28 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 405

    Vải, nhãn, mít, xoài… có nóng như mọi người vẫn nghĩ?

    Những hoa quả như vải nhãn, mít, xoài đang vào mùa chín rộ, nhưng nhiều người e ngại không dám ăn vì sợ nóng, vậy chúng có thực sự nóng như chúng ta vẫn tưởng không?

    Theo Ths.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, quả chín là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người. Một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. “Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng”, bác sĩ Hải nhận định.

    Các loại quả thường có vào mùa hè như vải, nhãn, dứa, mận, mít, xoài rất giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C… giúp tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

    Tuy nhiên, những loại quả này thường chứa một lượng lớn đường glucoza, tiêu thụ hoa quả nhiều đường cùng một lúc sẽ khiến cơ thể sẽ hấp thụ đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp gây triệu chứng người bủn rủn, bứt rứt, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt.

    Trẻ em không nên ăn quá 6 quả vải mỗi ngày. Ảnh minh họa

    Vì chứa nhiều đường nên những người béo phì, mắc đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao sẽ có nguy cơ bị tăng lượng đường trong máu.

    Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, thể trạng nóng, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

    Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu nên cho bé ăn một lượng vừa phải không quá 100g vải tươi (5 – 6 quả). Người lớn không nên ăn quá 10 quả một lúc. Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cũng được khuyến cáo là không nên ăn nhiều những loại quả chứa nhiều đường. Vì đường huyết tăng có thể gây khó sinh, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng.

    Trước khi ăn vải, nhãn, mít, dứa… có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương… như vậy sẽ cân bằng cơ thể. Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

    Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ cân bằng được lượng đường. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn.

    Theo Vietq

    Biến rác thải thành… tiền

    Rác tưởng chừng như là đổ bỏ đi thế nhưng nhiều người đã biến nó thành những sáng chế vô cùng hữu ích như biến rác thành tiền, biến rác thành quần áo, biến rác thành đồ gia dụng hay điện năng…

    Israel biến rác thành đồ gia dụng

    Rác ở bãi rác lại có thể dùng để chế tạo đồ gia dụng như ghế và thùng rác. Nhưng một công ty ở Israel có tên là UBQ đã kinh doanh về lĩnh vực này, họ còn xin cấp bằng sáng chế đối với quy trình chế tạo này.

    Giám đốc điều hành Christopher Swann của UBQ cho biết: “Những thứ mà bạn nhìn thấy ở đây có thể giống như đồ bỏ đi, nhưng chúng tôi muốn biến chúng thành đồ gia dụng như ghế, thùng rác và lọ hoa”.

    Theo tổng giám đốc Jack Peggio của UBQ: “Rác ở đây bao gồm cơm thừa, vỏ chuối, xương gà, hamburger, túi nhựa bẩn, hộp bẩn, giấy bẩn, cái gì cũng có. Chúng tôi đã cho sử lý vệ sinh, làm khô, qua gia công tán nhỏ và dùng kỹ thuật độc quyền mang tính cách mạng của chúng tôi để xử lý”.

    Rác biến thành dạng viên sau quá trình tán nhỏ nhào trộn để các công ty khác có thể dùng để sản xuất ra sản phẩm.

    Chủ tịch Albert Doer của UBQ cho hay: “Trên thực tế, họ có thể sử dụng các thiết bị hiện có để sản xuất những sản phẩm mà họ đã sản xuất, chỉ là nay đã có thể dùng nguyên liệu của công ty chúng tôi, không cần dùng nhựa nữa”.

    Israel biến rác thành đồ gia dụng.

    Biến rác thành tiền

    Ở thành phố Kawasaki (Nhật), các doanh nghiệp không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường, mà họ còn biến rác thành tiền…

    Trường hợp của PRT và nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki chỉ là hai ví dụ điển hình về việc biến rác thành tiền và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Bởi ở thành phố 1,45 triệu dân, GDP đạt 5,2 nghìn tỷ Yên này, từ năm 1970-1972, 45 nhà máy lớn nhất thành phố đã phải ký với chính quyền về việc cam kết bảo vệ môi trường.

    Ông Satoru Yokota, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu môi trường Kawasaki (Cục Môi trường Kawasaki) cho hay, theo ký kết, các công ty ở thành phố tập trung nhiều tập đoàn lớn trên thế giới này phải có chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc dùng các nguyên, nhiên liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường dùng cho sản xuất. Việc bảo vệ môi trường được chính quyền thành phố giao nhiệm vụ cho từng quận.

    Ăn nên làm ra nhờ việc thu gom rác thải.

    Tuy nhiên, bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại, các chất thải đã được tái chế làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hóa học… Theo ước tính, riêng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy mỗi ngày xử lý được 4 tấn chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hóa học (trong ảnh là nguyên liệu khô, kết quả xử lý nước thải).

    Với một tập đoàn chuyên về thực phẩm hiện có 126 nhà máy, doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm, việc xử lý chất thải thành nguyên liệu tái chế là quy trình bắt buộc của tập đoàn, đại diện Ajinomoto trao đổi với báo điện tử VnEconomy.

    Khác với PRT có mục tiêu quan trọng là biến rác thành tiền, nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki lại đối mặt với việc phải xử lý nước thải để bảo vệ môi trường. Nhà máy có diện tích 350.000 m2 này hiện là nơi làm việc của 3.000 công nhân.

    Vốn đầu tư nhà máy tái chế rác nhựa này là 20 tỷ Yên (khoảng 177 triệu USD, tương đương 3,78 nghìn tỷ đồng). Chi phí đầu tư nhà máy không quá lớn so với quy mô một phần quan trọng nhờ công ty phát minh ra được dây chuyền tái chế, thay vì đi mua. Vì thế, tài sản quý giá nhất của công ty được cho là dây truyền tái chế rác hiện đại.

    Từ những chai nhựa bỏ đi, qua quy trình tái chế phức tạp thì cho ra sản phẩm hạt nhựa trắng để tái chế ra chai nhựa mới. Sản phẩm hạt nhựa không được xuất khẩu ra nước ngoài, mà dùng để tái chế cho thị trường trong nước.

    Cũng theo bà Toshiko Ito, mỗi năm nhà máy xử lý được 27.500 tấn chai nhựa. Dù chi phí thu mua thấp nhưng bà từ chối trả lời mức doanh thu và lợi nhuận vì đây là “bí mật kinh doanh”.

    Hàng ngày, một lượng lớn vỏ chai nhựa được cho vào thùng rác. Ô nhiễm chất thải rắn trở thành một vấn đề của nhiều thành phố. Tuy nhiên, ở thành phố Kawasaki (Nhật), Công ty Pet Refine Technology (PRT) lại đang ăn nên làm ra nhờ việc gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sinh.

    Biến rác thải thành quần áo

    Người Nhật rất chú trọng và tỉ mỉ trong quy trình phân loại rác. Nếu như ở các nước khác trên thế giới, hầu hết rác thải được phân làm 2 loại chính là tái chế được và không tái chế được, thì ở Nhật, rác thải được chia ra đến 6 loại. Từ rác đốt được, rác không đốt được, rác cồng kềnh đến rác độc hại… tất cả sẽ được phân loại thành từng nhóm riêng biệt để đem đi tái chế.

    Cũng nhờ quá trình này cùng với công nghệ hiện đại, người Nhật đã áp dụng những kỹ thuật vô cùng tiên tiến để xử lí rác thải. Không chỉ giúp giải quyết rác thải hiệu quả, người ta còn chế tạo ra những thành phẩm đặc sắc. Nhờ đó, việc biến rác thải thành quần áo, gạch lát đường hay nguyên liệu cho ngành khác trở nên thuận tiện hơn.

    Người Nhật còn biến rác thành quần áo.

    Với công suất một tấn mỗi giờ, nhà máy xử lí rác ở quận Mitano đã tái chế nhựa PET vô cùng hiệu quả. Từ những chai nhựa bỏ đi, người ta đã tái chế lại thành các chai nhựa mới hoặc biến chúng thành sợi văn phòng. Những sợi này được dệt và may thành những bộ quần áo vô cùng bắt mắt. Với tính ứng dụng cao, sợi văn phòng từ nhựa PET sẽ có mặt trong nhiều sản phẩm may mặc trong tương lai.

    Biến rác thải thành điện năng

    Không phải đâu xa, ngay tại Việt Nam, lần đầu tiên một dây chuyền công nghệ biến rác thải thành điện năng đã được thực nghiệm thành công tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

    Theo công nghệ điện rác WTE (CNĐR), rác thải rắn sẽ được xử lý bằng phương pháp khí hóa thiếu oxy tạo ra khí gas tổng hợp (syngas) để phát điện theo CNĐR. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng dây chuyền khép kín, không tốn quỹ đất để chôn lấp và không cần phải phân loại rác đầu nguồn. Khi chuyển hóa rác thành khí gas tổng hợp không phát sinh mùi, nước; ổn định và an toàn suốt quá trình vận hành.

    Theo báo cáo của công ty HMC, trong đợt chạy khảo nghiệm từ ngày 21/9 đến 25/10/2016, nhà máy này đã tiếp nhận và xử lý sạch 208 tấn rác thải rắn không phân loại do công ty Môi trường đô thị Hà Nam cung cấp.

    Phần khí gas tổng hợp thu được đã được dùng để chạy ba tổ máy phát điện công suất 550 KVA, 680 KVA, thắp sáng cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng hàng rào của nhà máy liên tục trong 12 tiếng/ngày (trong 10 ngày). Từ ngày 17/10/2016, nhà máy đã chính thức đấu điện chiếu sáng cho KCN Đồng Văn I từ 17h30 đến 6h sáng ngày hôm sau, trong 7 ngày liên tục.

    Ông Đặng Đình Thoảng, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hà Nam, đây là công nghệ cơ bản được đánh giá là ưu việt, Việt Nam có nhiều công nghệ điện rác, tuy nhiên HMC là đơn vị được đánh giá hoàn thiện hơn cả, thực tế cho thấy công ty này đã xử lý được rác và dùng năng lượng thu được để phát được điện.

    Tuy nhiên, để nhân rộng công nghệ trên ra toàn quốc hay có thể xuất khẩu được cần phải đánh giá lại quá trình hoàn thiện dây chuyền công nghệ này từ chịu lực, áp suất, tính an toàn, tính bền vững, các chất độc hại, khí thải có an toàn không… và sự đánh giá này phải được Hội đồng khoa học kỹ thuật Quốc gia đánh giá.

    Theo moitruong.com.vn

    Điểm danh những lợi ích SXSH mang lại cho ngành sản xuất giấy

    Quá trình sản xuất giấy làm phát sinh không ít chất thải, khí thải gây ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ là cách giúp chủ động phòng ngừa ô nhiễm mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khi doanh nghiệp triển khai.

    Những nguồn phát thải ô nhiễm từ ngành giấy

    Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ gia trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

    So với quá trình làm bột, nước thải từ các công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lượng chất rắn lơ lửng, dù hàm lượng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia.

    Chất ô nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), cùng các phụ gia khác.

    Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ gia trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

    Bên cạnh đó, mùi cũng là một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu. Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

    Đó là chưa kể tới, trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO, v.v…) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v…). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt mảnh gỗ. Ngoài những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.

    Song, nhiều nhất là chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của các công đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên liệu thô… và rất khó ước tính.

    Sản xuất sạch hơn (SXSH) giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa ô nhiễm

    Một trong các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là phương pháp tiếp cận “cuối đường ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải/chất thải chỉ sau khi chúng đã phát sinh.

    Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý nước thải, các thiết bị kểm soát ô nhiểm không khí và các bãi chôn lấp an toàn – đây là những công việc rất tốn kém.

    Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt động nào cũng không bao giờ đạt được hiệu suất 100%. Luôn có tổn hao nào đó vào môi trường và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này là sự lãng phí hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều này.

    Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường đang gần như cạn kiệt và các đơn vị sản xuất công nghiệp dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản xuất của mình. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH).

    SXSH được định nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

    Sự khác biệt căn bản giữa EOP hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động, theo “triết lý dự đoán và phòng ngừa”. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, khi giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH sẽ giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. SXSH luôn hướng tới hiệu suất sử dụng đầu vào gần tới 100% trong giới hạn về khả thi kinh tế.

    Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh rằng, SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị: SXSH đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm.

    SXSH mạng lại lợi ích gì cho ngành giấy

    Phương pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy quy mô vừa và nhỏ là rất tốt kém. Trong một số trường hợp, chi phí cho một trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà máy và thiết bị. Ngoài ra phí vận hành hàng năm có thể lên đến 12-15% tổng doanh thu của ngành. Vì vậy, một phương pháp tiếp cận tốt hơn sẽ là khai thác các cơ hội SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô nhiễm còn lại. Tiếp cận này không chỉ mang lại hiệu quả về nguồn lực, giảm chi phí sản xuất, mà còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải.

    Những lợi ích khi doanh nghiệp sản xuất giấy áp dụng SXSH

    Đáp ứng các quy định của pháp luật

    Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về phát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thường đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và tốn kém, như các trạm xử lý nước thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc xử lý lượng chất thải còn lại trở lên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm được điều này là do SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi mặt: khối lượng, trọng lượng, và cả độ độc.

    Một số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt hàng.

    Đáp ứng đòi hỏi về hệ thống quản lý môi trường (EMS)

    ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo rằng các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trường của mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trường.

    Một số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt hàng. SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 dễ dàng hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các công việc ban đầu đã được thực hiện thông qua đánh giá SXSH.

    Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trường ngày càng nâng cao đã làm nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Kết quả là khi nỗ lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trường mới cho mình và sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, có thể bán được với giá cao hơn.

    Dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính

    Các đề án đầu tư dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả thi môi trường, kỹ thuật và kinh tế của khoản đầu tư dự kiến. Điều này tạo ra một cơ sở vững chắc để giành được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Trong công nghiệp giấy và bột giấy, nếu một giải pháp SXSH là lắp đặt một chụp kiểm soát vận tốc ở bộ phận xeo giấy, cần phải tiến hành phân tích chi tiết về tiềm năng tiết kiệm hơi nước, tăng công suất sản xuất…

    Công ty có thể trình kết quả phân tích này lên các ngân hàng để xin vay vốn cho dự án lắp đặt chụp kiểm soát vận tốc. Trên thị trường quốc tế, các tổ chức tài chính đang rất quan tâm đến vấn đề suy thoái môi trường nên khá chú ý đến các đơn xin vay vốn theo quan điểm môi trường.

    Cải thiện môi trường làm việc

    Bên cạnh nâng cao hiệu quả môi trường và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể, việc giảm thiểu rò rỉ clo tại công đoạn tẩy trắng sẽ giảm mùi clo khó chịu trong không khí nhờ đó có thể nâng cao năng suất của người công nhân. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho người lao động và đồng thời tăng cường sự quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động như vậy sẽ giúp cho công ty của bạn thu được lợi thế cạnh tranh.

    Bảo tồn tài nguyên

    Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp dụng các giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp quản lý tốt nội vi.

    Ở một cơ sở sản xuất giấy và bột giấy đặc thù quy mô vừa/nhỏ ở Việt Nam, có thể tiết kiệm nguyên liệu thô (gồm cả xơ và hóa chất) vào khoảng 6-15%, mang lại lợi ích khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp.

    Bảo tồn nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và một số cơ sở công nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn nước ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn thế nữa, một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi phí cho hóa chất và năng lượng càng nhiều.

    Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam, theo ước tính tiềm năng tiết kiệm nước là khoảng từ 15-20%/năm

    Bảo tồn năng lượng: Công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp đơn giản và chi phí thấp vào là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào. Có một số trường hợp tổng tiềm năng bảo tồn năng lượng (gồm các giải pháp thay đổi công nghệ, ví dụ lắp đặt hệ thống đồng phát sử dụng sinh khối nông nghiệp) là khoảng từ 20-25%.

    Bên cạnh nâng cao hiệu quả môi trường và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

    Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, các chương trình như Cơ chế phát triển sạch và thương mại carbon đang là cơ hội sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lượng phát thải khí nhà kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp bảo tồn năng lượng.

    Theo đó, lợi ích mà SXSH mang lại cho ngành sản xuất giấy và bột giấy là vô cùng lớn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng hiện nay cũng đã có nhận thức rất tốt về trách nhiệm xã hội trong quá trình tiêu dùng, vì vậy họ cũng có những yêu cầu ngày càng cao đối với nhà sản xuất.

    Theo vncpc.org

    Thạc sĩ quốc tế ngành năng lượng và cơ hội thực tập tại Pháp

    Năm học 2018-2019, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (còn được gọi là Trường Đại học Việt Pháp) tiếp tục tuyển sinh chương trình Thạc sĩ ngành Năng lượng, chuyên ngành Điện Xanh cấp bằng quốc tế. Trường có chính sách học bổng đa dạng và cơ hội thực tập nước ngoài cho sinh viên.

    Chương trình đào tạo Thạc sĩ quốc tế về Năng lượng tại USTH được xây dựng bởi các đối tác là các trường đại học uy tín của Pháp trong lĩnh vực năng lượng, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

    Đây là một trong sáu chương trình Thạc sĩ của USTH được công nhận đạt chuẩn bởi tổ chức kiểm định giáo dục uy tín của châu Âu HECRES. Đồng nghĩa với việc bằng cấp và tín chỉ do USTH cấp được công nhận tương đương với các trường đại học khác tại châu Âu.

    Học viên ngành Năng lượng thực hành trong phòng Lab.

    Đặc biệt, ngoài bằng Thạc sĩ do USTH cấp, sinh viên ngành Năng lượng cũng sẽ được cấp bằng quốc tế của một trong bốn trường đại học uy tín của Pháp: Trường Đại học Poitiers; Đại học Lyon I, Trường Đại học Le Havres, Trường Đại học Tours.

    Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh, với các kiến thức và công nghệ cập nhật theo nhịp điệu vận động của lĩnh vực năng lượng trên thế giới. Giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Việt Nam. Môi trường học đa văn hóa với các du học sinh quốc tế. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, khuyến khích tư duy sáng tạo, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành.

    Chương trình kéo dài 2 năm, chia làm 4 kỳ học, tương đương với 120 đơn vị tín chỉ theo chuẩn châu Âu ( ECTS). Nội dung tập trung trang bị cho sinh viên các kiến thức nâng cao về lý thuyết cũng như thực hành, kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ về điện, điện tử thông minh (smart grid) cũng như công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững (năng lượng mặt trời, thủy năng, gió, năng lượng sinh học,…), các kiến thức về kỹ năng quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

    Sinh viên Việt Nam đang thực tập tại Pháp.

    Với chuyên ngành Điện Xanh, ngoài các kiến thức chung về điện, điện tử, học viên còn được trang bị các kiến thức về hệ thống điện, các trang thiết bị điện và đặc biệt là các hệ thống điện sử dụng các nguồn tái tạo (như hệ thống điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ… ), công nghệ khai thác, lưu trữ và sử dụng nguồn điện này phục vụ cho hoạt động công nghiệp cũng như đời sống con người…

    Học viên được hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội thực tập tốt nghiệp 6 tháng tại nước ngoài (Pháp, Đức, châu Âu) hoặc tại Việt Nam trong học kỳ 4. Trung bình hàng năm 50% học viên Thạc sĩ ngành Năng lượng đi thực tập có lương tại nước ngoài. Riêng với học viên có thành tích học tập xuất sắc sẽ được nhận học bổng thực tập toàn phần tại Pháp.

    Nguyễn Việt Dũng, học viên năm 2 ngành Năng lượng hệ Thạc sĩ của USTH hiện đang thực tập tại phòng thí nghiệm G2ELab của Học viện Bách Khoa Grenoble (Grenoble INP) – nơi được coi là “thủ đô ngành Điện” của Pháp chia sẻ: “Các kỹ năng tiếp thu được tại USTH đều mang tính nền tảng, nên mình không gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập và bắt nhịp nhanh với môi trường làm việc bên Pháp. Tư duy linh hoạt giúp em bình tĩnh khi đối diện với các vấn đề nan giải và biết tìm ra hướng giải quyết. Chương trình thực tập thực sự đem đến cho mình nhiều trải nghiệm mới, từ chuyên ngành đến khía cạnh giao tiếp với người bản xứ. Nhờ vậy, mình trưởng thành hơn rất nhiều, xác định rõ định hướng tương lai và tìm được đề tài Tiến sĩ mong muốn.”

    Với bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Năng lượng (chuyên ngành Điện Xanh) có giá trị quốc tế và kiến thức đã được trang bị tại USTH và Pháp, học viên gặp nhiều thuận lợi khi xin học bổng học tiếp lên tiến sĩ tại nước ngoài hay làm việc trong các tổ chức về năng lượng trong nước và quốc tế với mức lương cạnh tranh.

    USTH đang tuyển sinh chương trình Thạc sĩ quốc tế ngành Năng lượng với thời gian nhận hồ sơ như sau:

    – Từ tháng 5 đến tháng 6/2018 (Dự kiến thời gian phỏng vấn: tháng 7/2018).

    – Từ tháng 7 đến tháng 8/2018 (Dự kiến thời gian phỏng vấn: tháng 9/2018).

    Đối tượng tuyển sinh:

    Sinh viên Việt Nam và quốc tế, tốt nghiệp đại học loại Trung bình Khá trở lên các ngành khoa học và công nghệ, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt.

    Lưu ý: USTH có các khóa học tiếng Anh tăng cường để hỗ trợ học viên trước khi bước vào chương trình học chính thức.

    Học phí: 46.000.000 VND/năm học, thu theo học kỳ

    Mức học phí hàng năm có thể tăng không quá 10%, dựa theo quyết định của hội đồng trường.

    USTH có nhiều mức học bổng miễn giảm học phí cho học viên có thành tích học xuất sắc và hỗ trợ sinh hoạt phí đa dạng cho học viên có hoàn cảnh khó khăn.

    Hình thức tuyển sinh: Xét hồ sơ và phỏng vấn

    Thông tin chi tiết về hồ sơ xem tại: https://www.usth.edu.vn/vi/tuyen-sinh/he-thac-si-42/thong-bao-tuyen-sinh-thac-si-nam-hoc-2018-2019-31.html

    Theo nangluongvietnam.vn

    Gia đình không rác thải

    Bea Johnson – sống ở California với chồng và 2 con – đã viết về trải nghiệm của mình trong cuốn sách “Gia đình không rác thải: Hướng dẫn đơn giản hóa cuộc sống của bạn bằng cách giảm rác thải” và cuốn sách đã trở thành sách bán chạy hàng đầu.

    1. Refuse – Từ chối

    Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tránh sử dụng đồ nhựa và thay bằng những đồ có thể tái sử dụng hoặc phân hủy được.

    Nguyên tắc sống xanh chính là tránh mua những đồ không cần thiết. Tiêu thụ quá mức chính là vấn đề nghiêm trọng nhất thế kỷ XXI. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tránh sử dụng đồ nhựa và thay bằng những đồ có thể tái sử dụng hoặc phân hủy được. Bea khuyên bạn nên mang theo người:

    + Chai nước

    + Cốc đựng cà phê

    + Hộp cơm

    + Túi vải để đi chợ, mua đồ

    2. Reduce – Giảm thiểu

    Bea kêu gọi mọi người giảm tiêu thụ trong mọi lĩnh vực. Ví dụ Bea chỉ có 15 item trang phục, nhưng cô có thể dễ dàng phối ra 50 bộ đồ từ 15 item.

    + Trước khi mua đồ mới, hãy tự hỏi bản thân: “Tủ đồ mình có thiếu thứ này không? Chất lượng có tốt không? Năm sau mình vẫn sẽ thích nó chứ?” Cách này sẽ giúp bạn tránh mua những món đồ không cần thiết và tiết kiệm kha khá tiền chi tiêu.

    + Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, các chất tẩy rửa,… Chúng ta có hàng tá chai lọ nhỏ và bị tẩy não bởi các chiến dịch quảng cáo khiến ta nghĩ mình cần những thứ đó, nhưng thực tế tất cả có thể đơn giản thay thế bằng dầu dừa (dùng cho da), dấm hoặc soda (làm sạch).

    + Bạn có thể mua xà phòng organic, không chứa trong hộp

    + Giảm lượng mỹ phẩm bạn sử dụng và thay thế bằng những sản phẩm tự làm, ví dụ dùng nước chanh thay cho gôm xịt tóc (hairspray).

    3. Reuse – Tái sử dụng

    Chi tiêu hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm đến 40% chi phí tiêu dùng.

    Chi tiêu khôn ngoan giúp Bea tiết kiệm đến 40% chi phí tiêu dùng. Gia đình Johnson không mua thứ gì chỉ dùng một lần và tin rằng mọi người có thể làm điều tương tự để các nhà sản xuất nghĩ lại về thái độ của họ với các sản phẩm.

    + Luôn dùng khăn vải, bình sứ

    + Dùng loại bút có thể tái sử dụng và mua giấy tái chế

    + Khi mua đồ thực sự cần đóng gói, luôn yêu cầu dùng loại có thể tái chế

    + Quần áo cũ có thể dùng làm vải lau nhà

    + Chọn loại dao cạo râu có thể tái sử dụng

    4. Recycle – Tái chế

    Tái chế là “tái sinh” cho rác thải. Mục đích của việc này là biến đổi tác thành nguyên vật liệu thô, năng lượng hay những sản phẩm khác. Tuy nhiên sử dụng túi nilon hàng ngày và phụ thuộc quá nhiều vào việc tái chế không phải lựa chọn thân thiện với môi trường. Thông thường những sản phẩm tái chế có vòng đời ngắn và cũng sớm trở thành rác thải.

    Do đó điều quan trọng làm giảm tối thiểu những vật cần tái chế. Hãy hạn chế những vật dụng mà bạn không thể tái chế.

    5. Rot – Phân hủy


    Rác thải có thể ủ thành phân để bón cho cây trồng.

    1/3 rác thải hàng ngày của chúng ta là rác hữu cơ và hoàn toàn có thể ủ thành phân bón cho cây trồng thay vì vứt đi.

    + Dùng một thùng rác trong nhà đựng các rác hữu cơ có thể dùng để ủ phân bón. Với các loại rác khác chỉ dùng một hũ thủy tinh nhỏ. Thông thường mọi người thường làm ngược lại

    + Ở nơi làm việc, không vứt rác vào thùng rác chung mà để riêng những loại rác có thể phân hủy hoặc tái chế.

    Theo moitruong.com.vn

    Trồng rau sạch bằng công nghệ ánh sáng

    0

    Bốn sinh viên Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường ĐH Công nghệ Hà Nội đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp kích thích sự tăng trưởng và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng mà không phải dùng hóa chất kích thích độc hại.

    Trần Đức Huy, trưởng nhóm, chia sẻ từ hơn một năm trước, khi nhận thấy vấn đề rau sạch ngày càng được xã hội quan tâm, trong khi các phương pháp canh tác rau sạch truyền thống cho hiệu quả thấp, thời gian cây trồng phát triển lâu và hàm lượng dinh dưỡng trong rau cũng chưa cao nên Huy và các cộng sự đã tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp kích thích sự tăng trưởng và hàm lượng dinh dưỡng của cây rau.

    “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ánh sáng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình kích thích/ức chế các cơ chế sinh học của cây trồng. Từ đó, nhóm tiến hành các thí nghiệm và kết quả đạt được thật đáng kinh ngạc. Ánh sáng có thể can thiệp vào một phần quá trình phát triển của cây, ví dụ có thể tăng hàm lượng vitamin và rút ngắn thời gian canh tác cây rau mầm, can thiệp vào thời gian nở hoa của lan hồ điệp, giúp hoa nở đúng thời điểm mà các nhà vườn mong muốn. Hay việc sử dụng ánh sáng vào quá trình trồng cây dưa lưới trái vụ…”, Huy nói.

    Trần Đức Huy đang khảo sát tại khu trồng cây dưa lưới trái vụ bằng công nghệ ánh sáng.

    Khi được hỏi kết quả nghiên cứu này có gì khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, Huy cho biết: “Trên thị trường hiện xuất hiện một vài sản phẩm được cho là có khả năng kích thích phát triển cây trồng bằng các thông số ánh sáng được fix cố định. Tuy nhiên, mỗi loại cây lại có một chu trình sinh học riêng và chúng còn khác nhau đến từng thời kỳ phát triển. Chúng tôi đã phát triển được một cơ sở dữ liệu cho các loại cây khác nhau, từ đó có thể tối ưu hóa quá trình kích thích phát triển trong khi lại không bị dư thừa nguồn năng lượng”.

    Không chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu, nhóm của Huy đã xây dựng dự án Nông nghiệp thông minh và bắt tay khởi nghiệp. “Nguồn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nền nông nghiệp công nghệ cao ra đời và đang dần thay thế các phương pháp truyền thống. Một thị trường đầy tiềm năng xuất hiện, trong khi lại có thể nâng cao sức khỏe cho người dùng. Vì những lẽ đó, chúng tôi quyết định tìm hiểu, khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ hiện đại để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp thông minh”, Huy chia sẻ.

    Hiện dự án đang hợp tác triển khai tại Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) để trồng cây lan hồ điệp, hợp tác với Công ty Elcom thử nghiệm trồng dưa lưới trái vụ trong nhà kính. Tuy nhiên, Huy cho biết khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện dự án là kinh phí. Nhóm mong muốn tìm được nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai dự án này. “Chúng tôi cũng mong muốn đưa công nghệ này ra nước ngoài, những nơi có điều kiện khắc nghiệt, thực vật khó phát triển. Thực hiện dự án này, chúng tôi muốn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo đến các bạn trẻ”, Huy nói.

    Dự án Nông nghiệp thông minh là 1 trong 8 dự án xuất sắc được lựa chọn vào vòng chung khảo cuộc thi Hành trình thành phố khởi nghiệp sáng tạo 2018, do Thành đoàn TP.Hà Nội tổ chức vào tháng 3 vừa qua.

    Theo Thanh niên

    Bí quyết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng máy giặt

    Mặc dù đã sử dụng máy giặt từ rất lâu, nhưng liệu bạn đã biết những mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện, nước này?

    Chọn mực nước phù hợp

    Phần lớn các loại máy giặt hiện nay có ba mực nước tương ứng với từng chu trình giặt. Bạn hãy chọn lựa mực nước phù hợp với lượng quần áo cần giặt. Nếu quần áo ít thì chỉ nên chọn mức nước thấp, điều này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn giúp giặt nhanh hơn, kéo theo việc tiết kiệm điện hơn.

    Lựa chọn loại bột giặt phù hợp

    Nên chọn loại bột giặt phù hợp dành riêng cho máy giặt. Loại bột giặt này không chỉ mang lại hiệu quả giặt tẩy cao hơn những bột giặt thông thường khác mà còn giúp bảo vệ máy. Bột giặt này tạo ít bọt nên sẽ không để lại nhiều cặn trên quần áo.

    Nên dùng bột giặt với lượng vừa đủ, tương ứng với lượng quần áo cần giặt. Việc dùng lượng bột giặt vừa đủ giúp tăng hiệu quả giặt, tiết kiệm điện và nước. Với những chiếc quần áo quá bẩn, bạn nên vò trước rồi mới cho vào máy giặt, đừng nên giải quyết bằng việc cho quá nhiều bột giặt vì sẽ không có tác dụng.

    Bí quyết sử dụng máy giặt tiết kiệm điện, nước.

    Nếu có dùng nước xả vải, bạn cũng nên sử dụng hợp lý để tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn nên cho nước xả vào chu trình cuối, có thể dừng máy trong 10 phút để quần áo được ngấm nước xả tốt hơn.

    Không giặt quá tải

    Cách này vừa giúp quần áo sạch hơn và tránh được hư hỏng cho máy. Khi bị quá tải, máy giặt thường phát tiếng kêu to và có thể dừng hoạt động quay của lồng giặt. Có nhiều trường hợp, bạn cho quá nhiều đồ, trong quá trình giặt, quần áo rơi ra khỏi lồng giặt. Chỉ đến khi nhân viên sửa chữa tháo lồng giặt ra, gia chủ mới tìm thấy quần áo ở giữa lồng máy giặt và khung máy.

    Không giặt khi có quá ít đồ

    Không nên giặt khi có quá ít đồ. Ngoài ra, việc giặt ít quần áo cũng không sạch hơn so với giặt vừa đầy máy. Nếu máy giặt nhà bạn có chế độ giặt nước nóng, khi xả vải chỉ cần dùng nước lạnh để tiết kiệm năng lượng. Khi không giặt, bạn hãy ngắt nguồn điện hoàn toàn ra khỏi máy. Máy giặt đạt tiêu chuẩn Energy Star sử dụng tiết kiệm nước 50% so với máy giặt thông thường.

    Lựa chọn chế độ vắt thích hợp

    Ở các máy giặt, chế độ vắt thường đi kèm với chương trình giặt đã được cài đặt. Nhưng nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, bạn nên chọn chế độ vắt hợp lý. Đối với những chiếc quần áo dày, hoặc chăn ga gối nệm, bạn nên chọn chế độ vắt cực khô để tiết kiệm thời gian hơn nhé.

    Muốn kéo dài tuổi thọ cho máy giặt, bạn không nên để máy giặt ở nơi ẩm thấp, không để nước rơi vào bàn phím máy giặt.

    Còn đối với những quần áo mỏng, nhẹ thì bạn nên chọn chế độ vắt thấp hơn nhưng vẫn giúp quần áo khô nhanh.

    Ngoài ra để giữ máy giặt lâu bền, bạn nên lưu ý không nên để máy giặt ở nơi ẩm thấp, không để nước rơi vào bàn phím máy giặt, nếu lỡ rơi phải lau khô ngay lập tức.

    Kê máy giặt cân bằng

    Khi bạn kê máy giặt bị lệch có thể gây ra các lỗi như: nguồn nước cấp vào không chảy vào khay đựng nước xả vải, lồng giặt bị nghiêng dẫn đến phát tiếng động khi giặt và làm giảm tuổi thọ của máy giặt.

    Hy vọng với những mẹo vặt trên đây, các bạn sẽ biết thêm cách dùng máy giặt tiết kiệm điện, nước.

    Theo Vietnamnet

    Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành biển… nhựa

    Rác thải nhựa hiện chiếm tới 95% chất thải trôi nổi trên Địa Trung Hải, với số lượng hạt vi nhựa được ghi nhận cao kỷ lục.

    Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) cảnh báo, Địa Trung Hải hiện là một trong những vùng biển bị ảnh hưởng nặng nhất về ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới. Theo một báo cáo được phát hành hôm 8/6/2018, WWF ghi nhận mức độ vi nhựa cao kỷ lục ở Địa Trung Hải với khoảng 1,25 triệu hạt/km2, cao gấp 4 lần so với “đảo nhựa” ở phía Bắc Thái Bình Dương, AFP đưa tin.

    Theo WWF, Địa Trung Hải đã giữ mức kỷ lục về “hạt nhựa” – những mẩu nhựa nhỏ hơn 5 mm. Hạt vi nhựa dưới đại dương thường có nguồn gốc từ những mảnh rác thải nhựa lớn phân hủy. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn như hải sản, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

    Báo cáo của WWF cho biết, mật độ các hạt nhựa tại Địa Trung Hải cao gần gấp 4 lần so với các vùng biển khác trên thế giới.

    Địa Trung Hải bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải nhựa (Ảnh: NOAA)

    Nhựa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân trên thế giới, nhưng chỉ một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế và hầu hết bị thải xuống các đại dương. Theo WWF, khoảng 95% chất thải trôi nổi trên biển và ở các bãi biển của Địa Trung Hải là rác thải nhựa. Phần lớn chúng có nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Ai Cập và Pháp.

    Trước thực trạng này, WWF kêu gọi tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải cần có một thỏa thuận quốc tế để giảm lượng rác thải nhựa trên biển, như tăng cường tái chế và tái sử dụng, hạn chế đồ nhựa dùng một lần như ống hút, chai nước, hộp thức ăn hay túi ni lông, hướng tới loại bỏ toàn bộ mỹ phẩm cũng như chất tẩy rửa có chứa vi nhựa vào năm 2025.

    WWF cho rằng, ngành công nghiệp nhựa nên phát triển các sản phẩm tái chế làm từ nguyên vật liệu tái tạo được chứ không từ các hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ. Đồng thời, cá nhân mỗi người  cần có trách nhiệm khi đưa ra các lựa chọn thích hợp trong việc sử dụng các đồ dùng từ gỗ thay thế cho nhựa.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Việt Nam tiếp nhận công nghệ xử lý rác thải nông nghiệp 

    0

    Ngày 31/5/2018, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức ký kết chuyển giao công nghệ xử lý rác thải nông nghiệp Carbolosic. Công nghệ được phát triển bởi các tiến sĩ ở Trường Đại học Central Florida (Mỹ).

    Nhà sáng chế Walsh Joseph John, đồng tác giả công nghệ cho biết, công nghệ này dùng các phụ phẩm nông nghiệp là nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành đường, phân bón, ethanol. Ethanol là loại nhiên liệu được sản xuất rộng rãi nhất nhưng có nhiều nhược điểm: có hàm lượng năng lượng thấp, tính ưa nước và tinh bột hoặc có nguồn gốc đường. Vì thế Carbolosic đề xuất kết hợp cellulose đã được cấp bằng sáng chế với công nghệ đường (CTS) với quá trình lên men và xử lý hóa học tiêu chuẩn để thu lại một loại nhiên liệu sinh học dùng cho hàng không.

    Quy trình công nghệ gồm tám bước: Giảm kích thước; phản ứng cellulose thành đường (CTS); làm nổi; ly tâm; lên men; chưng cất; tách nước và xử lý hóa học. Với việc thiết kế tách rời từng module, có thể di chuyển hệ thống tới các vùng đang thu hoạch nông nghiệp để xử lý tại chỗ, hạn chế chi phí. Để xử lý một kilogram rác thải giá chỉ 0,5 cent (chưa đến 200 đồng).

    Các phụ phẩm nông nghiệp sẽ là nguyên liệu đầu vào của công nghệ xử lý rác.

    Theo nhiều chuyên gia, công nghệ này phù hợp để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường. Thay vì bà con phải đốt, chôn lấp phụ phẩm nông nghiệp mỗi vụ thu hoạch, công nghệ sẽ giúp tận dụng được nguồn phế thải để chế biến thành sản phẩm có ích. Được biết, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên nhận chuyển giao công nghệ này vào tháng 7 tới.

    Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, mỗi năm cả nước thải ra 34 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp. 70% trong số đó có thể thành tài nguyên cho sản xuất và đời sống nếu được tái chế sử dụng. Từ trước tới nay, chất thải nông nghiệp ít được sử dụng mà thường bị đốt bỏ ngay trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.

    Theo tapchimoitruong

    Sản xuất sạch hơn: Cơ hội giảm phát thải gây ô nhiễm cho ngành sơn

    Theo ước tính, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vào quá trình giảm xuất sơn có thể giúp tiết giảm 30% lượng điện năng tiêu thụ và 80% lượng nước… và giảm đáng kể tình trạng phát thải gây ô nhiễm môi trường.

    Hiện ngành sản xuất sơn đang tiêu thụ nhiều dung môi hữu cơ nhất trên thị trường dung môi sử dụng trong công nghiệp (chiếm trên 44% lượng dung môi tiêu thụ trên thị trường, bao gồm cả mực in) và một phần dung môi được thải vào môi trường dưới dạng khí và lỏng.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu chứa các oxit kim loại, trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra phát thải dưới dạng bụi. Một lượng nhất định bột màu này còn trong sơn dính ở các thùng, bao bì… được thải đi dưới dạng chất thải rắn. Như vậy, các dạng chất thải từ ngành sơn đều gây tác động tiêu cực tới môi trường.

    Hiện ngành sản xuất sơn đang tiêu thụ nhiều dung môi hữu cơ nhất trên thị trường dung môi sử dụng trong công nghiệp.

    Do đặc thù của ngành sản xuất sơn là sử dụng và phát thải nhiều nguyên liệu độc hại nên tiềm năng áp dụng SXSH để giảm thiểu phát thải các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng sơn là rất lớn. Đặc biệt, là giải pháp chuyển đổi sản phẩm sang loại dung môi ít độc hoặc không dùng dung môi (sơn bột hoặc sơn nhũ tương gốc nước)… Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp quản lý nội vi, kiểm soát vận hành sản xuất cũng mang lại những hiệu quả trong giảm thiểu phát thải hóa chất vào môi trường.

    Ngành sản xuất sơn không phải là ngành sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, cơ hội giảm tiêu thụ điện bằng các giải pháp SXSH vẫn có. Việc giảm tiêu thụ điện có thể dễ dàng nhận thấy rõ thông qua kiểm soát thời gian muối ủ, nghiền, khuấy, sử dụng các động cơ có công suất hợp lý, động cơ hiệu suất cao, kiểm soát áp suất nén và nhiệt độ làm lạnh tối ưu. Bằng các biện pháp này có thể giảm tiêu thụ điện tới 30% so với mức hiện tại.

    Cũng như điện, nước sử dụng trong ngành sơn không nhiều nhưng vẫn có tiềm năng SXSH để giảm tiêu thụ và giảm thải nước thông qua các biện pháp quản lý nội vi, tránh rò rỉ, chảy tràn hay các biện pháp rửa thiết bị bằng vòi phun áp lực… có thể giảm tới 80% lượng nước rửa (so với khi rửa bằng vòi nước thường).

    Cơ hội sản xuất sạch hơn áp dụng cho ngành sơn

    Quản lý nội vi, quản lý sản xuất tốt

    Các giải pháp quản lý nội vi là các giải pháp SXSH đơn giản, ít hoặc không cần chi phí nhưng mang lại hiệu quả không nhỏ trong cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chất thải phát sinh. Dưới đây là một số giải pháp quản lý nội vi trong ngành sản xuất sơn:

    Lên kế hoạch sản xuất thích hợp theo thứ tự màu từ nhạt đến đậm để giảm thiểu việc rửa thiết bị, giảm các bước rửa thùng trung gian;

    Đối với mẻ sản xuất sơn lớn, cần xác định công thức pha kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm để đảm bảo đơn công nghệ pha là chính xác. Điều này làm giảm thiểu khả năng cả mẻ lớn bị hỏng;

    Thống kê về nguyên liệu thô sử dụng cho các loại sản phẩm khác nhau trên máy tính giúp xác định nguyên liệu thô tổn thất ở từng công đoạn;

    Thống kê, ghi chép về lượng chất thải trên máy tính giúp biết lượng phát thải và nguồn phát thải để liên tục tìm nguyên nhân và thực hiện các giải pháp giảm chất thải phát sinh;

    Rửa các thùng khuấy, thùng chứa ngay sau khi dùng để tránh sơn bám chặt thành thùng do bị khô đi. Cần có sự điều phối trong sản xuất và vệ sinh để đảm bảo sơn không bị khô đi, đóng cặn. Nếu sơn khô đi sẽ phải dùng nhiều nước hoặc dung môi để rửa.

    Đảm bảo tất cả các thùng khuấy, ủ, pha sơn luôn được đậy kín.

    Nâng cao ý thức

    Lượng nước thải hoặc dung dịch kiềm thải từ vệ sinh thiết bị có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng đầu phun rửa áp lực: sau khi đã làm sạch thành thùng bằng phương pháp cơ học, dùng vòi phun áp lực cao phun rửa thành thùng. Phương pháp này có thể làm giảm tới 70-80% lượng nước tiêu thụ và thải từ công đoạn này so với quy trình truyền thống.

    Do đặc thù của ngành sản xuất sơn là sử dụng và phát thải nhiều nguyên liệu độc hại nên tiềm năng áp dụng SXSH để giảm thiểu phát thải các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng sơn là rất lớn.

    Dùng các nắp đậy các thùng sơn trong các công đoạn ủ, nghiền, pha sơn để giảm thiểu sự bay hơi của dung môi.

    Cải tiến quy trình

    Có thể giảm lượng dung dịch vệ sinh thiết bị bằng cách cải tiến quy trình như sau:

    Sử dụng quy trình rửa ngược chiều: đối với các nhà máy có đủ mặt bằng việc áp dụng hệ thống rửa ngược chiều sẽ làm tăng hiệu suất rửa và giảm lượng nước thải phát sinh;

    Làm sạch thiết bị bằng phương pháp khô, có thể dùng giẻ lau;

    Thiết kế hệ thống bơm liên tục trực tiếp hỗn hợp từ công đoạn này sang công đoạn khác mà không chứa vào các thùng chứa trung gian như vậy sẽ giảm chất thải phát sinh từ quy trình vệ sinh thùng sơn.

    Tự động hóa quy trình

    Việc tự động hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất sơn sẽ đảm bảo kiểm soát các thông số sản xuất một cách chuẩn xác giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chất thải vào môi trường.

    Thay đổi nguyên vật liệu

    Sử dụng bột màu và bột độn dạng nhão

    Quá trình tháo các nguyên liệu dạng bột như bột màu, bột độn, các chất phụ gia từ bao bì vào thiết bị và quá trình trộn các loại vật liệu bột đó sẽ phát tán bụi vào môi trường không khí. Giải pháp SXSH có thể áp dụng là sử dụng vật liệu dạng nhão thay vì sử dụng dạng bột.

    Thay hóa chất bằng loại ít độc hại hơn

    Các dung môi hữu cơ dùng trong sản xuất sơn thường là các dùng môi chứa vòng thơm do các đặc tính bay hơi nhanh, tạo bề mặt sơn đẹp. Tuy nhiên các dung môi như vậy lại rất độc hại cho môi trường và con người. Giải pháp thay đổi loại dung môi là giải pháp SXSH tích cực giảm tác động tiêu cực môi trường trong sản xuất cũng như tiêu thụ:

    – Sử dụng dung môi hữu cơ không chứa nhân thơm (dạng mạch thẳng) thay vì sử dụng toluen, xylen trong quá trình sản xuất sơn.

    – Thay thế các bột màu chứa kim loại chì và crom bằng các bột màu khác

    – Dùng tác nhân hóa sinh thay vì dùng dung môi hữu cơ trong sản xuất sơn

    – Thông thường các dung môi hữu cơ độc như tolyen, xylen, MEK, MIBK, được sử dụng trong sản xuất và vệ sinh thiết bị trong quá trình sản xuất sơn. Việc thay các hóa chất độc hại đó bằng các tác nhân hóa sinh sẽ làm giảm độ độc của dòng thải.

    Có thể sử dụng loại dung môi este của axit lactic là sản phẩm của quá trình lên men đường có thể hòa tan nhiều loại nhựa như epoxy, acrylic, alkids, polyester. Lactat este ít độc, có khả năng phân hủy sinh học, độ bay hơi thấp nên ít phát tán vào môi trường, ngoài ra loại dung môi này chưng cất dễ dàng thu hồi sử dụng lại.

    Trong sơn có hàm lượng rắn cao, cần phải sử dụng chất pha loãng để làm giảm độ nhớt của sơn khi tạo màng phủ và đảm bảo các tính chất cần thiết khác của sơn. Các tác nhân hóa sinh là chất pha loãng thân thiện môi trường hơn sử dụng các VOC. Dilulin là chất pha loãng có nguồn gốc từ dầu lanh có khả năng làm giảm độ nhớt của quá trình tạo màng phủ của nhựa alkyd và urethane, hoặc Tungsolve có nguồn gốc từ dầu cây tung (cùng họ cây trầu) cũng có thể làm giảm lượng VOC sử dụng trong sản xuất và tiêu dùng.

    – Thay thế thủy ngân và chì trong tác nhân chống nấm mốc sơn bằng tác nhân chống nấm mốc sinh học.

    Sử dụng chất phân tán làm giảm dung môi sử dụng

    Sử dụng một số chất phân tán cho phép giảm lượng dung môi. Chất phân tán là ATM 2Amino-2Methyl-1Propanol cho phép nhũ tương hóa hỗn hợp sơn dung môi có nhựa alkyd chứa tới 15% nước; giúp giảm 15% lượng dung môi phải sử dụng.

    Tuần hoàn, thu hồi, tái sử dụng chất thải

    Đối với dung môi, sơn

    Trong quá trình sản xuất sơn, công đoạn rửa thiết bị sinh ra nhiều chất thải.

    Do đó giải pháp thu hồi, tuần hoàn tái sử dụng chất thải sau khi đã thực hiện các giải pháp giảm tại nguồn là rất cần thiết.

    Dung dịch rửa thiết bị nghiền có thể tận dụng trộn với hỗn hợp (có màu tương tự) trong công đoạn tiếp theo giảm thải lượng dung dịch đó thải ra môi trường.

    Khi sơn không đạt chất lượng thì có thể xử lý lại thành sản phẩm khác. Có thể thực hiện tương tự với sơn mà khách hàng trả lại hoặc quá hạn sử dụng.

    Dung môi đã sử dụng sau rửa có thể sử dụng lại để rửa lần đầu như vậy sẽ giảm thiểu được lượng dung môi sử dụng cho vệ sinh thiết bị.

    Dung môi đã sử dụng nhiều lần, không còn đủ chất lượng cho quá trình sản xuất đem chưng cất để sử dụng lại. Dung môi được chưng cất lại tùy độ tinh khiết có thể sử dụng lại cho một công đoạn trong sản xuất hoặc có thể sử dụng trong mục đích vệ sinh thiết bị.

    Dung môi đã sử dụng có thể chuyển tới cơ sở chuyên chưng cất dung môi hoặc có thể chưng cất ngay tại nhà máy. Nếu chưng cất ngay tại nhà máy (đầu tư lắp đặt thiết bị chưng cất) thì nên đạt các tiêu chí sau:

    – Thiết bị chưng cất cần đạt các yêu cầu kỹ thuật về chưng cất dung môi;

    – Khả thi về kinh tế khi lắp đặt thiết bị chưng cất tại doanh nghiệp;

    – Việc sử dụng thiết bị chưng cất tại chỗ phải có lợi hơn về mặt môi trường so với việc chuyển ra chưng cất ở các cơ sở bên ngoài.

    Thu hồi nguyên liệu bột màu, bột độn

    Quá trình tháo vật liệu bột và trộn phát sinh bụi. Bụi này có thể chứa các kim loại năng độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hệ thống hút bụi, lọc bụi túi sau đó thu hồi lượng bụi bột để sử dụng lại. Giải pháp này giúp giảm lượng bụi hóa chất phát tán trong môi trường đồng thời giảm được tổn thất nguyên liệu. Có thể thu hồi được khoảng 80-90% lượng bụi thải.

    Thay đổi sản phẩm

    Do quá trình sản xuất và sử dụng sơn dung môi sẽ phát thải ra môi trường lượng lớn các dung môi hữu cơ bay hơi (VOC) độc hại cho con người và môi trường. Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm để giảm ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sử dụng và có lợi về kinh tế là một hướng đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

    Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại dung môi ít nhân thơm, ít độc hại hơn có thể sử dụng trong ngành sản xuất sơn.

    Sơn có hàm lượng rắn cao (High Solid Paint): sẽ sử dụng ít dung môi hơn. Loại này cần sử dụng thêm chất pha loãng. Nên sử dụng chất pha loãng không độc hại, có nguồn gốc tự nhiên.

    Sơn bột (Powder coating): sản phẩm sơn bột sẽ loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng và phát thải trong quá trình sản xuất và sử dụng sơn. Tuy nhiên, sơn bột đòi hỏi phương thức sử dụng phức tạp hơn: sơn bột sau khi được phủ lên bề mặt cần sơn phải được gia nhiệt, và phạm vi ứng dụng cũng hạn chế chỉ cho bề mặt kim loại.

    Sơn gốc nước (Water-based paint): dung môi để hòa tan giữ nhựa (latex) và bột màu ở dạng lỏng là nước. Sơn này không sử dụng dung môi nên không phát thải dung môi trong quá trình sản xuất và sử dụng sơn. Công nghệ sản xuất sơn loại này đang không ngừng cải tiến để đạt chất lượng cao. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn sản xuất và tiêu thụ loại sơn dung môi, là sản phẩm kém thân thiện với môi trường. Sơn hàm lượng rắn cao, sơn bột được sản xuất ở quy mô rất nhỏ. Sản xuất sơn nước nhũ tương (emulsion paint), sơn gốc nước đang tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

    Tuy nhiên, khi chưa thay đổi sản phẩm và công nghệ thì việc kiểm soát quá trình sản xuất, luôn đậy kín các thùng chứa sơn trong các công đoạn sản xuất cũng có thể giúp giảm tổn thất dung môi.

    Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại dung môi ít nhân thơm, ít độc hại hơn có thể sử dụng trong ngành sản xuất sơn. Song nguyên liệu cho ngành sơn ở Việt Nam hiện nay hầu hết là nhập khẩu, nên các công ty sơn Việt Nam cần tìm hiểu các nhà cung cấp các nguyên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực sản xuất của mình.

    Theo vncpc.org