23 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    Home Blog Page 376

    Những loại thực phẩm gây lão hóa nhanh đáng kinh ngạc

    0

    Những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể tác động trực tiếp lên làn da, khiến bạn trông trẻ hơn, nhưng cũng có thể là già đi đến hàng chục tuổi. Do đó, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các loại thực phẩm gây lão hóa là điều vô cùng cần thiết.

    Đồ ngọt

    Tình trạng quá tải đường trong cơ thể có thể làm khởi động quá trình glycation. Lý thuyết là: Khi bạn ăn nhiều hơn lượng đường các tế bào trong cơ thể có thể xử lý, các phân tử đường thừa ra sẽ kết hợp với các protein, tạo ra “advanced glycation end products” (AGEs). Cuối cùng, các AGE có thể hủy hoại collagen của da bạn (một loại protein giữ da săn chắc và tươi trẻ).

    Đồ uống có cồn

    Các chuyên gia cho biết, một lá gan khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với một làn da khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, các chất độc có khả năng ảnh hưởng tới da sẽ bị trục xuất một cách tự nhiên thông qua cơ thể nhờ gan. Nhưng nếu độc tố tích tụ trong gan và không được lọc bỏ, làn da có thể gặp phải một loạt các vấn đề như mụn trứng cá, nếp nhăn…Đồ uống có cồn còn gây mất nước và làm rối loạn giấc ngủ. Trong khi đó, thiếu ngủ có liên quan tới sự hình thành nếp nhăn, nám và làm giảm độ đàn hồi của da.

    Thực phẩm đun nấu ở nhiệt độ cao

    Khi chiên đồ ăn ở nhiệt độ cao, dầu ăn dễ bị phân hủy, tạo thành khói bốc lên có chứa butadiene độc hại, có thể gây ung thư bạch huyết và ung thư máu. Tương tự, khi nướng thức ăn trên bếp lửa sẽ có mỡ chảy ra tạo thành mùi thơm, nhưng thực chất đó là carbuahydro vòng, là một trong các tác nhân gây ung thư nếu thường xuyên hít phải. Thịt nướng cháy quá mức có thể chứa hydrocarbon gây viêm, phá vỡ collagen trong da. Bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn món BBQ ra khỏi thực đơn nhưng nên cạo bỏ phần bị cháy khi ăn và làm sạch vỉ nướng sau đó để tránh ảnh hưởng đến các bữa ăn tiếp theo.

    Thịt chế biến sẵn

    Nhiều loại thịt chế biến sẵn, ăn liền như xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp… có chứa chất bảo quản có thể dẫn tới tình trạng viêm trong da, thúc đẩy lão hóa. Chưa kể các loại thịt chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối, dẫn tới tình trạng cơ thể bị tích nước, gây phù nề hoặc sưng…

    Thịt đỏ

    Thịt đỏ góp phần tạo ra các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này có thể tấn công tế bào khỏe mạnh, gây ra thiệt hại khiến làn da mất đi khả năng tự bảo vệ và sản xuất collagen.

    Rượu vang trắng

    Rượu vang trắng được nằm trong danh sách này bởi nó hủy hoại răng miệng của bạn một cách đáng ngạc nhiên. Các acid trong vang trắng gây hại cho men răng và làm răng dễ có những vết ố khó tẩy. Bởi vậy nếu bạn luôn luôn kết thúc một ngày bằng một ly vang trắng, hàm răng của bạn sẽ dễ dính những vết ố cà phê sáng hôm sau. Bạn không nên đánh răng ngay sau khi uống rượu (điều này đúng với tất cả các loại đồ uống có acid). Đánh răng khi răng đã bị nhiễm acid có thể bào mòn men răng nhiều hơn. Theo Maureen McAndrew, giáo sư y học thực hành ở Trường Nha khoa Đại học New York, “Bạn cần phải cho răng thời gian khoáng hóa sau khi ngâm mình trong các loại đồ uống chứa acid. Nếu là tôi, tôi sẽ đợi khoảng nửa giờ sau khi uống rượu rồi mới đánh răng.”

    Trans Fat

    Trans Fat là tên gọi chung cho tất cả các a-xít béo có một hay nhiều nối đôi các-bon “trans”. Transfat có thể gây hại cho da của bạn. Theo bác sĩ Ostad, hội viên Hội Da liễu Hoa Kỳ, “Trans Fat có thể gây viêm”. Thêm vào đó, các chất béo gây hại cho sức khỏe này có thể khiến bạn dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn. Đây là nguyên nhân hàng đầu của quá trình lão hóa. Đừng bị lừa bởi những nhãn bao bì nói rằng lượng transfat là 0%, bởi nó có thể chứa dưới 0,5g chất béo nhân tạo. Trans Fat thường có nhiều trong các loại thức ăn nhanh, do đó, bạn nên hạn chế nạp vào cơ thể những loại thực phẩm này.

    Thực phẩm ướp muối

    Khi ướp muối các thực phẩm như rau, thịt, cá, rất dễ chuyển hóa muối nạp vào cơ thể thành muối axit nitrit, mà dưới xúc tác của các enzym trong cơ thể, dễ khiến các vật chất trong cơ thể phản ứng thành những chất gây ung thư như imin. Ăn quá nhiều chất này dẫn đến dễ mắc ung thư và đẩy nhanh tốc độ lão hóa, gia tăng nếp nhăn trên da mặt.

    Thực phẩm bị mốc

    Khi ngũ cốc, các loại dầu, lạc, đậu, thịt cá bị mốc, sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn và độc tố aflatoxin. Những chất độc này một khi bị hấp thụ vào cơ thể, nhẹ sẽ dẫn tới một loạt các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, hoa mắt, khó chịu, viêm ruột, mất thính lực và toàn thân mất hết sức lực, nặng sẽ dẫn tới ung thư, dị tật thai nhi và lão hóa da.

    Theo Anninhthudo.vn (4/12/2018)

    Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia xả rác nhiều nhất thế giới

    0

    Theo nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất thế giới, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.

    Theo một báo cáo năm 2017 của Hiệp hội Bảo tồn đại dương, vấn đề rác thải nhựa là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới, trong đó đứng đầu là 5 nước kể trên, đều là các quốc gia châu Á. Mỹ thải ra 33,6 triệu tấn rác nhựa, chỉ 9,5% được tái chế.

    Rác nhựa không những huỷ hoại đời sống sinh vật biển mà còn ảnh hưởng đến nguồn hải sản mà con người tiêu thụ. Rác nhựa còn mất rất nhiều thập kỷ để phân huỷ.

    Mỗi gia đình sử dụng 1kg túi nilon/tháng

    Tại Việt Nam, rác thải nhựa đang là vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Tại hội thảo Diễn đàn Chính sách Vai trò của phụ nữ và các bên phi chính thức trong quản lý rác thải nhựa và nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên diễn ra mới đây, ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo nghiên cứu của trường Đại học Georgia năm 2015, Việt Nam nằm trong tốp 5 thế giới thải chất thải nhựa ra đại dương với 1,8 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm.

    Ông Tùng cũng cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất thế giới, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.

    Theo thống kê, bình quân cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon trong một tháng, riêng Hà Nội và TP.HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, chất thải nhựa và túi nilon tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trở thành một thách thức rất lớn đối với cộng đồng và xã hội.

    Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thái, trường Đại học Xây dựng thông tin, theo số liệu thống kê năm 2017 lượng chất thải rắn đô thị là 11,5 triệu tấn/năm, dự báo năm 2020 là 30 triệu tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Hiện công nghệ xử lý chất thải chủ yếu chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt.

    Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh

    Đặc biệt, hầu hết bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí.

    Dẫn đến nhiều bãi rác ở tỉnh, thành phố không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm mùi, nước ngầm nghiêm trọng. Tại nông thôn đang có hiện tượng đầu làng một bãi rác, cuối làng một bãi rác, các bãi rác hở, nhỏ, không hợp vệ sinh. “Xung đột vì bãi rác ngày càng tăng, người dân không chấp nhận ở địa phương mình có bãi rác mang rác từ các địa phương khác về làng mình, xã mình, huyện mình để chôn, gây hôi thối”, ông Tùng cho biết.


    Ảnh Internet.

    Từng chia sẻ với báo chí về vấn đề này, bà Bùi Thị Thu Hiền (IUCN) cho biết, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là rác thải nhựa. “UICN đang phối hợp cùng các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan thực hiện một số hoạt động trong khuôn khổ Dự án Rác thải nhựa và Cộng đồng ven biển nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam”, bà Hiền nói.

    Người đại diện Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và quốc tế cho “ô nhiễm trắng” vấn đề này đang được quan tâm nhất. Việc lạm dụng túi nylon bởi lẽ túi nylon dùng một lần đang được sử dụng tràn lan nhưng lại không được tái chế, và rất khó phân hủy.

    “Tổ chức và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các sản phẩm sau khi sử dụng xong sẽ biến thành rác thải nhựa và túi nylon sẽ cần thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ các sáng kiến, xử lý rác thải mà họ là bên tạo ra”, bà Hiền khẳng định.

    Giải pháp nào cho rác thải nhựa?

    Với tình trạng “ô nhiễm trắng” ngày càng đáng báo động như hiện nay thì việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nilon, nhựa đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, tuy nhiên, để làm được điều này cần sự chung sức từ cộng đồng.

    Không dùng nước đóng chai

    Đây là thói quen khó bỏ của nhiều người. Dẫn nguồn tin từ Green Earth, báo Tuổi trẻ đưa tin, mỗi ngày, Hong Kong thải 5,2 triệu chai nhựa đựng nước.

    Tại Việt Nam, mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng đưa ra khuyến khích sử dụng các bình nước lớn thay thế cho việc sử dụng nước đóng chai để hạn chế rác thải nhựa trong các cuộc họp, hội nghị. Hạn chế nhựa sử dụng một lần (nước đóng chai, ống hút nhựa…), tái chế nhựa, khuyến khích sử dụng các vật liệu thay thế nhựa thân thiện với môi trường…

    Theo cơ quan này, rác thải nhựa đại dương đã và đang trở thành hiểm họa mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong môi trường biển có tính phân hủy chậm nên ảnh hưởng mang tính chất tiêu cực rất lớn đến sinh vật biển. Hàng năm có đến hàng triệu cá thể động vật biển khác nhau bị tiêu diệt. Rác thải nhựa còn đe dọa hơn 700 loài sinh vật biển rơi vào tình trạng tuyệt chủng.

    Thay chất liệu cho hộp đựng đồ ăn

    Từ những người bán hàng rong ở Việt Nam, Thái Lan đến các dịch vụ cung cấp đồ ăn khắp châu Á, đây là bộ phận sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn khá lớn.

    Một công ty start-up ở Hong Kong đang nỗ lực cải thiện tình hình bằng cách cung cấp những sản phẩm thân thiện với môi trường cho các công ty, chuỗi khách sạn và các trường đại học. Bộ đồ ăn bao gồm đũa tre, dao có thể tái sử dụng, chai thép chống gỉ và ông hút kim loại (kèm theo dụng cụ làm sạch ống hút).

    Nói không với túi nilon

    Năm ngoái, 1/3 trong số 1,67 tấn rác thải sinh hoạt được xử lý tại Singapore bao gồm chất thải là bao bì, chủ yếu là túi nhựa và bao bì thực phẩm. Theo báo cáo của Channel News Asia, lượng rác thải này đủ để lấp đầy 1.000 bể bơi chuẩn Olympic.

    Túi nilon là cách thuận tiện và tiết kiệm để đựng đồ, nhưng chúng không thể phân huỷ và thường bị thải ra biển. Đó là lý do Đài Loan chuẩn bị cấm tất cả các loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm túi nilon, ly nhựa, dao nhựa do các nhà hàng và doanh nghiệp cung cấp vào năm 2030. Đài Loan đã cấm dùng ống hút nhựa dùng một lần.

    Tại các nước như Việt Nam và Trung Quốc, thức ăn và đồ uống thường được đựng trực tiếp vào túi nilon để tiện vận chuyển. Thói quen này không thể thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể thay đổi bằng cách mang theo hộp đựng khi mua đồ ăn.

    Theo Moitruongvadothi.vn (5/12/2018)

    Phát minh chống ngập lụt

    0

    Hàng loạt các kiến trúc sư trên thế giới đang nỗ lực tạo ra những thiết kế nhà nổi, nhà chống ngập lụt để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

    Mực nước biển đang ngày càng dâng cao cùng với những diễn biến bất thường và phức tạp của những cơn bão và lụt lội. Những vùng đồng bằng trên thế giới bị đặt dưới mối đe dọa của tình trạng biến đổi khí hậu.

    Một số quốc gia như Maldives nay phải tìm cách sống trên nước thay vì trên đất nếu không muốn biến mất khỏi bản đồ. Các thành phố lớn từ những nước phát triển cho đến nước nghèo, từ New Orleans (Mỹ) cho đến Jakarta (Indonesia), người dân phải sống trong biển nước lũ sau những trận mưa lớn.

    Suy nghĩ vượt ngoài khuôn khổ

    Biến đổi khí hậu gây ra tổn thất lớn về kinh tế cho nhiều thành phố này và đặt ra những câu hỏi hóc búa về cách giải quyết vấn đề, đòi hỏi những hướng đi mới, chưa từng có.

    Nhiều giải pháp đã được đưa ra, đa phần trong số đó thiếu tính hiệu quả và thiếu khả thi. Từ sự vật lộn tìm cách ngăn chặn nước biển dâng vào thành phố, cho đến di dời toàn bộ dân cư đến nơi khác như trường hợp của Jarkata. Hiện nay, con người có thể tìm cách sống chung ổn thỏa với mực nước dâng cao bằng những phát minh về kiến trúc.

    Chuyên gia về kiến trúc nổi Koen Olthuis tại công ty Waterstudio, có trụ sở tại Hà Lan, là một trong số những người tiên phong trong việc thúc đẩy các thiết kế công trình lớn nổi được trên mặt nước.

    Một trong số những dự án tiêu biểu do Waterstudio thiết kế là Khu căn hộ nổi Citadel ở thành phố Westland, Hà Lan với hơn 60 căn hộ nằm trên mặt nước khu vực The New Water. Công trình được đầu tư xây dựng bởi công ty ONW OPP thuộc ngân hàng BNG với kỳ vọng sẽ tiết kiệm được 25% số năng lượng tiêu thụ nhờ kỹ thuật làm mát bằng nước.

    Ngoài dự án lớn này, Waterstudio đã thành công với nhiều công trình nhỏ hơn từ nhà cửa, xưởng cho đến biệt thự nổi trên mặt nước, khẳng định vị thế của người Hà Lan trong kỹ thuật chống ngập lụt.

    Từ nhà nổi đến nhà “lưỡng cư”

    Năm 2017, hội nghị quốc tế về kiến trúc, thiết kế và kỹ thuật xây dựng công trình lưỡng cư tại Canada đã trình làng những thiết kế nhà cửa chống ngập trong thành phố rất độc đáo.

    Những công trình “lưỡng cư” này có bộ móng đặt biệt, gồm một giàn dầm kim loại đứng trên những “hộp” bê tông rỗng, hoạt động giống như những buồng nổi của tàu lớn. Hệ thống móng được thiết kế sao cho công trình có thể nổi lên khi nước dâng vào khu dân cư và hạ xuống vị trí cũ khi nước rút.

    Elizabeth English, giáo sư đến từ trường Đại học Waterloo (Canada), cho rằng nhờ có thiết kế lưỡng cư, người dân có thể chung sống ổn thỏa với tình trạng ngập lụt cho đến khi có một giải pháp khác tốt hơn.

    Các căn nhà cũ có thể được chuyển nguyên căn lên những bộ móng nổi làm sẵn, vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể giữ chiều cao của căn nhà không thay đổi gì nhiều. Bà English giải thích, các ý kiến trước đây cho rằng nên xây nhà mới kiểu nhà sàn để chống lụt ở các thành phố như New Orleans vừa tốn kém, ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt của người dân, lại tiềm ẩn nguy hiểm về gió giật, kéo khi nhà cửa cao hơn so với thiết kế ban đầu.

    Hệ thống nhà lưỡng cư đơn giản và tương đối rẻ, có thể lắp đặt chỉ bởi một đội gồm hai công nhân với giá thành 140 đô la Mỹ một bộ vuông diện tích (tương đương 34 triệu/m2).

    Chi phí này rẻ hơn một nửa so với việc nâng toàn bộ nhà lên cao để tránh ngập mà vẫn giữ nguyên chiều cao và hiện trạng công trình. Tuy nhiên, bà English nói: “Đây không phải là giải pháp toàn diện cho mọi vấn đề, bởi vì thiết kế kiểu này vẫn chưa loại trừ hoàn toàn nguy cơ từ những đợt sóng nước vỗ mạnh”.

    Các biện pháp thiết kế chống ngập khác

    Ngoài các thiết kế chống ngập cho công trình, các kiến trúc sư còn nghĩ đến những thiết kế chống ngập cho khu dân cư. Điển hình trong số đó là hàng rào chặn nước nhựa dẻo Water-gate với nhiều kích cỡ, có thể gấp gọn lại và trải ra chỉ nhờ sức một người.

    Loại sản phẩm này tự mở ra khi nước chảy qua, có thể chặn được mực nước cao đến 1,7 mét, làm từ nhựa PVC bền chắc và nhẹ. Loại sản phẩm này phù hợp để dùng bảo vệ những công trình nhỏ và những khu vực có nhiều vật cản.

    Một sản phẩm có tác dụng tương tự nhưng với nguyên lý khác hẳn là đập nước WIPP, sử dụng chính nước lụt để làm phồng “đập nước” bằng nhựa PVC, nhờ đó chặn lại dòng nước lụt. Tuy nhiên, vì giá thành cao và kích thước lớn, sản phẩm này chỉ phù hợp với những công trình lớn ở nơi thoáng đãng.

    Theo TBKTSG/moitruong.com.vn

    Nhiều hộ dân lắp điện mặt trời, mái nhà thành máy phát điện

    0

    Việc người dân tự lắp điện mặt trời để dùng còn dư bán lại cho ngành điện đang dần được nhân rộng.

    Tốc độ tiêu thụ tăng

    Theo đại diện Công ty Solar Bách Khoa – đơn vị hợp tác với Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong việc phân phối, lắp đặt hệ thống điện mặt trời tới người dân, thống kê từ tháng 7 đến nay có gần 200 khách hàng liên hệ lắp đặt hệ thống điện mặt trời gói gia đình.

    Theo đánh giá của công ty, tỉ lệ người dân chọn lắp đặt pin mặt trời trong vòng 5 tháng như vậy là rất cao, trước đây phải mất hơn 3 năm số lượng khách hàng mới đạt mốc hơn 300 hộ.


    Nhân viên bảo trì kiểm tra pin mặt trời cho một hộ dân tại quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: LÊ PHAN

    Ông Nguyễn Hoàng Gia, tổng giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng TP.HCM, cũng cho hay số lượng khách hàng hiện nay của công ty đã tăng lên khá nhanh.

    Không chỉ tại TP.HCM mà còn nhiều khách hàng tại các tỉnh lân cận cũng tìm đến để tư vấn lắp đặt về hệ thống điện mặt trời.

    Từ đầu năm đến nay tại TP.HCM có khoảng 30 hộ gia đình, 3 cơ quan nhà nước gồm UBND quận 4, UBND quận 10, UBND quận 8, 1 doanh nghiệp và 3 quán karaoke chọn lắp đặt sử dụng hệ thống điện mặt trời của công ty.

    “Sau khi Bộ Công thương có hướng dẫn tạm thời về cách thức tính toán bù trừ điện năng tiêu thụ, thuế và phát hành hóa đơn cho khách hàng đã thu hút nhiều người lắp hệ thống điện mặt trời.

    Hiện trong vòng 7 ngày sau khi người dân lắp đặt, phía điện lực sẽ đến hỗ trợ thay thế đồng hồ điện hai chiều, nối điện lên lưới… Ngoài ra đối với khách hàng lắp đặt trước tháng 6-2019 sẽ được mua lại điện với giá 2.086 đồng/kWh” – ông Gia nói.

    Theo báo cáo của EVN, tính đến ngày 31-7-2018, các tổng công ty điện lực và công ty điện lực đã ký thực hiện đấu nối, lắp đặt côngtơ hai chiều, xác nhận chỉ số côngtơ và sản lượng điện năng giao nhận với 748 khách hàng đăng ký bán điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất 11,55 MWp.

    Tuy nhiên, EVN vẫn chưa thể ký hợp đồng mua bán điện với các khách hàng do quy định hiện hành về chính sách thuế chưa có quy định riêng với mô hình bù trừ điện năng cho điện mặt trời trên mái nhà.

    Về việc phát triển điện mặt trời nối lưới tại các hộ dân, một chuyên gia năng lượng tái tạo tại TP.HCM cho rằng nếu nhiều nhà cùng đầu tư hệ thống điện mặt trời kiểu này, không chỉ góp phần làm giảm được phụ tải cho ngành điện mà còn sẽ giảm đáng kể tiền điện sử dụng tại hộ gia đình, có trường hợp có dư điện để bán lại.

    Nhiều giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

    Theo Bộ Công thương, đầu tư điện mặt trời trên mái nhà là một trong những biện pháp đảm bảo cấp điện trong thời gian tới, đặc biệt cho khu vực có nguy cơ thiếu điện tại miền Nam.

    Điện sản xuất ra được tiêu thụ tại chỗ, vì vậy việc đầu tư hệ thống điện trên mái nhà sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư lưới điện truyền tải.

    Do đó sẽ khuyến khích các khách hàng sử dụng điện (điện sinh hoạt, điện khu công nghiệp, thương mại dịch vụ…) tham gia vào đầu tư cung ứng điện.

    Để tháo gỡ khó khăn trong lắp điện mặt trời trên mái nhà, Bộ Công thương cho hay đã phối hợp với Bộ Tài chính, EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng đồng ý cho Bộ Công thương áp dụng trình tự thủ tục rút gọn để xây dựng, ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phát triển điện mặt trời trên mái nhà.

    Hiện Bộ Công thương đã gửi dự thảo sửa đổi đến các bộ, ngành xin ý kiến để tập hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

    Theo Tuoitre.vn (3/12/2018)

    Thái Lan: Cấm sử dụng hộp xốp và hộp nhựa tại 154 công viên

    0

    Ngày 27/11/2018, Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan cam kết sẽ cắt giảm 50% lượng rác thải liên quan đến du lịch vào năm 2020.

    Theo đó, Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Thái Lan Weerasak Kowsurat khẳng định trách nhiệm của các cơ quan chức năng nước này trong việc làm sạch môi trường và nâng cao nhận thức của người dân cũng như tìm kiếm sự hợp tác của du khách nhằm bảo vệ nguồn nước và đất đai.

    Toàn bộ túi ni lông, hộp xốp, chai nước, hộp nhựa và ống hút sử dụng một lần đều sẽ bị loại bỏ. Ông Weerasak cho biết, một trong những chiến dịch lớn của Thái Lan trong năm 2018 nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái là yêu cầu các công ty tư nhân hợp tác giảm sử dụng các sản phẩm không thể phân hủy tại những địa điểm du lịch nổi tiếng.

    Trong khi đó, Bộ TN&MT Thái Lan cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng hộp xốp và hộp nhựa tại 154 công viên trên toàn quốc.

    Bộ trưởng Bộ TN&MT Surasak Kanchanarat khẳng định, rác thải đã gây tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng ở Thái Lan, vì vậy, Chiến dịch “Công viên quốc gia xanh” đã được phát động trong năm 2015.

    Thống kê cho thấy, trong 10 năm qua, rác thải nhựa chiếm khoảng 12% lượng rác thải nói chung, tương đương 2 triệu tấn/năm. Rác thải nhựa rất khó bị phân hủy hoặc tái chế, vì vậy, theo các nhà bảo vệ môi trường, cách tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nylon hoặc hộp xốp dùng 1 lần.

    Theo Châu Long/tapchimoitruong.vn

    Năm 2018 có khả năng sẽ trở thành năm nóng thứ 4 trong lịch sử

    0

    Liên hợp quốc ngày 29/11 cảnh báo nhiệt độ toàn cầu trong năm 2018 sắp chạm ngưỡng cao thứ 4 trong lịch sử, đồng thời nhấn mạnh cần hành động khẩn cấp để kiểm soát tình trạng nóng lên của Trái đất.

    Trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) sắp tới ở Ba Lan, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết 20 năm nóng nhất trong lịch sử đều là trong 22 năm qua và “năm 2018 đang trên đường trở thành năm nóng thứ 4 trong lịch sử.”

    Điều này đồng nghĩa 4 năm gần đây gồm 2015, 2016, 2017 và 2018 cũng là 4 năm liên tiếp nóng nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 10 tháng đầu năm nay cao hơn gần 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).

    Hồ Chandola ở Ahmedabad, Ấn Độ khô cạn do hạn hán. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Phát biểu với báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết xu hướng nóng lên là hiển nhiên và đang tiếp diễn, đồng thời nhấn mạnh thế hệ hiện nay là thế hệ đầu tiên hiểu rõ về tình trạng biến đổi khí hậu và là thế hệ cuối cùng có thể làm gì đó để thay đổi.

    Với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – “thủ phạm” chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu – đang ở mức cao kỷ lục, thế giới sẽ chứng kiến mức tăng nhiệt độ từ 3-5 độ C vào cuối thế kỷ này.

    Ông Taalas cảnh báo nếu thế giới khai thác tất cả nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện có, mức tăng nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ còn cao hơn.

    Các phái đoàn từ gần 200 quốc gia sẽ tới Katowice, Ba Lan, vào tuần tới để tham dự COP 24 nhằm thảo luận các biện pháp nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu.

    Thế giới đang kỳ vọng COP 24 có thể hồi sinh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua hồi năm 2015 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định này.

    Theo VietnamPlus.vn (30/11/2018)

    Dùng theo cách này, sẽ biến đũa ăn thành sát thủ giết người

    0

    Một đôi đũa có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Khi sử dụng đũa không đúng cách, rất dễ bị nhiễm bệnh như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, thậm chí ung thư gan, ung thư dạ dày…

    Theo các xét nghiệm, một đôi đũa dơ bẩn có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Một khi sử dụng đũa như vậy, rất dễ bị các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính và những bệnh tương tự.

    Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo. Ảnh minh hoạ: Internet

    Khi nhiều người trên bàn ăn sử dụng đũa để gắp vào cùng một món ăn, những vi sinh vật gây bệnh này sẽ lây lan qua đũa, gây nhiễm trùng chéo.

    Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, có một nửa số người được kiểm tra phát hiện trong cơ thể có mầm bệnh dạ dày, viêm loét hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Hầu hết các vi khuẩn này được truyền qua kênh gia đình, và đũa là một trong những phương tiện truyền bệnh quan trọng.

    Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo.

    Hầu hết những người mắc bệnh truyền nhiễm đều có tính chất liên quan đến yếu tố gia đình, điều đó có nghĩa là cơ hội lây nhiễm cao hơn cho gia đình nếu một người có bệnh mà ăn chung như vậy.

    Sau khi nhiễm Helicobacter pylori, 100% người sẽ bị viêm dạ dày, và 50% trong số họ không có triệu chứng. 10% đến 15% số người sẽ phát triển bệnh loét, chẳng hạn như loét dạ dày, loét tá tràng, còn có một số ít người có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

    Sai lầm khi dùng đũa dễ rước bệnh

    Chà đũa quá mạnh

    Nhiều người cho rằng chỉ có chà đũa thật mạnh mới có thể làm sạch đũa. Thực tế đây là phương pháp làm sạch sai lầm nhất. Bởi vì cách làm như vậy rất dễ khiến lớp bề mặt của đũa bị bong ra và trở nên thô ráp, đồng thời cung cấp không gian cho vi sinh vật phát triển. Phương pháp làm sạch chính xác nhất là nên dùng miếng bông rửa bát kỳ sạch đũa dưới vòi nước chảy.

    Đũa vửa rửa xong đã cất ngay vào ống đựng đũa

    Có người nghĩ rằng đặt chân đũa vào ống đựng đũa có thể tránh nhiễm khuẩn ở chân đũa. Thực tế đây là điểm mù sức khỏe dễ bị bỏ qua nhất. Bộ phận đáy của ống đựng đũa vì thường có nước, nó tương đối ẩm, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Phương pháp chính xác nhất là nên rửa sạch hoàn toàn đũa, phơi khô sau đó mới để vào ống đựng đũa.

    Dùng đũa ăn cơm để chiên rán thực phẩm

    Sau khi đũa được dùng để chiên rán sẽ biến đổi thành màu đen, độ cứng giảm rất dễ gây mốc, bị mủn và bụi bẩn, các loại đũa sơn có chứa các kim lại nặng như chì và crom, nếu dùng loại đũa này để chiên rán có thể trúng độc kim loại nặng và dẫn đến ung thư.

    Không rửa luôn bát đũa sau khi ăn

    Nhiều người có thói quen sau khi ăn xong, bát đũa thường để trên bàn rất lâu không rửa hoặc là đem ngâm bát đũa trong bồn nước một thời gian dài, điều này rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đũa, thậm chí có thể xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó rửa sạch. Đũa kim loại dễ có khả năng gây ra các chất kim loại ở bề mặt. Do vậy, thói quen rửa bát đũa ngay sau khi ăn xong mới giúp loại bỏ vi khuẩn tốt nhất.

    Để chung đũa khô và đũa ướt

    Thói quen của một số người, sau khi rửa xong đũa bỏ luôn vào hộp đựng đũa, môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh vi khuẩn. Phương pháp chính xác nhất là sau khi rửa sạch đũa, nên phơi hoặc lau khô trước khi để vào hộp đũa, đũa ướt và đũa khô nên để riêng biệt tránh nhiễm vi khuẩn chéo.

    Không khử trùng hoặc thay đũa theo định kỳ

    Ngoài việc làm sạch kịp thời và chính xác, khử trùng đũa ở nhiệt độ cao theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp sử dụng đũa lành mạnh. Bảo đảm mỗi tuần khử trùng ở nhiệt độ cao một lần, bằng cách cho đũa vào nước đun sôi ở 100 ° C trong thời gian 5 phút, có thể đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất.

    Ngoài ra, đũa cũng có hạn sử dụng, đũa quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli và các vi khuẩn gây bệnh khác rất khó làm sạch. Đũa tre thông thường và đũa gỗ, thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.

    Theo Tienphong.vn (1/12/2018)

    Singapore chế tạo vật liệu siêu nhẹ từ rác nhựa

    0

    Các nhà nghiên cứu Singapore đang nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho loại vật liệu mới siêu nhẹ có khả năng cách âm, kháng nhiệt được tạo ra từ rác nhựa tái chế.

    Theo hãng tin Reuters, với sáng chế này, nhóm các nhà khoa học Singapore kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt rác nhựa thải ra môi trường, đại dương hoặc chất đống không thể phân hủy trong hàng trăm năm.

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết đã tìm ra cách biến những chai nhựa được làm từ vật liệu polyethylene terephthalate (PET) thành loại vật liệu siêu nhẹ aerogel với rất nhiều tiềm năng ứng dụng trong đời sống.

    Một nhà nghiên cứu giới thiệu mẫu vật liệu siêu nhẹ làm từ chai nhựa tái chế – Ảnh: REUTERS

    “Rác nhựa là một trong những loại rác thải khó tái chế nhất”, phó giáo sư Dương Minh Hải (gốc Việt) thuộc khoa Kỹ thuật cơ khí của Đại học Quốc gia Singapore trả lời bộ phận truyền hình của hãng tin Reuters. Vì lẽ đó nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm những cách ứng dụng mới nhằm giúp giảm bớt lượng rác thải này trên toàn cầu.

    Theo Chương trình Môi trường của LHQ, mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa thải ra các đại dương, tiêu diệt nhiều loài thủy sinh vật và xâm nhập cả vào chuỗi thức ăn của con người.

    Theo nhóm nghiên cứu loại vật liệu siêu nhẹ mới có tên PET aerogel được làm từ chai nhựa bỏ đi có đặc điểm vật lý mềm, đàn hồi và rất nhẹ.

    Một chai nhựa tái chế có thể tạo ra một tấm vật liệu aerogel có kích thước bằng tờ giấy A4. Vật liệu này có thể được tùy biến cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

    Chẳng hạn, vật liệu này nếu được phủ hóa chất chống lửa có thể chịu được nhiệt độ lên tới 620 độ C. Đây là mức chịu nhiệt cao gấp 7 lần so với khả năng chịu nhiệt ở quần áo của lính cứu hỏa, trong khi chỉ nhẹ bằng 10% khối lượng của nó.

    Theo Tuoitre.vn (1/12/2018)

    Cẩn trọng khi dùng chăn điện mùa Đông, nguy cơ điện giật và cháy nổ

    0

    Tết Nguyên đán 2019 tới gần, thời tiết dự báo nên rét đậm. Lúc này, những gia đình có trẻ nhỏ, người già bắt đầu mua, sử dụng chăn điện – loại chăn dùng để sưởi ấm. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ bị điện giật, phát sinh hỏa hoạn.

    Trên thị trường hiện nay, chăn điện được bán rộng rãi, với nhiều kiểu dáng, màu sắc; mức giá dao động từ 300.000 đồng đến 1.200.000 đồng/chiếc, tùy loại. Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn), không khó để lựa mua một chiếc chăn điện tại các cửa hàng nằm trên đường Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Hàng Điếu, Đội Cấn, Chùa Bộc… với mức giá “vừa” túi. Đặc biệt, nhiều các cửa hàng “giảm giá sốc” từ 50-70%, thậm chí là mua 1 tặng 1… với nhiều mặt hàng.


    Các cửa hàng chăn ga… trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) bày bán đa dạng các loại chăn điện. Ảnh:T.N

    Khi được hỏi về chăn điện, chủ một cửa hàng trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho biết có rất nhiều loại chăn điện thương hiệu Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo đó, khách hàng muốn mua loại chăn với giá tiền như thế nào? cửa hàng sẽ giới thiệu loại sản phẩm tương ứng. Nhìn chung, giá chăn điện dao động từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng; chăn Hàn giá “mềm” hơn, từ 900.000 đồng đến 1,2 triệu đồng; chăn Trung Quốc giá từ 300.000 đồng đến 5.000 đồng.

    Theo quan sát, chăn điện Hàn Quốc bên ngoài có 2 lớp vải, giống như chăn đắp thông thường. Còn chăn Trung Quốc chỉ có 1 lớp dạ mỏng. Tất cả những loại chăn này đều có dây điện luồn bên trong và có hộp cảm biến nhiệt bên mép chăn. Người dùng chỉ cần cắm điện sau 15, 20 phút là có thể dùng được.


    Khách hàng có thể mua chăn điện ở các webstie thương mại điện tử.

    Hầu hết các loại chăn điện Trung Quốc bán trên thị trường đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không có hướng dẫn sử dụng. Vì thế, người bán hàng thường hướng dẫn khách sử dụng một cách chung chung, như “cứ cắm điện vào thấy ấm là dùng được. Chăn điện này có thể trải dưới ưng hoặc đắp”.

    Chăn điện tiềm ẩn nguy cơ giật, cháy nếu dùng sai cách

    Thời tiết càng lạnh, nhu cầu mua chăn điện càng tăng cao. Không ít khách hàng vì thờ ơ, ưa chuộng mặt hàng giá rẻ mà quên rằng chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các kỹ sư điện cho hay, chăn điện là thiết bị điện nên có thể gây cháy, giật nếu sử dụng không đúng cách. Không được giặt chăn điện bởi nó có thể gây ướt bộ điều khiển, khi cắm điện vào sẽ gây chập cháy. Với người già, trẻ nhỏ, không kiểm soát được việc tiểu tiện thì cũng không nên dùng chăn điện bởi các dây điện trong chăn có thể bị đứt, ngấm nước mà người sử dụng không biết nên khi cắm điện vào sẽ gây giật.

    Hơn nữa, việc sử dụng chăn điện giá rẻ, không rõ nguồn gốc không an toàn. Bởi các dây điện lắp trong chăn không dẫn điện tốt, có thể bị đứt; hộp cảm biến bị hỏng không điều chỉnh được nhiệt độ khiến nhiệt độ tăng cao không kiểm soát được. Mặt khác, khi sử dụng chăn điện không nên nằm giường sắt vì sẽ rất dễ gây tích điện.


    Dùng chăn điện sai cách sẽ dẫn tới giật, cháy nổ. Ảnh minh họa

    Các chuyên gia khuyến cáo, người sử dụng chăn điện cũng không nên cắm điện cả đêm khi ngủ bởi tuổi thọ của dây điện tính theo giờ, nếu cắm nhiều quá có thể khiến dây điện bị nóng nhiều, dễ ải, gẫy gây rò, chập điện. Chăn có bền hay không tùy thuộc vào chất lượng của nó, có khi là vài năm, nhưng cũng có khi chỉ vài tháng…

    Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó GĐ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo không cho trẻ em đắp chăn điện, đặc biệt là chăn không rõ nguồn gốc. Bởi nó có thể xảy ra tình trạng điện giật, dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Người già thiếu minh mẫn không nên sử dụng chăn điện vì không kiểm soát được nhiệt độ của chăn khi xảy ra sự cố ở hộp cảm biến nhiệt sẽ gây bỏng, cháy. Sử dụng chăn điện lâu dài sẽ gây khô da, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tâm thần.

    Do đó, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình, người tiêu dùng hãy chọn lựa sản phẩm chăn điện có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hiểu rõ cách sử dụng. Bên cạnh đó, đề nghị đơn vị quản lý thị trường các cơ quan liên quan nhanh chóng kiểm tra, xử lý nghiêm những cửa hàng bán chăn điện không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

    Theo Thúy Ngân/vietq.vn (30/11/2018)

    Biến đổi khí hậu – nguy cơ lớn nhất đe dọa thế giới trong thế kỷ 21

    0

    Nhiệt độ tăng, các hình thái thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất dày đặc và diễn biến phức tạp đã khiến biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới trong thế kỷ 21 khi có thêm hàng trăm triệu cư dân trên Trái Đất trở thành nạn nhân trong vòng 20 năm trở lại đây.

    Lời cảnh báo trên được đưa ra trong báo cáo đăng tải tên tạp chí y khoa The Lancet số ra ngày 28/11.

    Báo cáo, là kết quả làm việc của nhiều bác sỹ, học giả, các chuyên gia về chính sách thuộc 27 tổ chức trên thế giới, đã kêu gọi thế giới hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và đảm bảo hệ thống y tế toàn cầu có khả năng chống chọi với các thách thức thời tiết đang gia tăng.

    Trong báo cáo này, các chuyên gia cảnh báo việc khí hậu đang biến đổi nhanh chóng đang tác động đến mọi mặt của cuộc sống con người, khiến những nhóm người dễ bị tổn thương dễ trở thành nạn nhân, đồng thời thay đổi cấu trúc gene của các virus bệnh truyền nhiễm và tác động đến vấn đề an ninh lương thực, nước sạch và không khí trong lành.

    Cảnh khô hạn tại hồ Chilwa ở khu vực Zomba, miền đông Malawi, ngày 19/10/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Các chuyên gia sức khỏe và nhà khoa học cho rằng những tác động của biến đổi khí hậu, từ nắng nóng đến bão, lũ lụt và hỏa hoạn, đang nổi lên và đe dọa hệ thống y tế toàn cầu.

    Bão và lũ lụt không chỉ gây thương vong mà còn khiến bệnh viện ngừng hoạt động, bệnh dịch bùng phát, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của những người dân bị mất nhà cửa. Tương tự, cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng.

    Ví dụ điển hình cho tình trạng này là vụ cháy rừng Camp Fire mới đây tại bang California, Mỹ, khi có tới 80 người thiệt mạng và khói bụi gây ô nhiễm lan rộng sang phía Đông nước này.

    Báo cáo dẫn chứng số người phải hứng chịu các đợt nắng nóng xảy ra trong năm ngoái đã tăng thêm 157 triệu người so với thời điểm năm 2000.

    Thời tiết nóng hơn còn ảnh hưởng đến năng suất lao động của những người phải làm việc ngoài trời như trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, dẫn đến thất thoát 153 tỷ giờ công lao động trong năm 2017, tăng 60% so với 17 năm trước đó. Ấn Độ là ví dụ điển hình cho tình trạng này khi số giờ lao động trong năm 2017 tại nước này đã giảm 7% do nắng nóng.

    Báo cáo chỉ rõ các nước châu Âu, khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ.

    Người cao tuổi, đặc biệt là những người sống tại thành thị, là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề do hiệu ứng đô thị và nhiệt độ trung bình cao hơn so với khu vực nông thôn.

    Tại England và xứ Wales của Anh, trong đợt nóng kéo dài trong 15 ngày hồi tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua, số người tử vong do nắng nóng đã tăng thêm 700 trường hợp.

    Báo cáo của The Lancet nhận định thời tiết ấm lên do biến đổi khí hậu còn tạo môi trường bùng phát cho các dịch bệnh do muỗi như sốt xuất huyết và một số mối đe dọa khác.

    Tại các nước vùng Baltic, kể từ năm 1950, nguy cơ dịch tả bùng phát tăng 24% ở các khu vực ven biển, trong khi tại khu vực sa mạc Sahara ở châu Phi, nguy cơ bệnh sốt rét lan rộng tăng 27%.

    Thời tiết khô nóng cũng dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh ở những người mắc một số bệnh do vi khuẩn gây nên, đồng thời làm giảm sản lượng nông nghiệp trên diện rộng.

    Theo VietnamPlus.vn (29/11/2018)