28 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 408

    Rượu pha nước tăng lực: Nguy hiểm khôn lường

    Việc pha rượu với nước tăng lực không chỉ khiến người uống dễ bị ngộ độc mà còn có hành vi mạo hiểm hơn.

    Việc pha rượu với nước tăng lực là một trào lưu thường được ưa chuộng trong giới trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy điều này nguy hiểm hơn việc uống rượu không, hay pha rượu với rượu theo truyền thống.

    Thông thường, khi uống rượu, cơ thể sẽ dần trở nên mệt mỏi để bạn biết điểm dừng. Tuy nhiên, khi có thêm nước tăng lực – chứa hàm lượng caffeine cao, bạn lại trở nên tỉnh táo và thường không đánh giá được mức say của mình.

    Mức giới hạn caffeine một ngày của người trưởng thành khỏe mạnh là 400 mg, và mức cồn giới hạn là 2 đơn vị, tuy nhiên khi trộn hai thức uống này với nhau, người dùng thường vượt quá mức cho phép.


    Các bạn trẻ thường thích pha rượu với nước tăng lực. Ảnh: Telegraph.
    Theo nghiên cứu trên tạp chí Adolescent Health (Sức khỏe Thanh thiếu niên) năm 2013, người uống rượu pha nước tăng lực thường có xu hướng uống nhiều rượu hơn, uống trong thời gian lâu hơn và có mức cồn trong máu tăng cao hơn so với việc chỉ uống rượu không.

    Caffeine trong nước tăng lực ức chế tính gây buồn ngủ của rượu, khiến người uống vẫn tỉnh táo trong khi đáng lẽ đã say, ngất đi và ngừng uống. Điều này khiến nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao.

    Nước tăng lực không có tác dụng làm giảm lượng cồn trong máu của người uống hay làm giảm tác động của rượu lên khả năng nhận thức và phản ứng,. Nghiên cứu đăng trên tờ Human Psychopharmacology cho thấy rượu pha nước tăng lực làm giảm khả năng nhận thức.

    Ngoài ra, hỗn hợp này còn có thể gây ra nhiều tác hại như thời gian say dài hơn, đau đầu, tiêu chảy, nôn, nhịp tim tăng, mệt mỏi, chuột rút, rối loạn giấc ngủ và phán đoán sai.

    Theo nghiên cứu trên tờ Academic Emergency Medicine, việc uống rượu pha nước tăng lực làm tăng nguy cơ người dùng tham gia các hành vi mạo hiểm và cần cấp cứu hơn những người uống cùng mức cồn đó nhưng không có caffeine.

    Do đó, tốt nhất bạn không nên trộn rượu với nước tăng lực. Trong trường hợp không thể không uống hỗn hợp này, bạn cần chú ý theo dõi lượng mình và bạn bè uống, chọn loại nước tăng lực có mức caffeine và đường thấp, trước khi uống nên lót dạ bằng những thực phẩm giàu chất béo tự nhiên và carbohydrates như cá hồi, quả bơ, mỳ Ý, khoai tây…

    Theo Zing.vn

     Nguy cơ nhiễm chì từ túi nylon bọc thực phẩm sống

    Theo các chuyên gia thực phẩm ở Việt Nam túi nylon thường được làm từ những vật liệu tái chế vì thế nó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm sống, gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì.

    Chưa kể đến việc sử dụng túi nylon để bọc, gói thực phẩm nói chung còn dẫn đến khả năng thôi nhiễm chất độc, lây nhiễm vi khuẩn ở chợ vào thực phẩm gây hại vào sức khỏe của chúng ta khi hấp thụ thực phẩm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chứa thực phẩm vào túi vừa đủ dùng cho từng bữa tránh tình trạng giã đông từng khối thức ăn ra rồi lại cất đông lại.


    Không ít người vẫn có thói quen sai lầm là sử dụng túi nylon để bọc thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh.

    Chia sẻ trên Giaoducvietnam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Thông thường các bà nội trợ thường dùng những túi nylon mua ngoài chợ, với đủ các loại màu để về chứa thực phẩm. Thực ra loại túi này không dùng để đựng thực phẩm cũng như đặt vào tủ lạnh”.

    Bên cạnh đó, thực phẩm dù đã cất đông lại nhưng độc tố tụ cầu đã ngấm vào thực phẩm khi nấu chín vẫn có thể gây độc.

    Cách tốt nhất là không nên bảo quản thực phẩm bọc trong túi nylon một thời gian dài vì khi ấy chất nhựa trong túi nylon có thể tan ra lâu hơn, đặc biệt là đối với thực phẩm chứa nước.

    Túi nylon được làm từ nguyên liệu và có đặc tính gì?

    Túi nylon được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ và một số hóa chất phụ gia khác. Túi nylon có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.

    Với túi nylon được sản xuất từ nhựa HDPE thường có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE phổ biến là túi đựng rác, túi nylon đựng hàng chợ, túi ở siêu thị và các cửa hàng nhỏ.

    Trong khi đó, túi nylon làm từ màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Vì độ dẻo dai và mịn hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng túi tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương thiệu cho các công ty, doanh nghiệp.

    Còn túi nylon làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn, có khả năng chống thấm khí, thấm nước nên chúng thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá – thực phẩm.

    Hạn chế sử dụng túi nylon có lợi gì cho sức khỏe?

    Khi sản xuất túi nylon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo, …. đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80oC, các chất phụ gia độc hại chứa trong túi nylon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, có một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng.

    Khi sản xuất túi nylon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia, chất hóa dẻo, …. đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người.

    Nếu sử dụng túi nylon để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, hay thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm, có thể gây ung thư.

    Hơn nữa, túi nylon được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn) nên việc sử dụng chúng sẽ ảnh xấu đến môi trường sống của con người, có thể kể đến như: gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng, gây ứ đọng nước thải và ngập úng sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, việc hạn chế sử dụng túi ni lông là điều cần thiết để các bạn tránh được những tác hại trên.

    Tiêu hủy túi nylon như thế nào để bảo vệ môi trường và con người?

    Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi ni lông ngay sau khi sử dụng để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi truờng.

    Không được tự ý chôn lấp vì nó sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, đồng thời cũng không được đem đốt vì khi đốt cháy ni lông sẽ tạo thành khí cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ của con người.

    Lời khuyên khi sử dụng túi nylon

    Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nylon nguời dân cần hạn chế sử dụng túi ni lông thông thuờng bằng cách tái sử dụng chúng nhiều lần. Bên cạnh đó, không nên dùng túi nylon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng hoặc có vị chua.

    Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nylon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy trình an toàn.

    Sử dụng túi nylon rất thuận tiện và hữu ích nhưng chúng ta nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế sử dụng nó để góp phần làm sạch môi trường và bảo vệ cho cuộc sống nơi bạn đang ở nhé!

    Theo moitruong.com.vn

    Phân hủy rác thải nhựa tạo ra dầu diesel và xăng

    0

    Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, giải pháp được đưa ra là sử dụng chất xúc tác hóa học để phân giải polymers giúp các nhà khoa học thay đổi được cấu trúc của polyethylene thành dầu diesel, hay thậm chí là tạo ra xăng.

    Polyethylene là loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới, tạo ra gần như tất cả mọi thứ từ bao bì thực phẩm, chai nhựa, màng chất dẻo cho đến túi nylon. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 triệu tấn nhựa polyethylene được sản xuất.

    Về mặt lý thuyết, polyethylene được làm từ các loại nhiên liệu hóa thạch và có thể chuyển đổi trở lại thành dầu, nhiên liệu diesel. Tuy nhiên, điều này không đơn giản bởi nhựa là hợp chất rất bền vững.

    Một ưu điểm đáng kể của phương pháp này là nhiệt độ cần để phân hủy nhựa chỉ là 175 độ C.

    Năm 2016, Zhibin Guan, nhà hóa học người Trung Quốc từ ĐH California, đã kết hợp cùng Viện hóa học hữu cơ Thượng Hải (Trung Quốc) tìm ra lời giải cho vấn đề này. Giải pháp được đưa ra là sử dụng chất xúc tác hóa học để phân giải polymers. Chất này tách nguyên tử hydro trong hợp chất, khiến các nguyên tử carbon buộc phải liên kết với nhau.

    Nhưng ngay khi liên kết, chất xúc tác lại bẻ gãy nó, khiến carbon lại liên kết với hydro. Quá trình này lặp lại liên tục, giúp các nhà khoa học thay đổi được cấu trúc của polyethylene thành dầu diesel, hay thậm chí là tạo ra xăng.

    Một ưu điểm đáng kể của phương pháp này là nhiệt độ cần để phân hủy nhựa chỉ là 175 độ C, thấp hơn nhiều so với hầu hết các phương pháp khác từ 400 độ C trở lên.

    Thời gian phân hủy kéo dài tới vài ngày cùng với giá chất xúc tác cao vẫn là những hạn chế khiến cho công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên đây cũng là một giải pháp được kỳ vọng trở thành lời giải cho vấn đề xử lý chất thải nhựa.

    Theo moitruong.com.vn

    Khu CN sinh thái trên thế giới và mô hình tại Việt Nam

    Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: Hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong quản lý các các vấn đề môi trường và tài nguyên.

    Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn so với hoạt động của từng doanh nghiệp.

    Theo “Sổ tay phát triển KCNST cho các nước đang phát triển Châu Á” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để xây dựng một KCN theo hướng một KCNST gồm: Hài hòa với thiên nhiên; Hệ thống năng lượng; Quản lý dòng nguyên liệu và chất thải; Cấp thoát nước; Quản lý KCNST hiệu quả; Xây dựng/cải tạo; Hòa nhập với cộng đồng địa phương.

    Ước tính, trên thế giới có khoảng 30 KCNST chia thành các nhóm khác nhau: KCNST nông nghiệp Burlington, Vermont, Mỹ; KCNST tài nguyên tái tạo Cabazon, California, Mỹ; KCNST hóa chất Quzchou, Zhejang, Trung Quốc… Tuy nhiên, có thể phân loại các KCNST thành 5 nhóm sau: KCNST nông nghiệp; KCNST tái tạo tài nguyên; KCNST năng lượng tái sinh; KCNST nhà máy điện và KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất. Sự khác nhau này tùy thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường tại khu vực đặt KCNST hay các KCNST được tái thiết lại từ những KCN.

    KCN Kalundborg, Đan Mạch được xem là một ví dụ điển hình để hình thành hệ thống lý luận sinh thái học công nghiệp và các KCNST trên thế giới. Thành phần chính tham gia vào KCN này bao gồm: Nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại Đan Mạch – Nhà máy điện Asnaes; Nhà máy lọc dầu Staltoil, Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzym Novo Nordisk; Nhà máy sản xuất ván trát tường Gyproc – nhà máy lớn nhất vùng Scandinavia, đô thị Kaludborg, phân phối nước, điện cho 20.000 người dân. Sự cộng sinh đã phát triển qua nhiều năm bao gồm các đối tác từ các huyện khác, cũng như nông trại. Các công ty tham gia trao đổi nguyên liệu và năng lượng vì lợi ích chung, trên cơ sở đó phế thải từ một công ty này có thể được sử dụng như là đầu vào chi phí thấp cho công ty khác. Mô hình trao đổi chất giữa các nhà máy trong KCN này được miêu tả trong sơ đồ dưới đây.

    Mô hình trao đổi chất giữa các nhà máy trong KCN Kalundborg, Đan Mạch

    Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “Trao đổi chất thải”; Khoảng cách (về vị trí địa lý giữa các nhà máy không quá lớn; Mỗi nhà máy đều năm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tình thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ ban chức năng.

    Thực tế vận hành KCNST từ năm 1972 – 2003 cho thấy mang lại lợi ích thiết thực như sau (Côté và Hakk, 1995; Cohenrosenthal và McGalliard, 2003): Giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên (Dầu:19.000 tấn/năm, than đá: 30.000 tấn/năm, nước: 600.000 m3/năm); Giảm lượng khí thải phát sinh: CO2: 130.000 tấn/năm, SO2: 3.700 tấn/năm: Tái sử dụng phế phẩm (Tro: 135 tấn/năm, Sulphua: 2.800 tấn/năm, Thạch cao: 80.000 tấn/năm, Nito trong bùn: 800.000 tấn/năm).

    KCN Kalundborg, Đan Mạch

    Tại Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư và phát triển các KCN. Theo Vụ quản lý KCN, Khu chế xuất (KCX) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến 9/2012, cả nước có 283 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha trên 58 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các KCN, cụm công nghiệp hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và BVMT. Hiện tại, chỉ có một số KCN, KCX ở phía Nam hoạt động theo mô hình KCNST. Ví dụ:

    KCX Linh Trung I (TP.HCM) có tổng diện tích 62 ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty. Đây là nơi tập hợp của các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên. Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX đều thực hiện trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua phế liệu, tái sinh, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài KCX;

    KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha, với các ngành công nghiệp như: dệt may, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa mỹ phẩm, điện tử, điện gia dụng…. KCN hình thành một mạng lưới trao đổi chất thải, giấy caton được sử dụng để sản xuất hộp cát tông, nguyên liệu vải, sợi phế liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, bụi bông… Còn mạng lưới trao đổi chất thải bên ngoài KCN được thiết lập đối với tái chế phế liệu như: nhựa, giấy và cát tông… Chất thải rắn, khí thải đều được xử lý, còn nước thải được xử lý và tái sử dụng cho các thiết bị vệ sinh ở khu lưu trú của công nhân (240 m³/ngày), tưới cây (500 m³/ngày) ngoài ra nước thải sau xử lý là 7.500 m³/ngày.

    Có thể nói, việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh. Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng mô hình này tại Việt Nam thì hệ thống chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Ưu đãi đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái

    Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP Quy định về Quản lý Khu công nghiệp và Khu Kinh tế vừa được Chính phủ ban hành, doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi.

    Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 10/7/2018.

    Vậy Khu công nghiệp sinh thái cần phải thỏa mãn những điều kiện gì?

    Điều 42. Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái

    1. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và lao động; khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.

    2. Nhà đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu khu công nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật, bao gồm: Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy…) và các dịch vụ liên quan.

    3. Tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu.

    4. Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng.

    KCN sinh thái phải có tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn.

    5. Thực hiện ít nhất 01 liên kết cộng sinh công nghiệp và ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp.

    6. Có giải pháp đảm bảo nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

    7. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng năng lượng, nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.

    8. Hàng năm, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp tới Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.

    Điều 43. Ưu đãi đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái

    1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí tại Điều 42 Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu công nghiệp chứng nhận là khu công nghiệp sinh thái sau khi lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.

    2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hoạt động cộng sinh công nghiệp được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chứng nhận là doanh nghiệp sinh thái trong khu công nghiệp.

    Doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi.

    3. Doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ, tổ chức tài chính, nhà tài trợ trong nước và quốc tế để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và các giải pháp cộng sinh công nghiệp.

    4. Doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.

    5. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Theo vncpc.org

    Công bố Bản Thiết kế cho Tương lai Năng lượng Sạch của Việt Nam

    0

    Ngày 05/06/2018, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) công bố “Bản Thiết kế cho Tương lai Năng lượng Sạch của Việt Nam” tại hội thảo “Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam”. Bản Thiết kế được xây dựng theo hướng có lợi cho sức khỏe, hợp lý về chi phí và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Đây là kết quả được rút ra từ nghiên cứu “Các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam” do chuyên gia GreenID thực hiện. Nghiên cứu đưa ra 5 kịch bản để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của Việt Nam.

    Các kịch bản được xây dựng theo hướng tiếp cận tối ưu hóa chi phí, đồng thời xem xét chi phí ngoại biên từ tác động của ô nhiễm không khí và phát thải các bon.

    Nghiên cứu nêu trên chỉ ra rằng sau năm 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới mà vẫn duy trì hệ thống năng lượng an toàn với giá cả hợp lý.

    “Theo Bản Thiết kế đề xuất này, Việt Nam có thể có đủ điện dùng mà vẫn đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân”, bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), đại diện Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), nhận định.

    Chuyển dịch sang năng lượng xanh là rất quan trọng và cần thiết vì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

    “Với việc Chính phủ định hình kế hoạch phát triển năng lượng dự kiến vào năm 2019, đây là thời điểm quan trọng để lên kế hoạch cho một hệ thống năng lượng hiện đại cung cấp năng lượng an toàn, giá cả phải chăng, mà không gây hại cho sức khỏe của người dân.”

    Nghiên cứu cho thấy phương án an toàn nhất và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam đồng thời đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris là cắt 30 GW điện than, tương đương với đưa ra khỏi quy hoạch 25 nhà máy điện than và thay vào đó áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo.

    So với Quy hoạch điện VII điều chỉnh (QHĐ VII ĐC), Bản Thiết kế này đề xuất đến năm 2030 tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8%; và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%.

    Những lợi ích mà Bản Thiết kế này mang lại cho Việt Nam gồm: Tăng cường an ninh năng lượng do giảm tỷ lệ nhập khẩu than; Tránh được việc phải xây dựng thêm khoảng 30.000 MW nhiệt điện than vào năm 2030, tương đương với khoảng 25 nhà máy điện than; Giảm áp lực huy động 60 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than này; Tránh được việc đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm tương ứng với 7 tỷ đô la Mỹ/năm cho việc nhập khẩu than; Giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2/năm so với QHĐ VII ĐC, đưa Việt Nam theo đúng với mục tiêu của Thỏa thuận Paris; Giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước. Ước tính kịch bản này sẽ giúp tránh được khoảng 7600 ca tử vong sớm hàng năm vào năm 2030 so với QHĐ VII ĐC.

    “Chuyển dịch sang năng lượng xanh là rất quan trọng và cần thiết vì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Hơn nữa, phát triển xanh là hướng đi thông minh cho Việt Nam, một quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một hướng đi hợp lý để Việt Nam tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi nỗ lực lớn và bước đi phù hợp của tất cả các bên liên quan để các công nghệ năng lượng tái tạo được đi vào thực tế phát triển và áp dụng”, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ.

    “Các quyết định đối với việc phát triển hệ thống năng lượng của Việt Nam trong năm tới sẽ có tác động và hệ lụy không chỉ hôm nay mà còn tới các thế hệ sau này”, chia sẻ bởi bà Ngụy Thị Khanh, người Việt Nam đầu tiên đạt giải môi trường Goldman, Giám đốc GreenID.

    “Chúng tôi tha thiết kiến nghị Chính phủ nắm bắt cơ hội khai thác nguồn tài nguyên năng lượng sạch dồi dào của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm, định hướng đầu tư và đảm bảo một tương lai an toàn và khỏe mạnh cho người dân Việt Nam. Bản Thiết kế này đưa ra một hướng đi thiết thực để đạt được mục tiêu đó”, bà Khanh cho biết thêm.

    Theo moitruong.com.vn

    WHO và WMO hợp tác chống lại các rủi ro môi trường đối với sức khỏe

    Để ứng phó với tác động ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cùng thống nhất phối hợp tăng cường hành động chung để giải quyết các rủi ro môi trường vốn là nguyên nhân gây ra 12,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

    Theo đó, Tổng thư ký WMO Petteri Taalas và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ký kết một khuôn khổ hợp tác mới về khí hậu, môi trường và sức khỏe. Chương trình hợp tác này được thực hiện sau khi thiết lập liên minh toàn cầu giữa WMO, WHO và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vào ngày 24/5 tại Hội nghị Y tế Thế giới ở Geneva.

    Trong tuyên bố được đưa ra, ông Tedro cho biết: “Mỗi năm, hơn 12 triệu người chết vì những rủi ro tiềm ẩn trong môi trường của chúng ta, do không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống, hoặc hóa chất vô hình mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc”.

    “Ngoài ra, khí hậu thay đổi còn cho chúng ta thấy nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, bao gồm bão, hạn hán và những thay đổi trong các mẫu bệnh truyền nhiễm. Đó là lý do tại sao chúng tôi hợp tác với các cơ quan Liên hợp quốc khác để đẩy mạnh nỗ lực nhằm giải quyết các nguyên nhân môi trường sâu xa gây hại cho sức khỏe của con người” – ông lý giải.

    Sử dụng dữ liệu thời tiết và khí hậu để đánh giá rủi ro tốt hơn

    Thỏa thuận do WMO và WHO cam kết để đẩy nhanh hành động nhằm cải thiện các kết quả về mặt sức khỏe thông qua việc phát triển và sử dụng “các dịch vụ thời tiết và khí hậu có liên quan và thiết lập quy tắc về kết cấu khí quyển và thủy văn cùng những dịch vụ vận hành”.

    Thỏa thuận phối hợp này cũng tập trung vào việc tăng cường sự hiểu biết và quản lý các rủi ro sức khỏe liên quan đến các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan và biến đổi khí hậu trong dài hạn. Điều này bao gồm việc truy cập và sử dụng dữ liệu thời tiết và khí hậu tốt hơn để đánh giá rủi ro, lập kế hoạch thích ứng và phát triển các dịch vụ phù hợp.

    Khuôn khổ hợp tác của WHO và WMO cũng ưu tiên cải thiện việc giám sát và quản lý các rủi ro về sức khỏe liên quan đến môi trường như bức xạ tia cực tím, chất lượng không khí nguy hại và nước. Khuôn khổ này sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các dịch vụ khí tượng trong việc theo dõi và dự đoán chất lượng không khí, và các cơ quan y tế trong xử lý tác động của việc con người tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

    Mục tiêu tổng thể là thúc đẩy các chính sách và thực tế có lợi cho sức khỏe cộng đồng và giảm phát thải khí nhà kính.

    Đặc biệt chú ý đến các nước đang phát triển, nhất là các quốc đảo nhỏ

    Thỏa thuận mới giữa WHO và WMO phù hợp với chương trình nghị sự quốc tế về phát triển bền vững, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đặc biệt chú ý đến các quần thể dễ bị tổn thương nhất của các nước đang phát triển, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các khu vực đô thị.

    Tổng thư ký WMO Petteri Taalas trích dẫn ví dụ về cơn bão Maria đã từng cướp đi sinh mạng của 64 người ở Puerto Rico. Theo một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, cơn bão đã thực sự liên quan đến thêm 4,645 trường hợp tử vong – gấp hơn 70 lần so với ước tính chính thức, do sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe, điện và cơ sở hạ tầng.

    “Điều này cho thấy ngoài số lượng thương vong ngay lập tức, thiên tai có tác động lâu dài đối với sức khỏe con người” – ông Taalas lưu ý. “Đó là lý do tại sao WMO đang xúc tiến các dịch vụ cảnh báo sớm nhiều nguy cơ chống lại những hiện tượng có tác động mạnh, chẳng hạn như những cơn bão nhiệt đới gây ra nhiều rủi ro leo thang”.

    Ngoài ra, Tổng thư ký WMO cũng cho biết “nhiều bệnh truyền qua vector như sốt rét và sốt xuất huyết phụ thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ”. Chính vì vậy, “cung cấp các dịch vụ khí hậu theo mùa là cần thiết để ngăn chặn và xử lý các bệnh nhạy cảm với khí hậu này”. Theo ông Taalas, những cảnh báo về khí hậu nóng ngày càng được sử dụng nhiều hơn như một công cụ để giảm tác động của sóng nhiệt lên sức khỏe con người.

    Theo vea.gov.vn

    Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon: Cần nhiều hơn những dự án tái chế

    Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2018 là “Cần giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Để hưởng ứng sự kiện này, Bộ TN&MT đã phát động “Tháng Hành động vì môi trường” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của chúng ta.

    Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và hầu hết số nhựa này không được tái chế. Hiện, 79% lượng rác thải nhựa đang bị chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa đổ ra môi trường.

    Điều đáng nói là có tới hơn phân nửa số rác thải nhựa đến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%. Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka. Như vậy, Việt Nam là nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới. Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển Đông dao động trong khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

    Việc xử lý rác thải nhựa cũng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: MH

    Tái chế còn ít

    Tại Việt Nam lượng rác thải nhựa thải ra rất lớn, gần 18.000 tấn. Nhưng số lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở chất thải.

    Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp.

    Không chỉ có Việt Nam, việc xử lý rác thải nhựa của các quốc gia khác cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mới chỉ có khoảng 9% số rác thải này được tái chế, 12% lượng rác thải nhựa được đem thiêu hủy nhưng đây là một giải pháp gây nguy hại trực tiếp đến môi trường. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh tỉnh, nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ, Trái đất sẽ sớm ngập chìm trong rác thải nhựa. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện cuộc cách mạng tái chế nhựa, đồng thời, cần thiết lập một cơ chế mới nhằm hạn chế việc vứt bỏ rác thải nhựa ra ngoài thiên nhiên, nhất là các đại dương.

    Việt Nam nỗ lực giải quyết

    Để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe, tới đây, Bộ TN&MT sẽ phát động “Tháng Hành động vì môi trường” với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen trong cuộc sống hàng ngày như sử dụng túi ni lông, xả rác thải nhựa ra môi trường… Bộ sẽ đồng loạt tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư…

    Hiện nay, Bộ đã đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai một số nội dung, giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên, đặc biệt, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm các quy định tại Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại.

    Theo baotainguyenmoitruong.vn

    Năng lượng tái tạo có mức tăng lớn nhất trong lịch sử

    0

    Năng lượng tái tạo chiếm 70% tổng công suất phát điện mới trên toàn cầu vào năm 2017. Đây là mức tăng lớn nhất về năng lượng tái tạo trong lịch sử hiện đại, theo Báo cáo Hiện trạng Năng lượng tái tạo toàn cầu 2018 (GSR) của REN21.

    Nhưng trong lĩnh vực sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải – chiếm khoảng 4/5 nhu cầu năng lượng toàn cầu – tiếp tục tụt hậu so với ngành điện. Báo cáo GRS được công bố ngày 04/06/2018, là báo cáo tổng quan hàng năm toàn diện nhất về hiện trạng phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.

    Công suất lắp đặt mới của điện mặt trời (PV) đạt mức kỷ lục: điện mặt trời tăng 29% so với năm 2016, đạt 98 GW. Tổng công suất phát điện bổ sung từ điện mặt trời vào hệ thống điện nhiều hơn so với tổng công suất cộng dồn từ cả ba nguồn than, khí tự nhiên và điện hạt nhân. Điện gió cũng góp phần làm tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo toàn cầu với 52 GW.

    Năng lượng tái tạo chiếm 70% tổng công suất phát điện mới trên toàn cầu vào năm 2017.

    Đầu tư vào công suất lắp đặt điện tái tạo mới gấp đôi so với tổng đầu tư mới cho điện từ cả hai nguồn nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, mặc dù vẫn còn khoản tiền trợ giá lớn cho đầu tư điện nhiên liệu hóa thạch. Hơn 2/3 nguồn đầu tư vào sản xuất điện năm 2017 dồn vàonăng lượng tái tạo nhờ giá thành ngày càng cạnh tranh hơn – và tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

    Đầu tư vào năng lượng tái tạo được tập trung vào một số khu vực: Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ chiếm gần 75% nguồn đầu tư vào năng lượng tái tạo thế giới trong năm 2017. Tuy nhiên, khi tính theo đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), quần đảo Marshall, Rwanda, quần đảo Solomon, Guinea-Bissau, và nhiều quốc gia đang phát triển khác đang đầu tư ngày càng nhiều vào năng lượng tái tạo hơn cả các nước phát triển và nước có nền kinh tế mới nổi.

    Nhu cầu năng lượng và lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng đều tăng đáng kể lần đầu tiên trong bốn năm. Lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng tăng 1.4%. Nhu cầu năng lượng thế giới tăng khoảng 2.1% trong năm 2017 do sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi cũng như việc tăng dân số. Chiều hướng gia tăng năng lượng tái tạo không theo kịp với sự gia tăng nhu cầu năng lượng và việc tiếp tục đầu tư vào năng lượng hóa thạch và hạt nhân.

    Trong ngành điện, việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đang được tiến hành nhưng diễn tiến chậm hơn so với khả năng và mong đợi. Cam kết theo thỏa thuận khí hậu Paris 2015 nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức “thấp hơn” 2 độ C so với mức tiền công nghiệp làm rõ hơn thách thức này.

    Nếu thế giới đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris, lĩnh vực sưởi ấm, làm mát hay ngành giao thông vận tải sẽ cần nhanh chóng nối bước ngành điện. Các lĩnh vực này đã ghi nhận:

    Có sự thay đổi nhỏ về ứng dụng năng lượng tái tạo trong sưởi ấm và làm mát: năng lượng tái tạo hiện đại cung cấp khoảng 9% của tổng sản xuất nhiệt toàn cầu năm 2015. Chỉ có 48 quốc gia trên thế giới có các mục tiêu quốc gia về năng lượng tái tạo trong lĩnh vực sưởi ấm và làm mát, trong khi 146 nước có mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo cho ngành điện.

    Sự thay đổi nhỏ đang diễn ra. Tại Ấn Độ, ví dụ như việc lắp đặt các nhà thu nhiệt mặt trời tăng khoảng 25% trong năm 2017 so với năm 2016. Trung Quốc đặt mục tiêu có 2% nhu cầu làm mát của những tòa nhà đến từ năng lượng nhiệt mặt trời vào năm 2020.

    Trong giao thông, tăng cường điện khí hóa đang mang lại nhiều khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo cho dù nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Hơn 30 triệu xe điện hai bánh và ba bánh được bổ sung trên thế giới mỗi năm, và 1.2 triệu ô tô điện được bán vào năm 2017, tăng khoảng 58% so với 2016.

    Điện cung cấp 1.3% nhu cầu năng lượng cho giao thông vận tải, trong đó khoảng 1/4 từ nguồn năng lượng tái tạo, và nhiên liệu sinh học cung cấp 2.9%. Tuy nhiên, nhìn chung, 92% nhu cầu năng lượng cho giao thông vận tải được cung cấp bởi dầu mỏ, và chỉ có 42 quốc gia có mục tiêu về sử dụng năng lượng tái tạo trong giao thông.

    Để thay đổi trong những ngành này, cần đưa ra các khung chính sách đúng đắn, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo ứng dụng cho ba lĩnh vực này.

    Theo Rana Adib, Thư ký điều hành REN21: “Việc đánh đồng “điện” với “năng lượng” dẫn đến tâm lý tự mãn. Chúng ta có thể đang tiến nhanh đến tương lai 100% điện tái tạo, nhưng khi nói đến việc sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải, đáng tiếc, chúng ta chưa có nhiều nỗ lực và lơ là như thể chúng ta còn rất nhiều thời gian”.

    Arthouros Zervos, Giám đốc REN21, bổ sung thêm: “Để chuyển dịch năng lượng diễn ra, cần có quyết tâm chính trị từ các chính phủ – ví dụ như chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết, và thiết lập mục tiêu và chính sách rõ ràng cho các lĩnh vực sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải. Nếu không có quyết tâm chính trị này, thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được những cam kết về khí hậu và phát triển bền vững.”

    Theo moitruong.com.vn

    Ngày Môi trường thế giới năm 2018: “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”

    Ngày Môi trường thế giới là sự kiện thường niên lớn nhất về bảo vệ môi trường được tổ chức vào ngày 5/6. Ngày môi trường thế giới năm nay là cơ hội để mỗi chúng ta, bằng nhiều cách giúp chống lại ô nhiễm chất thải nhựa trên toàn thế giới.

    ​Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp. Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni lông, hộp đựng đồ ăn, cốc,…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Chất thải nhựa trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội.

    Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần.

    Nhằm hưởng ứng sự kiện quan trọng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” vào tối ngày 04/6 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

    Năm nay, Lễ phát động với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen cuộc sống hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khoẻ của chúng ta.

    Để có những hành động, kết quả thiết thực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, hưởng ứng ngày Môi trường thế giới trên phạm vi cả nước.

    Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai một số nội dung, giải pháp tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

    Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên, đặc biệt áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm các quy định tại Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

    Đồng loạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới tạo thành chuỗi hoạt động thuộc “Tháng hành động vì môi trường” trên phạm vi cả nước. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư…

    Một số hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” và Ngày Môi trường thế giới năm 2018 gồm:

    – Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” kết hợp Trao Giải thưởng báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ IV (tối ngày 4 tháng 6 năm 2018);

    – Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực miền Trung và Tây Nguyên (sáng ngày 5 tháng 6 năm 2018);

    – Diễn đàn “Tăng cường hoạt động của báo chí trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Quy Nhơn, Bình Định (sáng ngày 4 tháng 6 năm 2018).

    Theo vea.gov.vn