng kinh ngạc trong cộng đồng người trẻ Việt Nam. Không như nhiều trào lưu khác, đến tận thời điểm hiện tại, loại thức uống này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mặc kệ những cảnh báo về sức khỏe, người ta vẫn hằng ngày tiêu thụ một lượng lớn trà sữa – theo Thegioitre.

    Chắc hẳn có nhiều người đặt ra câu hỏi, uống trà sữa ảnh hưởng gì đến môi trường mà kêu ca?

    Song, người ta mới chỉ thấy cộng đồng kêu ca về những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe người dùng, vẫn chưa thấy có hồi chuông nào nêu vấn đề chất lượng môi trường cũng bị ảnh hưởng.

    Câu trả lời nằm ở những chiếc ly đựng trà sữa của bạn. Đa phần, các nhãn hiệu trà sữa có mặt tại Việt Nam thời điểm này đều đang sử dụng loại ly nhựa để kinh doanh. Một ly trà sữa đến tay khách hàng đồng nghĩa với 1 chiếc ly nhựa được thải ra môi trường. Với lượng tiêu thụ ồ ạt như hiện nay, số lượng ly sẽ tăng đáng kể.

    Trà sữa đang tạo nên cơn sốt đáng kinh ngạc trong cộng đồng người trẻ Việt Nam.

    Người ta sáng tạo ra nhựa từ những năm 1947, ở thời điểm này, đây là loại vật liệu “vàng”, được sử dụng như sáng chế tiện lợi nhất trên thế giới. Nhưng đến những năm gần đây, con người mới nháo nhào lên vì nhận ra, số lượng nhựa thải ra hàng năm đang giết chết Trái Đất từng giây từng phút.

    Trung bình, một chiếc ly nhựa sẽ mất 70-450 năm để phân hủy hoàn toàn. Nếu một ngày bạn uống 1 ly trà sữa, 1 năm sẽ là 365 chiếc ly được thải ra môi trường. Vậy tổng số thời gian để phân hủy hết số ly này trong môi trường tự nhiên sẽ là 25.550 năm. Con số chẳng thể tin nổi!

    Hãy thử tưởng tượng bạn uống một ly trà sữa và mất đến 70 năm cuộc đời mới tiêu hóa nổi chúng, bạn có dám uống nữa không? Vậy mà hằng ngày mẹ thiên nhiên đang phải “nuốt” hàng ngàn chiếc ly như thế.

    Tại Việt Nam, gần như chưa có quán trà sữa nào khẳng định mình dùng ly nhựa tái chế để bảo vệ môi trường. Khách hàng cũng chẳng thèm quan tâm đến vấn đề đó. Họ chỉ quan tâm quán trà sữa nào đẹp nhất, quán nào ngon nhất hay quán nào nổi tiếng nhất.

    Vì vậy, cùng uống trà sữa nhưng cũng xin lưu tâm, đừng để một sở thích cá nhân biến thành những hành động vô tình mang lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống.

    2 nữ sinh với dự án giúp giới trẻ uống trà sữa văn minh

    Phương Hoa, thành viên của dự án CHÀ, cho rằng thế hệ trẻ có lối sống hiện đại nhưng thói quen uống trà sữa của họ đang tác động xấu đến môi trường. Trào lưu trà sữa của giới trẻ hiện nay đang gián tiếp thải ra một lượng rác thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường.

    Theo khảo sát của dự án CHÀ, trung bình mỗi cửa hàng trà sữa sử dụng 200-300 cốc nhựa/ngày. Trong một cuộc phỏng vấn ngắn của Zing.vn, 70% người được hỏi tiết lộ rằng trà sữa là một trong những thức uống họ yêu thích nhất. Những con số phần nào phác họa viễn cảnh khối lượng rác thải nhựa khổng lồ từ hành vi uống trà sữa.

    Trò chuyện về ý tưởng ấp ủ của mình trên Zing, hai thành viên của CHÀ, Nguyễn Phương Hoa và Vũ Thu Phương, không giấu được nỗi trăn trở mang dự án đến gần hơn với người trẻ, đồng thời thay đổi phong cách sống và tạo nên một trào lưu uống trà sữa kiểu mới, thân thiện hơn với môi trường.

    “Quá trình hiện thực hóa dự án và thay đổi quan điểm, thói quen của mọi người có thể sẽ mất một khoảng thời gian khá dài. Chúng mình hy vọng rằng bình CHÀ như một món phụ kiện tô điểm, tăng thêm giá trị của người dùng”, Phương Hoa hào hứng chia sẻ về dự án tâm huyết.

    Nói về thời gian thực hiện dự án tâm huyết, 9X cho biết quá trình đem lại cho họ nhiều kiến thức về môi trường, những kỹ năng mềm cũng như cơ hội gặp gỡ, làm việc với các chuyên gia tâm huyết, có chuyên môn cao.

    Chính vì thế, 2 nữ sinh hy vọng CHÀ sẽ ngày càng được lan tỏa, phát triển, góp phần giảm bớt lượng rác thải nhựa ra môi trường, thay đổi thói quen dùng bình CHÀ sạch để chung tay vì một xã hội văn minh, hiện đại.

    Theo moitruong.com.vn

    Máy tự động đổi rác thải nhựa lấy tiền

    0

    Chính phủ Anh cũng đã bật đèn xanh cho một chương trình: Máy tự động đổi rác thải nhựa lấy tiền. Trước đó chương trình lắp đặt các máy tự động đổi chai lọ nhựa, thủy tinh đã qua sử dụng để lấy tiền từng giành được những thành công nhất định, đặc biệt là ở Đức hay Na Uy.

    Theo tờ The Guardian, nếu chương trình được chính thức áp dụng tại Anh, giá của các loại đồ uống so với giá gốc sẽ tăng thêm trung bình khoảng 15 penny, tương đương 5.000 VND. Người dân đem đổi các loại vỏ đựng sẽ được nhận lại số tiền chênh lệch này qua hệ thống máy móc tự động.

    PV THVN thường trú tại Anh cho rằng động thái của chính phủ Anh nhằm thay đổi trực diện vấn đề lớn đang tồn tại ở nước này là trong 13 tỷ chai nhựa được bán mỗi năm, không đến 50% được đem đi tái chế. Trong khi đó, ở Đức, chương trình tương tự bắt đầu năm 2003 đã giúp tái chế tới 99% lượng chai lọ nhựa đã qua sử dụng.

    Chương trình nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới hoạt động vì môi trường nhưng lại khiến các doanh nghiệp không khỏi lo ngại.

    Cũng theo báo này, một thống kê cho thấy các hội đồng địa phương tại Anh có thể tiết kiệm được tổng cộng tới 35 triệu Bảng/năm từ lợi ích của chương trình nói trên. Con số này đến từ việc giảm thiểu chi phí so với thu gom rác thải bằng xe ô tô thông thường. Lượng rác giảm, số thùng rác cần duy trì có thể cũng sẽ ít hơn, kèm theo đó là đỡ tốn kém chi phí hoạt động tại các bãi chứa rác thải.

    Tuy nhiên, cũng ngay lập tức có những số liệu ước tính được BBC công bố cho thấy một khía cạnh phức tạp khác của vấn đề. Hệ thống máy tự động đổi chai lọ nhựa lấy tiền này ở Đức ban đầu tiêu tốn khoảng hơn 600 triệu Bảng và 700 triệu Bảng hàng năm cho việc vận hành.

    Hiệp hội nhựa tại Anh cho rằng nếu chương trình được triển khai trên toàn quốc, khả năng chi phí sẽ lên tới 1 tỷ Bảng và tiếp theo là một con số tương đương cho tiền vận hành, bảo trì mỗi năm. Báo  cáo này nhận định, dù chương trình nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới hoạt động vì môi trường nhưng lại khiến các doanh nghiệp không khỏi lo ngại.

    Nỗ lực nhằm giảm lượng rác thải trên mặt đất và đại dương

    Giá đồ uống trong chai thủy tinh, nhựa hay kim loại có thể sẽ tăng nhẹ nếu Anh áp dụng chương trình hoàn tiền đặt cọc, nhưng người tiêu dùng có thể lấy lại tiền nếu tái chế chúng – Tuổi trẻ dẫn nguồn tin từ CNN cho hay.

    Tuần qua, chính phủ Anh công bố một báo cáo, cho thấy nếu không có sự can thiệp, lượng rác thải trôi nổi trên biển sẽ tăng gấp ba trong vòng một thập kỷ. Ước tính, 13 tỷ chai nhựa được sử dụng ở Anh mỗi năm, trong đó 5,5 tỷ chai không được đưa đến các cơ sở tái chế. Toàn thế giới, lượng chai nhựa chiếm 1/3 rác trên biển, chưa kể tới 5 nghìn tỉ tấn nhựa khác đang làm ô nhiễm đại dương.

    Thư ký Bộ môi trường của Anh, ông Michael Gove, cho biết: “Chúng ta không thể phủ nhận nhựa đang làm ô nhiễm môi trường biển – giết chết cá heo, làm rùa nghẹt thở, và phá hủy môi trường sống quý giá của chúng ta. Chúng ta buộc phải hành động ngày để giải quyết mối nguy này, và kiểm soát hàng triệu chai nhựa đang không được tái chế mỗi ngày”.

    Hugo Tagholm, CEO của Tổ chức từ thiện Surfers Against Sewage, cho biết: “Động thái bảo vệ đại dương này sẽ ngăn hàng triệu chai nhựa bị thải ra môi trường hàng năm, cũng như giảm bớt làn sóng nhựa đang bao trùm các bờ biển của chúng ta”.

    Tổ chức Greenpeace UK cho biết giải pháp này của chính phủ đã đi đúng hướng, nhưng cần có thêm chính sách để kiểm soát việc sản xuất nhựa.

    Theo moitruong.com.vn

    Ô nhiễm không khí làm gia tăng bệnh tự kỷ, tổn thương não

    Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm có liên quan đến gia tăng tỉ lệ mắc tự kỷ ở trẻ và phụ nữ chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm nhiều hơn nam giới. Trong khi đó Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) từng cảnh báo ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương vĩnh viễn não bộ trẻ em, kể cả thai nhi.

    Theo Dailymail, ngoài việc tổn thương não, ô nhiễm không khí còn làm giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập và kích thích tính bốc đồng – nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Viễn cảnh Môi trường & Sức khỏe.

    Trong một loạt các thí nghiệm trong 270 ngày, các nhà khoa học đã đặt 40 con chuột vào môi trường ô nhiễm mức trung bình giống như ở một thành phố trong suốt hai tuần đầu tiên khi được sinh ra.

    GS. Deborah Cory-Slechta, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến ĐH Rochester, Mỹ, cho biết: “Khi quan sát tâm thất não chuột, chúng tôi thấy rắng, tâm thất lớn dần lên, xuất hiện viêm gây tổn thương đến tế bào não. Những phát hiện của nghiên cứu này đưa ra thêm một bằng chứng về tác hại của ô nhiễm đến bệnh tự kỷ và rối loạn thần kinh.

    GS. Deborah Cory-Slechtavà các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để khẳng định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và chấn thương não.

    Không chỉ trẻ nhỏ mới sinh, ngay cả những đứa trẻ đang trong thai kỳ phát triển cũng có thể bị tác động từ không khí ô nhiễm.

    Ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương vĩnh viễn não bộ trẻ em

    Ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương vĩnh viễn não bộ của trẻ nhỏ. Đó là kết luận được đưa ra mới đây của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trước những nguy hiểm ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm không khí ở khắp nơi trên thế giới.

    Trong báo cáo của UNICEF, Nam Á đang là nơi có tỷ lệ trẻ em sống trong những khu vực ô nhiễm không khí lớn nhất. Chất lượng không khí tại khu vực này thậm chí đã vượt gấp 6 lần giới hạn an toàn trên thế giới (1microgram bụi/m3 không khí).

    Điều đáng nói, báo cáo trích dẫn một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, ô nhiễm không khí có mối liên hệ với nhiều căn bệnh hô hấp, thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn não bộ của trẻ nhỏ và gây ảnh hưởng tới tương lai của chúng.

    Theo thời báo Times of India của Ấn Độ, tổn thương não có thể xuất hiện dưới nhiều cơ chế tác động. Thứ nhất, các hoạt chất độc hại trong khói bụi có thể gây viêm thần kinh khi tác động tới hàng rào máu não, một màng mỏng bao bọc và bảo vệ não khỏi các chất độc hại. Thứ hai, việc tiếp xúc với các hạt ô nhiễm trong không khí, cụ thể như magnetite có thể dẫn tới mất cân bằng oxi hóa, lâu dần dẫn tới bệnh thoái hóa cơ tim.

    Không chỉ trẻ nhỏ mới sinh, ngay cả những đứa trẻ đang trong thai kỳ phát triển cũng có thể bị tác động từ không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm sau khi đi vào người thai phụ vẫn có thể tiếp cận tới bào thai và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.

    Nghiên cứu của UNICEF cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm không khí độc hại trước sinh và tình trạng chậm phát triển ở trẻ lên 3, hoặc các rối loạn tâm lý và hành vi ở những độ tuổi cao hơn. Một trong số những chứng bệnh đáng lo như tăng động, lo lắng hay trầm cảm đều có thể xảy ra dưới tác động của ô nhiễm không khí.

    Cần giám sát trẻ nhỏ nơi có mật độ ô nhiễm cao

    UNICEF khuyến cáo, tất cả phụ huynh tại những nơi có mức độ ô nhiễm cao cần giám sát trẻ nhỏ và chỉ cho phép trẻ ra ngoài khi mức độ ô nhiễm trong ngày tạm giảm xuống mức an toàn. Ngoài ra, trường hợp cực đoan nhất các bậc cha mẹ nên trang bị khẩu trang lọc khí độc cho trẻ để đảm bảo sức khỏe.

    UNICEF khuyến cáo, tất cả phụ huynh tại những nơi có mức độ ô nhiễm cao cần giám sát trẻ nhỏ và chỉ cho phép trẻ ra ngoài khi mức độ ô nhiễm trong ngày tạm giảm xuống mức an toàn.

    Trên hết, UNICEF đề nghị các phụ huynh cần cải thiện sức khỏe tổng thể cho trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng và chống chọi với bệnh viêm phổi.

    Báo cáo trên của UNICEF trùng đúng thời điểm, ô nhiễm không khí đang chạm ngưỡng báo động tại Ấn Độ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ cách đây không lâu, giới chức New Delhi đã phải ban bố lệnh tạm ngừng hoạt động ở nhiều cơ quan trường học để tránh tác hại của ô nhiễm khói bụi đối với trẻ em.

    Theo UNICEF, hiện có 17 triệu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đang sống tại nơi có mức độ ô nhiễm cao. Trong đó, chiếm phần lớn là 12,2 triệu trẻ nhỏ sống tại Nam Á. Trong khi đó, Đông Á và khu vực Thái Bình Dương (có cả Việt Nam) cũng có tới 4,3 triệu trẻ thường xuyên phải chịu tác động của ô nhiễm không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    Liên hợp quốc kêu gọi tránh lãng phí nước

    Liên hợp quốc (LHQ) đã bắt đầu một thập kỷ để thực hiện các biện pháp ứng phó với nước, tìm kiếm sự hợp tác mới, cải thiện hợp tác và tăng cường năng lực thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững.

    Hầu hết liên quan trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững 6, nước sạch và vệ sinh môi trường là không thể thiếu cho các hệ sinh thái lành mạnh, giảm đói nghèo và đạt được sự tăng trưởng toàn diện, phúc lợi xã hội và sinh kế bền vững.

    Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng, quản lý kém và biến đổi khí hậu đã làm gia tăng áp lực nước và sự khan hiếm nước là một vấn đề lớn ở nhiều nơi trên thế giới.

    Tổng thư ký LHQ António Guterres cảnh báo: “Hơn nữa, hơn hai tỷ người trên toàn thế giới không có nước sạch và hơn 4,5 tỷ người không có dịch vụ vệ sinh đảm bảo”.

    “Đến năm 2050, ít nhất một trong bốn người sẽ sống ở một đất nước thiếu nước ngọt”, ông António Guterres phát biểu tại buổi khai mạc Thập kỷ Hành động Quốc tế 2018-2028, “Nước cho sự phát triển bền vững”.

    “Khá đơn giản, nước là một vấn đề của sự sống và cái chết. Cơ thể chúng ta, các thành phố của chúng ta, các ngành công nghiệp và nông nghiệp của chúng ta đều phụ thuộc vào nguồn tài nguyên quý giá này” – ông António Guterres nhấn mạnh.


    Tổng thư ký LHQ António Guterres (ngoài cùng bên trái) phát biểu trong sự kiện cấp cao khởi động Thập kỷ Hành động Quốc tế 2018-2028, “Nước cho sự phát triển bền vững”.

    Nhấn mạnh việc tiết kiệm nước, người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho rằng mặc dù tồn tại các giải pháp và công nghệ để cải thiện quản lý nước, nhưng không thể tiếp cận với tất cả mọi người. Trong nhiều trường hợp, kết thúc việc vi phạm bất bình đẳng trong một nước hoặc giữa các quốc gia.

    “Trong hầu hết các thách thức về sự phát triển, phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng không cân xứng. Ví dụ, phụ nữ và trẻ em gái ở các nước có thu nhập thấp phải mất đến khoảng 40 tỷ giờ một năm để lấy nước”, ông António Guterres nhấn mạnh.

    Theo ông, để giải quyết những thách thức này và cả những thách thức khác cần có một cách tiếp cận toàn diện về cấp nước, vệ sinh, quản lý nước và giảm nguy cơ thiên tai, đồng thời, sắp xếp các chương trình và dự án về nước và vệ sinh hiện có với Chương trình nghị sự 2030 cũng sẽ là vấn đề sống còn.

    Ông cho rằng ý chí chính trị để tăng cường hợp tác với các đối tác cũng rất quan trọng.

    Hai thực tại – một nơi không ai bị khát; nơi khác hàng tỷ người không có nước uống

    Thay mặt Chủ tịch hội đồng LHQ Miroslav Lajčák, ông Mahmoud Saikal, Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cho biết, trong khi nhiều nước trên thế giới có đủ nước sạch và các cơ sở vệ sinh, hàng tỷ người trên hành tinh này thậm chí còn thiếu một nhà vệ sinh cơ bản và buộc phải uống nguồn nước không an toàn, có thể gây bệnh.

    Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho rằng mặc dù tồn tại các giải pháp và công nghệ để cải thiện quản lý nước, nhưng không thể tiếp cận với tất cả mọi người.

    “Đây là thực tế chúng ta phải đối mặt. Thực tế này không tốt và không phải là điều bất ngờ. Chúng ta đã biết về sự thực này một thời gian dài” – ông Mahmoud Saikal nhấn mạnh.

    “May mắn thay, chúng ta vẫn còn đủ thời gian để làm điều gì đó”, ông Saikal kêu gọi mọi người hành động để tận dụng những cơ hội do Thập kỷ Hành động Quốc tế 2018-2028, “Nước cho sự phát triển bền vững” đem lại.

    Vấn đề về nước? Câu trả lời liên quan đến tự nhiên

    Sự ra đời của Thập kỷ Hành động Quốc tế 2018-2028, “Nước cho sự phát triển bền vững” trùng với Ngày Nước Thế giới 22/3 hàng năm nhằm tập trung sự chú ý vào tầm quan trọng và thách thức của nước ngọt.

    Với chủ đề “Nước với Thiên nhiên”, Ngày Nước Thế giới 2018 kêu gọi cộng đồng tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết các vấn đề về nước hiện nay. Một số giải pháp trong số đó có thể là trồng cây và tăng độ che phủ rừng, và phục hồi đất ngập nước nhằm cân bằng lại chu kỳ nước.

    Theo baotainguyenmoitruong.vn

    Sử dụng và quản lý hoá chất: Thách thức lớn đối với DNVVN

    Hoá chất có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và hiện diện trong hầu hết các cơ sở sản xuất. Song sử dụng và quản lý hóa chất thế nào cho hiệu quả vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

    Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 8.000 hóa chất thương phẩm thuộc loại độc hại và mỗi năm có thêm khoảng 1.000 hóa chất mới được ra đời.

    Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn. Hầu như tất cả doanh nghiệp đều đang sử dụng ít nhất một loại hoá chất nào đó, doanh nghiệp nhiều có thể lên tới vài chục loại hoá chất khác nhau. Lượng và loại hoá chất trong từng ngành sản xuất công nghiệp là khác nhau, chẳng hạn sản xuất giấy cần các loại hoá chất như NaOH, NaCO3, H2O2, Al2(SO4)3.18H2O, ClO2, Cl2,CaO, NaSiO3 (hoá chất khử mực), Na2O4S2… với lượng từ 70 – 150 kg/tấn sản phẩm.

    Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp.

    Đối với các cơ sở dệt, nhuộm lượng hoá chất các loại sử dụng để xử lý trước và xử lý hoàn tất vải có thể từ 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm, trong đó có cả hoá chất dạng vô, hữu cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác nhau. Tuy nhiên, những hoạt động liên quan đến hoá chất luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trưòng.

    Các chất hóa học có thể gây ra những tác động:

    – Vật lý như gây cháy, nổ, gây chấn thương cho người và thiệt hại cơ sở vật chất;
    – Ăn mòn thiết bị, đường ống làm máy móc xuống cấp, hư hỏng;
    – Ô nhiễm môi trường do hóa chất phát tán, bị tràn, rò rỉ hay hóa chất bị tồn kho, kém chất lượng thải bỏ;
    – Ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động do hàng ngày tiếp xúc với hoá chất (gây các bệnh như ung thư, lao phổi, nhiễm độc, bỏng da…);

    Vì sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thực hiện quản lý hóa chất?

    Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động ở nước ta thường hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực có kỹ năng. Phải đối mặt với những khó khăn và vật lộn để tồn tại nên họ thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất và bán sản phẩm của mình. Việc thực hiện quản lý hóa chất do vậy thường không được ưu tiên trong danh mục các hoạt động quản lý của công ty.

    Hơn nữa, trong các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô hộ gia đình và được quản lý theo kiểu gia đình với việc chuyển giao các kiến thức và kinh nghiệm mang tính cha truyền con nối, việc tiếp cận với các nguồn thông tin hiện đại về lưu giữ, xử lý, sử dụng đúng cách và đánh giá rủi ro liên quan đến hóa chất là rất khó. Do những hạn chế này, nhiều công ty có xu hướng phản ứng rất thụ động đối với công tác quản lý hóa chất. Nghĩa là, họ chỉ quan tâm đến công tác này chỉ sau khi có các sự cố xảy ra hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất ở doanh nghiệp mình.

    Khi thực hiện quản lý hóa chất các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có những trở ngại:

    – Thiếu thông tin về chất lượng, số lượng, đặc tính về mức độ độc hại của tất cả các hóa chất đang được sử dụng;
    – Mua hóa chất có chất lượng kém hoặc không có đủ những tính chất cần cho sản xuất;
    – Hóa chất không được dán nhãn, không nhận biết được hóa chất;
    – Hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực;
    – Không có quy định quản lý tốt hệ thống thông tin và tư liệu;
    – Chưa ưu tiên đúng mức cho công tác quản lý hóa chất;
    – Tuy nhiên, nếu suy nghĩ về hoá chất sử dụng ở cơ sở sản xuất, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhận ra:

    Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm. Song phần lớn lượng hoá chất cần được loại bỏ trước khi cho ra sản phẩm cuối ví dụ như đối với sản phẩm dệt may chỉ có một phần thuốc nhuộm được giữ lại trên sản phẩm, còn lượng lớn hoá chất (70 – 85%) phải thải bỏ trong các quá trình giặt sau mỗi công đoạn xử lý ướt hay trong công nghệ mạ điện hiệu quả sử dụng hoá chất không cao, mạ crôm chỉ khoảng 15 – 40%. Hóa chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái.

    Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm.

    Chi phí cho hóa chất chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của các công ty,đặc biệt như trong dệt nhuộm, sản xuất giấy và bột giấy, gia công kim loại… chi phí cho hoá chất chiếm 25 – 30% tổng chi phí sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp cần phải có chiến lược quản lý hoá chất cho cơ sở sản xuất của mình.

    Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi quản lý hoá chất hiệu quả, đó là:

    – Giảm chi phí sản xuất thông qua bất kỳ biện pháp nào có thể làm giảm lượng thất thoát, lãng phí hóa chất cũng như tránh để hóa chất bị nhiễm bẩn, bị quá hạn sử dụng cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho công ty và đồng thời giúp giảm tác động môi trường gây bởi hoạt động sản xuất của công ty.

    – Tăng lợi thế cạnh tranh do yêu cầu và nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc hình thành những yêu cầu mới, ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế. Bằng cách nhận biết và giảm sử dụng các hóa chất bị cấm và các hóa chất độc hại, doanh nghiệp tránh được sự phàn nàn của khách hàng và có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

    – Nâng cao an toàn và sức khỏe công nhân thông qua quản lý, bảo quản và sử dụng hoá chất hợp lý sẽ giảm được các rủi ro về nhiễm độc, gây bệnh nghề nghiệp hay các vụ cháy nổ. Nâng cao sức khỏe cho người lao động và thúc đẩy động lực làm việc, tăng năng suất và giảm nghỉ việc do ốm đau, hoặc chấn thương.

    Cách quản lý hiệu quả hoá chất trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Để quản lý hiệu quả hóa chất, cách tiếp cận theo hướng chiến lược phòng ngừa hay sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được các sự cố và giảm đáng kể những chi phí liên quan đến việc giải quyết các sự cố khi chúng xảy ra. Cách tiếp cận mang tính phòng ngừa sẽ giúp công ty khắc phục được những điểm yếu và giải quyết được khó khăn ngay từ giai đoạn đầu.

    Theo VNCPC

    Sinh viên chế tạo thành công máy tái chế rác thải nhựa

    0

    Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (ĐHBK – ĐHĐN) gồm Nguyễn Thanh Đô, Đoàn Công Trung, Nguyễn Văn Dũng (sinh viên năm 4 khoa Cơ khí) và Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh viên năm 4 khoa Môi trường) đã chế tạo máy tái chế rác thải nhựa với tiêu chí rẻ, đơn giản và dễ sử dụng.

    Chi phí để làm ra hệ thống gồm 3 máy tương đối phù hợp. Các hộ gia đình có thể mua được nếu sản phẩm được đưa ra thị trường. Các chi tiết chế tạo máy có sẵn hoặc được tận dụng từ phế liệu nên tiết kiệm được rất nhiều khoản.

    Hệ thống sản phẩm khá đơn giản, gồm 3 máy với các tên gọi là máy nghiền nhựa, máy kéo sợi và máy đúc khuôn. Trong đó, máy nghiền nhựa có nhiệm vụ tạo ra các hạt nhựa để phục vụ cho máy kéo sợi và máy đúc khuôn; máy kéo sợi tạo ra các sản phẩm dạng sợi; máy đúc khuôn tạo ra các sản phẩm tùy theo hình dạng khuôn đúc.

    Bằng hệ thống máy tái chế rác thải nhựa này, nhóm đã tạo ra được một số sản phẩm như sợi nhựa dùng để tạo ra các lọ bút, lẵng hoa, sợi nhựa dùng cho máy in 3D.

    Các máy đều có 2 chế độ hoạt động bằng tay và tự động rất dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Ngoài ra, đi kèm với hệ thống 3 máy này còn có các hướng dẫn phân loại rác thải nhựa rất tiện lợi gồm: phân loại bằng cách nhìn mã số ở dưới chai lọ nhựa; phân loại bằng cách hòa tan nhựa vụn vào trong các dung môi để lợi dụng tính nổi khác nhau của từng loại nhựa khác nhau trong dung môi đó; phân loại bằng nhiệt độ nóng chảy.

    Bằng hệ thống máy tái chế rác thải nhựa này, nhóm đã tạo ra được một số sản phẩm như sợi nhựa dùng để tạo ra các lọ bút, lẵng hoa, sợi nhựa dùng cho máy in 3D (các sản phẩm của máy kéo sợi) và các khối nhựa đặc (sản phẩm của máy đúc khuôn).

    Đây là sản phẩm có thể sử dụng ở biển đảo, khu dân cư, trường học… trước mắt là phục vụ cho nhu cầu tái chế rác thải nhựa, ngoài ra có thể giúp nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải nhựa. Các sản phẩm tạo ra từ các máy tái chế rác thải nhựa hoàn toàn có thể được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

    Theo moitruong.com.vn

    Chần thịt qua nước sôi: Thói quen tưởng tốt mà không tốt

    Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia chần thịt qua nước sôi là cách làm phản khoa học.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Khẳng định này của các nhà khoa học khiến nhiều người giật mình bởi lâu nay đã vô tình khiến thực phẩm có hại hơn mà không biết.


    Chần thịt qua nước sôi là cách làm phản khoa học. Ảnh minh họa

    Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

    Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

    Không chỉ có thói quen chần thịt nước sôi mà còn nhiều thói quen nguy hiểm khác mà các bà nội trợ hay mắc phải như: Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng. Theo các chuyên gia thì khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển là từ 4-60 độ C. Vi khuẩn trong thịt sẽ phát triển cực nhanh ở nhiệt độ phòng.

    Vì vậy bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc tủ lạnh để rã đông thịt. Phương pháp đơn giản nhất là bạn lấy thịt từ ngăn đá và bỏ xuống ngăn lạnh. Thịt sẽ rã đông từ 8-24 giờ, tùy thuộc vào trọng lượng.

    Nôn nóng muốn thịt nhanh chín, nhiều người có thói quen chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc. Đây cũng là sai lầm nhiều người đang mắc phải. Vì tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, kèm theo chất và mùi vị của nó sẽ không còn được ngon nữa.

    Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt cũng là một trong những thói quen mà nhiều người hay mắc phải. Ảnh minh họa

    Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt cũng là một trong những thói quen mà nhiều người hay mắc phải. Nhiều chị em nghĩ rằng việc đổ nước lạnh vào thịt khi đang luộc là vô hại, vì kiểu gì cũng sẽ đun sôi lên.

    Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

    Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.

    Theo Vietq

    Màng bọc thực phẩm: Tiện lợi và những nguy hại khi dùng sai cách

    Dù màng bọc thực phẩm cực kỳ tiện lợi trong công việc nội trợ, bao gói bảo quản thực phẩm, tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.

    Màng bọc thực phẩm giờ đã rất quen thuộc đối với mọi gia đình. Những thức ăn chưa sử dụng, thức ăn thừa thường được bảo quản bằng cách bọc một lớp màng bọc bên ngoài sau đó mới cho vào tủ lạnh.

    Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến thực phẩm.

    Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo.


    Dùng màng bọc thực phẩm rất tiện nhưng nếu sai cách cũng nguy hiểm khôn lường.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người. Vì vậy, để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng màng bọc thực phẩm, các chuyên gia khuyên người dùng cần lưu ý những sai lầm dưới đây tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng sức khỏe.

    Dùng màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng

    Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.

    Bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.

    Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em.


    Sử dụng màng bọc để bao gói thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây hại cho sức khỏe.
    Bọc sát vào thực phẩm có thể bị thôi nhiễm.

    Dùng màng bọc thực phẩm sát vào đồ ăn rất dễ bị thôi nhiễm những chất độc hại gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm. Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

    Bản tin cảnh báo chất lượng hôm nay sẽ cùng quý vị phân tích những thói quen sử dụng màng bọc thực phẩm có hại cho người sử dụng và cùng theo dõi nhiều thông tin đáng chú ý khác như mỳ trứng Tân Thành làm bằng hàn the hay vụ việc nổ bóng galaxy gây bỏng mặt.

    Không dùng khi có mùi lạ

    Sau khi mua màng bọc thực phẩm về sử dụng cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ. Nếu vẫn cố tình sử dụng sẽ dễ gây ngộ độc vì mang bọc thực phẩm kém chất lượng.

    Cách sử dụng màng bọc đúng cách an toàn

    Nếu vẫn muốn sử dụng màng bọc thực phẩm bảo quản thức ăn, GS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng Vật liệu polyme, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KH&CN VN khuyên người dùng cần phân loại màng bọc trước khi sử dụng. Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.

    Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm. Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng. Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.

    Khi mua màng bọc thực phẩm cũng nên để ý tới nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng có uy tín, tránh những màng bọc kém chất lượng, trôi nổi ngoài thị trường.

    Theo Vietq