27 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 422

    Sử dụng và quản lý hoá chất: Thách thức lớn đối với DNVVN

    Hoá chất có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và hiện diện trong hầu hết các cơ sở sản xuất. Song sử dụng và quản lý hóa chất thế nào cho hiệu quả vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

    Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp. Trong đó, có khoảng 8.000 hóa chất thương phẩm thuộc loại độc hại và mỗi năm có thêm khoảng 1.000 hóa chất mới được ra đời.

    Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn. Hầu như tất cả doanh nghiệp đều đang sử dụng ít nhất một loại hoá chất nào đó, doanh nghiệp nhiều có thể lên tới vài chục loại hoá chất khác nhau. Lượng và loại hoá chất trong từng ngành sản xuất công nghiệp là khác nhau, chẳng hạn sản xuất giấy cần các loại hoá chất như NaOH, NaCO3, H2O2, Al2(SO4)3.18H2O, ClO2, Cl2,CaO, NaSiO3 (hoá chất khử mực), Na2O4S2… với lượng từ 70 – 150 kg/tấn sản phẩm.

    Hiện nay, có khoảng 100.000 chất đang được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp.

    Đối với các cơ sở dệt, nhuộm lượng hoá chất các loại sử dụng để xử lý trước và xử lý hoàn tất vải có thể từ 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm, trong đó có cả hoá chất dạng vô, hữu cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác nhau. Tuy nhiên, những hoạt động liên quan đến hoá chất luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trưòng.

    Các chất hóa học có thể gây ra những tác động:

    – Vật lý như gây cháy, nổ, gây chấn thương cho người và thiệt hại cơ sở vật chất;
    – Ăn mòn thiết bị, đường ống làm máy móc xuống cấp, hư hỏng;
    – Ô nhiễm môi trường do hóa chất phát tán, bị tràn, rò rỉ hay hóa chất bị tồn kho, kém chất lượng thải bỏ;
    – Ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động do hàng ngày tiếp xúc với hoá chất (gây các bệnh như ung thư, lao phổi, nhiễm độc, bỏng da…);

    Vì sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thực hiện quản lý hóa chất?

    Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động ở nước ta thường hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực có kỹ năng. Phải đối mặt với những khó khăn và vật lộn để tồn tại nên họ thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất và bán sản phẩm của mình. Việc thực hiện quản lý hóa chất do vậy thường không được ưu tiên trong danh mục các hoạt động quản lý của công ty.

    Hơn nữa, trong các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô hộ gia đình và được quản lý theo kiểu gia đình với việc chuyển giao các kiến thức và kinh nghiệm mang tính cha truyền con nối, việc tiếp cận với các nguồn thông tin hiện đại về lưu giữ, xử lý, sử dụng đúng cách và đánh giá rủi ro liên quan đến hóa chất là rất khó. Do những hạn chế này, nhiều công ty có xu hướng phản ứng rất thụ động đối với công tác quản lý hóa chất. Nghĩa là, họ chỉ quan tâm đến công tác này chỉ sau khi có các sự cố xảy ra hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất ở doanh nghiệp mình.

    Khi thực hiện quản lý hóa chất các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có những trở ngại:

    – Thiếu thông tin về chất lượng, số lượng, đặc tính về mức độ độc hại của tất cả các hóa chất đang được sử dụng;
    – Mua hóa chất có chất lượng kém hoặc không có đủ những tính chất cần cho sản xuất;
    – Hóa chất không được dán nhãn, không nhận biết được hóa chất;
    – Hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực;
    – Không có quy định quản lý tốt hệ thống thông tin và tư liệu;
    – Chưa ưu tiên đúng mức cho công tác quản lý hóa chất;
    – Tuy nhiên, nếu suy nghĩ về hoá chất sử dụng ở cơ sở sản xuất, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nhận ra:

    Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm. Song phần lớn lượng hoá chất cần được loại bỏ trước khi cho ra sản phẩm cuối ví dụ như đối với sản phẩm dệt may chỉ có một phần thuốc nhuộm được giữ lại trên sản phẩm, còn lượng lớn hoá chất (70 – 85%) phải thải bỏ trong các quá trình giặt sau mỗi công đoạn xử lý ướt hay trong công nghệ mạ điện hiệu quả sử dụng hoá chất không cao, mạ crôm chỉ khoảng 15 – 40%. Hóa chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái.

    Sử dụng hóa chất thường là nhằm mục tiêu đảm bảo đạt được những đặc tính kỹ thuật cũng như chất lượng nhất định của các sản phẩm.

    Chi phí cho hóa chất chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của các công ty,đặc biệt như trong dệt nhuộm, sản xuất giấy và bột giấy, gia công kim loại… chi phí cho hoá chất chiếm 25 – 30% tổng chi phí sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp cần phải có chiến lược quản lý hoá chất cho cơ sở sản xuất của mình.

    Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi quản lý hoá chất hiệu quả, đó là:

    – Giảm chi phí sản xuất thông qua bất kỳ biện pháp nào có thể làm giảm lượng thất thoát, lãng phí hóa chất cũng như tránh để hóa chất bị nhiễm bẩn, bị quá hạn sử dụng cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho công ty và đồng thời giúp giảm tác động môi trường gây bởi hoạt động sản xuất của công ty.

    – Tăng lợi thế cạnh tranh do yêu cầu và nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc hình thành những yêu cầu mới, ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế. Bằng cách nhận biết và giảm sử dụng các hóa chất bị cấm và các hóa chất độc hại, doanh nghiệp tránh được sự phàn nàn của khách hàng và có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

    – Nâng cao an toàn và sức khỏe công nhân thông qua quản lý, bảo quản và sử dụng hoá chất hợp lý sẽ giảm được các rủi ro về nhiễm độc, gây bệnh nghề nghiệp hay các vụ cháy nổ. Nâng cao sức khỏe cho người lao động và thúc đẩy động lực làm việc, tăng năng suất và giảm nghỉ việc do ốm đau, hoặc chấn thương.

    Cách quản lý hiệu quả hoá chất trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Để quản lý hiệu quả hóa chất, cách tiếp cận theo hướng chiến lược phòng ngừa hay sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được các sự cố và giảm đáng kể những chi phí liên quan đến việc giải quyết các sự cố khi chúng xảy ra. Cách tiếp cận mang tính phòng ngừa sẽ giúp công ty khắc phục được những điểm yếu và giải quyết được khó khăn ngay từ giai đoạn đầu.

    Theo VNCPC

    Sinh viên chế tạo thành công máy tái chế rác thải nhựa

    0

    Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (ĐHBK – ĐHĐN) gồm Nguyễn Thanh Đô, Đoàn Công Trung, Nguyễn Văn Dũng (sinh viên năm 4 khoa Cơ khí) và Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh viên năm 4 khoa Môi trường) đã chế tạo máy tái chế rác thải nhựa với tiêu chí rẻ, đơn giản và dễ sử dụng.

    Chi phí để làm ra hệ thống gồm 3 máy tương đối phù hợp. Các hộ gia đình có thể mua được nếu sản phẩm được đưa ra thị trường. Các chi tiết chế tạo máy có sẵn hoặc được tận dụng từ phế liệu nên tiết kiệm được rất nhiều khoản.

    Hệ thống sản phẩm khá đơn giản, gồm 3 máy với các tên gọi là máy nghiền nhựa, máy kéo sợi và máy đúc khuôn. Trong đó, máy nghiền nhựa có nhiệm vụ tạo ra các hạt nhựa để phục vụ cho máy kéo sợi và máy đúc khuôn; máy kéo sợi tạo ra các sản phẩm dạng sợi; máy đúc khuôn tạo ra các sản phẩm tùy theo hình dạng khuôn đúc.

    Bằng hệ thống máy tái chế rác thải nhựa này, nhóm đã tạo ra được một số sản phẩm như sợi nhựa dùng để tạo ra các lọ bút, lẵng hoa, sợi nhựa dùng cho máy in 3D.

    Các máy đều có 2 chế độ hoạt động bằng tay và tự động rất dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Ngoài ra, đi kèm với hệ thống 3 máy này còn có các hướng dẫn phân loại rác thải nhựa rất tiện lợi gồm: phân loại bằng cách nhìn mã số ở dưới chai lọ nhựa; phân loại bằng cách hòa tan nhựa vụn vào trong các dung môi để lợi dụng tính nổi khác nhau của từng loại nhựa khác nhau trong dung môi đó; phân loại bằng nhiệt độ nóng chảy.

    Bằng hệ thống máy tái chế rác thải nhựa này, nhóm đã tạo ra được một số sản phẩm như sợi nhựa dùng để tạo ra các lọ bút, lẵng hoa, sợi nhựa dùng cho máy in 3D (các sản phẩm của máy kéo sợi) và các khối nhựa đặc (sản phẩm của máy đúc khuôn).

    Đây là sản phẩm có thể sử dụng ở biển đảo, khu dân cư, trường học… trước mắt là phục vụ cho nhu cầu tái chế rác thải nhựa, ngoài ra có thể giúp nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải nhựa. Các sản phẩm tạo ra từ các máy tái chế rác thải nhựa hoàn toàn có thể được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

    Theo moitruong.com.vn

    Chần thịt qua nước sôi: Thói quen tưởng tốt mà không tốt

    Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia chần thịt qua nước sôi là cách làm phản khoa học.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Khẳng định này của các nhà khoa học khiến nhiều người giật mình bởi lâu nay đã vô tình khiến thực phẩm có hại hơn mà không biết.


    Chần thịt qua nước sôi là cách làm phản khoa học. Ảnh minh họa

    Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

    Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

    Không chỉ có thói quen chần thịt nước sôi mà còn nhiều thói quen nguy hiểm khác mà các bà nội trợ hay mắc phải như: Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng. Theo các chuyên gia thì khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển là từ 4-60 độ C. Vi khuẩn trong thịt sẽ phát triển cực nhanh ở nhiệt độ phòng.

    Vì vậy bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc tủ lạnh để rã đông thịt. Phương pháp đơn giản nhất là bạn lấy thịt từ ngăn đá và bỏ xuống ngăn lạnh. Thịt sẽ rã đông từ 8-24 giờ, tùy thuộc vào trọng lượng.

    Nôn nóng muốn thịt nhanh chín, nhiều người có thói quen chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc. Đây cũng là sai lầm nhiều người đang mắc phải. Vì tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, kèm theo chất và mùi vị của nó sẽ không còn được ngon nữa.

    Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt cũng là một trong những thói quen mà nhiều người hay mắc phải. Ảnh minh họa

    Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt cũng là một trong những thói quen mà nhiều người hay mắc phải. Nhiều chị em nghĩ rằng việc đổ nước lạnh vào thịt khi đang luộc là vô hại, vì kiểu gì cũng sẽ đun sôi lên.

    Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

    Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.

    Theo Vietq

    Màng bọc thực phẩm: Tiện lợi và những nguy hại khi dùng sai cách

    Dù màng bọc thực phẩm cực kỳ tiện lợi trong công việc nội trợ, bao gói bảo quản thực phẩm, tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.

    Màng bọc thực phẩm giờ đã rất quen thuộc đối với mọi gia đình. Những thức ăn chưa sử dụng, thức ăn thừa thường được bảo quản bằng cách bọc một lớp màng bọc bên ngoài sau đó mới cho vào tủ lạnh.

    Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến thực phẩm.

    Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo.


    Dùng màng bọc thực phẩm rất tiện nhưng nếu sai cách cũng nguy hiểm khôn lường.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người. Vì vậy, để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng màng bọc thực phẩm, các chuyên gia khuyên người dùng cần lưu ý những sai lầm dưới đây tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng sức khỏe.

    Dùng màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng

    Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.

    Bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.

    Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em.


    Sử dụng màng bọc để bao gói thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây hại cho sức khỏe.
    Bọc sát vào thực phẩm có thể bị thôi nhiễm.

    Dùng màng bọc thực phẩm sát vào đồ ăn rất dễ bị thôi nhiễm những chất độc hại gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm. Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

    Bản tin cảnh báo chất lượng hôm nay sẽ cùng quý vị phân tích những thói quen sử dụng màng bọc thực phẩm có hại cho người sử dụng và cùng theo dõi nhiều thông tin đáng chú ý khác như mỳ trứng Tân Thành làm bằng hàn the hay vụ việc nổ bóng galaxy gây bỏng mặt.

    Không dùng khi có mùi lạ

    Sau khi mua màng bọc thực phẩm về sử dụng cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ. Nếu vẫn cố tình sử dụng sẽ dễ gây ngộ độc vì mang bọc thực phẩm kém chất lượng.

    Cách sử dụng màng bọc đúng cách an toàn

    Nếu vẫn muốn sử dụng màng bọc thực phẩm bảo quản thức ăn, GS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng Vật liệu polyme, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KH&CN VN khuyên người dùng cần phân loại màng bọc trước khi sử dụng. Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.

    Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm. Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng. Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.

    Khi mua màng bọc thực phẩm cũng nên để ý tới nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng có uy tín, tránh những màng bọc kém chất lượng, trôi nổi ngoài thị trường.

    Theo Vietq

    5 thói quen làm giảm độ bền đồ điện trong gia đình

    Khi các thiết bị điện được sử dụng hết công suất, dẫn đến quá tải và giảm tuổi thọ. Bạn có những thói quen dưới đây không? Hãy thay đổi, nếu muốn tiết kiệm điện và đảm bảo độ bền cho thiết bị.

    1. Nhồi nhét nhiều đồ ăn vào tủ lạnh: Việc này dẫn đến, luồng khí lạnh trong tủ bị bịt kín, lưu thông kém, không phân phối đủ độ lạnh, dẫn đến tủ lạnh phải làm việc liên tục, ảnh hưởng tới tuổi thọ của tủ.

    Phần cánh tủ lạnh thường dùng để trứng, sữa, nước, hoa quả vì ít lạnh hơn, phần dưới cùng lạnh nhất dùng cất trữ rau quả tươi và thực phẩm tươi sống.

    Thêm nữa, người dùng cũng thường để đồ sai vị trí trong tủ, trong khi mỗi vị trí ở trong tủ lạnh có nhiệt độ khác nhau và dùng để lưu giữ các nhóm thực phẩm khác nhau. Phần cánh tủ thường dùng để trứng, sữa, nước, hoa quả vì ít lạnh hơn, phần dưới cùng lạnh nhất dùng cất trữ rau quả tươi và thực phẩm tươi sống.

    2. Không tắt tivi hoàn toàn khi không sử dụng: Nhiều người không có thói quen tắt hẳn nút nguồn tivi khi không sử dụng. Điều này làm cho tivi giảm tuổi thọ nhanh, cũng như hao phí điện năng vì vẫn ở chế độ chờ, chưa tắt hẳn. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường tắt mở liên tục bằng điều khiển, khiến tivi nhanh hỏng. Nhiều người cũng hay có thói quen rút luôn phích cắm khỏi ổ điện thay vì tắt theo trình tự thông thường, làm cháy các thiết bị bên trong do mất nguồn điện đột ngột.

    3. Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt cùng một lúc: Đôi khi, vì muốn tiết kiệm thời gian, nhiều người đã cho nhiều quần áo vượt mức quy định vào máy giặt. Khi bị quá tải, máy giặt thường phát tiếng kêu to và có thể lồng giặt ngừng quay. Thói quen này dễ làm hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.

    4. Không lau khô ruột nồi cơm điện trước khi nấu: Thói quen này có thể dẫn tới việc nồi cơm bị chập điện. Đồng thời, cần thường xuyên lau sạch mặt ngoài của ruột nồi và nắp nồi bằng vải mềm.

    Sử dụng nồi cơm điện, bạn cần thường xuyên lau sạch mặt ngoài của ruột nồi và nắp nồi bằng vải mềm.

    5. Không đậy nắp hộp đựng thức ăn khi quay lò vi sóng: Việc mở hộp hoặc chỉ đặt thức ăn vào tô, đĩa không có nắp khiến thức ăn, dầu, mỡ… bị văng ra ngoài, bám vào thiết bị, khiến lò vi sóng bị han gỉ, giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, việc không đậy nắp thức ăn khi quay lò vi sóng cũng khiến quá trình làm nóng diễn ra lâu hơn, lãng phí điện năng.

    Theo tietkiemnangluong.vn

    Cách chọn mua và sử dụng quạt tích điện bạn cần phải biết

    Quạt tích điện rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, nhất là khi thời tiết nóng nực, dòng điện quá tải thường bị ngắt để giảm áp lực và quạt tích điện chính là sản phẩm cần thiết thời điểm này.

    Hiện nay, trên thị trường quạt tích điện khá đa dạng và nhiều chủng loại. Đặc biệt, quạt tích điện hiện nay đa dạng mẫu mã và giá thành, không chỉ các công ty sản xuất trong nước mà nhiều thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài cũng sản xuất quạt tích điện và được nhập khẩu về Việt Nam. Vậy nên, để chọn mua được quạt tích điện như ý người dùng cần chú ý một số đặc điểm. Cùng với đó, người dùng cũng biết đến cách thức sử dụng quạt tích điện sao cho hiệu quả và an toàn.


    Người dùng nên chọn mua quạt tích điện dạng hình vuông.

    Theo các chuyên gia điện máy tại trung tâm điện máy Tuấn Trần, người dùng nên chọn mua quạt tích điện có cấu tạo nhỏ gọn, nên mua các loại quạt thiết kế hình hộp vuông có thêm đèn LED. Nên chọn mua quạt có 2 ổ cắm, 1 ổ cắm trực tiếp từ nguồn điện lưới, 1 ổ cắm vào bảng năng lượng mặt trời.

    Hiện nay, trên thị trường xuất hiện quạt tích điện có tích hợp 1 hoặc 2 ắc quy 6V-4.5AH chuyển đổi từ nguồn điện năng mặt trời tích trữ trong ắc quy, tương đương với 25W điện sử dụng. Có thể kể tới các sản phẩm như quạt tích điện cánh 14 inch SH-7112 và một số loại khác…

    Đặc biệt nhất, với quạt tích điện quan trọng là ắc quy. Vì công suất bình ắc quy quyết định đến thời gian hoạt động của quạt tích điện, loại ắc quy nào được thiết kế với công suất cao thì sẽ tích điện càng tốt và ngược lại. Do vậy, khi chọn mua quạt tích điện người dùng cần quan tâm đến ắc quy của quạt và nhất là chế độ bảo hành. Hạn chế chọn các loại quạt tích điện đa chức năng có trang bị thêm các loại đèn, nhạc báo hay đồng hồ… vì các thiết bị này tiêu thụ nguồn điện từ ắc quy lớn nên dẫn đến làm cho ắc quy nhanh hư hơn.

    Bên cạnh đó đó người tiêu dùng khi chọn mua quạt tích điện cần chọn loại quạt có trang bị thiết bị tự động ngắt sạc khi pin đầy hoặc thiết bị đèn báo khi đã nạp đủ pin vào ắc quy.

    Dù pin đươc trang bị tốt đến mấy nhưng nếu không sử dụng quạt tích điện đúng cách cũng làm giảm tuổi thọ của pin và dẫn đến hư hỏng.

    Vậy để tăng chất lượng pin, khi mua quạt tích điện về trước khi sử dụng quạt tích điện cần sạc trong vòng 24 giờ, các lần sạc sau đó chỉ cần sạc 16 giờ. Đối với các loại quạt tích điện không được trang bị đèn báo hiệu hay thiết bị tự động thì người dùng phải tự theo dõi, canh thời gian sạc và rút kịp thời. Không được sạc điện trong thời gian dài, không cắm sạc quá 30 tiếng. Khi thiết bị đã nạp đầy điện cần tháo sạc để đảm bảo độ bền và tuổi thọ tốt nhất cho pin. Trong quá trình sạc thì không nên sử dụng quạt, muốn sử dụng thì đợi sạc xong rút điện ra mới sử dụng.

    Không đặt quạt tích điện lại gần các khu vực ẩm ướt hoặc các khu vực có vật liệu dễ gây cháy nổ. Nếu muốn quạt tích điện chạy như những loại quạt thông thường thì chỉ cần tháo bỏ ắc quy ra ngoài và dùng băng dính cố định 4 đầu tiếp xúc của 2 cục ắc quy với quạt lại là có thể sử dụng. Khi không sử dụng trong thời gian dài thì xả hết ắc quy và bỏ ra ngoài. Quạt luôn để công tắc ở vị trí OFF nếu không sử dụng.

    Theo Vietq

    Đảm bảo an toàn PCCC, nên thiết kế chung cư theo “chuẩn” nào?

    Theo chuyên gia, để đảm bảo an toàn PCCC, cần chú ý đặc biệt tới thiết kế của khu chung cư sao cho phù hợp, đúng chuẩn.

    Thiết kế không đủ “chuẩn” dễ gây mất an toàn PCCC

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thực tế thời gian gần đây đã có rất nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn xảy ra tại một số khu chung cư trên cả nước. Gần đây nhất là vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết, hàng trăm xe máy, ô tô bị cháy rụi.

    Bên cạnh nguyên nhân từ sự lơ là, chủ quan của người dân, sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC), những lỗ hổng sai sót trong thiết kế chung cư cũng được đánh giá là một trong những điểm yếu “chết người”, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều vụ cháy thương tâm.

    Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung, Chuyên gia Quản lý Tư vấn Vận Hành Kĩ Thuật Tòa nhà CBRE Hà Nội cho hay, hiện có tình trạng nhiều chung cư ở Hà Nội chưa được nghiệm thu PCCC nhưng chủ đầu tư đã cho người dân vào ở mặc dù thủ tục này không hề phức tạp nếu chủ đầu tư thực hiện đúng, đủ các tiêu chí như bản vẽ được thẩm duyệt.

    Thiết kế của chung cư có liên hệ mật thiết tới việc đảm bảo an toàn PCCC.Ảnh: VietnamBiz

    Tuy nhiên, theo ông Trung, trên thực tế có một số công trình bị chậm về khâu này đa phần do khi thực hiện, thi công lắp đặt các hệ thống trong tòa nhà không đúng như thiết kế được thẩm duyệt ban đầu. Mặt khác, chủ đầu tư thiếu sự tư vấn của đơn vị quản lý vận hành về sau, cho nên nhiều vấn đề, nhiều rủi ro chưa được đề ra khi xây dựng công trình. Trong khi đó, bản vẽ thiết kế được thẩm duyệt không mô tả được chi tiết, đến khi cơ quan nghiệm thu PCCC sẽ chỉ ra những vấn đề không an toàn và yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện.

    “Lúc này, khó khăn là các gói thầu đã được duyệt, nếu bổ sung thêm phải phát sinh nhiều thủ tục gây chậm tiến độ, cho nên nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện được. Vừa qua có công bố danh sách các công trình chưa nghiệm thu PCCC đã đưa dân vào ở.

    Thực trạng này có thể xuất phát từ việc người dân tự thỏa thuận với chủ đầu tư. Bởi nếu người dân không đồng ý về ở thì chủ đầu tư cũng phải tự có phương án để giải quyết, đảm bảo an toàn PCCC cho người dân trước khi đi vào vận hành tòa nhà”, ông Trung cho hay.

    Cũng theo vị này, trong các tòa nhà hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất PCCC khá tốt, hệ thống báo cháy thông minh (hệ thống này lường được hết các tình huống như khói, bụi bẩn, nồng độ khói bao nhiêu..) nhưng người sử dụng lại không khai thác được hết tính năng của nó. Điều này vô tình dẫn đến hệ thống báo cháy hay xảy ra tình huống báo cháy giả, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần người dân sẽ tin đó là báo cháy giả và chủ quan.

    Giải pháp nào để tháo gỡ?

    Theo PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, đối với những tòa chung cư đã bị sai lệch từ khâu duyệt thiết kế, thì việc đầu tiên cần phải cải tạo là cửa chống cháy ở các tầng hầm nối với các tầng dân ở phải được làm khẩn cấp, đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

    Để đảm bảo sự an toàn, cần thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị. Đối với các tầng hầm để xe, cần có vòi cứu hỏa, đủ lượng nước để xịt vào các điểm cháy trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với tòa nhà chung cư, các cửa sập với lồng thang thoát hiểm phải được bảo trì hàng tháng để đảm bảo hoạt động. Cửa thang thoát hiểm không quay ra ngoài trời thì cần phải sửa chữa.

    Bên cạnh đó, khi tính toán tới việc quy hoạch đô thị cũng cần phải đảm bảo chiều cao ở các chung cư cần tuân thủ theo quy chuẩn và quy hoạch của Nhà nước. Thực tế ở một số nước như Singapore, rất nhiều tòa nhà siêu cao tầng gần nhau nhưng ở Hà Nội thì ít.

    “Nếu xét về quy chuẩn, quy hoạch thì các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam lại không thực hiện đúng. Tuy nhiên, tại sao các nhà chung cư ở Hà Nội lại xây cao tầng như vậy là do hiện nay đất chật, người đông. Thế nhưng, việc phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam còn hạn chế.

    Những thang cứu cháy chỉ cao chưa đủ 40m còn trực thăng thì xét ở nước ta rất hãn hữu. Để tiếp cận được các tòa nhà khi cháy thì đầu tiên mỗi tòa nhà phải đáp ứng đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng. Như vậy, chúng ta cần xây dựng và hình thành những tòa nhà thông minh và bản thân mỗi người dân cần có ý thức hơn trong công tác PCCC”, bà Thục cho hay.

    PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư. Ảnh: Realtimes

    Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư cũng cho rằng, nếu có cơ hội tiếp cận với bản thiết kế công trình chung cư, người tiêu dùng nên chú ý đến một số tiêu chí nào trong bản thiết kế để có thể thẩm định sơ bộ liệu tòa nhà sắp được xây dựng có đáp ứng được quy định về nguyên lý đảm bảo an toàn trong PCCC hay không.

    “Về phía người dân khi lựa chọn một căn chung cư, khách hàng cần phải xem mặt bằng nền của khu chung cư là bao nhiêu, chiều cao như thế nào. Bên cạnh đó, cửa sập tại các tòa nhà chung cư cần phải thiết kế ra sao, chất lượng như thế nào cũng cần phải xem xét. Hơn nữa, chúng ta cũng nên xem xét quá trình vận hành của các tòa chung cư như việc bảo dưỡng có liên tục hàng tháng không, đảm bảo đúng quy trình không.

    Cuối cùng, chúng ta nên tìm hiểu kỹ các điểm phân bổ PCCC ở các tầng. Khi thu thập đầy đủ các thông số, người mua có thể mang thông số này đến người có chuyên môn về thiết kế để phân tích. Tóm lại, người tiêu dùng cần phải thông minh tìm hiểu và lựa chọn”, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu định cư đưa ra lời khuyên.

    Chủ đầu tư buộc phải quan tâm đến hệ thống thang thoát hiểm. Hệ thống thang thoát hiểm cũng phụ thuộc vào số căn hộ. Nếu có 200 căn hộ trở lên thì tòa nhà chung cư cần có ít nhất 2 thang thoát hiểm. Ngoài thang thoát hiểm, người mua nhà cần kiểm tra cửa chống cháy giữa tầng hầm và tầng dân cư ở.

    Thiết kế hầm tách biệt với tòa nhà

    Theo PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, rất nhiều vụ cháy nổ có nguyên nhân xuất phát từ tầng hầm để xe máy. Ở các nước khác, khu để xe có thể tách biệt với tòa nhà hoặc ở tầng thấp của tòa nhà và đây là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá là khả thi.

    Bà Thục cho rằng không nên có tầng hầm để xe tại các khu chung cư đông dân như Linh Đàm. Thiết kế tầng để xe không phụ thuộc vào hệ tiêu chuẩn mà phụ thuộc vào hệ quy chuẩn.

    Vì vậy, người dân có thể lựa chọn tiêu chuẩn riêng cho mình. Ngoài thiết kế tầng để xe trên mặt đất, cần tăng cường sự giám sát chặt chẽ khu có nguy cơ cháy nổ cao và đảm bảo các thiết kế như cửa sập chặn ở tầng để xe và các tầng khu dân cư ở.

    Theo Vietq

    Năng lượng và vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng

    Năng lượng hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế. Song vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang gặp phải hiện nay chính là cách sử dụng hiệu quả năng lượng.

    Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một số khu vực khác, để tăng trưởng họ thường phải tăng công suất công nghiệp, tuy nhiên, điều này lại kéo theo sự tăng lên của nhu cầu sử dụng năng lượng.

    Vấn đề liên quan tới tiêu thụ năng lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Nguyên nhân của mức độ sử dụng và nhu cầu năng lượng cao ở các nước đang phát triển được cho là do:

    Nguyên nhân công nghệ: công nghệ trình độ thấp và hiệu quả sử dụng năng lượng kém do chất lượng năng lượng được cung cấp thấp và thiếu các công nghệ có hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng.

    Việc sử dụng phổ biến các công nghệ cũ, kém hiệu quả đã dẫn tới tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu rất lớn.

    Nguyên nhân quản lý: các thủ tục và hệ thống chưa phù hợp đối với chương trình tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng ở cả qui mô của công ty cũng như chính sách của Chính phủ.

    Nguyên nhân kinh tế: nguồn vốn và biện pháp khích lệ về kinh tế không tương xứng.

    Nguyên nhân cơ cấu: một di sản của ngành công nghiệp nặng để lại với mức tiêu thụ năng lượng lớn vốn dĩ đã là bản chất. Bản chất của nền công nghiệp của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Ví dụ sự tăng nhanh cụm các cơ sở vừa và nhỏ được xem là một cột mốc của tăng trưởng.

    Tuy nhiên, việc sử dụng phổ biến các công nghệ cũ, kém hiệu quả ở các cơ sở này đã dẫn tới tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu rất lớn, gây ra ô nhiễm môi trường cao. Năng lượng là một đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp và là một lĩnh vực cần quan tâm để giảm bớt chi phí sản xuất. Các sáng kiến tiết kiệm năng lượng có thể giúp bảo đảm cho ngành công nghiệp lớn mạnh và trở nên thịnh vượng.

    Người ta ước tính rằng, với nguồn vốn hiện nay, có thể tiết kiệm được 20 – 25% chi phí cho năng lượng và có thể tiết kiệm tới 30 – 60% nếu đầu tư cho thiết bị mới có hiệu quả về vốn hơn.

    Dưới đây là một vài ví dụ về vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng cần xem xét:

    Các thiết bị có công suất phù hợp, thậm chí có hiệu suất hơi thấp một chút, nhìn chung cũng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các thiết bị lớn hơn và có hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.

    Ngoài vấn đề hiệu suất, tuổi thọ sử dụng của các thiết bị cũng rất quan trọng.

    Chi phí ban đầu thấp dễ đánh lừa tâm lý người sử dụng. Ví dụ, chí phí vận hành hàng năm của một mô-tơ điện thường lớn hơn 8 – 10 lần so với chi phí ban đầu của nó. Vì thế việc lựa chọn các mô-tơ hiệu suất cao có thể sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn về tiêu thụ điện.

    Ngoài vấn đề hiệu suất, tuổi thọ sử dụng của các thiết bị cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, một ngọn đèn dây tóc thoạt đầu dường như là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu tính đến việc thường xuyên phải thay và chi phí vận hành thì đèn tuýp huỳnh quang hoặc đèn compact tiết kiệm năng lượng sẽ được ưa dùng hơn.

    Vì vậy, lựa chọn để đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang tăng lên bao gồm: tăng công suất, phải cân nhắc vấn đề chi phí và môi trường đi kèm, hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Kinh nghiệm từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy cải thiện hiệu quả sử dụng cuối sẽ là có ưu thế hơn hẳn xét từ khía cạnh kinh tế khi so sánh với tăng công suất.

    Những tác động đến các doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ nhiều năng lượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do:

    Giảm lượng nguồn cung cấp năng lượng phục vụ cho doanh nghiệp;

    Tài nguyên nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá cả năng lượng ngày càng cao sẽ tác động tới sự phát triển doanh nghiệp;

    Gián đoạn sản xuất do bị cắt điện thường xuyên nên giảm lợi nhuận;

    Mâu thuẫn nhà cung cấp năng lượng và doanh nghiệp sử dụng năng lượng cũng như cộng đồng dân cư xung quanh doanh nghiệp;

    Các quy định ngày càng nghiêm ngặt của pháp luật về tiết kiệm năng lượng.

    Tăng nhu cầu về các sản phẩm và công nghệ tiết kiệm năng lượng.

     Tiết kiệm năng lượng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

    Việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro và tăng lợi nhuận cho các công ty.

    Việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro và tăng lợi nhuận.

    Lợi ích kinh tế:

    Giảm chi phí vận hành;

    Giảm các tác động do giá năng lượng tăng và thiếu điện;

    Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;

    Nâng cao uy tín với các khách hàng, chính phủ và cộng đồng.

    Lợi ích môi trường:

    Nâng cao khả năng tuân thủ luật pháp và các mục tiêu của ISO 14001;

    Cải thiện công tác bảo vệ môi trường;

    Giảm phát thải khí nhà kính CO2;

    Giảm phát thải bụi, khí độc do đốt nhiên liệu hóa thạch;

    Cải thiện sức khoẻ, an toàn và tinh thần làm việc của người lao động do môi trường làm việc của công nhân do ít nóng, ít bụi hơn.

    Theo VNCPC

    Năm 2100 thế giới sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào?

    0

    Vấn đề lớn nhất đầu tiên cần giải quyết là ô nhiễm. Nếu không còn dùng nhiên liệu hóa thạch, thế giới năm 2100 sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào?

    Trong năm 2018, vấn đề của hành tinh chúng ta là nỗi lo ngại về môi trường sau hai thế kỷ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những mối lo mà đến giờ chúng ta đang dần hiểu rõ. Tuy nhiên bất chấp những cảnh báo xấu và những nguy cơ tiềm ẩn lâu nay, con người vẫn luôn có khả năng thích nghi.

    Vấn đề lớn nhất đầu tiên cần giải quyết là ô nhiễm. Nếu không còn dùng nhiên liệu hóa thạch, thế giới năm 2100 sẽ chạy bằng nguồn năng lượng nào? Những lựa chọn dễ thấy là hydro, điện, gió, và hứa hẹn nhất là công nghệ mặt trời và điện nhiệt hạch.

    Năng lượng nhiệt hạch sinh ra từ việc tổng hợp hạt nhân các hạt nhân nhẹ như hydro, deutrium, tritium, tương tự cơ chế sản sinh năng lượng của mặt trời và các vì sao.

    Năng lượng điện nhiệt hạch là đối tượng theo đuổi của nhiều dự án tư nhân và được chính phủ hỗ trợ vì đây là nguồn năng lượng sạch, không phát thải carbon và sẽ tạo ra “ắc quy hoàn hảo” trong tương lai một cách hiệu quả.

    Với con người trong tương lai, năng lượng mặt trời sẽ rất hữu ích, còn năng lượng carbon sẽ hầu như biến mất.

    Trong trường hợp điện tổng hợp nhiệt hạch vẫn quá tầm với, chúng ta luôn có mặt trời, phần quan trọng trong mọi hệ thống năng lượng hiện đại. Năm 2100, mặt trời sẽ đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều.

    Theo cựu kỹ sư John Mankins – Trưởng của bộ phận Khám phá Con người & Phát triển Không gian thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhiều thập kỷ tới, nguồn điện sạch trên hành tinh chúng ta sẽ là “các vệ tinh điện mặt trời với điện không dây tầm xa, vận chuyển vô khối năng lượng mặt trời vừa túi tiền tới các thị trường toàn cầu”

    Về vấn đề lưu trữ năng lượng mặt trời, theo giám đốc thích ứng toàn cầu của AECOM, Josh Sawislak, vào năm 2100, việc này sẽ được giải quyết rất tốt bằng cách biến mọi thứ thành máy thu năng lượng mặt trời, từ sơn trên tường nhà tới nhựa trên đường phố. Sau đó, các nguồn năng lượng này sẽ được lưu giữ trong một thiết bị điện mặt trời nhỏ cầm tay có kích thước bằng một chiếc điện thoại thông minh hiện nay.

    Với con người trong tương lai, năng lượng mặt trời sẽ rất hữu ích, còn năng lượng carbon sẽ hầu như biến mất.

    “Năng lượng carbon năm 2100 sẽ giống như việc thắp sáng bằng khí gas hôm nay. Đến lúc đó, có lẽ chúng chỉ xuất hiện ở những địa điểm mang tính chất lịch sử”, Sawislak nói.

    Cùng với năng lượng mặt trời, những công nghệ sau cũng có khả năng bảo vệ hành tinh xanh: các thành phố nổi, cống thủy lợi di động, đất tổng hợp, tòa nhà sinh học, công nghệ địa cầu (là các kỹ thuật can thiệp chỉnh sửa khí hậu trên quy mô lớn nhằm đối phó với biến đổi khí hậu)…

    Năm 2007, các nhà nghiên cứu Harvard đã kết luận công nghệ địa cầu vẫn quá rủi ro. Nhưng đến thế kỷ 22 thì các loại máy chỉnh sửa khí hậu trông sẽ như thế nào? Theo Popular Mechanics, đó có thể là một hạm đội các xe tự lái lớn bao trùm lên thượng tầng khí quyển để phát tỏa hàng tấn vật chất cực sạch với kích thước nhỏ như hạt bụi lên bầu trời.

    Hoặc có thể là những loại máy “có khả năng loại bỏ khí thải nhà kính một cách có hiệu suất, không chỉ từ các nguồn ô nhiễm riêng lẻ mà còn từ bầu không khí, trên quy mô lớn đủ để ngăn chặn và đảo ngược biến đổi khí hậu toàn cầu”, theo lời giáo sư Lisa Alvarez-Cohen – Khoa Công nghệ môi trường ở đại học Berkeley.

    Theo moitruong.com.vn

    Túi nilon đã làm thay đổi thế giới nhưng đã đến lúc phải thay đổi

    Cách đây 80 năm (ngày 27/10/1938), nilon – phát minh làm thay đổi thế giới – được DuPont đưa vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Tuy nhiên không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.

    Nilon – phát minh làm thay đổi thế giới

    Nilon là một hợp chất cao phân tử – một loại chất dẻo với những phân tử nặng, siêu dài hợp thành bởi những thành tố nguyên tử tuần hoàn liên tục, được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers, một nhà phát minh người Mỹ – người có hơn 100 bằng phát minh và là tác giả của hơn 50 tài liệu kỹ thuật được phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Carothers đã không được thấy những phát minh khoa học của mình góp phần vào nền văn minh thế giới như thế nào. Ông tự vẫn vào năm 1937, trước khi nó được đưa vào sản xuất.

    Ngày 27/10/1938, DuPont – Giám đốc Sở Hoá học của Công ty Hóa học DuPont – đã đưa nilon vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Hai năm sau, năm 1940, vật liệu mới này đã tạo ra một làn sóng đáng kinh ngạc khi những đôi tất da chân bằng nilon được bày bán với lượng tiêu thụ lên tới con số 5 triệu đôi trong một ngày.

    Và cho đến ngày hôm nay thì nilon đã làm thay đổi thế giới. Với ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nên từ lúc ra đời cho đến nay, loại vật liệu này đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng…

    Cần hạn chế sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường và cuộc sống của chính chúng ta.

    Chúng ta ngủ trên những tấm ga, dẫm lên những tấm thảm bếp, mặc quần áo hàng ngày, che những chiếc ô khi trời nắng, trùm những chiếc áo mưa khi trời mưa, đi những đôi tất khi trời lạnh và thậm chí cả cái bát ăn hàng ngày cũng có thể được tạo bằng những vật liệu được cấu thành từ những sợi nilon, hay nilon miếng, vật liệu mà chúng ta vẫn quen gọi là nhựa.

    Thế nhưng, không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.

    Hiểm họa cho môi trường

    Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

    Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500-1.000 tỷ chiếc túi nilon. Túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm “ô nhiễm trắng” cho môi trường.

    Theo TTXVN thì không phải không biết rõ tác hại của túi nilon đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi nilon như một thói quen khó bỏ. Đến nay, con số đó là hơn 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng khoảng 10 túi nilon các loại.

    Đạo luật “nặng nhất thế giới”: phạt tù nếu sử dụng túi nilon

    Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilon; hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.

    Vượt lên trên tất cả, quốc gia Kenya tẩy chay túi nilon đến mức đưa ra một đạo luật được đánh giá là “nặng nhất thế giới”: cấm sử dụng, và bất kỳ ai vi phạm sẽ phải ngồi 4 năm tù, hoặc đóng $40.000 tiền tại ngoại – tương đương gần 900 triệu đồng. Đạo luật này mới được công bố vào ngày 28/8/2017. Với nó, Kenya đã gia nhập nhóm các quốc gia có luật cấm dùng túi nhựa tại châu Phi, gồm Cameroon, Guinea-Bissau, Mali, Tanzania, Uganda, Ethiopia, Malawi và Mauritania.

    Túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm “ô nhiễm trắng” cho môi trường.

    Trên thực tế, có khoảng 40 quốc gia trên thế giới có luật cấm sử dụng túi nhựa. Chỉ có điều, lệnh cấm của Kenya ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, trong khi các nước khác vốn chỉ dừng ở mức răn đe và khuyên nhủ.

    Hạn chế sử dụng túi nilon bằng cách nào?

    Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời dân cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách tái sử dụng chúng nhiều lần. Bên cạnh đó, không nên dùng túi ni lông rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng hoặc có vị chua.

    Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy trình an toàn. Sử dụng túi nilon rất thuận tiện và hữu ích nhưng chúng ta nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế sử dụng nó để góp phần làm sạch môi trường và bảo vệ cho cuộc sống nơi bạn đang ở nhé!

    Theo moitruong.com.vn