Bea Johnson – sống ở California với chồng và 2 con – đã viết về trải nghiệm của mình trong cuốn sách “Gia đình không rác thải: Hướng dẫn đơn giản hóa cuộc sống của bạn bằng cách giảm rác thải” và cuốn sách đã trở thành sách bán chạy hàng đầu.

1. Refuse – Từ chối

Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tránh sử dụng đồ nhựa và thay bằng những đồ có thể tái sử dụng hoặc phân hủy được.

Nguyên tắc sống xanh chính là tránh mua những đồ không cần thiết. Tiêu thụ quá mức chính là vấn đề nghiêm trọng nhất thế kỷ XXI. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tránh sử dụng đồ nhựa và thay bằng những đồ có thể tái sử dụng hoặc phân hủy được. Bea khuyên bạn nên mang theo người:

+ Chai nước

+ Cốc đựng cà phê

+ Hộp cơm

+ Túi vải để đi chợ, mua đồ

2. Reduce – Giảm thiểu

Bea kêu gọi mọi người giảm tiêu thụ trong mọi lĩnh vực. Ví dụ Bea chỉ có 15 item trang phục, nhưng cô có thể dễ dàng phối ra 50 bộ đồ từ 15 item.

+ Trước khi mua đồ mới, hãy tự hỏi bản thân: “Tủ đồ mình có thiếu thứ này không? Chất lượng có tốt không? Năm sau mình vẫn sẽ thích nó chứ?” Cách này sẽ giúp bạn tránh mua những món đồ không cần thiết và tiết kiệm kha khá tiền chi tiêu.

+ Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, các chất tẩy rửa,… Chúng ta có hàng tá chai lọ nhỏ và bị tẩy não bởi các chiến dịch quảng cáo khiến ta nghĩ mình cần những thứ đó, nhưng thực tế tất cả có thể đơn giản thay thế bằng dầu dừa (dùng cho da), dấm hoặc soda (làm sạch).

+ Bạn có thể mua xà phòng organic, không chứa trong hộp

+ Giảm lượng mỹ phẩm bạn sử dụng và thay thế bằng những sản phẩm tự làm, ví dụ dùng nước chanh thay cho gôm xịt tóc (hairspray).

3. Reuse – Tái sử dụng

Chi tiêu hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm đến 40% chi phí tiêu dùng.

Chi tiêu khôn ngoan giúp Bea tiết kiệm đến 40% chi phí tiêu dùng. Gia đình Johnson không mua thứ gì chỉ dùng một lần và tin rằng mọi người có thể làm điều tương tự để các nhà sản xuất nghĩ lại về thái độ của họ với các sản phẩm.

+ Luôn dùng khăn vải, bình sứ

+ Dùng loại bút có thể tái sử dụng và mua giấy tái chế

+ Khi mua đồ thực sự cần đóng gói, luôn yêu cầu dùng loại có thể tái chế

+ Quần áo cũ có thể dùng làm vải lau nhà

+ Chọn loại dao cạo râu có thể tái sử dụng

4. Recycle – Tái chế

Tái chế là “tái sinh” cho rác thải. Mục đích của việc này là biến đổi tác thành nguyên vật liệu thô, năng lượng hay những sản phẩm khác. Tuy nhiên sử dụng túi nilon hàng ngày và phụ thuộc quá nhiều vào việc tái chế không phải lựa chọn thân thiện với môi trường. Thông thường những sản phẩm tái chế có vòng đời ngắn và cũng sớm trở thành rác thải.

Do đó điều quan trọng làm giảm tối thiểu những vật cần tái chế. Hãy hạn chế những vật dụng mà bạn không thể tái chế.

5. Rot – Phân hủy


Rác thải có thể ủ thành phân để bón cho cây trồng.

1/3 rác thải hàng ngày của chúng ta là rác hữu cơ và hoàn toàn có thể ủ thành phân bón cho cây trồng thay vì vứt đi.

+ Dùng một thùng rác trong nhà đựng các rác hữu cơ có thể dùng để ủ phân bón. Với các loại rác khác chỉ dùng một hũ thủy tinh nhỏ. Thông thường mọi người thường làm ngược lại

+ Ở nơi làm việc, không vứt rác vào thùng rác chung mà để riêng những loại rác có thể phân hủy hoặc tái chế.

Theo moitruong.com.vn