31 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 394

    Sai lầm khi sử dụng bếp từ có thể khiến cả nhà “gặp họa”

    Có thể nói hiện nay bếp từ đang là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính năng sử dụng hiện đại, tiết kiệm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không ít người mắc sai lầm dẫn tới những sự cố đáng tiếc.

    Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra từ trường khi có vật nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp. Chính bởi nguyên lý này mà bếp từ có khả năng đạt hiệu suất đun nấu lên đến 90% trong khi các loại bếp ga khác chỉ đạt mức hiệu suất từ 40-60%.

    Cũng chính do hoạt động thông minh nên gần như hiệu suất của bếp từ đạt được ở mức tối đa giúp người sử dụng tiết kiệm được cả về thời gian, lẫn chi phí sử dụng.

    Một ưu điểm vượt trội nữa mà bếp từ mang loại cho người sử dụng chính là mức độ an toàn cháy nổ hay rò rỉ khí ga hơn hẳn so với các dòng bếp ga khác. Hầu như bếp không sản sinh các khí độc hại như: CO, CO2. Đại đa số các bếp từ ngày nay sử dụng mặt kính cách điện tốt không gây rò rỉ, và cách điện 100% đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

    Bếp từ rất an toàn nhưng nếu mắc sai lầm khi sử dụng sản phẩm này cũng rất dễ gây họa.

    Tuy nhiên do trong quá trình sử dụng nhiều người thường mắc những sai lầm khiến cho tuổi thọ của bếp từ giảm và có thể gây “thảm họa” cháy nổ.

    Sử dụng thất thường

    Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.

    Sử dụng công suất cao liên tục

    Đối với bất kỳ thứ gì khi sử dụng quá tải đều gây ra tác hại khôn lường. Bếp từ cũng vậy, nếu thường xuyên sử dụng ở công suất cao dễ khiến bếp quá tải làm nóng, gây nứt.

    Đặt các vật dụng không cần thiết khác lên bếp khi đang nấu

    Khi hoạt động, bề mặt bếp từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao, nhanh chóng truyền sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên bề mặt bếp, có thể gây bỏng. Bên cạnh đó, không nên di chuyển bếp khi đang sử dụng để tránh vô tình chạm phải nồi đang nóng, gây nguy hiểm.

    Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong

    Một sai lầm nữa khi sử dụng bếp từ chính là rút nguồn điện ngay sau khi dùng. Điều này sẽ làm quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, làm chậm quá trình làm mát của bếp.

    Không vệ sinh bếp thường xuyên

    Bếp từ không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm giảm tuổi thọ của bếp. Bề mặt bếp từ rất dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không sạch dầu mỡ và ẩm ướt. Do đó, khi nấu bạn nên tránh để thức ăn trào ra bếp. Để bếp từ sạch sẽ mà vẫn duy trì được độ sáng bóng của bề mặt.

    Khi vệ sinh bếp tuyệt đối không được dùng các loại giấy nhám, bàn chải cứng hay chất liệu nhôm vì sẽ làm hỏng bề mặt bếp. Đừng dùng vật cứng, hãy dùng nước ấm và khăn mềm.

    Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác

    Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó. Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop…

    Theo An Dương/vietq.vn (23/8/2018)

    Nhãn sinh thái tại các nước châu Âu có gì đặc biệt

    Các sản phẩm mang nhãn sinh thái có khả năng thu hút hơn 450 triệu người tiêu dùng tại khu vực châu Âu.

    Nhãn sinh thái của châu Âu được xây dựng từ năm 1992 có biểu tượng là một bông hoa. Mục tiêu của nhãn bông hoa giúp cho người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm đã được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tốt, giảm tác động của sản phẩm đến môi trường từ quá trình sản xuất đến quá trình loại bỏ sản phẩm.

    Bên cạnh nhãn bông hoa, một số loại nhãn sinh thái khác (khác về hình thức và tên gọi) cũng được sử dụng phổ biến tại khu vực Châu Âu là: nhãn Thiên nga trắng tại khu vực Bắc Âu, nhãn Thiên thần xanh tại Đức…

    Nhãn sinh thái của châu Âu được xây dựng từ năm 1992 có biểu tượng là một bông hoa.

    Nhãn sinh thái Bắc Âu – Thiên nga Bắc Âu – là Nhãn sinh thái chính thức của các nước Bắc Âu và được xây dựng vào năm 1989 bởi Hội đồng các Bộ trưởng Bắc Âu với mục đích đưa ra một chương trình ghi nhãn môi trường góp phần vào việc tiêu dùng bền vững. Đây là chương trình mang tính tự nguyện và bao gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ. Nhãn sinh thái Bắc Âu cũng được khởi xướng như là công cụ thực tế cho người tiêu dùng nhằm giúp họ lựa chọn một cách tích cực các sản phẩm lành mạnh về môi trường. Đây là hệ thống ghi nhãn sinh thái loại 1 của ISO 14024, đòi hỏi sự tham gia của cơ quan kiểm soát thuộc bên thứ ba.

    Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái EU đều là những chương trình ghi nhãn sinh thái dựa trên cách tiếp cận đa tiêu chí và theo vòng đời. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu về thủ tục cấp các loại nhãn này thì kiểm soát thành phẩm thôi vẫn chưa đủ mà phải kiểm soát toàn diện hơn. Đây là một trong những lý do khiến những tiêu chuẩn này được xem là tốn kém hơn.

    Thiên thần xanh ở Đức là một công cụ chính sách môi trường phù hợp hơn với thị trường nhằm xác định các đặc điểm tích cực về môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Ngày nay, khoảng 11.700 sản phẩm và dịch vụ trong số 120 nhóm sản phẩm mang nhãn Thiên thần xanh. Giống như Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái châu Âu, Thiên thần xanh là nhãn loại 1 dựa trên vòng đời của sản phẩm.

    Dấu xác nhận tiêu chuẩn đối với các sản phẩm thân thiện đối với môi trường hoặc nhãn sản phẩm rau quả sản xuất hữu cơ cũng có thể được coi là nhãn sinh thái. Một dấu xác nhận tiêu chuẩn chỉ ra rằng sản phẩm (bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm) có ít tác động đối với môi trường so với những sản phẩm tương tự khác. Các tiêu chuẩn của EU về sản xuất và dán nhãn thực phẩm hữu cơ nằm trong Quy định EC/2092/91. Các nhà cung cấp ở nước thứ ba muốn xuất khẩu rau quả sản xuất hữu cơ cũng như dán nhãn sinh thái phải đáp ứng tất cả các quy định được ghi rõ trong Quy định EC/2092/91. Để chứng minh sự tuân thủ, nhà kinh doanh thực phẩm phải đăng ký với một cơ quan chứng nhận hữu cơ được EU chấp nhận và thực thi một kế hoạch chứng nhận hữu cơ kết hợp với sự xác minh độc lập về sự tuân thủ trên cơ sở hằng năm.

    Một số nước đã chứng minh thành công với EU rằng họ có hệ thống kiểm soát sản xuất hữu cơ quốc gia tương đương và do đó việc nhập khẩu tự do các sản phẩm hữu cơ từ những nước này được cho phép. Các nhà kinh doanh cá thể ở hầu hết các quốc gia chưa chứng minh được có các hệ thống quốc gia tương đương về sản xuất hữu cơ yêu cầu phải có sự chấp nhận trước về xuất khẩu và một giấy chứng nhận nhập khẩu (được ban hành bởi một cơ quan quốc gia hoặc quốc tế được EU công nhận) kèm theo mọi lô hàng. Chi tiết về giấy chứng nhận nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường EU được đưa ra trong Quy định EC/1788/2001.

    Theo Sxsh.vn (22/8/2018)

    Phát triển đô thị thông minh và bền vững tại một số khu vực ở châu Á

    Thị trấn Shioashiya (Nhật Bản); TP. Songdo (Hàn Quốc) và Singapore được đánh giá là 3 đô thị xanh, thông minh nhất châu Á, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để phát triển kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo môi trường bền vững, mang lại cuộc sống an toàn, lành mạnh cho người dân.

    Shioashiya – Thị trấn tiêu hao năng lượng bằng 0

    Nằm trong TP. Ashiya thuộc tỉnh Hyogo (Nhật Bản), thị trấn Shioashiya có diện tích 120.000 m2, dân số khoảng 9.000 người với 400 căn nhà riêng và 83 căn hộ chung cư, được thiết kế theo hướng ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT). Mỗi ngôi nhà đều lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái, ắc quy dự trữ điện năng và hệ thống quản lý năng lượng thông minh, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng tối đa NLTT. Nhờ công nghệ cách nhiệt Puretech và hệ thống thông gió Eco-Navi, giúp cho ngôi nhà luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

    Mỗi ngôi nhà đều lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái.

    Ngoài ra, khu chung cư phức hợp cũng là công trình cân bằng về năng lượng của Shioashiya với việc lắp đặt hệ thống phát điện mặt trời trên tầng thượng cùng các pin nhiên liệu (loại thiết bị năng lượng có mức thải ô nhiễm gần như ” bằng 0″) bên trong căn hộ. Mỗi pin nhiên liệu là một nguồn phát, có thể sinh ra điện từ phản ứng hóa học giữa hyđ ô và ô xy. Nhờ đó, khu chung cư phức hợp có thể sản xuất khoảng 199 Mwh điện/năm, vượt mức nhu cầu tiêu thụ điện của TP và lượng điện thừa được bán cho những địa phương khác, mang lại lợi nhuận hàng năm khoảng 11.700 USD.

    Bên cạnh các khu chung cư, Trung tâm cộng đồng Solar-Shima Terrace cũng là một công trình được trang bị hệ thống điện mặt trời, pin dự trữ, giúp tận dụng tối đa năng lượng gió, ánh sáng mặt trời.

    Songdo – Khu đô thị nói không với xe tải rác

    Songdo (tiếng Hàn có nghĩa là hòn đảo của cây thông) là một khu đô thị hiện đại của Hàn Quốc, được xây dựng từ năm 2003, trên một hòn đảo nhân tạo lấn biển, diện tích khoảng 6 km2, cách thủ đô Seoul khoảng 65 km. Phong cách kiến trúc thân thiện với môi trường là ưu tiên hàng đầu của Songdo và cũng là đặc điểm quan trọng của một TP thông minh, với hệ thống cảm biến được gắn khắp nơi. Hầu hết các cột đèn giao thông ở Songdo đều có camera, bộ cảm biến và những chiếc loa phát thanh. Bộ phận cảm biến có thể tự động điều chỉnh mức điện năng tiêu thụ theo điều kiện thời tiết, ánh sáng, tính toán lưu lượng giao thông để đưa ra quyết định sử dụng điện hiệu quả nhất.

    Songdo có nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như trạm sạc pin cho xe điện, hệ thống tái sử dụng nước thông minh, nhưng ấn tượng nhất là hệ thống xử lý rác thải đặc biệt. Tại Songdo, không có xe chở rác chạy trên đường phố, thay vào đó, một hệ thống đường ống nén khí sẽ hút rác từ máng đổ rác của các tòa nhà rồi chuyển tới cơ sở phân loại rác tập trung. Tại đây, rác được xử lý, biến thành năng lượng hoặc đưa đi tái chế. Nhờ hệ thống thu gom chất thải trên, Songdo dự kiến ​​tái chế 76% lượng chất thải trước năm 2020.

    Tại đây, rác được xử lý, biến thành năng lượng hoặc đưa đi tái chế.

    Đồng thời, Songdo cũng khuyến khích thực hiện giảm thiểu nhu cầu sử dụng ô tô. Các tòa chung cư, văn phòng, công viên, cơ sở y tế, trường học… được thiết kế gần nhau để người dân tiện di chuyển qua các điểm dừng xe buýt, hoặc tàu điện ngầm. Ngoài ra, Songdo bố trí 40% cho các không gian xanh và làn đường dành riêng cho xe đạp để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp, giúp giảm khí thải nhà kính.

    Tuy đang trong quá trình xây dựng, nhưng Songdo đã có 40.000 cư dân sinh sống và là trụ sở làm việc của 2.600 doanh nghiệp.

    Thùng rác kết nối với ống khí nén vận chuyển bên dưới ở TP. Songdo, Hàn Quốc

    Singapore – Trung tâm công nghệ thông minh tỷ đô 

    Những năm qua, Singapore có tốc độ phát triển nhanh, nhờ sự ổn định chính trị, các kế hoạch phát triển dài hạn và chính sách mở cửa thu hút đầu tư. Từ một thuộc địa nhỏ tại Đông Nam Á, giờ đây, Singapore đã trở thành cảng biển, trung tâm lọc dầu, nơi sản xuất đồ điện tử và trung tâm ngân hàng lớn trên thế giới.

     Singapore đã ứng dụng khoa học, công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống con người như chăm sóc sức khỏe, quản lý đô thị, giao thông, môi trường… Chính phủ Singapore đã cải tạo JTC LaunchPad – khu công nghiệp cũ xuống cấp rộng 6.5 ha thành trung tâm khởi nghiệp sôi động. Tòa nhà đầu tiên mang tên Block 71 là trụ sở hoạt động của hơn 100 startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) công nghệ JTC LaunchPad @ One-North. Các công ty hoạt động trong Block 71 được miễn phí sử dụng wifi, điện nước, đồ ăn. Năm 2010, Chính phủ Singapore đã khởi động Chương trình Technology Incubation Scheme, như một mũi tên trúng hai đích, vừa hỗ trợ các startup mới, vừa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ thương hiệu “nơi dễ dàng cho kinh doanh”, số lượng startup mới thành lập ở Singapore tăng từ 24.000 lên 55.000 trong giai đoạn 2005 – 2015.

    Bên cạnh đó, Singapore đang áp dụng các công nghệ tiên tiến để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, với mục tiêu trở thành “quốc gia thông minh” đầu tiên trên thế giới. Gần đây, “đảo quốc sư tử” chính thức ra mắt chung cư đầu tiên tích hợp giải pháp công nghệ LifeUp 3 trong 1, bao gồm: Nhà, cộng đồng và thanh toán thông minh đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Khác với các ứng dụng nhà thông minh trước đây, giải pháp công nghệ mới cho phép tích hợp một cách đầy đủ nhất các tính năng nhận diện khuôn mặt, nhận dạng biển xe thông minh, khóa cửa sinh trắc học, điều chỉnh hệ thống ánh sáng, cũng như nhiệt độ điều hòa, nước nóng để tiết kiệm năng lượng… Với tất cả những hoạt động đó, Singapore đang nỗ lực và quyết tâm phát triển đô thị có hệ sinh thái thông minh, không rác thải, trở thành nơi đáng sống cho mọi người dân.

    Theo Trương Huyền/tapchimoitruong.vn (8/2018)

    Năng lượng tái tạo: Giải thoát cho bầu không khí, cứu cánh nguồn năng lượng

    Nhiệt điện than – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người dân.

    Thủ phạm gây ô nhiễm không khí hàng đầu

    Theo Báo cáo giám sát các nhà máy điện than toàn cầu được nêu ra ở Hội thảo: “Ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo và sức khỏe cộng đồng” tổ chức trung tuần tháng 8 năm 2018, tại Đại học Y Hà Nội, năm 2017, Việt Nam tiếp tục là điểm nóng của điện than. Mặc dù không có nhà máy nhiệt điện than nào được xây dựng vào năm 2017, nhưng một số lượng lớn các dự án được đề xuất vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

    Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh vào năm 2016, nước ta có tổng dự án đã công bố với tổng công suất 12.100 (MW), dự án chuẩn bị được cấp phép với tổng công suất 15.040 (MW), dự án đã được cấp phép với tổng công suất 8.750 (MW) và dự án đang xây dựng với tổng công suất 10.635 (MW).


    Quảng cảnh Hội thảo: “Ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo và sức khỏe cộng đồng”. Ảnh: Ngọc Xen

    Tính đến thời điểm hiện tại, nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện chính tại nước ta. Thế nhưng, hậu quả nghiêm trọng của nhiệt điện than đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân.

    Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng An – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng, Điều phối viên tại Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs – VN) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện than và việc sử dụng than tổ ong, than đá… tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các làng nghề thủ công và các hộ gia đình… hơn bao giờ hết đang trở thành vấn đề nóng, không chỉ gây ô nhiễm không khí, mà điều đó còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các bụi độc phát thải ra từ quá trình đốt than như silic, cacbon, oxit cacbon… Đặc biệt là bụi mịn (PM2.5), độc hại tới mức có thể thấm qua mao mạch của phổi, gây các bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, tim mạch, cao huyết áp, vấn đề tâm thần, thần kinh, viêm phổi và ung thư…


    Bác sĩ Nguyễn Trọng An phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Xen

    Theo các chuyên gia, năng lượng tái tạo chính là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và các hệ lụy kéo theo sau đó.

    Năng lượng tái tạo là chìa khóa?

    Các chuyên gia chỉ rõ bên cạnh lợi ích kinh tế, năng lượng tái tạo còn là nguồn năng lượng nội địa có thể giúp nước ta chủ động hơn về nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào giá dầu, than và khí gas trên thị trường quốc tế. Năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm chi tiêu cho nhập khẩu về dài hạn và tăng thêm lợi thế cho nền kinh tế cũng như giảm phát thải cho Việt Nam.

    Cơ chế hỗ trợ giá cho điện mặt trời với các dự án điện quy mô lớn (FiT) đi kèm các cơ chế bù trừ điện năng cho hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tháng 04/2017. Cơ chế này có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 cho tới ngày 30/06/2019.

    Ngày 12/09/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về phát triển các dự án mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch điện, trong đó, có một số dự án đã khởi công xây dựng. Chính sách mới ban hành đã tạo một bước ngoặt quan trọng cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ này trên cả nước.

    Tuy rằng vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại trong quá trình thực thi, thế nhưng, với sự phát triển của xã hội cũng như mức độ cần thiết sử dụng năng lượng tái tạo của người dân, tin tưởng rằng thách thức này hoàn toàn có thể quản lý và vượt qua được.

    Theo Ngọc Xen/vietq.vn (21/8/2018)

    Lý do không nên dùng chế phẩm probiotic một cách bừa bãi

    Cho rằng chế phẩm probiotic tốt cho sức khỏe, nhiều người đã sử dụng vô tội vạ mà không biết rằng bên cạnh những lợi ích đáng kể chế phẩm này sẽ để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Augusta đã công bố một kết quả nghiên cứu bất ngờ đó là việc tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng probiotic với sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non và các triệu chứng của “sương mù não bộ” (brain fog – cảm giác mơ hồ, không thể tập trung vào công việc).

    Cụ thể, những bệnh nhân nói rằng họ luôn cảm thấy đau nhức đầu, khó tập trung và thường xuyên có cảm giác đầy hơi. Để tìm ra câu trả lời, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều ổ vi khuẩn lớn sinh sản trong ruột non của bệnh nhân với hàm lượng axit D-lactic cao do quá trình lên men trong thức ăn của họ.

    Lý giải về việc này, nhà nghiên cứu dạ dày Satish S.C. Rao cho biết: “Những gì chúng ta biết bây giờ là vi khuẩn probiotic có khả năng đặc biệt là phá vỡ cấu trúc đường và sản xuất axit D-lactic. Vì vậy, khi vi khuẩn probiotic sinh sôi trong ruột non nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiễm toan lactic (lactic acidosis) và sương mù não bộ”.

    Chế phẩm probiotic cần được coi là một loại thuốc chứ không phải là một thực phẩm bổ sung. Ảnh: vnreview.vn

    Bình thường vi khuẩn probiotic phải hoạt động trong ruột kết chứ không phải ở ruột non hoặc dạ dày. Nhưng nếu chúng mắc kẹt ở đó và bắt đầu sinh sôi nhanh chóng thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, axit D-lactic gây độc cho tế bào não và có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng suy nghĩ và cảm nhận thời gian của con người.

    Đồng thời, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng phát hiện một số bệnh nhân có lượng axit D-lactic cao gấp hai đến ba lần trong máu, dẫn tới phình não có thể kéo dài hàng giờ sau khi ăn và trong một số trường hợp bệnh nặng đến mức phải bỏ việc. Đôi khi, các tác động còn xảy đến trong khoảng thời gian rất ngắn. Nhóm nghiên cứu phát hiện một bệnh nhân bị rối loạn chức năng não và đầy hơi chỉ trong vòng một phút sau khi ăn.

    Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có những triệu chứng tương tự khi dùng chế phẩm probiotic và không phải tất cả các chế phẩm đó đều giống nhau.

    Theo lời nhà nghiên cứu dạ dày Satish S.C. Rao, chế phẩm probiotic không tốt như nhiều người vẫn tưởng, nó cần được coi là một loại thuốc chứ không phải là một thực phẩm bổ sung. Mọi người không nên dùng chế phẩm probiotic một cách bừa bãi, không qua tư vấn của các bác sĩ có trình độ.

    Tên gọi chế phẩm probiotic có nguồn gốc từ Hy Lạp (trong tiếng Hy Lạp, probiotic có nghĩa là “mang lại sự sống”).

    Theo định nghĩa, probiotic là các vi sinh vật và các hợp chất góp phần vào sự cân bằng vi sinh trong hệ thống tiêu hóa, có tác dụng có lợi cho vật chủ qua việc cải tiến sự cân bằng vi sinh hệ trong đường ruột của vật chủ.

    Chế phẩm probiotic chứa nhiều vi sinh vật có lợi như lactobacillus, nitrobacteria, vi khuẩn chuyển hóa đạm, bifidobacterium, các nhóm vi tảo (tetraselmis), nấm men (debaryomyces, phaffia và saccharomyces), vi khuẩn gram âm (aeromonas, alteromonas, photorhodobacterium).

    Loại chế phẩm này được ứng dụng như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn, loại trừ vi khuẩn gây bệnh, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, phân hủy chất độc trong nước, kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi.

    Theo Hạnh Vũ/Vietq.vn (21/8/2018)

    Công nghệ làm sạch rác thải nhựa của các đại dương

    0

    Rác thải nhựa được biết đến là loại rác có thời gian phân hủy lâu nhất, một mẫu nhựa thông thường cần tới hơn 200 năm để phân hủy.

    Đại dương của chúng ta đang bị đe dọa bởi ba thách thức chính: biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm. Ô nhiễm nhựa là mối quan tâm ngày càng tăng và đã thu hút sự chú ý của chính phủ quốc tế, truyền thông và phần lớn của công chúng. Vấn đề ô nhiễm nhựa, một số nhà khoa học cho rằng điều này là quan trọng nhất trong các mối đe dọa biển. Những giải pháp mới nhất để làm sạch đại dương vừa được các nhà nghiên cứu công đang được ưu tiên.

    Để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường biển, nhiều biện pháp cũng như sáng kiến đã được đưa ra với mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm, loại bỏ chất thải, trả lại sự trong sạch cũng như duy trì sự ổn định bền vững cho đại dương. Nhiều quốc gia đã nỗ lực tiến hành trục vớt, thu gom và xử lý chất thải. Nhưng do đặc thù chất thải trôi nổi chịu ảnh hưởng bởi hải triều cũng như hướng gió đã khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn.

    Trong bối cảnh đó, The Ocean Clean up, tổ chức được thành lập năm 2011 bởi Boyan Slat với mục đích dọn sạch chất thải rắn khắp các đại dương trên toàn cầu. Với công nghệ tiên tiến cùng những nỗ lực vượt trội của Boyan Slat, The Ocean Cleanup hướng đến mục tiêu làm sạch chất thải nhựa trên Thái Bình Dương trong vòng 12 tháng tới.

    Đại dương của chúng ta đang bị đe dọa bởi ba thách thức chính: biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm.

    Công cuộc làm sạch môi trường biển của The Ocean Cleanup đã được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc hợp tác cùng AkzoNobel, công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp sơn hàng hải. Cụ thể, sản phẩm sơn hàng hải Intersleek của AkzoNobel sẽ được sử dụng trên các phương tiện làm sạch biển của The Ocean Clean up trong vòng 5 năm tới. Đây là sản phẩm sơn giải phóng hà không chứa chất diệt khuẩn đầu tiên trong ngành hàng hải.

    Sau hơn 21 năm, Intersleek đã có hơn 5,500 lượt thi công, góp phần tiết kiệm 3 tỷ USD chi phí nhiên liệu và cắt giảm 32 triệu tấn CO2 “Hợp tác cùng một tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ chất phủ bền vững sẽ góp phần đảm bảo cho hệ thống thiết bị của chúng tôi được đảm bảo, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

    Hơn hết, một lợi điểm nữa của việc hợp tác song phương chính là sự có mặt của AkzoNobel trong Volvo Ocean Race. Việc này sẽ góp phần nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn cầu về nhu cầu cấp thiết của việc loại bỏ chất thải nhựa khỏi hệ sinh thái mặt nước”. Boyan Slat, Tổng Giám đốc đồng thời là Nhà sáng lập của The Ocean Cleanup chia sẻ.

    Hãy suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương

    Điều này cung cấp hy vọng cho các mạng cộng đồng được hình thành có thể chống ô nhiễm nhựa ở cấp địa phương. Các mạng lưới này cần mở rộng ra ngoài bãi biển hoặc các hoạt động dọn dẹp sông để tham gia và thu hút nhiều nhóm và cá nhân trong xã hội.

    Các bên liên quan, những người có lợi ích chung trong chiến dịch giúp đại dương khỏe mạnh, nên bao gồm các nhà bán lẻ địa phương có thể cung cấp các chương trình hoàn trả tiền gửi trên chai và các vật liệu tái chế khác và thậm chí giảm hoặc loại bỏ việc bán các sản phẩm như ống hút bằng nhựa, cốc cà phê dùng một lần, túi nhựa và hộp đựng.

    Hội đồng địa phương có thể thiết lập các cơ sở rác thải và tái chế cho người đi biển và thực thi các hình phạt cho việc xả rác và bay lượn gần các bãi biển và sông.

    Các cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý môi trường địa phương của họ đã được chứng minh là có hiệu quả ở các vùng ven biển, nhưng vấn đề luôn luôn nảy sinh với việc mở rộng các phương pháp này đến cấp quốc gia hoặc quốc tế.

    Rõ ràng là cần có các chính sách hỗ trợ các sáng kiến ​​địa phương. Ví dụ, chính sách của chính phủ nên ngay lập tức kêu gọi cấm sử dụng bao bì nhựa không cần thiết. Bao bì không cần thiết còn lại cần khẩn trương được tái chế, và các chương trình khuyến khích tái chế, chẳng hạn như thanh toán tái chế, cần được giới thiệu nhanh chóng, ngoài các phương pháp được sử dụng bởi các nhà bán lẻ địa phương.

    Các giải pháp công nghệ có thể và nên hình thành một phần trong cách tiếp cận của chúng ta đối với các vấn đề môi trường, cho dù ô nhiễm nhựa hay biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể là một phần của giải pháp.

    Đề án thay đổi thái độ và trao quyền cho cộng đồng ở cấp địa phương có thể có hiệu quả trên toàn thế giới, nhưng họ cần sự hỗ trợ từ các chính sách quốc gia và quốc tế để mang lại thay đổi thực sự.

    Theo Thu Hà/nhipcaudautu/tapchimoitruong.vn

    Thực phẩm tự nhiên không an toàn như nhiều người vẫn tưởng

    Từ lâu nhiều người nghĩ rằng tất cả những gì thuộc về tự nhiên như thực phẩm, mỹ phẩm đều an toàn tuy nhiên thực tế nó không hề an toàn và tốt.

    Với xu hướng và thói quen sống hiện nay nhiều người nghĩ rằng mọi thứ xung quanh đều có mối nguy hiểm hóa học còn “tất cả những gì thuộc về tự nhiên” là an toàn và tốt. Đề cập tới vấn đề này, Bright Side đã quyết định phá bỏ những huyền thoại về thực phẩm tự nhiên và mỹ phẩm tự nhiên để tìm hiểu và trả lời những nghi vấn này bằng một câu hỏi đơn giản: “Nó thực sự tốt như nó được mô tả hay không?

    Thực phẩm hữu cơ luôn lành mạnh

    Bright Side thông tin, dường như ở khắp mọi nơi đều thấy khẩu hiệu quảng bá chỉ ăn thực phẩm được trồng trên các trang trại hữu cơ. Những khẩu hiệu này cho rằng tự nhiên có nghĩa là lành mạnh, trong khi nhân tạo có nghĩa là có hại. Đáng ngạc nhiên, điều này là không đúng bởi trong nhiều loại thực phẩm thực sự có chứa hóa chất, nhưng nó không có nghĩa là các sản phẩm tự nhiên luôn an toàn cho sức khỏe của bạn.


    Thực phẩm hữu cơ là an toàn nhưng thực tế không như nhiều người nghĩ. Ảnh:© Depositphotos.com

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhãn hiệu ‘hữu cơ’ không có nghĩa là thực phẩm này được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu. Hơn nữa, trước đó Tổ chức Y tế Thế giới vạch ra rằng không có thuốc trừ sâu được phép sử dụng trong thương mại thế giới gây hại cho sức khỏe con người. Chỉ những công nhân nông trại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi vì số lượng lớn họ được bao quanh bởi một cách thường xuyên.

    Ngoài ra, thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn hơn vì động vật không uống bất kỳ loại thuốc nào hay ăn bất kỳ thứ gì chúng muốn. Dù sao, cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của người tiêu dùng nhưng không có đảm bảo rằng thực phẩm từ một trang trại hữu cơ sẽ được khỏe mạnh hơn so với trồng trong một trang trại bình thường.

    Mỹ phẩm thiên nhiên là lựa chọn tốt nhất cho làn da của bạn

    Nếu mỹ phẩm được chứng nhận thì nó sẽ an toàn cho dù có bao nhiêu thành phần nhân tạo. Bởi vì các nhà sản xuất không muốn các sản phẩm của họ có thể gây hại cho khách hàng. Một câu hỏi khác là liệu nó có phù hợp với bạn hay không?

    Các thành phần thực vật không ổn định như các thành phần tổng hợp nhân tạo, bởi chúng hiếm và đắt tiền hơn. Ngoài ra, phẩm thực vật có thể hoạt động rất khó lường trên da và gây ra những phản ứng dị ứng nếu như da bạn không phù hợp.

    Do đó việc có hại hay lợi đều phụ thuộc vào nồng độ và nhiều yếu tố khác nhau. Bằng chứng là có một số phụ nữ sử dụng mỹ phẩm để làm trắng da trong đó có chứa nhiều bột và chì. Hậu quả là nhiều phụ nữ đã bị dị ứng. Ngày nay, các nhà sản xuất cũng thêm chì vào son môi nhưng vì nó có nồng độ tối thiểu nên nếu một người ăn 30.000 ống chắc chắn sẽ dễ bị nhiễm độc.

    Vì vậy theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn về mỹ phẩm, việc sử dụng mỹ phẩm cần phải phù hợp với làn da của bạn chứ không phải phụ thuộc rằng là sản phẩm tự nhiên tốt hơn sản phẩm nhân tạo.

    GMO nguy hiểm cho sức khỏe?

    Thực tế từ trước tới nay con người cứ nghĩ tới sản phẩm GMO là lại sợ và phóng đại các tác hại của nó. Thực tế cho thấy sản phẩm GMO đã trải qua hàng thập kỷ tồn tại nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào hay sự tác động có hại nào đối với sức khỏe người dùng.

    Trong thực tiễn nhiều người không biết rằng, việc triển khai tích cực kỹ thuật lý thuyết hay công nghệ để có thể làm phong phú thêm các sản phẩm có chất dinh dưỡng cần thiết và cung cấp cho các nước nghèo. Ví dụ, “Golden Rice” giàu vitamin A có thể cứu hàng triệu người khỏi bị mù nếu nó được phép sử dụng trước đó. Nhưng trên thực tế, phải mất rất nhiều thời gian để các nhà khoa học chứng minh sự an toàn của GMO. Tất nhiên, GMO phải được kiểm soát nhưng các lý thuyết hoảng loạn,hiểu lầm, hư cấu phổ biến, và luật cấm chỉ làm xấu đi tình hình và không để khoa học phát triển.

    Theo Ngọc Nga/Bright Side/vietq.vn (20/8/2018)

    Xây dựng mô hình trường đại học thân thiện với môi trường trên thế giới

    Trong bối cảnh toàn cầu phải đối mặt với những hậu quả của biến đổi khí hậu, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường… thì việc xây dựng và phát triển những cơ sở giáo dục bền vững cần được đặc biệt quan tâm.

    Ai cũng biết, nếu các cơ sở giáo dục như trường đại học, cao đẳng, dạy nghề mà nằm ở trung tâm thành phố thì quả là có nhiều tác động tiêu cực đè nặng lên đô thị. Giáo dục là cần thiết nhưng phải xây dựng những mô hình bền vững để hạn chế tối đa những hệ quả tiêu cực. Trên thế giới, việc xây dựng trường học được gắn với rất nhiều tiêu chí bền vững như: Bảo tồn năng lượng, nước, tài nguyên, sử dụng nguồn năng lượng tái chế, giảm thiểu phát thải khí các bon, đảm bảo tiện nghi vi khí hậu và sức khoẻ cho người sử dụng, đảm bảo cân bằng sinh thái tại địa điểm xây dựng…

    Xây dựng các công trình giáo dục như trường đại học ngày nay được đặc biệt chú trọng theo tiêu chí “xanh”, bền vững. Bởi chỉ có như thế mới được xem là nơi lý tưởng cho việc tuyên truyền, giáo dục về phát triển bền vững và nâng cao ý thức xã hội, trách nhiệm môi trường. Thế hệ tương lai từ đó mới có thể nhận thức trọng trách của chính mình. Bên cạnh đó, văn phong kiến trúc trường đại học cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo hiệu quả thẩm mỹ và chất lượng môi trường của cộng đồng.

    Mô hình trường đại học xanh ở Áo.

    Lợi ích của các trường học mang kiến trúc bền vững thì quá rõ ràng, như sinh viên sẽ được học tập trong môi trường tốt có lợi cho sức khoẻ, đồng thời là công cụ hiệu quả và ví dụ thực tiễn nhất về giáo dục kiến trúc bền vững trong xã hội. Mô hình kiến trúc trường học này trên thế giới được chú trọng ngay từ giai đoạn thiết kế. Họ có các tiêu chí về công trình kiến trúc giáo dục bền vững đã được nghiên cứu và áp dụng. Các tiêu chí này có rất nhiều hệ thống đánh giá đã áp dụng phổ biến trong phạm vi mỗi quốc gia, điển hình là BREAM của Anh, Green Star của Úc, LEED của Mỹ, hệ thống LEED có những tiêu chí riêng cho thể loại trường học.

    Thông thường, khi nghĩ đến xây dựng các cơ sở giáo dục thường cho rằng rất tốn kém, đặc biệt các công trình mang tính bền vững, thế nhưng, có một nghiên cứu năm 2006 về các trường học xanh của Mỹ chỉ ra rằng: Kinh phí đầu tư trường học xanh ít hơn 2%, trong khi lợi nhuận về tài chính đem lại lớn gấp 20 lần so với công trình thông thường. Bởi vì, công trình xanh có thể giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên nước, giảm chi phí vận hành và bảo trì. Hơn nữa, các em sinh viên học dưới mái trường xanh và mang tính bền vững thân thiện môi trường như vậy đều rất tích cực vì hiểu hơn và trân trọng hơn những yếu tố môi trường.

    Có nhiều trường đại học mới đã áp dụng những tiêu chí bền vững ngay từ giai đoạn phát triển dự án. Những tiêu chí hài hoà giữa kinh tế và lợi ích bền vững như giảm thiểu sử dụng tài nguyên và năng lượng trong xây dựng cũng như vận hành. Họ đã áp dụng lối thiết kế thụ động như thông gió tự nhiên, che nắng, làm mát công trình bằng hệ thống mái che và hiên rộng, cây xanh và mặt nước; tái sử dụng chất thải và giảm thiểu khí thải…

    Có thể thấy rõ, xây dựng mô hình trường đại học bền vững là cần thiết, đặc biệt với quốc gia đang phát triển. Vấn đề ở đây là sự nhận thức ở ngay chính những người hoạch định chính sách. Chúng ta cần đặt ra tiêu chí rõ ràng và dũng cảm áp dụng triệt để những tiêu chí ấy mà thôi.

    Theo Nam Hưng/baoxaydung.com.vn

    Cảnh báo gen kháng thuốc kháng sinh trong không khí

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường ngày 8/8/2018, bầu khí quyển của Trái đất đang nhiễm độc các gen kháng thuốc kháng sinh (ARG), đe dọa tới sức khỏe của con người.

    Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là trường Đại học Peking ở Thủ đô Bắc Kinh, đã thu thập các mẫu không khí từ 19 TP tại 13 quốc gia trên thế giới và sử dụng công nghệ phân tử để phân tích vật chất dạng hạt (PM). Kết quả cho thấy, 30 chủng ARG khác nhau đã sản sinh ra vi khuẩn kháng 7 loại kháng sinh. Riêng các ARG kháng thuốc vancomycin, một trong những loại kháng sinh đặc hiệu nhất, đã được tìm thấy trong mẫu không khí của 6 TP.

    Hiện tượng kháng kháng sinh xuất phát từ nguyên nhân sử dụng thuốc kháng sinh sai cách, khiến nhiều loại vi khuẩn có khả năng kháng các loại thuốc thông dụng. Điều này đồng nghĩa nhiều loại thuốc kháng sinh không còn phát huy hiệu quả trong điều trị các bệnh lây nhiễm thông thường.

    Hiện tượng kháng kháng sinh xuất phát từ nguyên nhân sử dụng thuốc kháng sinh sai cách.

    Trưởng nhóm nghiên cứu Yao Maosheng cho biết, nhiều quốc gia mới đây đã thông qua các chương trình nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này, trong đó có việc giám sát tình trạng phát tán ARG trong nước thải, cũng như tại các cơ sở bào chế dược phẩm và trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, sự có mặt của ARG trong không khí tại khu vực đô thị hiện vẫn chưa được lưu tâm đầy đủ.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, một số vùng đang ghi nhận tỷ lệ ARG trong không khí ngày càng gia tăng trong một thập kỷ trở lại đây. ARG còn có thể bám vào các phân tử lơ lửng trong không trung và lan sang các khu vực khác, trong đó có những địa điểm sử dụng ít thuốc kháng sinh hơn và điều này làm tăng nguy cơ sinh sôi vi khuẩn kháng thuốc mới. Ngoài ra, việc lan truyền ARG trong không khí có thể làm lan rộng diện kháng kháng sinh.

    Nghiên cứu trên được đánh giá như một tài liệu tham khảo dành cho việc phòng ngừa và kiểm soát một cách toàn diện, hiệu quả đối với các bệnh truyền nhiễm do hiện tượng kháng kháng sinh.

    Theo Uyên Long/tapchimoitruong.vn (20/8/2018)

    An ninh năng lượng từ góc nhìn nhu cầu và hiệu quả sử dụng

    Theo PGS. TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, hiện nay, cách tiếp cận về tư duy an ninh năng lượng vẫn mang dáng dấp “hầu cung” và hiệu quả sử dụng còn thấp. Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2018, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần thay đổi cơ chế, hệ thống điều hành mới giải quyết được vấn đề này.

    Thay đổi tư duy tiếp cận

    Nhận định về thực trạng phát triển ngành điện hiện nay, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Chúng ta muốn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trước hết phải giải quyết được những khúc mắc nội tại của ngành điện. Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, thay vì chỉ đi lo làm sao sản xuất cho đủ nguồn cung, ngành điện cần xử lý ở khía cạnh tiêu dùng, tức là giải quyết vấn đề về giá điện.

    Phân tích thực trạng phát triển của ngành năng lượng Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên thẳng thắn: tư duy về an ninh năng lượng của chúng ta hiện đang rất giống với tư duy về an ninh lương thực. Tức là ngày trước, khi đói kém, chúng ta chỉ mong làm sao để có đủ ăn. Nhưng bây giờ khi đã sản xuất được lượng lúa gạo lớn, có thể xuất khẩu rồi, hay nói cách khác là thừa gạo để ăn rồi, chúng ta vẫn lo đi giữ đất mà không tìm ra những phương pháp chuyển đổi, vì thế đời sống người nông dân vẫn rất khó khăn.

    PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

    Tư duy đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy. Vẫn chủ yếu dựa vào nền tảng sinh tồn. Thế nhưng cần phải hiểu rằng, thời đại thay đổi thì cơ chế về đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đảm bảo an ninh lương thực cần phải đổi khác đi.

    PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, tư duy của một hệ gắn với những điều kiện của một thời đại thay đổi, buộc chúng ta phải nhìn chiến lược an ninh năng lượng đặc biệt từ phía sử dụng, phía nhu cầu.

    Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, cơ chế điều tiết – cân bằng cung cầu năng lượng đó là: về phía cầu tiêu dùng năng lượng gắn với hiệu quả sử dụng năng lượng tính trên hai khía cạnh: vĩ mô, lâu nay chúng ta sử dụng quá lâu một cơ cấu kinh tế tiêu thụ năng lượng quá tốn kém, công nghệ thấp khai thác tài nguyên nhiều, gia công là chính nên tiêu thụ năng lượng rất lớn; về vi mô (hiệu quả sử dụng năng lượng tại cơ sở còn thấp). Sức mạnh điều tiết của giá cả đến phân bổ nguồn lực (cơ cấu kinh tế) và hành vi tiêu dùng (hiệu quả sử dụng năng lương).

    Trên cơ sở phân tích đó, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, lời giải cho bài toán nguy cơ thiếu điện, chúng ta phải quan tâm đến quản lý phía cầu trong đảm bảo an ninh năng lượng, chứ không chỉ nhăm nhăm đi lo nguồn cung. Theo đó, cách tiếp cận phải nằm trong sự phát triển của nền kinh tế, nghĩa là phải thay đổi và tính toán giá điện theo cơ chế thị trường, do thị trường quyết định.

    Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng

    PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với vai trò là bộ quản lý ngành, thời gian qua, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm rất tốt công tác đảm bảo điện cho nền kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của Chính phủ là duy trì tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao trong nhiều năm nên nhu cầu năng lượng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên. Vì vậy, cần có giải pháp năng lượng đồng bộ, toàn diện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

     Toàn cảnh diễn đàn.

    Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thứ nhất, cần có cách tiếp cận mới. Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tức là tư duy về cấu trúc ngành và các loại công nghệ cho sử dụng năng lượng, ông mong muốn chuyển nhanh cấu trúc công nghiệp, cấu trúc kinh tế sang công nghiệp 4.0

    Thứ hai, vấn đề toàn cầu hóa không thể không quan tâm, nó đặt ra những tiêu chuẩn cho việc sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Tiếp đến là cần điều chỉnh cả phía cung lẫn phía cầu trên căn bản giá cả thị trường điều tiết nguồn cung năng lượng.

    PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng “phải lấy giá cả để điều tiết nguồn cung năng lượng”. Nếu để giá thấp, nền kinh tế không thể phát triển được, phía tiêu dùng họ vẫn lãng phí trong tiêu thụ năng lượng.

    Điểm cuối cùng đó là cần phải tư duy hiên đại hóa phải chi phối, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ cao, đô thị hóa và đinh hướng đô thị thông minh. Trong đó, cần giải bài toán cân đối cung – cầu cũng như hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện; giữa quản lý và tiêu dùng, an sinh xã hội, cũng như các vấn đề về môi trường bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Theo Nguyễn Hoan/petrotimes.vn (14/8/2018)