28 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 396

    Trái đất có nguy cơ trở thành nhà kính khổng lồ

    Các nhà khoa học cảnh báo các nước cần cấp tốc chuyển sang nền kinh tế xanh bởi ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đẩy Trái đất vào nguy hiểm về lâu dài.

    Nếu băng ở các cực tiếp tục tan, rừng bị chặt phá và khí nhà kính gia tăng sau mỗi năm như hiện nay, Trái đất sẽ chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.

    “Khí hậu sẽ nóng hơn 4 – 5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mực nước biển dâng cao từ 10 – 60 m so với hiện nay. Điều đó sẽ tới chỉ trong vòng vài chục năm nữa”, các nhà khoa học cảnh báo vào ngày 6/8/2018.

    Báo cáo được công bố trong lúc nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành tại châu Âu và nhiều nơi trên thế giới. Nắng nóng dẫn đến cháy rừng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ… làm tan chảy sông băng trên dãy núi Kebnekaise, Thụy Điển.

    Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus cho thấy đợt nắng nóng thiêu đốt mùa hè 2018 làm biến đổi thảm thực vật châu Âu giữa tháng 6 và tháng 7.

    Tảng băng trôi 11 triệu tấn đe dọa ngôi làng tại Greenland (Ảnh: CNN)

    Trạng thái nhà kính là hiện tượng Trái đất nóng lên do giữ nhiệt từ Mặt trời thay vì phân tán nhiệt trở lại không gian bên ngoài, tương tự với nhà kính trồng cây.

    “Trái đất trong trạng thái nhà kính là không thể kiểm soát được và gây nguy hiểm tới nhiều người”, theo nghiên cứu của Đại học Copenhagen, Đại học Quốc gia Australia và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức.

    Nước ở các hệ thống sông ngòi dâng cao, bão hoành hành tại vùng ven biển và những rặng san hô đối diện với nguy cơ biến mất. Tất cả những điều này có thể diễn ra vào cuối thế kỷ 21 hoặc thậm chí có thể sớm hơn.

    Cũng theo nghiên cứu, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vượt mọi mức nhiệt của thời kỳ gian băng trong 1,2 triệu năm qua. Gian băng là thời kỳ xen giữa các Kỷ Băng Hà khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn làm tan băng ở các cực, dẫn đến nước biển dâng cao đột ngột, làm ngập lụt vùng duyên hải và ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người đang sống tại những khu vực này.

    “Nhiều nơi trên Trái đất sẽ không thể sinh sống được nếu nhà kính Trái đất trở thành hiện thực”, đồng tác giả Johan Rockstrom – Giám đốc điều hành Trung tâm Phục hồi Stockholm, khẳng định.

    Theo Giáng Hương/tapchimoitruong.vn

    Biến rác thải thành năng lượng sạch

    Cũng như nhiều TP khác trên toàn thế giới, thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đang phải đối mặt với khó khăn trong việc xử lý hàng tấn rác thải mỗi năm.

    Tuy nhiên, vấn đề này dường như có thể được giải quyết khi Chính phủ Ethiopia đang phát triển nhà máy giúp biến rác thải ô nhiễm thành năng lượng sạch phục vụ khoảng 5 triệu người dân thủ đô. Nếu thành công, dự án này sẽ góp phần giúp quốc gia châu Phi đạt mục tiêu ngăn chặn việc phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, bên cạnh những tòa nhà chọc trời hào nhoáng là những núi rác khổng lồ mà người dân địa phương còn gọi là “Reppie” hay “Koshe” – trong tiếng Amhara có nghĩa là “bẩn”. Có tới hơn 300.000 tấn rác thải của TP tập trung tại đây mỗi năm.

    Để giải quyết vấn đề này, mới đây, Chính phủ Ethiopia đã phối hợp với Công ty công nghiệp Cambridge của Anh phát triển dự án biến rác thải thành điện năng, góp phần tăng lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia.

    Ông Ermias Alemayehu, Công nghiệp Cambridge Đông Phi cho biết: “Nhà máy sẽ tạo nguồn năng lượng xanh, với khoảng 185 gigawat giờ điện cho lưới điện quốc gia. Quá trình này hoàn toàn không gây hại cho môi trường do không phát thải khí ô nhiễm. Nhà máy được chế tạo dựa trên tiêu chuẩn phát thải của châu Âu”.

    Nhà máy mới này là một phần trong chiến lược kinh tế xanh của chính phủ Ethiopia, được triển khai từ năm 2011 với mục tiêu đến năm 2025 không phát thải khí nhà kính.

    Theo Quang Ngọc/ANTV (12/8/2018)

    Pin năng lượng mặt trời có sạch như bạn vẫn nghĩ?

    0

    Pin năng lượng mặt trời vốn được xem là góp phần đáng kể vào việc cung cấp năng lượng mà không gây ra phát thải. Song pin năng lượng mặt trời có sạch như nhiều người vẫn nghĩ?

    Ô nhiễm từ sản xuất pin mặt trời

    Pin mặt trời tinh thể: Có nhiều công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời nhưng đại đa số các tế bào quang điện ngày nay được chế tạo từ thạch anh, dạng phổ biến nhất của silica (silicon dioxide), được tinh chế thành silicon nguyên tố. Đó là vấn đề đầu tiên: thạch anh được khai thác từ mỏ và điều này đặt các công nhân mỏ vào nguy cơ mắc phải một trong những bệnh nghề nghiệp: bệnh nhiễm bụi phổi.

    Bước xử lý đầu tiên là chuyển thạch anh thành silicon ở cấp độ luyện kim. Việc này được tiến hành trong những lò nung khổng lồ và chúng tiêu hao rất nhiều năng lượng để giữ nhiệt độ cao.

    Bước xử lý kế tiếp là biến silicon ở cấp độ luyện kim thành một dạng tinh khiết hơn có tên gọi là polysilicon (silicon đa tinh thể) – tạo ra hợp chất SiCl4 rất độc hại. Thu silicon từ SiCl4 tiêu tốn ít năng lượng hơn so với việc thu silicon từ silica, việc tái sử dụng giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí. Nhưng các thiết bị tái xử lý có giá lên đến hàng chục triệu USD.

    Có nhiều công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời nhưng đại đa số các tế bào quang điện ngày nay được chế tạo từ thạch anh.

    Do vậy, cần có các quy định ngặt nghèo đối với việc lưu trữ và xử lý chất thải SiCl4. Trong năm 2011 Trung Quốc đặt ra các tiêu chuẩn yêu cầu công ty phải tái sử dụng ít nhất 98,5% lượng chất thải SiCl4.

    NREL cũng đã tìm kiếm các phương pháp chế tạo polysilicon từ ethanol thay vì các chất hóa học chứa Clo, nhờ đó tránh hoàn toàn được việc tạo ra SiCl4.

    Các nhà sản xuất pin mặt trời tinh chế các khối polysilicon thành những thỏi silicon và cắt nó ra thành các tấm wafer (tấm nền). Sau đó, họ đưa các tạp chất có chủ định vào các tấm wafer để tạo ra những cấu trúc pin mặt trời có khả năng tạo ra hiệu ứng quang điện.

    Những bước xử lý này sử dụng các chất hóa học nguy hiểm. Chẳng hạn như các nhà sản xuất sử dụng axit HF để làm sạch các tấm nền, loại bỏ các hư hỏng trong quá trình cắt và xử lý bề mặt để thu nhận ánh sáng tốt hơn. Axit HF khi tiếp xúc với một người không được trang bị thiết bị bảo hộ, có thể phá hủy các mô và làm giảm canxi trong xương.

    Giải pháp hiện đang được nhiều nhà sản xuất áp dụng đó là thay thế bằng NaOH. Mặc dù bản thân NaOH là một chất ăn da, nó vẫn dễ xử lý và thải ra hơn là HF.

    Pin mặt trời thin-film

    Các nhà sản xuất pin mặt trời bằng công nghệ màng mỏng tạo ra các lớp vật liệu bán dẫn trực tiếp trên một tấm kính, kim loại hay nhựa thay vì dùng các tấm wafer được cắt ra từ các thỏi silicon. Công nghệ này tạo ra ít chất thải hơn và tránh được hoàn toàn các công đoạn nấu chảy, kéo và cắt được dùng trong cách chế tạo pin mặt trời tinh thể. An toàn trong sản xuất do nó không dùng đến một số chất hóa học nguy hại – không axit HF hay axit HCL.

    Các công nghệ thin-film ngày nay chủ yếu là CdTe (Cadmium telluride) và CIGS (copper indium gallium selenide). Ở công nghệ thứ nhất, một lớp bán dẫn được tạo ra từ các Cadmium telluride và lớp thứ 2 được tạo ra từ Cadmium sulfide. Còn ở công nghệ thứ 2, vật liệu bán dẫn chính là CIGS, nhưng lớp thứ 2 thường là Cadmium sulfide. Vậy các công nghệ này đều sử dụng các hợp chất chứa kim loại nặng cadmium. Đây là chất gây cả ung thư và biến đổi gen.

    Các nước cố gắng phát triển các pin mặt trời dùng công nghệ thin-film mà không sử dụng các thành phần độc hại như Cadmium hay các nguyên tố khan hiếm như tellunrium. First Solar vẫn liên tục giảm lượng cadmium được dùng trong pin mặt trời của mình.

    Các vấn đề khác

    Tiêu tốn nhiều năng lượng

    Sản xuất pin mặt trời tinh thể tiêu tốn nhiều năng lượng. Các nhà phân tích đánh giá ảnh hưởng của năng lượng dùng trong sản xuất pin mặt trời theo quy đổi phát thải CO2. Tuy nhiên, hệ số phát thải CO2 ở các quốc gia lại khác nhau.

    Tiêu tốn nước

    Các công ty sản xuất pin mặt trời dùng rất nhiều nước cho các mục đích khác nhau, bao gồm làm mát xử lý hóa học và kiểm soát ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, sự hao phí nhiều nhất là trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Mặc dù vậy, lượng nước dùng trong sản xuất, lắp đặt và vận hành pin mặt trời vẫn thấp hơn nhiều so với lượng nước cần cho các nhà máy nhiệt điện.

    Những thách thức khi tái chế bảng điều khiển pin năng lượng mặt trời

    Tái chế tấm năng lượng mặt trời không phải là nhiệm vụ dễ dàng, bởi vì các tấm pin mặt trời được lắp ráp từ nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm: Kính (gồm mặt trước của hầu hết các tấm pin); khung nhôm; vật liệu tổng hợp được sử dụng để đóng gói và miên phong các tế bào silicon – có thể bao gồm các chất như ethylene-vinyl ecetate (EVA), polyvinyl butyral (PVB) và/hoặc polyvinyl florua.

    Tế bào năng lượng mặt trời silicon

    Các kim loại như chì, đồng, gallium và cadmium

    Tái chế thích hợp các tấm pin mặt trời là yêu cầu các vật liệu khác nhau này phải được tách ra và thu hồi với tỷ lệ cao. Các vật liệu sau đó có thể được tái sử dụng để sản xuất  các tấm mới, hoặc các ứng dụng công nghiệp khác. Các tế bào silicon thường có thể phục hồi để được sử dụng một lần nữa. Điều này là quan trọng, bởi vì việc tạo các tế bào silicon mới là một quá trình tốn nhiều năng lượng.

    Tái chế tấm năng lượng mặt trời không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

    Hiệp hội tái chế bảng điều khiển năng lượng mặt trời châu Âu PV cycle đã phát triển một quy trình mà hơn 95% vật liệu của bảng điều khiển có thể được phục hồi.

    Tại châu Âu, việc xử lý bảng điều khiển năng lượng mặt trời chỉ thuộc chất thải điện và điện tử của Liên minh châu Âu (WEEE) và được quy định nghiêm ngặt. Chưa có quy trình phổ biến nào của Hoa Kỳ ở cấp liên bang, ngoại trừ một số nhóm không tuân thủ quy trình kiểm tra tính độc tính (thử nghiệm TCLP) và do đó tuân theo Đạo luật bảo tồn và khôi phục tài nguyên (RCRA). Tuy nhiên, California đã ban hành quy định quản lý việc xử lý bảng điều khiển năng lượng mặt trời và có khả năng các quốc gia khác sẽ tuân thủ trong tương lai.

    Thách thức xử lý cuối vòng đời, điều này được tiếp cận tốt nhất như là một nỗ lực chung giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp, người tiêu dùng và cơ quan điều tiết.

    Theo Vncpc.org (8/8/2018)

    Tương lai mới của năng lượng tái tạo

    0

    Liên minh châu Âu (EU) vừa tăng mục tiêu về năng lượng tái tạo đến năm 2030 vì chi phí đầu tư của loại năng lượng này đã giảm mạnh trong thời gian qua.

    Mục tiêu mới

    Ngày 14/6/2018, đại diện của Nghị viện và Hội đồng châu Âu (các nước thành viên EU) đã nhất trí sửa đổi Chỉ thị về sử dụng hiệu quả năng lượng, nâng mục tiêu năng lượng tái tạo lên 32% từ nay đến năm 2030 và vào năm 2023, mục tiêu này sẽ được xem xét, điều chỉnh tiếp tục tăng lên. Mục tiêu được thiết lập vào năm 2016 là 27% năng lượng tái tạo cho năm 2030 đã không còn phù hợp với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

    Cần phải hiểu rằng, con số 32% là tính tổng các hình thức tiêu thụ năng lượng (bao gồm nhiên liệu dùng cho xe hơi và sưởi ấm) không chỉ có tiêu thụ điện. Ví dụ, ở Pháp, sản lượng điện chỉ chiếm 22% tổng năng lượng tiêu thụ, trong khi đó khí và dầu là 64%.

    Chi phí đầu tư cho điện tái tạo giảm tới 5 lần từ năm 2010.

    Mục tiêu mới của châu Âu khả thi hơn những gì đã đề ra trong kế hoạch hiệu quả năng lượng: Tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo đi kèm với giảm tiêu thụ năng lượng. Thật không may, trên thực tế, Chỉ thị về sử dụng hiệu quả năng lượng của châu Âu, dự đoán rằng từ năm 2021 đến năm 2030, tiêu thụ năng lượng sẽ giảm 0,8%/năm, lại không bắt buộc các nước thành viên EU phải thực hiện.

    Những quyết định đơn giản như giảm trọng lượng ôtô, giảm khí thải của máy bay và tàu thủy hoặc bắt buộc xây dựng các công trình nhà ở thụ động (nhà ở thụ động liên quan đến tiêu chuẩn gắt gao nhằm giảm thiểu tác động sinh thái của công trình lên môi trường nhờ sử dụng năng lượng cực thấp để giữ ấm hoặc làm mát không gian bên trong), cũng không được thực hiện.

    Khả năng cạnh tranh lớn

    Mục tiêu năng lượng tái tạo của châu Âu tăng cao nhờ vào giá thành sản xuất điện mặt trời và gió giảm mạnh. Giá của những tấm pin mặt trời đã giảm tới 5 lần từ năm 2010, chi phí của 1 kWh điện gió đã giảm 40% từ năm 2010.

    Theo Kaiserwetter, chuyên gia người Đức về quản lý tài sản năng lượng tái tạo, vào năm 2017, tại tất cả các nước G20, giá 1MWh từ 49-174USD nếu sản xuất từ năng lượng hóa thạch, trong khi đó, giá điện sản xuất từ năng lượng tái tạo chỉ 25-54USD. Dựa trên dự án xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân ở Hinkey Point (Anh), Kaiserwetter nhắc tới chi phí sản xuất từ năng lượng hạt nhân. Một lò hạt nhân mới tạo ra điện với giá 92 bảng (129 USD)/MWh (số liệu của năm 2012 được điều chỉnh dựa theo lạm phát, trong khi giá điện tái tạo chỉ giảm).

    Sự giảm chi phí trong sản xuất điện mặt trời, điện gió và trong công nghệ cân bằng mạng lưới điện, đã làm đảo lộn hoàn toàn mô hình kinh tế của ngành điện. Kết quả là vào năm 2017, chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo, không tính thủy điện, lên đến 279 tỉ USD (hơn một nửa là đầu tư cho năng lượng mặt trời). Trong khi đó, chi phí đầu tư của các nhà máy điện mới chạy bằng khí và than là 103 tỉ USD. Đầu tư cho các lò phản ứng hạt nhân mới là 42 tỉ USD và 45 tỉ USD cho việc xây dựng các con đập lớn. Tới năm 2050, năng lượng tái tạo sẽ được đầu tư 115.000 tỉ USD (trong đó 2/3 đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời), 1.500 tỉ USD cho các loại năng lượng có carbon thấp, đó là thủy điện và hạt nhân.

    Năng lượng tái tạo sản xuất ra nguồn điện rẻ hơn 2-4 lần so với điện hạt nhân. Đồng thời, công nghệ năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội kinh tế và tạo việc làm.
    Nói một cách đơn giản hơn, năng lượng tái tạo đã có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân. Năng lượng tái tạo sản xuất ra nguồn điện rẻ hơn 2-4 lần so với điện hạt nhân. Đồng thời, công nghệ năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội kinh tế và tạo việc làm. Vào năm 2017, chỉ tính riêng những tấm pin mặt trời đã có thể sản xuất ra sản lượng điện nhiều hơn từ than đá, khí đốt và hạt nhân cộng lại.

    Pháp có thể phát triển mạnh năng lượng tái tạo và song song với đó giảm năng lượng hạt nhân mà không phải từ bỏ việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than. Phải đợi đến cuối năm 2018 mới biết được Pháp sẽ áp dụng những mục tiêu của châu Âu vào Chương trình quốc gia về năng lượng dài hạn (PPE). Chương trình này chú trọng cân bằng giữa năng lượng tái tạo và hạt nhân trong 10 năm tới. Phe ủng hộ năng lượng hạt nhân biện hộ rằng, sự sụt giảm nhanh chóng của năng lượng hạt nhân trong hỗn hợp năng lượng của Pháp sẽ đi cùng với sự gia tăng của khí thải vì sẽ làm tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng hóa thạch.

    Một nghiên cứu của Energy Union Choices và Ủy ban Năng lượng châu Âu hợp tác với ban lãnh đạo Bền bững Cambridge mang tên “Sạch hơn, thông minh hơn, tiết kiệm chi phí: nắm bắt cơ hội với hệ thống điện châu Âu trong chuyển đổi năng lượng” chỉ ra rằng, Pháp có thể phát triển năng lượng mặt trời và gió nhanh chóng, đạt 90GW vào năm 2030, giảm năng lượng hạt nhân xuống 1/3 (-20GW) mà không phải từ bỏ ý định đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than. Điều này có thể giúp giảm mạnh khí thải CO2 trong lĩnh vực điện. Vào năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản lượng điện của Pháp có thể đạt 51% trong khi vẫn có thể xuất khẩu sản lượng điện như hiện nay.

    Theo S.Phương/Petrotimes.vn (8/8/2018)

    Phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam

    Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

    Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng nền cơ sở pháp lý phát triển ĐTTM, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị; rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển ĐTTM bền vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm; xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ phát triển ĐTTM bền vững tại Việt Nam; xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu (CSDL) khác; xây dựng mô hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại các khu vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dựng CSDL đô thị quốc gia giai đoạn 1.

    Hình minh họa.

    Cũng trong giai đoạn đến năm 2020, sẽ hướng dẫn và triển khai áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị; hỗ trợ tối thiểu 3 đô thị phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển ĐTTM và tổ chức thực hiện đầu tư hạ tầng và phát triển ứng dụng các tiện ích ĐTTM; hỗ trợ tối thiểu 3 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp ĐTTM; đồng thời thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030.

    Mục tiêu của giai đoạn đến năm 2025 là thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển ĐTTM, bao gồm: xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM tại Việt Nam; công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây dựng thí điểm các ĐTTM, ưu tiên cho các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn 1; thí điểm áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị và hệ thống tra cứu thông tin quy hoạch đô thị tại tối thiếu 3 đô thị từ loại II trở lên.

    Cùng với đó, mục tiêu giai đoạn đến năm 2025 của Đề án còn là hỗ trợ ít nhất 6 đô thị/ 6 vùng kinh tế phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển ĐTTM và tổ chức triển khai thực hiện các tiện ích ĐTTM phục vụ cư dân đô thị, hình thành thí điểm Trung tâm kết nối công dân kết hợp bộ phận 1 cửa; thí điểm áp dụng cơ chế cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh; 100% các Sở Xây dựng, Sở TT&TT, các sở ngành có liên quan và UBND các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển ĐTTM; thực hiện các mục tiêu được duyệt của chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long…

    Theo Quang Ngọc/tapchimoitruong.vn (8/8/2018)

    Phế liệu nhập khẩu: Nguyên liệu hay rác thải

    Thu hồi và tái chế rác thải sẽ mang lại những cơ hội thực sự để tạo thêm nhiều việc làm cũng như những lợi ích kinh tế to lớn. Sử dụng nguyên liệu phế liệu để tái chế với công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí và BVMT là điều mà quốc gia nào cũng đang hướng đến.

    Tuy nhiên việc quản lý và thu hồi rác thải không hiệu quả luôn tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe và an toàn cho công nhân tái chế phế liệu, cũng như nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cộng đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

    Để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Nhưng khi thực hiện đã có không ít tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về BVMT, nhất là lợi dụng nhập khẩu phế liệu (NKPL) để đưa rác thải vào nước ta. Từ đó đã có cảnh báo Việt Nam là một trong những nước NKPL nhiều nhất thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc ngừng hầu hết các hoạt động NKPL đã qua sử dụng.

    Một số lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước phát triển đã tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 2016, khối lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu là 2,7 triệu tấn thì năm 2017 là 5,2 triệu tấn; giấy phế liệu từ 338 nghìn tấn lên 1,3 triệu tấn; nhựa phế liệu từ 18 nghìn tấn lên 90 nghìn tấn. Đầu năm 2018 tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt đang tạo áp lực đến kho bãi các cảng do lượng lớn hàng tồn kho tại các cảng, chủ yếu là phế liệu nhựa và giấy.

    Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam trong nhiều năm qua ngành giấy Việt Nam nhập khẩu giấy phế liệu từ nước ngoài với tỉ lệ bình quân từ 30 -45% tổng khối lượng giấy phế liệu dùng để sản xuất bột giấy. Mặt khác, nguồn giấy phế liệu ở trong nước chưa được thu hồi hết và phải tốn nhiều chi phí xử lý rác thải hàng năm. Thực tế trên cho thấy, thị trường giấy phế liệu nội địa còn rất nhiều tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác hợp lý.

    Thu gom, phân loại và tái chế nguyên liệu giấy đã qua sử dụng tại làng nghề.

    Giấy phế liệu chứa nhiều thành phần khác không phải là xơ sợi, trong đó phải kể đến mực in, vật liệu tráng phủ làm bóng, keo dính (để ghép các trang vào với nhau). Đây là những hóa chất cần phải loại bỏ trước khi tái chế. Thêm nữa, nếu cần sản xuất giấy trắng thì bột sẽ phải được tẩy trắng với hydrogen peroxide, chlorine dioxide hay oxygen. Vì thế nước thải từ sản xuất giấy với nguyên liệu giấy phế liệu chứa nhiều hóa chất độc hại không kém sử dụng nguyên liệu sợi cellulose, thậm chí có thể còn độc hại hơn tùy thuộc nguồn giấy phế liệu.

    Quá trình tái chế thực sự chỉ sử dụng được nhiều nhất là 80% lượng giấy phế liệu. Phần chất thải còn lại phải được chở tới các cơ sở xử lý chất thải để quản lý và xử lý tùy theo tính chất nguy hại của chất thải. Chìa khóa giúp gia tăng tỷ lệ sử dụng giấy phế liệu cũng như kiểm soát chất thải nguy hại nằm ở chất lượng giấy thu hồi. Các nước trên thế giới đã có cảnh báo về số lượng các vấn đề khó khăn phát sinh từ sự ô nhiễm giấy phế liệu ngày càng gia tăng.

    Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về phế liệu nhập khẩu sẽ được áp dụng từ 1/3/2018, theo đó tỷ lệ tạp chất trong giấy phế liệu, nhựa phế liệu và sắt phế liệu không được vượt quá 0,5%. Trong thực tế, giấy phế liệu nhập khẩu vào Trung Quốc trong những năm gần đây thường có tỉ lệ tạp chất 1% – 5%. Các công ty Trung Quốc thậm chí vẫn chấp nhận tỉ lệ tạp chất trong giấy phế liệu nhập khẩu 5%, và cao hơn 5%. Trong khi đó, Việt Nam quy định tổng lượng các loại tạp chất được phép còn lẫn trong phế liệu giấy nhập khẩu không vượt quá 2% khối lượng của khối hàng (QCVN 33:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu).

    Vừa qua Hải Phòng đã có thông báo từ chối Tập đoàn Giấy Cửu Long (Trung Quốc) đầu tư Dự án Nhà máy giấy tại KCN Nam Đình Vũ vì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đây là Dự án sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu giấy phế liệu nhập khẩu với nguồn vốn 800 triệu đô la, công suất dự kiến 1 triệu tấn. Quyết định của Hải Phòng thể hiện sự đúng đắn và hợp lòng dân, cần được trở thành chủ trương chung của quốc gia về kiểm soát nghiêm ngặt và ngăn chặn kịp thời các dự án đầu tư không thân thiện môi trường.

    Cùng với đó, Chính phủ cần ban hành những chính sách hỗ trợ hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp thu gom và tái chế nguyên liệu giấy đã qua sử dụng nguồn gốc trong nước. Ngăn chặn nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài, tăng cường thu gom và sử dụng nguồn phế liệu trong nước là phù hợp với định hướng phát triển bền vững, vừa giúp đất nước tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguyên liệu và xử lý rác thải, vừa ngăn ngừa nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới.

    Theo TS. Lê Hoàng Lan – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

    (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 7/2018)

    Nắng nóng cực độ, Pháp đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân

    Một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Alban ở Isère và một lò khác trong nhà máy điện hạt nhân Bugey ở Ain đã dừng lại vào ngày 3/8, để tránh sự gia tăng quá mức nhiệt độ của Rhône, theo thông báo của tập đoàn điện lực Pháp EDF.

    Nước Pháp đang trong thời kỳ nắng nóng cực độ. 

    Tại Saint-Alban, việc tắt lò phản ứng số 1 đã có hiệu lực kể từ buổi sáng 3/8; lò phản ứng số 2 ở Bugey là từ giữa buổi chiều cùng ngày.

    Các nhà máy này lấy “nước từ sông Rhône để làm mát các lò phản ứng và các mạch điện khác nhau cần thiết cho hoạt động nhà máy”, EDF giải thích.

    Trong trường hợp nhiệt độ cao, các nhà máy điện có thể điều chỉnh công suất của các lò phản ứng “để hạn chế việc làm nóng nước và sau đó trở về sông Rhône”, EDF cho biết thêm.

    Lò phản ứng số 1 của Saint-Alban đã bị ngừng hôm 2/8 vì những lý do tương tự. Các lò phản ứng ở Saint-Alban 2 và Bugey 3 đã giảm hoạt động.

    Việc sản xuất một trong những lò phản ứng tại nhà máy Fessenheim (Haut-Rhin) cũng giảm trong đêm từ 2 đến 3/8.

    Nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất ở Pháp này, dự kiến sẽ bị đóng cửa ​​khi nhà máy điện ở Flamanville đi vào hoạt động, lấy nước làm mát từ Grand Canal ở vùng Alsace.

    Sự cắt giảm sản lượng điện hạt nhân của EDF diễn ra đúng vào thời điểm nhu cầu điện năng đang thấp vì dân Pháp đang đi nghỉ hè do đó các hoạt động kinh tế liên quan giảm.

    Theo Nh.Thạch/AFP/Petrotimes.vn (8/7/2018)

    Hành trình của túi ni lông

    Ra đời từ đầu những năm 1970, ngày nay túi ni lông đã trở thành một sản phẩm phổ biến toàn cầu, được sản xuất với tốc độ 1.000 tỷ túi mỗi năm. Túi ni lông thậm chí có mặt ở nơi sâu nhất của đại dương cho đến nơi cao nhất là đỉnh núi Everest, tạo ra thách thức lớn về môi trường.

    Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển của loại vật liệu này.

    1933: Polyethylene, loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để sản xuất túi ni lông, được tạo ra do một tai nạn hóa chất ở thị trấn Northwich, hạt Cheshire, Anh. Trước đó, nhựa polyetylene thường được sản xuất với số lượng rất ít, đây là lần đầu tiên vật liệu này được sản xuất với số lượng lớn trong ngành công nghiệp và được quân đội Anh sử dụng bí mật trong thế chiến thứ 2.

    1965: Công ty Celloplast, Thụy Điển cấp bằng sáng chế cho túi ni lông. Với sự thiết kế của kỹ sư Sten Gustaf Thulin, túi ni lông nhanh chóng thay thế vải và hộp nhựa ở châu Âu trong các hoạt động mua sắm.

    1979: Túi ni lông chiếm 80% thị trường túi ở châu Âu, được xuất khẩu sang nước ngoài, tiêu biểu như thị trường Mỹ. Các công ty nhựa bắt đầu tích cực đưa ra thị trường các sản phẩm túi ni lông với nhiều ưu điểm vượt trội hơn túi giấy và các loại túi tái sử dụng khác.

    1982:  Safeway và Kroger, 2 trong số các chuỗi siêu thị lớn nhất ở Mỹ, chuyển sang sử dụng túi ni lông. Nhiều cửa hàng đi theo xu hướng này và đến cuối thập kỷ, túi nhựa đã gần như thay thế toàn bộ túi giấy trên toàn thế giới.

    1997: Nhà nghiên cứu kiêm thủy thủ Charles Moore đã phát hiện ra “đảo rác Thái Bình Dương”, nơi mật độ rác thải trên biển lớn nhất thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển. Trong đó, túi ni lông là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nhiều loài rùa biển, do rùa biển tưởng nhầm túi ni lông là sứa biển và ăn chúng.

    2002: Băng-la-đét là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực thi lệnh cấm các túi nhựa mỏng, sau khi phát hiện ra chúng là nguyên nhân quan trọng làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước trong các thảm họa lũ lụt. Từ đây, các quốc gia khác cũng bắt đầu lưu ý hơn về vấn đề này.

    2011: Cứ mỗi phút trôi qua, trên thế giới có 1 triệu túi ni lông được tiêu thụ.

    2017: Kenya ban hành lệnh cấm túi ni lông. Đây là 1 trong hơn 20 nước trên thế giới thực hiện các biện pháp mạnh để giảm thiểu sử dụng túi ni lông, thông qua việc đánh thuế hoặc cấm sử dụng túi ni lông.

    2018: “Chống ô nhiễm nhựa và ni lông” được chọn làm chủ đề của ngày Môi trường thế giới”, được tổ chức tại Ấn Độ. Các công ty và Chính phủ trên khắp thế giới tiếp tục công bố các cam kết nhằm đối phó với chất thải nhựa và túi ni lông.

    Từ khi ra đời đến nay, đã có khoảng 9,1 tấn nhựa, bao gồm cả túi ni lông được sản xuất trên toàn thế giới. Nếu số lượng nhựa này được xếp cạnh nhau thì độ rộng của nó có thể bao phủ khoảng 98% toàn bộ bề mặt Trái đất. Nghiêm trọng hơn, theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Science Advances, 79% lượng vật liệu này có điểm đến cuối cùng là bãi rác, sông hồ, hay các đại dương, bao gồm cả những nơi xa nhất của biển, đảo và trong cơ thể của nhiều loài cá, cũng như động vật hoang dã. 12% trong số chất thải được đốt, thải ra khí nhà kính và góp phần gây ô nhiễm không khí, c chỉ có 9% được tái chế. Tuy nhiên, ngay cả khi tái chế, rác thải vẫn bị rò rỉ ra môi trường do quy trình tái chế còn nhiều hạn chế.

    Khác với vật liệu sinh học, nhựa có thể không phân hủy trong hàng trăm năm, ngay cả khi nằm trong cơ thể của sinh vật, khi sinh vật chết, cơ thể của chúng bị phân hủy, nhựa vẫn tồn tại. Các nhà khoa học cho biết, khoảng 270.000 tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trên biển, tuy nhiên, con số rác thải nhựa nằm trong lòng biển phải lên đến vài triệu tấn.

    Theo Huyền Trang (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 7/2018)

    Hà Nội ứng dụng cảnh báo điểm ngập miễn phí

    Các dữ liệu trên ứng dụng được cập nhật liên tục dựa trên thông tin từ các trạm đo cũng như hệ thống camera giám sát đã được lắp đặt tại các điểm ngập nặng trong thành phố.

    Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội vừa hoàn thành việc lắp hệ thống camera giám sát tại các điểm ngập nặng, đồng thời hoàn thiện ứng dụng HSDC Maps trên Smartphone giúp người dân tránh các điểm ngập úng.

    Theo đó, HSDC Maps sẽ cung cấp thông tin hiện trạng các trạm đo lưu lượng mưa và mức dâng của nước trong toàn thành phố. Cung cấp thông tin các tuyến đường thay thế, đường vòng để tránh các điểm đang ngập. Đặc biệt, dữ liệu gửi tới người dùng bao gồm thông tin, hình ảnh về các điểm ngập tại thời điểm hiện tại và sẽ được làm mới một cách linh hoạt, chính xác.

    Ứng dụng sẽ giúp người dân thành phố chủ động tránh các đoạn đường ngập nước.

    Để xây dựng phần mềm, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tiến hành lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các điểm ngập nặng. Đơn cử như tại các điểm thường xuyên úng ngập nặng trên địa bàn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy… Hệ thống camera sẽ theo dõi hình ảnh tại các điểm ngập cả ngày lẫn đêm nhờ công nghệ hồng ngoại.

    Phạm vi giám sát của trung tâm được phủ kín toàn địa bàn Hà Nội với 41 trạm đo mưa, 30 trạm đo nước tự động. Các thông số của trung tâm được liên kết với Cổng Thông tin điện tử của TP. Hà Nội và của Công ty để người dân có thể truy cập, nắm bắt diễn biến tình hình các trận mưa, điểm úng ngập trên địa bàn.

    Công ty cũng đã hoàn thành số hóa hệ thống thoát nước của 12 quận, trong năm 2018 tiếp tục triển khai số hóa thoát nước trên địa bàn Thành phố. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng tiếp tục nghiên cứu sử dụng phần mềm để chủ động mô phỏng diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước trên toàn hệ thống, từ đó chủ động đưa ra phương án ứng trực cụ thể.

    Theo Thanh Xuân/tapchicongthuong.vn (3/8/2018)

    Sắp khởi công xây dựng nhà máy điện lấy khí từ mỏ Báo Vàng

    Ngày 2 tháng 8, PVN, Công ty Gazprom (Nga) và UBND tỉnh Quảng Trị đã nhất trí sớm triển khai xây dựng nhà máy điện khí tại KCN Đông Nam tỉnh Quảng Trị; khí được lấy từ mỏ Báo Vàng tại lô 112, cách đất liền tỉnh này 100 km.

    Mỏ Báo Vàng nằm ở lô 112 trên bản đồ.

    Tại buổi làm việc giữa ba bên, Gazprom đã thông tin đến các đại biểu về dự án mỏ khí Báo Vàng và cho rằng, việc triển khai dự án nhà máy xử lý khí và nhà máy điện khí lấy nguồn khí từ mỏ Báo Vàng sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong những năm qua tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực tìm kiếm một hướng đi mới để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó việc xác định tìm kiếm các dự án mang tính động lực đóng vai trò hết sức quan trọng.

    Trước đó, Công ty Gazprom tự bỏ tiền túi thăm dò trữ lượng khí tại 2 mỏ Báo Vàng, Báo Đen. Kết quả thăm dò cho thấy, tổng trữ lượng là 57,88 tỷ m3. Riêng các lô từ 111-113 có trữ lượng khoảng 1,5 tỷ m3. Trên cơ sở đó, phía Công ty Gazprom đã quyết định đầu tư dự án trị giá 1,321 tỷ USD bằng việc xây dựng giàn khoan, đường ống dẫn dầu vào đất liền lấy từ các lô 111-113, với sản lượng khí khai thác 500 triệu m3/năm. Tuy nhiên sau đó, nhận do chi phí đầu tư khá cao nên Gazprom quyết định chuyển hướng sang xây dựng một nhà máy điện để chuyển từ bán khí sang bán điện. Nhà máy điện lấy khí từ mỏ Báo Vàng này có công suất 340 MW, thời gian khai thác 14 năm.


    Lãnh đạo PVN, Gazprom và tỉnh Quảng Trị đi thực địa tại địa điểm đặt nhà máy điện khí.

    Tháng 7 năm trước, UBND tỉnh Quảng Trị đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Gazprom về dự án khai thác khí từ mỏ Báo Vàng và dự án Nhà máy điện khí tại Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị cũng đã nỗ lực hỗ trợ bằng việc tổ chức hội thảo với sự tham gia của Tập đoàn dầu khí PVN và các đơn vị liên quan để xúc tiến thực hiện dự án quan trọng này.

    Trong buổi làm việc ngày 2/8/2018 giữa 3 bên, gồm PVN, Gazprom và tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Trần Sỹ Thanh cho rằng, sau khi Gazprom hoàn thiện dự án thì việc bán điện sẽ rất thuận lợi để thu hồi vốn bởi giá điện mà Gazprom đưa ra có sự cạnh tranh với các dự án điện BOT khác. Vấn đề mấu chốt ở đây là bổ sung nhà máy điện khí vào Quy hoạch điện VII. Vì vậy, phải gấp rút lập kế hoạch phương án trình Bộ Công Thương bổ sung vào Quy hoạch điện VII trong tháng 8 năm nay. Một tin rất vui là ba bên đã đưa ra cam kết quyết tâm triển khai sớm dự án. Các ý kiến trình bày của Gazprom và tỉnh Quảng Trị đã thể hiện được những điều kiện cần như có mỏ, có quy hoạch dự án, có chủ trương đầu tư, vấn đề còn lại là tìm kiếm được nhà đầu tư chiến lược.

    Một tin vui nữa cho chuỗi dự án khai thác khí từ mỏ Báo Vàng và xây dựng nhà máy điện, sản xuất và bán điện là theo thông tin mới đây từ Gazprom, nếu đưa được lượng khí đó, dự kiến có 16-17 tỷ m3, sẽ hình thành nhà máy phát điện cỡ 400-450MW. Nhưng điều đáng mừng là trữ lượng khí ở khu vực đó, như khảo sát của Gazprom, còn gấp 10 lần như vậy.

    Theo Vũ Hạnh/tapchicongthuong.vn (6/8/2018)