32 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024
More
    Home Blog Page 378

    Không chôn lấp chất thải trong nền kinh tế tuần hoàn

    0

    Nhằm trao đổi thông tin, hợp tác vì tương tai xanh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà không mang tới các hệ lụy cho môi trường tại Việt Nam, ngày 30/11/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị “Không chôn lấp chất thải trong nền kinh tế tuần hoàn”.

    Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà lãnh đạo trong nước, quốc tế, đại diện Chính phủ, các nhà kinh tế, môi trường và hiệp hội.

    Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận một số nội dung gồm: vai trò cấp thiết của Không chôn lấp chất thải trong nền kinh tế tuần hoàn đối với sự phát triển xanh cho nền kinh tế Việt Nam; sáng kiến ứng dụng thành công hoạt động không chôn lấp chất thải và nền kinh tế tuần hoàn… Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam, các tập đoàn và doanh nghiệp đạt được mục tiêu không chôn lấp chất thải sẽ được vinh danh tại Hội nghị như lời tri ân từ INSEE Ecocycle.

    Hội nghị “Không chôn lấp chất thải trong nền kinh tế tuần hoàn” tổ chức bởi INSEE Ecocycle Việt Nam với sự phối hợp từ Cục Bảo vệ thực vật, Hội đồng kinh doanh phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hội đồng Tăng trưởng xanh (GGSC), Hiệp hội các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV) và đối tác truyền thông Saigon Times Group.

    INSEE Ecocycle Việt Nam là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải tại Việt Nam. Trong suốt 10 năm hoạt động, INSEE Ecocycle đã xử lý an toàn, triệt để hơn 1,000,000 tấn chất thải, giảm hơn 1,000,000 tấn khí thải nhà kính. INSEE Ecocycle tự hào là đối tác của hơn 250 tập đoàn lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Việt Nam.

    Theo Phạm Tuyên/tapchimotruong.vn

    Hướng dẫn mới về kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng

    0

    Từ ngày 18/12/2018, việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được áp dụng theo Thông tư 91/2018/TT-BTC.

    Theo thông tư này, nội dung chi và mức chi từ nguồn chi thường xuyên như sau: Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi về danh mục, phương tiện, thiết bị, lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

    Đối với đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng gồm các nội dung: Chi biên soạn chương trình; giáo trình, tài liệu đào tạo về dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Thông tư số 76/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

    Chi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng áp dụng theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

    Chi khảo sát, đánh giá chuyển đổi thị trường hiệu suất năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp: Áp dụng theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.

    Chi mua sắm, thuê trang thiết bị để thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo lộ trình theo Thông tư số 92/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

    Chi mua số liệu khảo sát, mua mẫu thực hiện kiểm tra hậu kiểm đối với các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên thị trường, mức chi theo quy định hiện hành, hợp đồng thỏa thuận, giá cả phù hợp với thị trường.

    Về nội dung chi và mức chi từ nguồn chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các cơ sở thử nghiệm chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    Theo Thanh Hà/Tapchicongthuong.vn (23/11/2018)

    Hạt mít: Thực phẩm có thể thay thế thịt trong tương lai 

    0

    Ít ai ngờ, quả mít vốn bị dân Việt thờ ơ, bày bán tràn lan vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ mạt lại là siêu thực phẩm hoàn hảo, có thể thay thế thịt trong tương lai.

    Mít được thế giới coi là một loại siêu thực phẩm. Một số tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã đăng những thông tin bất ngờ về tác dụng quả mít. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, khi biến đổi khí hậu làm cho tương lai ngành thực phẩm trở nên bất ổn, nhất là những nơi nghèo đói, thì mít chính là “vị cứu tinh”. Nó có thể thay thế thịt, giúp “lấp đầy dạ dày” mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

    Đài phát thanh NPR (Mỹ) thông tin, mít có hàm lượng protein, kali và vitamin B cao, chỉ cần 2 múi mít đã chứa khoảng 95 calo. Ngoài ra, chúng cũng chứa 37% lượng vitamin C cần cho 1 ngày, 1 gram chất béo và 38 gram carbohydrate.

    Trên thế giới người ta coi mít là siêu thực phẩm.

    Theo eHealthzine, các chất dinh dưỡng trong mít còn có tác dụng trong ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm lượng cholesterol, tăng cường xương và nhiều hơn nữa.

    Không chỉ là một loại quả “thần kỳ”, các bộ phận của mít bao gồm thân cây, lá đều có những tác dụng nhất định. Lá mít có thể sử dụng làm thức ăn cho dê, gia súc, đồng thời chữa sốt, nhọt và các bệnh ngoài da. Vỏ cây mít cũng được dùng để điều chế thuốc nhuộm màu da cam thường thấy trên áo của các nhà sư.

    Tại các cửa hàng ăn chay ở Mỹ hoặc ở Mexico, mít được sử dụng để thay thế thịt lợn , đặc biệt là mít non, với mùi vị giống hệt. Một quả mít có thể có giá trên 1 triệu đồng vẫn không có để mua.

    Ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói trong bao bì cẩn thận, được bày bán khá nhiều tại siêu thị và có giá khá đắt, 200.000 đồng/kg.

    Trong khi đó, ở Việt Nam, hạt mít bị coi như rác vứt đi, cho cũng không ai. Quả mít được bày bán tràn lan ở vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ mạt, chỉ vài chục nghìn một kg.

    Nhiều người Việt khá thờ ơ với mít vì đa phần nghĩ mít chỉ là loại quả ăn vặt. Hơn nữa, dân gian quan niệm ăn quá nhiều mít có thể làm cơ thể bị nóng và nổi mụn nhọt. Nhiều người dân Việt đắn đo, cân nhắc với mít còn bởi tình trạng ngâm tẩm hóa chất để ép chín mít vẫn âm thầm diễn ra.

    Những quả mít “thần kỳ” ở Việt Nam

    Ở Việt Nam, mít là loại quả khá quen thuộc, được trồng ở rất nhiều vùng miền với các loại giống khác nhau như: mít Thái, mít nghệ, mít Tố Nữ,… Trong số đó còn có những giống mít lạ như mít khổng lồ, mít siêu dài, mít không hạt, không mủ,… khiến nhiều người thích thú.

    Nhiều người đang ‘phát sốt’ với những quả mít nặng tới 40kg, múi mít nặng tới 2 lạng của nhà ông Nguyễn Thanh Sơn (ở xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Đây là giống được ông Sơn sưu tập, chọn lọc và trồng từ hạt giống mít nghệ địa phương cho có trái to, múi to, ít xơ và đặc biệt rất mau ra trái.

    Theo ông Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, giống mít nghệ Thanh Sơn cho múi to, thịt dầy, màu vàng nghệ, ngọt thanh. Do độ ngọt không cao nên rất phù hợp làm mít sấy. Đây là một trong những giống mít nội có triển vọng.

    Trong khi đó, loài mít không hạt, không mủ ăn được cả xơ của gia đình ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn, ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

    Giống mít không hạt của ông Mẫm có thể nặng lên đến 20 kg, vỏ mít có màu xanh, tỏa mùi thơm nhẹ, khi xẻ ra sẽ không hạt, không có mủ, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,…

    Mít không hạt Ba Láng (tên địa danh, nơi ông Mẫn trồng loại mít này) được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Ông Mẫm cho biết, trong 2017, ông thu lời gần 1 tỷ đồng từ việc bán mít trái và cây giống.

    Bên cạnh những loại mít không hạt Ba Láng, mít khủng của ông Sơn, loại mít dài cả mét cũng gây chú ý. Gần đây, giống mít siêu dài xuất xứ từ Malaysia được cho là rất hợp với đất và khí hậu Việt Nam nên người dân săn mua về trồng. Mỗi quả mít này dài đến hơn 1 mét, phải 2-3 người mới bê được.

    Theo chia sẻ của nhiều nhà vườn trồng mít siêu dài Malaysia, mít không chỉ thơm ngon mà năng suất rất cao. Thông thường, trồng từ năm thứ 3 trở đi, có thể thu hoạch từ 1,6-1,9 tấn/sào bắc bộ/năm.

    Một trong những đặc điểm khiến loại mít này được các nhà vườn ưa chuộng là rất nhiều múi và rất ít xơ. Quả khi chín có màu vàng đẹp, múi dài, dầy, ít hạt, hạt nhỏ, ăn giòn và rất thơm ngon.

    Theo Danviet.vn (23/11/2018)

    4 thực phẩm có chứa thành phần hóa học biến chất, độc hại

    0

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là 4 loại thực phẩm họ không bao giờ ăn, vì chúng tiềm ẩn thành phần hóa học hoặc chất độc hại, có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn nhiều.

    Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể mình rất nhiều loại thực phẩm , từ đó có rất nhiều chất được hấp thụ vào cơ thể. Trong đó, có cả chất có lợi và chất có hại, có tốt, có xấu.

    Làm sao để nhận biết được đâu là thực phẩm tốt cho cơ thể, đâu là những thứ độc hại hoặc không an toàn để tránh? Bài viết này của các chuyên gia dinh dưỡng đăng trên Kênh Tin nhanh dinh dưỡng (TQ) giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho bản thân và gia đình mình.

    1. Bí đỏ để quá lâu

    Trong cuộc sống hàng ngày, bí đỏ trong quá trình trồng trọt và chăm sóc ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng… rất dễ hư hỏng. Sau khi ra quả và phát triển hết kích thước, cây vẫn cần một thời gian sau đó mới nuôi quả đến lúc chín già.

    Một số người thích ăn bí đỏ xanh nên sẽ thu hoạch sớm. Nhưng cũng có những người thu hoạch xong không ăn ngay, mà chờ cho bí đỏ tự chín thêm sau khi họ tích trữ quả đã thu hoạch trong nhà.

    Việc tích trữ bí đỏ trong thời gian dài trước khi ăn thực tế lợi bất cập hại do bị biến chất. Một số người sẽ cảm thấy sau khi bí đỏ để lâu, có cảm giác ngọt hơn (bị xuống nước) do hàm lượng đường trong bí tăng lên. Tuy nhiên, bí để lâu nếu ăn vào sẽ dễ có cảm giác bị chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện các trạng thái nôn mửa.

    2. Cà chua chưa chín, vẫn còn màu xanh

    Cà chua xanh hay cà chua chưa đủ chín kỹ là một trong những thực phẩm bạn không nên ăn. Nhiều người không biết hoặc ít khi nghe đến chất solanine – được cho là có nhiều trong cà chua xanh. Trên thực tế, solanine là một chất độc ẩn chứa trong phần màu xanh của quả cà chua. Vì vậy, khi chúng ta ăn quả cà chua còn xanh, sẽ ăn vào cơ thể chất độc này.

    Sau khi ăn, có cảm giác như có kiến bò trên môi, tê môi, có vị đắng khác thường, nếu ăn nhiều có thể gây chóng mặt và nôn mửa, do đó, mọi người cố gắng không ăn cà chua xanh, không chỉ có cảm giác tồi tệ mà còn gây ngộ độc thực phẩm.

    3. Mộc nhĩ tươi

    Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc nhiều với chất axit tannic. Đặc biệt, thành phần và hàm lượng axit tannic trong mộc nhĩ đen tươi ở mức cao. Nếu ăn món mộc nhĩ tươi, chất này sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày. Nếu ăn quá nhiều, có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và các hiện tượng khác.

    Vì vậy, thông thường bạn chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, không nên dùng mộc nhĩ tươi mới thu hoạch, và càng không nên sử dụng nhiều, có thể dẫn đến ngộ độc.

    4. Giá đỗ không có rễ

    Có rất nhiều người thích ăn giá đỗ, nhưng có một loại giá đỗ mà bạn tuyệt đối không nên mua, dù nó rất rẻ, rất tươi ngon. Đó chính là loại giá đỗ không có rễ, hoặc rễ rất ngắn.

    Bởi vì thực tế, có thể bạn không biết, trong quá trình sản xuất giá đỗ, nhà sản xuất vì không muốn giá mọc rễ (trông có cảm giác bị xấu) sẽ cho thêm chất bảo quản và nguyên liệu hóa học để thúc đẩy tăng trưởng và làm cho giá đẹp hơn.

    Ngoài ra, nhiều người sản xuất còn cho thêm chất làm trắng giá và chất bảo quản tươi lâu – đây là những chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì chúng gây hại cho cơ thể. Nếu ăn phải những chất này trong thời gian lâu dài có thể có nguy cơ gây hại cho toàn bộ sức khỏe cơ thể bạn.

    Nhiều người không biết rằng, có rất nhiều thực phẩm thực sự nếu ăn không đúng cách có thể gây ngộ độc, có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, từ chóng mặt, nôn mửa, khó chịu, mất trọng lượng, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đe dọa sức khỏe và tính mạng. Những thực phẩm nêu trên bạn nên chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Theo ttvn.vn (22/11/2018)

    Cách nhận biết đặc điểm của bao bì nhựa

    0

    Trong lúc chưa thể giải quyết triệt để hệ lụy từ việc lạm dụng đồ nhựa dùng một lần, người tiêu dùng cần nhận biết về mức độ an toàn của sản phẩm nhựa gia dụng nói chung.

    Trên sản phẩm nhựa gia dụng như chai nước, đồ đựng thực phẩm thường có mã ký hiệu viết tắt cùng với số từ 1 đến 7. Theo đó, những mã ký hiệu số 2 HDPE (high-density polyethylene, tức polyethylene mật độ cao) và số 5 PP (polypropylene) là an toàn nhất. HDPE là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa, có thể tái sử dụng.

    Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

    Ngoài ra, loại nhựa đánh số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate), thường dùng đựng đồ uống, nhưng khi tái sử dụng, nếu đựng nước nóng quá 70 độ C thì chai PET bị biến dạng và phát sinh các chất có hại cho sức khỏe.

    Số 3 là chất PVC, thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi được dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.

    Số 4 là LDPE – polyethylene mật độ thấp, dùng phổ biến để đóng gói mì ăn liền và thực phẩm khô. Sản phẩm chứa chất này nên tránh nhiệt độ cao và không nên làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng hóa chất.

    Tương tự, số 6 là chất PS (polystiren), thường xuất hiện ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Những loại này khi dùng trong lò vi sóng và khi bị nóng sẽ giải phóng các chất hóa học.

    Số 7 là nhựa PC (hoặc không có ký hiệu), được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai đựng chất lỏng, cốc dùng một lần. Vật dụng làm từ loại nhựa này không nên dùng đựng nước nóng.

    Theo Hanoimoi.vn (22/11/2018)

    Bước đột phá mới trong khai thác năng lượng mặt trời

    0

    Các nhà khoa học tại Học viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã đạt được bước đột phá mới trong khai thác năng lượng mặt trời. Công nghệ mới này sẽ sớm được thương mại hóa trong những thiết bị hữu ích cho con người trong thời gian tới.

    Phương pháp khai thác năng lượng mặt trời kiểu mới này được phát triển bởi các kỹ sư thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT).

    Thay vì phủ khắp nóc nhà những tấm thiết bị chứa hàng triệu tế bào năng lượng mặt trời, vừa đắt đỏ vừa chiếm nhiều diện tích, trong thiết kế mới chỉ cần đặt các tế bào nằm ở cạnh của ô kính cửa sổ.


    Ảnh minh họa

    Ngoài ra, cơ chế hội tụ ánh sáng làm tăng hiệu suất khai thác điện mặt trời ở mỗi tế bào “vào quãng trên 40%”, theo tiết lộ của Marc A. Baldo, người lãnh đạo công trình nghiên cứu.

    Do hệ thống này rất dễ dàng chế tạo nên các nhóm nghiên cứu tin tưởng có thể sẽ sản xuất thương mại sau một thời gian ngắn. Thêm vào đó, với chi phí giá thành rẻ, hệ thống ô cửa năng lượng mặt trời này còn tăng thêm 50% hiệu suất so với các hệ thống hiện tại. Cả hai yếu tố này lần lượt giúp giảm chi phí sản xuất các thiết bị khai thác điện từ năng lượng mặt trời.

    Các miếng tập kết năng lượng mặt trời do các nhà khoa học MIT thiết kế bao gồm hỗn hợp của hai hoặc nhiều màu được quét lên tấm kính thủy tinh hoặc nhựa dẻo. Các màu phối hợp với nhau để hấp thu ánh sáng dọc theo dải sóng ánh sáng, sau đó sẽ tái phát chúng ở những bước sóng ánh sáng khác nhau và lan truyền dọc theo ô cửa đến các cạnh, nơi đặt các tế bào năng lượng mặt trời.

    Trong thập niên 1970, các miếng tập kết năng lượng mặt trời tương tự đã được phát triển bằng cách nhuộm màu cho chất dẻo (plastic). Nhưng ý tưởng này bị bỏ rơi bởi nhiều lý do như không tụ hội đủ ánh sáng để có thể truyền tới các bộ phận tập kết năng lượng mặt trời ở cạnh. Có quá nhiều đường tập kết dẫn đến năng lượng bị phân tán trước khi đến được đích.

    Các kỹ sư, chuyên gia kỹ nghệ quang học đã khai thác La-de và Đi-ốt phát sáng, để thực hiện những cải tiến tương tự có thể ứng dụng trong bộ tập kết năng lượng mặt trời. Một hỗn hợp các màu theo tỷ lệ rõ ràng, được pha trộn vào bề mặt lớp kính, cho phép kiểm soát mức độ thu nhận và lan tỏa ánh sáng.

    Nghiên cứu được cấp vốn bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ). Giáo sư Baldo đồng thời cũng là thành viên của Phòng nghiên cứu điện tử MIT, Phòng công nghệ các hệ thống vi mô và Viện Kỹ nghệ nano quân sự.

    Theo Phạm Đình/tapchimoitruong.vn

    Học sinh lớp 11 chế tạo thành công máy hút – khử khí độc

    0

    Một học sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh đã chế tạo thành công máy hút – khử khí độc trong phòng thực hành hóa học với chi phí khoảng 5 triệu đồng. Trong khi đó các loại máy được bán trên thị trường có giá hàng chục, thậm chí trên 100 triệu đồng.

    Em Hoàng Văn Yên đoạt giải nhì trong cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 14 – Ảnh: NVCC

    Trong Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 14 mới đây, em Hoàng Văn Yên (lớp 11A1, Trường THPT Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đoạt giải nhì với công trình “Máy hút – khử khí độc trong phòng thực hành hóa học”.

    Trò chuyện với phóng viên, Hoàng Văn Yên cho biết em rất yêu thích môn hóa học nhưng mỗi giờ học thí nghiệm, em và các bạn đều phải chờ khoảng 10 phút ở ngoài phòng thí nghiệm để cho các chất hóa học bay bớt mùi rồi mới vào học.


    Em Hoàng Văn Yên giới thiệu về sản phẩm đoạt giải của mình – Ảnh: NVCC

    “Trong phòng thí nghiệm thường có những hóa chất rất độc hại với sức khỏe con người mà chúng em phải tiếp xúc khi làm thí nghiệm. Để giải quyết vấn đề này thì phải mua máy hút khí bán trên thị trường có giá vài chục đến hơn 100 triệu đồng, nhưng nhà trường không thể mua được.

    Sau quá trình nghiền ngẫm các kiến thức liên quan, em đã mạnh dạn nêu ý tưởng chế tạo máy hút – khử khí độc và nhờ thầy giáo xem giúp bản vẽ. Được thầy ủng hộ, em bắt đầu xây dựng mô hình chiếc tủ vừa có khả năng hút khí, vừa có khả năng khử độc với giá thành rẻ hơn rất nhiều”, Yên kể.


    Sơ đồ nguyên lý hoạt động của chiếc máy – Ảnh: NVCC

    Ban đầu, việc chế tạo gặp rất nhiều khó khăn đối với cậu học trò đam mê sáng tạo này. Những bộ phận có sẵn mà Yên sử dụng không cùng một cường độ dòng điện, và em cũng chưa nắm chắc nguyên lý nên khi đấu nối với dòng điện thì bị cháy rất nhiều lần. Có bộ phận không có sẵn trên thị trường thì phải đi tìm mua ở thành phố Vinh (Nghệ An) hoặc đặt mua trên mạng.

    Phải mất 5 tháng mày mò, sản phẩm máy hút và khử khí độc mới dần được hình thành. Một chiếc tủ hút hoàn thiện của em Yên nếu sản xuất đại trà thì chi phí chỉ khoảng 4 – 5 triệu đồng.

    Thầy Phan Trọng Đức, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, là người hướng dẫn em Yên chế tạo thành công sản phẩm sáng tạo trên cho biết, hiện tại ở các trường học hầu như chưa được trang bị máy hút – khử khí độc trong phòng thực hành hóa học, do chiếc máy này có giá thành khá cao.

    Giải pháp sáng chế của em Yên khá đơn giản, vỏ tủ được tận dụng từ chiếc bình lọc nước hỏng, bên trong chứa nhiều mạch điện và một số chất hóa học.


    Chiếc máy của em Hoàng Văn Yên đặt trong phòng thí nghiệm có kinh phí chế tạo khoảng 5 triệu đồng – Ảnh: NVCC

    Chiếc máy hoạt động dựa trên hai nguyên lý chính, đó là gom các khí thải trong phòng thí nghiệm về một khu vực bằng hệ thống quạt hút và hấp thụ trung hòa khí và hơi độc bằng dung dịch nước vôi và hấp thụ bằng than hoạt tính.

    Khí thải được xử lý như sau: giai đoạn đầu, khí thải được hấp thụ và trung hòa bằng dung dịch nước vôi theo phương thức nước vôi được bơm và phun ra bằng hệ thống phun sương. Khi chúng tiếp xúc với nhau sẽ xảy ra quá trình hấp thụ và một số phản ứng trung hòa.

    Sau khi được hấp thụ trung hòa bằng nước vôi nếu lượng khí nào còn sót lại sẽ được hệ thống than hoạt tính hấp thụ trước khi được thải ra môi trường.

    “Máy hút – khử khí độc trong phòng thực hành hóa học giải quyết được mùi hôi khó chịu do các khí thoát ra trong quá trình thực hành. Một chiếc tủ hút khí độc được rao bán trên thị trường có giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng trong khi chiếc tủ hút – khử khí độc này có chi phí sản xuất rất thấp, chỉ chưa đến 5 triệu đồng”, thầy Đức nói.

    Ngoài giải nhì cấp quốc gia, công trình “Máy hút – khử khí độc trong phòng thực hành hóa học” của em Hoàng Văn Yên cũng đã đạt giải cao tại các cuộc thi sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng cấp huyện, cấp tỉnh tại Hà Tĩnh năm học 2017 – 2018.

    Theo Motthegioi.vn (21/11/2018)

    Đèn chiếu sáng ép cây lớn nhanh, tiết kiệm tiền điện

    0

    Các nhà khoa học Việt đã nghiên cứu, chế tạo loại bột huỳnh quang chuyên dùng trong nuôi cấy mô, giúp cây khỏe, không bị dị tật.

    Ở Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp (Quảng Ninh) chuyên sản xuất cây giống các loại bằng phương pháp nuôi cấy mô, sử dụng 100% ánh sáng nhân tạo, thời gian chiếu sáng dài 16/24 giờ.

    Trước đây chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang HQ T10-40W, cây vẫn phát triển nhưng tỉ lệ đồng đều không cao. Nay toàn bộ dàn chiếu sáng được thay bằng đèn HQ NN B/R, thử nghiệm trên cây ba kích, lan hồ điệp.


    Cây nuôi cấy mô phải sử dụng hoàn toàn ánh sáng nhân tạo.

    Với cây ba kích, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với dàn đèn cũ. Trước đây khi nuôi trong dàn đèn cũ, 30 ngày cây có chiều cao trung bình 10,53 cm. Sử dụng dàn đèn mới, 24 ngày cây phát triển chiều cao tương đương. Cây mô nuôi dưới dàn đèn mới cho thân mập, khỏe, lá to đều, không bị dị tật.

    Cây lan hồ điệp, khi nuôi dưới dàn đèn cũ thường phát triển không đều, lá dài và xấu, chất lượng cây trung bình. Dưới dàn đèn mới cây phát triển tốt hơn, lá xanh, to tròn và cây khỏe hơn.

    ThS Ngô Thị Nguyệt, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp cho biết, do dàn đèn mới có cường độ chiếu sáng mạnh hơn, ánh sáng tập trung nên cây hướng sáng mạnh, mọc cao, thẳng, phát triển mạnh ở ngọn. Ánh sáng của dàn đèn mới khuếch tán đều xung quanh bình nuôi cấy nên lá ở lớp dưới của cây nuôi có khả năng quang hợp, hô hấp tốt hơn so với dàn đèn cũ.

    “Đèn HQ NN B/R tiết kiệm điện năng, giảm một nửa chi phí tiền điện so với trước đây nên chúng tôi chọn đây là giải pháp thay thế cho phòng thí nghiệm nuôi cấy mô hiện nay”, bà Nguyệt nói.

    Đèn chiếu sáng phổ phù hợp cây sẽ khỏe, đồng đều hơn. Ảnh: PH.

    Đèn HQ NN B/R là kết quả từ đề tài nhánh, nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo bột huỳnh quang 3 thành phần có phổ phát xạ phù hợp trong nuôi cấy mô, được Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ (Đại học Bách khoa) chủ trì, thuộc đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chiếu sáng chuyên dụng và xây dựng quy trình sử dụng hệ thống chiếu sáng chuyên dụng trong công nghiệp nhân giống và điều khiển ra hoa một số loại cây trồng với quy mô công nghiệp”.

    Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, chủ nhiệm đề tài cho biết, thực tế canh tác đặt ra nhu cầu chế tạo các loại đèn chuyên dụng để chiếu sáng trong các phòng nuôi cấy mô và điều khiển ra hoa cây hoa cúc, thanh long có phổ ánh sáng phù hợp với phổ hấp phụ Chlorophyll, phytochrome. Vấn đề này là hoàn toàn mới mẻ chưa từng được nghiên cứu ở Việt Nam.

    Thông qua Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông chủ trì, cùng với các cơ quan nghiên cứu chế tạo được hơn 20 loại bột huỳnh quang để sản xuất đèn chuyên dụng cho nuôi cấy mô, hoa cúc và thanh long.

    Sản phẩm từ đề tài này hiện được áp dụng vào thực tế tại nhiều mô hình ở Hà Nội, Đà Lạt, Quảng Ninh, TPHCM, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Ông Thăng cho biết, các nhà khoa học đã xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo hơn 20 loại bột huỳnh quang khác nhau ứng dụng chế tạo đèn chuyên dụng cho nuôi cấy mô, hoa cúc và thanh long. Các quy trình công nghệ đã được lặp lại, có độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp.

    Theo VnExpress.net (20/11/2018)

    Nấm phát điện

    0

    Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey (Mỹ) vừa phát triển phương pháp lấy điện năng từ… nấm mỡ, được tăng cường vi khuẩn lam và hệ thống sợi nano graphene.

    Theo các nhà khoa học, từng cây nấm đơn lẻ không tạo ra nhiều điện năng, chỉ đủ để thắp sáng bóng đèn LED. Tuy nhiên, trong tương lai, các thiết bị dựa trên cùng nguyên tắc như vậy có thể cho dòng điện thân thiện với môi trường.

    Các tác giả công trình nghiên cứu quyết định mở rộng ý tưởng cộng sinh hai cá thể để mang lại những lợi ích cụ thể. Nhằm mục tiêu này, họ đặt một dải xoắn gồm các vi khuẩn lam lên mũ nấm mỡ.

    Những cây nấm đảm bảo cung cấp nước và dưỡng chất cho vi khuẩn lam, còn vi khuẩn lam đảm nhận nhiệm vụ tạo năng lượng.

    Các điện tử giải phóng ra từ quá trình quang hợp được hệ thống sợi nano graphen tóm bắt. Cả sợi graphen lẫn các vi khuẩn lam được “in” bằng máy in 3D lên mũ nấm.

    Dưới ánh sáng, vi khuẩn lam quang hợp và tạo ra dòng điện cường độ khoảng 65 nanoamper. Đây là dòng điện quá yếu, không đủ sức khởi động bất kỳ thiết bị điện tử nào.

    Tuy nhiên, sau khi liên kết một loạt “cây nấm phát điện”, chúng ta có thể nghĩ tới việc thắp sáng các diode LED. Hiện tại các nhà khoa học đang tìm cách tăng cường độ dòng điện trong hệ thống này.

    “Hệ thống nấm kỹ thuật sinh học (bionic) của chúng tôi có thể sinh ra điện” – Giáo sư Manu Mannoor, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết: “Thông qua việc tích hợp các vi khuẩn lam – các cá thể có khả năng sản xuất ra điện với vật liệu nano dẫn điện, chúng ta có thể tạo ra hệ thống nhân tạo hoàn toàn mới”.

    Việc sử dụng nấm mỡ không phải là tình cờ. Mặc dù từ lâu các nhà khoa học đã biết về khả năng tạo dòng điện của vi khuẩn lam, tuy nhiên họ không biết cách giữ chúng sống trên một cái nền nhân tạo.

    Ông Manu Mannoor cùng với đồng nghiệp là nhà khoa học Sudeep Joshi nảy ra ý tưởng rằng nấm mỡ có thể đảm nhiệm vai trò nền tự nhiên cho vi khuẩn lam sinh sống. Họ đã đúng.

    “Nấm tỏ ra là môi trường thích hợp, cung cấp cho vi khuẩn lam những phương tiện dinh dưỡng thích hợp. Lần đầu tiên chúng tôi chứng tỏ được rằng có thể xây dựng hệ thống lai như vậy” – ông Joshi giải thích.

    Theo Giaoducthoidai.vn (20/11/2018)

    Không quốc gia nào trong nhóm G-20 sẽ đạt mục tiêu giảm phát thải CO2

    0

    Một báo cáo mới đây của tổ chức Minh bạch Khí hậu (Climate Transparency) đã cho thấy hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu 2015 chỉ là trò dối trá. Không lời hứa nào trong số các lời hứa cắt giảm phát thải C02 mà hơn 200 quốc gia đã đưa ra sẽ tiếp cận gần được tới việc ngăn chặn một “thảm họa” khí hậu.

    Và thậm chí rất nhiều nước công nghiệp hóa trong nhóm G-20 cũng không tuân thủ những gì họ đã hứa trước đó.Hai năm trước, khi hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực, tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama tuyên bố rằng “lịch sử có thể đánh giá đây là bước ngoặt cho hành tinh của chúng ta“.

    Có lẽ, đó là bước ngoặt về mức độ hùng biện sáo rỗng. Nhưng nó sẽ không tạo ra chút khác biệt nào cho hành tinh này. Trò hề này đã hiển lộ rất rõ ràng trong một báo cáo thường niên của tổ chức Minh bạch Khí hậu – một nhóm quốc tế tập trung nghiên cứu về các quốc gia thuộc nhóm G-20.

    Những lời hứa suông

    Báo cáo đã phát hiện điều gì? Đó là “không quốc gia nào trong G-20 có mục tiêu phát thải khí C02 phù hợp với Thỏa thuận Paris”. Báo cáo cho thấy một khoảng cách rất lớn giữa những gì mà các nước đã cam kết sẽ làm, và mức phát thải khí CO2 còn khoảng cách quá xa với mức thấp mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói là cần thiết để giữ cho hành tinh của chúng ta không bị nóng lên thêm 2 độ C vào năm 2030.

    Nói cách khác, ngay cả khi mọi quốc gia cam kết theo hiệp ước Paris, điều đó cũng sẽ không thể giúp ngăn chặn “sự nóng lên thảm khốc“.

    Thực tế mà báo cáo cho thấy thậm chí còn tồi tệ hơn. Hầu hết các nước trong nhóm G-20 không đi đúng lộ trình để đáp ứng mức giảm khí nhà kính khiêm tốn mà họ đã cam kết sẽ đạt được vào năm 2030.

    Báo cáo của Climate Transparency lưu ý rằng Liên Minh Châu Âu (EU) “không trên đà để đạt được mục tiêu vào năm 2030 của mình“. Điều tương tự cũng xảy ra với Mexico, Úc, Brazil, Canada, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Một số quốc gia thuộc G-20 thực sự đã tăng lượng khí thải của họ vào năm 2017, trong đó có Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Ả Rập Saudi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ

    Còn nữa: Khí thải của Ả Rập Saudi vào năm 2030 so với năm 2014 có thể sẽ tăng gấp đôi. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng công suất điện than mặc dù điều này “đi ngược lại” với cam kết của họ. Nhật Bản cũng có một số nhà máy điện than. Tỷ lệ phá rừng của Brazil đã tăng lên, mặc dù họ hứa hẹn trong hiệp ước Paris điều ngược lại. Mục tiêu của Nga “quá yếu đến nỗi không đòi hỏi sự giảm thải khí nhà kính so với mức hiện nay”.

    Và báo cáo cho biết, tệ nhất là phát thải khí CO2 ở Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã trở thành nước phát thải khí C02 lớn nhất hành tinh và có khả năng sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030. Báo cáo lưu ý rằng tiêu thụ than ở Trung Quốc cũng “tăng trở lại vào năm 2017“.

    Kịch bản lỗi về ngày tận thế

    Tờ Investor’s Business Daily (IBD) từ lâu đã bày tỏ sự hoài nghi về tất cả các kịch bản ngày tận thế liên quan đến biến đổi khí hậu. Họ cho rằng tất cả các kịch bản đều dựa trên dự báo 100 năm được thực hiện bởi các mô hình máy tính và gặp khó khăn trong việc dự đoán những gì đã xảy ra.

    Và tiếp đó có một thực tế khác là các nhà khoa học khí hậu của LHQ bị phát hiện đưa ra các số liệu gây hiểu nhầm và mắc nhiều lỗi toán học cơ bản. Theo IBD, tin không chính xác mới nhất liên quan đến một nghiên cứu được công bố công khai về sự nóng lên của đại dương. Những lỗi này, bằng cách này, luôn dường như đi theo một hướng: làm sự nóng lên toàn cầu trông đáng lo ngại hơn.

    Nhưng ngay cả khi giả định dự đoán về thảm họa môi trường là đúng, thì việc cố gắng cắt giảm lượng phát thải CO2 để ngăn chặn thảm họ đó là vô nghĩa. IBD cho biết LHQ nói rằng lượng phát thải CO2 toàn cầu phải được cắt giảm một nửa trong vòng 12 năm và giảm xuống còn 0 trong 32 năm. Bây giờ rõ ràng là không một quốc gia nào trong nhóm G-20 coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu bất chấp họ rao giảng thế nào về nó và cho dù họ có hứa hẹn bao nhiêu đi nữa.

    Một cách tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu

    IBD cho rằng Tổng thống Trump đã hành động đúng đắn khi kéo Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris thay vì tiếp tục đặt niềm tin vào trò hề này. Hành động đó của ông Trump giúp nước Mỹ không phí phạm ngân sách vô nghĩa.

    Theo IBD, có một cách tiếp cận tốt hơn, hợp lý hơn và tiết kiệm hơn để đối phó với “biến đổi khí hậu”. Hãy quên đi việc lãng phí tiền bạc vào nỗ lực vô ích nhằm nhanh chóng loại bỏ C02 trong mọi nền kinh tế trên hành tinh này. Thay vào đó, hãy xử lý các biến đổi ở mỗi địa phương nếu chúng xảy ra.

    Việc thích ứng với khí hậu không thuận lợi là điều mà nhân loại đã chứng minh chúng ta có thể làm được ngay cả khi không có công nghệ hiện đại. Hạn chế duy nhất của phương pháp này là các chính trị gia sẽ không thể tiếp tục tung hô nhau vì “cứu địa cầu”.

    Theo Trithucvn (20/11/2018)