23 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
More
    Home Blog Page 346

     Việt Nam và sáng kiến vì đại dương xanh

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước và cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước dễ tổn thương về biến đổi khí hậu

    Tại phiên họp về khí hậu – môi trường ngày 29-6 trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại TP Osaka – Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển – đại dương và tiến tới Khuôn khổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thải nhựa biển vì các đại dương xanh.

    Phát biểu tại phiên họp, theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất ổn an ninh năng lượng đang thách thức sự tồn vong của nhân loại; đề nghị các nước có những đột phá, sáng tạo về huy động phân bổ hiệu quả nguồn lực và thực hiện đầy đủ các cam kết về khí hậu, môi trường. Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; đề nghị các nước và cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước dễ tổn thương về biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu.


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thứ 3 về Phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 29-6 Ảnh: TTXVN

    Thủ tướng nhấn mạnh rác thải nhựa ra biển làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái biển, là vấn đề cấp bách toàn cầu; đề nghị các nước chung tay xây dựng các thể chế, quy định về biển và đại dương nhằm kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa rác thải nhựa đại dương. Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã và đang huy động sự tham gia của cả xã hội vào phong trào chống rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thủ tướng nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển – đại dương và tiến tới Khuôn khổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thải nhựa ra biển vì các đại dương xanh.

    Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo khẳng định tăng cường hợp tác thực hiện Nghị sự 2030 về phát triển bền vững; hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đúng thời hạn các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), nhất là trong lĩnh vực giảm nghèo, hạ tầng chất lượng cao, giáo dục, môi trường, y tế, năng lượng… Các nước khẳng định cam kết phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy giáo dục bình đẳng và bao trùm; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học – công nghệ trong thực hiện các mục tiêu SDG. Lãnh đạo các nước kêu gọi tăng cường hợp tác, hỗ trợ các nước đang phát triển mở rộng phổ cập y tế toàn dân, phòng chống bệnh truyền nhiễm, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng, dinh dưỡng, nước sạch…

    Tại phiên thảo luận chuyên đề về phụ nữ, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh bình đẳng giới và trao quyền phụ nữ đóng vai trò quan trọng hướng tới tăng trưởng bền vững và bao trùm. Các nước G20 cam kết tăng cường giáo dục, đào tạo cho học sinh nữ, nhất là các kỹ năng số, để đáp ứng các yêu cầu của việc làm mới trong tương lai; tiếp tục triển khai sáng kiến cung cấp tài chính cho doanh nhân nữ nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nhân nữ ở các nước đang phát triển.

    Nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp và hội kiến với các Tổng thống Nga, Hàn Quốc; các Thủ tướng Đức, Úc; Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc; Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tiếp lãnh đạo Hội Hữu nghị Nhật – Việt vùng Kansai và Hội Hữu nghị Nhật – Việt tại TP Sakai; lãnh đạo Tập đoàn JXTG, Marubeni, Ngân hàng J.Trust, là những doanh nghiệp Nhật Bản đã và sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

    G20 thúc đẩy thương mại tự do, công bằng

    Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 29-6 khép lại với tuyên bố chung, theo đó cam kết thúc đẩy thương mại “tự do, công bằng và không phân biệt đối xử”, cũng như nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải tổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Dù vậy, văn kiện này không có nội dung chống chủ nghĩa bảo hộ. Thay vào đó, theo hãng tin Reuters, tuyên bố chung cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn còn thấp giữa lúc căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng.

    Một nội dung đáng chú ý khác là 19 thành viên G20, trừ Mỹ, đã nhất trí Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược và cam kết thực thi đầy đủ thỏa thuận này. Các nhà lãnh đạo G20 cũng cam kết làm việc chặt chẽ với Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác về các chính sách di cư.

    Theo Nld.vn (30/6/2019)

    Nhân loại hết khát nhờ túi nước ngọt khổng lồ dưới đáy biển?

    Khảo sát về đáy biển ngoài khơi vùng bờ biển đông bắc nước Mỹ, các nhà khoa học đã có phát hiện bất ngờ: dưới đáy biển là một túi nước ngọt khổng lồ được bao phủ dưới trầm tích.


    Phát hiện túi nước ngọt siêu khổng lồ dưới đáy biển ở bờ đông bắc nước Mỹ – Ảnh: SCIENCE DAILY

    Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports tuần qua, túi nước dài ít nhất từ bờ biển Massachusetts tới New Jersey và kéo dài ra khoảng 80km về phía rìa của thềm lục địa.

    Nếu ở trên mặt đất, túi nước sẽ là một hồ nước rộng khoảng 39km2. Nghiên cứu cho thấy các túi nước như vậy có thể nằm ở nhiều vùng bờ biển khác trên khắp thế giới.

    Phát hiện nhờ công nghệ mới

    Các nhà nghiên cứu đã dùng cách đo sóng điện từ (các công nghệ khác không làm được) để vẽ bản đồ túi nước. Nhà nghiên cứu chính, Chloe Gustafson, thuộc khoa quan sát Trái đất của Trường ĐH Columbia, giải thích: “Chúng tôi biết có các túi nước ngọt dưới đáy biển ở những nơi tách biệt, nhưng không biết về độ lớn và hình dạng của chúng. Đây có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng trên thế giới”.

    Giả thuyết đầu tiên về sự tồn tại của những túi nước ngọt dưới đáy biển xuất hiện từ những năm 1970. Khi đó, các công ty khoan dầu đôi khi đã rút lên nước ngọt.

    Kích thước các lỗ khoan chỉ như những cái ghim dưới đáy biển, do đó các nhà khoa học đã tranh luận là các túi nước này là các túi nước đơn lẻ hay là một khối khổng lồ.

    Khoảng 20 năm trước, Kerry Key, hiện là giáo sư địa vật lý ở Đại học Columbia, đã giúp các công ty dầu mỏ phát triển các kỹ thuật sử dụng hình ảnh điện từ dưới đáy biển để tìm dầu. Gần đây, giáo sư Key muốn biết liệu công nghệ này có thể phát hiện các túi nước ngọt dưới đáy biển hay không.

    Năm 2015, Key và Rob L. Evans của Viện Hải dương học Woods Hole đã dành 10 ngày trên một chiếc tàu nghiên cứu để thực hiện các phép đo ngoài khơi phía nam New Jersey và đảo Martha’s Vineyard của Massachusetts, nơi một số lỗ khoan rải rác từng khoan trúng khối trầm tích giàu nước ngọt.


    Ngoài dầu mỏ, dưới đáy đại dương còn có thể có những túi nước ngọt khổng lồ – Ảnh: REUTERS

    Họ thả các máy thu xuống đáy biển để đo các trường điện từ bên dưới và mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên như gió mặt trời và sét cộng hưởng qua máy thu. Con tàu của họ cũng kéo theo một thiết bị phát ra các xung điện từ nhân tạo và ghi lại các phản hồi tương tự từ đáy biển.

    Nguyên tắc hoạt động của cả hai đều dựa trên khả năng dẫn sóng điện từ của nước mặn và nước ngọt. Nước mặn dẫn sóng điện từ tốt hơn nước ngọt, do đó họ sẽ phát hiện nước ngọt ở vị trí có dải sóng điện từ thấp.

    Các phân tích chỉ ra rằng túi nước không bị phân tán. Các nhà khoa học đã thu được dải sóng điện từ gần như liên tục, bắt đầu từ bờ biển và mở rộng ra xa đến thềm lục địa. Ở đa số các khu vực, túi nước bắt đầu ở độ sâu 182m dưới đáy đại dương và đáy của chúng ở độ sâu 365m.

    Sự nhất quán của dữ liệu từ hai địa điểm nghiên cứu cho phép các nhà nghiên cứu suy luận với mức độ tin cậy cao rằng các túi nước ngọt liên tục không chỉ có ở New Jersey và phần lớn Massachusetts, mà còn ở các bờ biển của Rhode Island, Connecticut và New York. Họ ước tính rằng khu vực này chứa ít nhất 2.792km3 nước ngọt.


    Ngoài dầu mỏ, dưới đáy đại dương còn có thể có những túi nước ngọt khổng lồ – Ảnh: REUTERS

    Nước ngọt tích tụ ra sao dưới biển?

    Các nhà nghiên cứu suy đoán về cơ chế nước ngọt được tích tụ dưới đáy biển. Theo đó, khoảng 15.000 đến 20.000 năm trước cho đến giai đoạn cuối của kỷ băng hà cuối cùng, phần lớn nước trên thế giới đã bị đóng băng trong các khối băng sâu hàng dặm.

    Ở Bắc Mỹ, nó bao gồm vùng phía bắc New Jersey, Long Island và bờ biển New England. Mực nước biển từng thấp hơn rất nhiều, đa số những gì hiện tại là thềm lục địa của Mỹ từng nổi trên bề mặt.

    Khi băng tan, trầm tích hình thành nên các đồng bằng sông lớn và nước ngọt bị mắc kẹt bên dưới trong các túi nằm rải rác. Sau đó, mực nước biển dâng lên. Cho đến nay, các túi nước “hóa thạch” là lời giải thích chung cho các túi nước ngọt dưới đáy đại dương.

    Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các phát hiện mới cho thấy các túi nước cũng đang được nuôi dưỡng bởi dòng chảy ngầm hiện nay từ đất liền.

    Theo giáo sư Key, khi nước mưa và từ các hồ chứa thấm qua các trầm tích trên bờ, nó có khả năng bị đẩy ra biển do áp lực dâng lên và hạ xuống của thủy triều. Có thể hình dung về cơ chế này qua hình ảnh một người ấn lên ấn xuống ở rìa của một miếng bọt biển đầy nước.

    Ngoài ra, phía gần bờ của túi nước thường ngọt nhất và mặn hơn khi ra xa. Điều này cho thấy nước bị hòa dần với nước biển theo thời gian.

    Nước ngọt trên cạn thường chứa dưới 1/%o muối và đây cũng là giá trị được phát hiện trong túi nước dưới đáy biển ở phía gần đất liền. Ở rìa xa đất liền của túi nước, lượng muối tăng lên 15%o (nước biển thông thường chứa 35 %o muối).

    Nếu khai thác nước từ rìa bên ngoài của túi nước, chúng ta sẽ phải khử muối để sử dụng nhưng chi phí sẽ ít hơn nhiều so với xử lý nước biển.

    Nếu có những túi nước tương tự ở những khu vực khô nạn như California, Úc, Trung Đông hoặc Sahara châu Phi, đây có tiềm năng là một nguồn tài nguyên. Nhóm của giáo sư Key hi vọng sẽ mở rộng khảo sát của họ.

    Theo Tuoitre.vn (27/6/2019)

    Hai nữ sinh viên chuyển hóa nhựa thành hợp chất có ích

    Hai nữ sinh viên đến từ Mỹ đã tìm ra phương pháp để chuyển hóa nhựa thành các hóa chất, hợp chất hữu ích, bằng cách sử dụng “vi khuẩn biến đổi gen”.

    Sau nhiều năm phát triển dự án, hai nữ sinh viên Jeanny Yao (21 tuổi) và Miranda Wang (22 tuổi), cho biết đã tìm ra cách xử lý ô nhiễm nhựa thành “các hợp chất có giá trị cho hàng dệt may”.

    Để thực hiện được điều này, Yao và Wang đã sử dụng “vi khuẩn biến đổi gen” để phân hủy các polyme nhựa hóa học và biến chúng thành hợp chất hữu cơ, sau đó trải qua quá trình chuyển đổi sinh học thành các sản phẩm có giá trị.


    Hai nhà khoa học trẻ Wang và Yao

    Hai nhà khoa học trẻ đã trình bày nghiên cứu mới thông qua tổ chức truyền thông “TED talk” và nhận được 5 giải thưởng danh giá từ Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.

    Ngoài ra, phát minh này còn giúp Jeanny Yao và Miranda Wang giành chiến thắng trong một số cuộc thi khởi sự doanh nghiệp và nhận được hơn 300.000 USD tài trợ.

    Hiện tại, hai cô gái đang lên kế hoạch chuyển đến Thung lũng Silicon để tiếp tục phát triển công nghệ tiên tiến của họ. Chia sẻ với truyền thông, Wang khẳng định: “Phát minh của chúng tôi là công nghệ đầu tiên trên thế giới có thể phá vỡ nhựa ở cấp độ công nghiệp có thể mở rộng”.


    Vi khuẩn biến đổi gen có thể chuyển hóa nhựa thành hợp chất hữu ích.

    Dự án của Jeanny và Miranda mang tên BioCellection, với mục đích tái sử dụng chất thải nhựa, phục vụ cho các mặt hàng dệt cũng như các hợp chất khác mà sau đó có thể được tái sử dụng, bằng cách sử dụng các vi khuẩn biến đổi gen để phân hủy nhựa thành dạng hóa học cơ bản nhất.

    Các vi khuẩn biến đổi gen có thể chuyển hóa nhựa thành CO2 và nước một cách hiệu quả. Đặc biệt, Yao và Wang cho biết còn muốn phát triển phương pháp phân hủy các loại nhựa khó tái chế hơn, chẳng hạn như polystyrene. Hai nhà khoa học trẻ tiết lộ, phát minh mới của họ sẽ được đưa vào thị trường trong vòng 2 năm nữa.

    Theo Giaoducthoidai.vn (28/6/2019)

    Trí tuệ nhân tạo giúp chống lại biến đổi khí hậu như thế nào?

    Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi về cách thức công nghệ này có thể giúp cải thiện những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại: biến đổi khí hậu.


    Khí thải carbon từ sản xuất và sinh hoạt góp phần khiến biến đổi khí hậu ngày càng khó lường

    Để giải đáp câu hỏi này, The Verge đã đăng tải một bài viết từ nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này cũng như đưa ra một số ví dụ về cách công nghệ học máy (machine learning) có thể giúp ngăn chặn sự hủy diệt của con người.

    Các tác giả của bài báo gồm giám đốc điều hành Demis Hassabis của DeepMind, người chiến thắng giải thưởng Turing – Yoshua Bengio, đồng sáng lập Andrew Ng của Google Brain. Họ nói rằng AI có thể “vô giá” trong việc giảm thiểu và ngăn chặn tác động xấu của biến đổi khí hậu, nhưng lưu ý rằng hành động chính trị cũng rất cần thiết.

    Nhóm tác giả được dẫn dắt bởi David Rolnick, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania cho biết rằng “một mình công nghệ thôi vẫn là chưa đủ. Các công nghệ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu đã có sẵn trong nhiều năm, nhưng phần lớn không được xã hội áp dụng ở quy mô rộng lớn. Mặc dù chúng tôi hy vọng học máy sẽ hữu ích trong việc giảm chi phí liên quan đến các hành động về giảm thiểu biến động khí hậu, nhưng nhân loại cũng phải quyết định hành động”.

    Các trường hợp sử dụng được đề xuất rất đa dạng, từ việc sử dụng AI và hình ảnh vệ tinh để theo dõi nạn phá rừng tốt hơn đến phát triển các vật liệu mới có thể thay thế thép và xi măng – hai vật liệu mà quá trình sản xuất chúng chiếm tới 9% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

    Nổi bật trong số này là sử dụng thị giác máy tính để theo dõi môi trường, sử dụng phân tích dữ liệu để tìm ra sự thiếu hiệu quả trong các ngành công nghiệp nặng nhiều khí thải, sử dụng AI để mô hình hóa các hệ thống phức tạp như khí hậu của Trái đất… để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi trong tương lai.

    Nếu không có những biện pháp kịp thời, biến đổi khí hậu sẽ để lại những hậu quả khủng khiếp cho nhân loại

    Xây dựng hệ thống điện tốt hơn

    Các hệ thống điện hiện hành “tràn ngập dữ liệu” nhưng quá ít trong đó được sử dụng để tận dụng làm thông tin. Học máy có thể trợ giúp bằng cách dự báo nhu cầu và sản xuất điện, cho phép các nhà cung cấp tích hợp tốt hơn các nguồn tài nguyên tái tạo vào lưới điện quốc gia và giảm chất thải. Phòng thí nghiệm DeepMind ở Anh của Google đã thực hiện mô hình này, sử dụng AI để dự đoán nguồn năng lượng đầu ra của các cánh đồng gió.

    Giám sát khí thải nông nghiệp và nạn phá rừng

    Khí thải nhà kính không chỉ phát ra từ động cơ và nhà máy điện mà phần lớn đến từ sự phân hủy của cây cối, đất than bùn và đời sống thực vật thu được carbon trong quá trình quang hợp hàng triệu năm. Phá rừng và nông nghiệp không bền vững dẫn đến lượng carbon này thải trở lại khí quyển. Sử dụng hình ảnh vệ tinh và AI, chúng ta có thể xác định nơi điều này đang xảy ra và bảo vệ các bể chứa carbon tự nhiên này.

    Tạo ra vật liệu mới có lượng carbon thấp

    Các tác giả của bài báo cũng lưu ý rằng 9% tất cả lượng khí thải nhà kính toàn cầu đến từ việc sản xuất bê tông và thép. Học máy có thể giúp giảm con số này bằng cách giúp phát triển các lựa chọn thay thế các vật liệu có lượng carbon thấp. AI giúp các nhà khoa học khám phá các vật liệu mới bằng cách cho phép họ mô hình hóa các tính chất và tương tác của các hợp chất hóa học chưa bao giờ được nhìn thấy.

    Dự đoán các sự kiện thời tiết cực đoan

    Nhiều tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới sẽ được thúc đẩy bởi các hệ thống cực kỳ phức tạp, như những thay đổi trong lớp mây che phủ và dải băng. Đây chính xác là các loại vấn đề mà AI rất giỏi trong việc đào sâu tìm hiểu. Mô hình hóa những thay đổi này sẽ giúp các nhà khoa học dự đoán các sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán và bão, từ đó sẽ giúp các chính phủ có thể chống lại các tác động xấu nhất của chúng.

    Làm cho giao thông hiệu quả hơn

    Ngành giao thông vận tải chiếm một phần tư lượng khí thải CO2 toàn cầu, với hai phần ba trong số này được tạo ra trên đường bộ. Cũng như hệ thống điện, học máy có thể giúp lĩnh vực này hiệu quả hơn, giảm số lượng hành trình lãng phí, tăng hiệu quả của phương tiện và chuyển hàng hóa sang các lựa chọn carbon thấp như đường sắt. AI cũng có thể giảm việc sử dụng xe hơi thông qua việc triển khai các phương tiện tự trị dùng chung, nhưng các tác giả lưu ý rằng công nghệ này vẫn chưa được chứng minh.

    Giảm năng lượng lãng phí từ các tòa nhà

    Năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà cũng chiếm một phần tư lượng phát thải CO2. Các tòa nhà có tính lâu dài và hiếm khi được trang bị thêm công nghệ mới nhưng chỉ cần thêm một vài cảm biến thông minh để theo dõi nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước cũng như việc sử dụng năng lượng sẽ có thể giảm 20% mức sử dụng năng lượng trong một tòa nhà. Các dự án quy mô lớn giám sát toàn thành phố có thể còn có tác động lớn hơn.

    Kỹ thuật chỉnh sửa khí hậu trái đất (geoengineer)

    Trường hợp sử dụng này có lẽ là cực đoan và gây suy đoán nhiều nhất trong số tất cả những cách thức được đề cập, nhưng nó là một trong những yếu tố được các nhà khoa học hy vọng. Nếu có thể tìm cách làm cho các đám mây phản chiếu nhiều hơn hoặc tạo ra các đám mây nhân tạo, chúng ta có thể phản xạ nhiều hơn nhiệt lượng của mặt trời trở lại không gian. Mặc dù vậy, đó là một vấn đề lớn, và mô hình hóa các tác dụng phụ tiềm năng của bất kỳ kế hoạch nào cũng vô cùng quan trọng. AI có thể giúp sức nhưng các tác giả lưu ý rằng vẫn sẽ có những “thách thức quản trị” quan trọng ở phía trước.

    Cung cấp cho các cá nhân công cụ để giảm lượng khí thải carbon của họ

    Theo các tác giả, có một quan niệm sai lầm và phổ biến rằng một cá nhân không thể có hành động ý nghĩa đối với sự thay đổi khí hậu. Nhưng mọi người cần biết làm cách nào họ có thể giúp sức trong việc giảm lượng carbon tiêu thụ. Học máy có thể giúp sức bằng cách tính toán lượng carbon cá nhân và đánh dấu những thay đổi nhỏ mà họ có thể thực hiện để giảm bớt – như sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn; giảm sử dụng điện trong nhà… Thêm các hành động riêng lẻ có thể tạo ra một hiệu ứng tích lũy lớn.

    Theo Thanhnien.vn (6/27/2019)

    Độ cao của đỉnh Fansipan tăng thêm hơn 4 mét

    Đơn vị đo đạc đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và đề nghị hiệu chỉnh sách giáo khoa, các tài liệu theo số liệu mới.

    Ngày 26/6, ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, đơn vị này đang hoàn tất thủ tục để công bố kết quả đo độ cao của đỉnh Fansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Vị trí cao nhất của đỉnh Fansipan đạt 3.147,3 m, cao hơn 4,3 m so với kết quả do người Pháp đo đạc vào năm 1909.

    Cục đã sử dụng công nghệ GNSS, kết hợp đo liên kết với các điểm quốc tế ở Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc; ở Việt Nam kết hợp với điểm đo Mường Tè (Điện Biên). Việc đo đạc được thực hiện liên tục 24 tiếng, dữ liệu chuyển về sẽ được xử lý, tổng hợp bằng công nghệ hiện đại để cho ra kết quả.

    Đỉnh Fansipan ở huyện Sa Pa, Lào Cai.

    “Đây là phương pháp đo hiện đại, có độ chính xác cao nhất hiện nay. Việc xác định lại độ cao của Fansipan nhằm bảo tồn vị trí, cột mốc. Chúng tôi đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và đề nghị hiệu chỉnh sách giáo khoa, các tài liệu theo số liệu mới”, ông Hiếu nói.

    Lãnh đạo Cục Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, cách đây 110 năm, người Pháp đo độ cao đỉnh Fansipan bằng phương pháp Barometer, dùng vi áp kế đặt ở đỉnh núi và chân núi để đo chênh lệch áp suất. Từ giá trị chênh lệch áp suất, họ lập mô hình toán học để tính toán chiều cao.

    Theo ông Hiếu, hai nguyên nhân có thể dẫn đến chiều cao của đỉnh Fansipan thay đổi là thời điểm cách đây 110 năm công nghệ đo còn hạn chế nên có sai số so với phương pháp đo hiện đại. Ngoài ra, dãy Hoàng Liên Sơn là phần nối tiếp của dãy Himalaya, mỗi năm dãy này cao thêm 23 cm nên có thể đỉnh Fansipan cao lên.

    Thời gian tới, Cục sẽ quan trắc liên tục để xác định nguyên nhân cụ thể của việc chênh lệch số liệu chiều cao đỉnh Fansipan.

    Fansipan là ngọn núi cao nhất Đông Dương, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km.

    Theo Gia Chính – Tất Định/tinmoitruong.vn

    Biến đổi khí hậu và tương lai của nhân loại

    Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu không xa đối với nền văn minh nhân loại. Đã có dự báo rằng, tương lai của nhân loại sẽ bị sụp đổ vào năm 2050 nếu như các hành động nhằm giảm thiểu tác hại nghiêm trọng của biến đổi khí hậu không phát huy hiệu quả trong thập kỷ tới.


    Hạn hán tàn phá mùa màng (Ảnh: Usa Today)

    Cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu hiện nay lớn và phức tạp hơn bất cứ mối đe dọa nào mà con người đã từng phải đối phó trước đây. Trong năm 2018, bằng việc sử dụng mô hình khí hậu, Hội đồng Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C có thể tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người.

    Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kịch bản đầy “nghiệt ngã” bắt đầu từ việc chính phủ nhiều quốc gia “phớt lờ” lời khuyên từ các nhà khoa học và ý chí của người dân về việc khử cacbon cho các nền kinh tế bằng cách tìm các nguồn năng lượng thay thế, dẫn đến việc nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên 3 độ C vào năm 2050. Tại thời điểm đó, các tảng băng trên toàn thế giới sẽ tan biến, hạn hán trên diện rộng sẽ giết chết nhiều loại cây trong rừng nhiệt đới Amazon – nơi vốn được coi là một điểm khử cacbon lớn nhất thế giới.

    Giả thuyết của các nhà khoa học đưa ra là 35% diện tích đất trên toàn cầu và 55% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, vượt ngưỡng chịu đựng của con người trong hơn 20 ngày/năm. Bên cạnh đó, hạn hán, lũ lụt và cháy rừng thường xuyên sẽ tàn phá đất đai, gần 1/3 diện tích đất liền trên thế giới sẽ biến thành sa mạc.

    Toàn bộ hệ sinh thái có thể bị hủy hoại bắt đầu từ các rạn san hô đến rừng nhiệt đới và các dải băng ở Bắc cực. Các vùng nhiệt đời trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các thái cực khí hậu mới, điều này ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của khu vực, hơn 1 tỷ người dân sẽ thiếu đói, trở thành dân tị nạn. Vấn đề tị nạn sẽ làm căng thẳng kết cấu của các quốc gia lớn trên thế giới bao gồm cả Hoa Kỳ, xung đột vũ trang về tài nguyên có thể lên đến đỉnh điểm.


    Cần kiểm soát lượng khí thải cacbon trên toàn cầu (Ảnh: Hbr)

    Theo nghiên cứu, phần lớn khí thải cacbon từ việc đốt một tấn than hoặc dầu hiện nay sẽ được các đại dương và thảm thực vật trên thế giới hấp thụ trong vài thế kỷ, tuy nhiên 25% lượng khí thải còn lại vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến khí hậu trong vòng 1.000 năm và 10% vẫn còn có tác động đến khí hậu trong khoảng 100.000 năm sau đó. Vậy, phải mất hàng ngàn và hàng ngàn năm nữa để xử lý lượng khí thải cacbon trong chu kỳ tự nhiên. Các nhà khoa học còn dự báo rằng, lượng cacbon mà chúng ta đang thải vào khí quyển hiện nay sẽ đóng vai trò là một nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao 2-5m vào năm 2300.


    Cháy rừng nghiêm trọng xảy ra khắp nơi (Ảnh: Washington Post)

    Nhưng đó chưa phải là tất cả. Các nhà khoa học còn cho rằng, ngay cả khi chúng ta đạt đến xã hội không phát thải trong hàng ngàn năm nữa thì nhiệt độ vẫn tăng cao, khả năng hạ nhiệt chỉ bằng 1/10 độ của mức nhiệt cực đại. Sau giai đoạn nhiệt độ trái đất tăng cao thì biến đổi khí hậu sẽ bắt đầu chậm lại và hành tinh sẽ đi vào quỹ đạo làm mát.

    Nhưng rất lâu trước khi điều này xảy ra, loài người sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến cam go chống lại nước biển dâng cao trong hàng trăm năm tới. Hiện tượng mực nước biển dâng do sự giãn nở nhiệt và băng tan ở Greenland và Nam cực là minh họa rõ ràng cho tác động của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng sẽ tàn phá các thành phố, thị trấn, khu vực nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt trong tương lai gần ở các khu vực ven biển.

    Tình trạng hỗn loạn địa chất này dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngàn năm tới. Các quyết định mà chúng ta đang đưa ra trong hiện tại sẽ có ảnh hưởng đến tương lai. Bởi vậy, chúng ta cần mở rộng quy mô về thời gian để đánh giá toàn bộ ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu đến tương lai gần và xa hơn. Một khi những tác động của con người khiến nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C thì sẽ rất khó để thay đổi được những ảnh hưởng xấu sẽ xảy ra.


    Hiện tượng băng tan ở Greenland và Nam cực (Ảnh: National Geographic)

    Nếu chúng ta không thể kiểm soát được nhiệt độ trái đất thì tất cả các dạng thức sống trên hành tinh sẽ gặp áp lực phải thích nghi trong hàng ngàn năm tới. Sự hủy diệt sinh thái do biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng nhiệt, sự biến mất của các núi tuyết, sông băng và gần một nửa Bắc cực rộng lớn sẽ gây ra những mất mát vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người và các loại động, thực vật.

    Hành tinh này không thuộc về một cá nhân, một quốc gia cụ thể, không thuộc về một thế hệ duy nhất, thay vào đó, nó thuộc về tất cả các sinh vật sống trong hiện tại và tương lai. Tất cả nhân loại kết nối với nhau theo chiều ngang, do đó, tất cả các dạng thức sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai bị ràng buộc theo chiều dọc. Các thể chế chính trị, kinh tế của nền văn minh nhân loại đã quá chú tâm vào việc tận hưởng những gì có trong hiện tại mà chưa thể tính đến những hậu quả do những hành động của mình trong tương lai.

    Điều này có thể quan sát được dễ dàng từ hành vi tài chính của con người, khi mà các cá nhân, tổ chức, chính phủ vay mượn từ tương lai để cải thiện hiện tại. Theo cách tương tự, chúng ta cũng đang vay mượn các yếu tố sinh thái từ tương lai, đó không chỉ là những tài nguyên thiên nhiên mà cả về mặt địa chất.

    Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi việc điều chỉnh những giá trị đạo đức, những quyết định và hành động của con người ở hiện tại. Chắc chắn, con cháu chúng ta trong hàng trăm, hàng ngàn năm tới đều có quyền và mong muốn được hưởng một bầu khí hậu trong lành, ổn định.

    Có đề xuất rằng, để giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần ít tập trung vào tăng trưởng kinh tế. GDP vốn được coi là thước đo của sự tiến bộ của một quốc gia. Để đạt được sự tăng trưởng đòi hỏi các quốc gia phải tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, những sản phẩm này cần nhiều nguyên liệu và năng lượng hơn để sản xuất. Do đó, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững sẽ góp phần thúc đẩy việc lãng phí các nguồn lực khan hiếm.

    Một giải pháp được đưa ra là ngoài tăng trưởng GDP thì những chỉ số khác như Chỉ số phát triển con người (HDI) và Chỉ số phát triển thực sự (GPI) có thể thay thế để đánh giá sự phát triển của các quốc gia. Bên cạnh đó, cần kết hợp lợi ích tài chính với lợi ích phi thị trường như sức khỏe của con người và giảm suy thoái môi trường. Thêm vào đó, để đạt được những thay đổi nhanh chóng và công bằng trong hành vi của người tiêu dùng, cần phải tăng thuế suất đối với các sản phẩm gây hại cho môi trường.


    Thế giới cùng hành động nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu (Ảnh: Tico Times)

    Chúng ta cũng cần đảm bảo rằng, các giải pháp thay thế tốt cho môi trường luôn phổ biến và được sử dụng rộng rãi, ví dụ như các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp cho thuê… với mục đích giúp cho cuộc sống của con người trở nên lành mạnh hơn.

    Để giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng ở mức 1,5 độ C so thời kỳ tiền công nghiệp, lượng khí thải cacbon toàn cầu vào năm 2030 cần giảm là 45% so mức của năm 2010, và xuống mức không phát thải vào khoảng năm 2050. Đạt được mục tiêu này, đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi rộng rãi trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông và đô thị. Một số phương pháp để hạn chế thải khí cacbon ra bầu khí quyển đã được đưa ra, trong đó có việc thúc đẩy các quy trình tự nhiên và phát triển công nghệ lưu trữ, sử dụng năng lượng từ nước, gió, thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

    Chính phủ các nước cũng cần tích hợp khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tất cả các chiến lược phát triển; cân bằng tăng trưởng kinh tế với quản lý môi trường thông minh; phổ biến và nâng cao sự hiểu biết của các cộng đồng dân cư về khí hậu…

    Theo Tapchimattran/moitruong (26/6/2019)

    Phương pháp mới giúp giảm chi phí khử mặn nước biển

    0

    Theo thông tin từ Trường Cao đẳng học thuật Kinneret tại Israel, các nhà nghiên cứu nước này đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý hiện tượng bốc mùi sinh học gây tổn hại đến quá trình khử mặn nước biển.

    Tiến triển này sẽ giúp giảm chi phí của quá trình khử mặn, qua đó giúp hạ giá thành nước ngọt thông qua khử mặn nước biển với con số tiết kiệm được lên đến hàng triệu USD.

    Công nghệ khử mặn đóng vai trò quan trọng đối với Israel, giúp giải quyết vấn đề hạn hán và gia tăng nguồn cung nước ngọt cho lĩnh vực nông nghiệp, cũng như sinh hoạt gia đình. Cho đến nay, quá trình khử mặn nước biển có chi phí rất đắt và đòi hỏi sử dụng năng lượng ở mức cao, các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong công nghệ tạo màng nhầy để lọc muối.

    Một trong các vấn đề khó khăn nhất của quá trình khử mặn là hiện tượng bốc mùi sinh học, trong đó các vi khuẩn xâm nhập vào màng nhầy lọc mặn, phát triển và phá hỏng các màng nhầy.

    Một trong các vấn đề khó khăn nhất của quá trình khử mặn là hiện tượng bốc mùi sinh học.

    Các phương pháp xử lý gần đây bao gồm sử dụng hóa chất, đặc biệt là các axit để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng cũng tác động đến màng nhầy. Tuy nhiên, phương pháp mới của Israel dựa trên các phân tử hữu cơ có khả năng bám trên bề mặt màng nhầy, cho phép các màng lọc ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

    Sự kết hợp của màng polyaniline đã giúp giảm đáng kể sự phát triển của mùi hôi sinh học mà không gây phá hủy tới các thiết bị lọc có chưa màng nhầy. Ran Suckeveriene – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, phát triển mới thậm chí có thể gia tăng gấp đôi tuổi thọ của các màng nhầy trong các nhà máy khử mặn và vì vậy tiết kiệm hàng triệu USD.

    Theo Hồng Nhự/tapchimoitruong.vn

    Những cơn bão mạnh trên Biển Đông sẽ đến thế nào trong năm 2019?

    Mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông đến muộn hơn nhưng cần đề phòng khả năng xuất hiện những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với trung bình nhiều năm.

    Cụ thể, khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ có khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực biển Đông; trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

    Từ tháng 7 đến tháng 8, có khả năng xuất hiện một số nhiễu động và hoàn lưu xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông và ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc; sau đó, bão và ATNĐ có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực Trung Bộ.

    Số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông dự báo thấp hơn so với trung bình nhiều năm nhưng cần đề phòng khả năng xuất hiện của những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp.

    Nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình từ tháng 7-10/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C. Riêng khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tháng 11-12/2019 ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-1,5 độ C.

    Từ ngày 16/6 đến tháng 8/2019 còn xảy ra nắng nóng và có khả năng tập trung nhiều hơn vào nửa cuối tháng 6-7/2019 tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ; trong đó khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng xảy ra nắng nóng gay gắt.

    Ngoài ra, theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO cho thấy: Nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 tiếp tục cao hơn so với trung bình nhiều năm và đang có xu hướng giảm dần.

    Theo đó, hiện tượng ENSO được dự báo sẽ duy trì trạng thái El Nino yếu từ nay đến khoảng tháng 8-9 năm 2019 với xác suất khoảng 65%. Sau đó, nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 có xu hướng giảm thêm và ENSO có khả năng trở về trạng thái trung tính vào những tháng đầu năm 2020. Như vậy, có thể nhận định El Nino năm 2018-2019 có cường độ yếu và không kéo dài.

    Theo VTC News (16/6/2019)

    Hỗ trợ phụ nữ 700 triệu đồng phát triển nền kinh tế xanh

    Trong năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông qua Dự án “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” và Hội LHPNVN đã tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” nhằm hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo phát triển và chuyển giao các sáng kiến công nghệ xanh, sạch.

    Với mục đích tôn vinh tinh thần sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh của nữ doanh nhân Việt Nam và thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế xanh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức Diễn đàn Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh, tại Hà Nội chiều 24/6. Tại Diễn đàn, nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển nền kinh tế xanh đã được giới thiệu.

    Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

    Phụ nữ tham gia triển lãm “Khát vọng khởi nghiệp xanh”

    Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, một trong những chiến lược hàng đầu hiện nay là phát triển nền kinh tế xanh ít phát thải carbon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả năng lượng, tạo ra việc làm và đảm bảo công bằng xã hội. “Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần huy động sự tham gia của toàn xã hội, trong đó các nữ doanh nhân, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có vai trò và cơ hội tham gia bình đẳng vào cộng đằng doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra các tác động tích cực đến môi trường, kinh tế và xã hội tại Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.

    Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết thêm, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, trong những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ đã thực hiện nhiều sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, trong đó có Dự án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2017-2025 nhằm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, chú trọng đến nữ làm chủ doanh nghiệp. Những hoạt động này đã góp phần nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh.

    Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thông qua Dự án “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi Chứng minh ý tưởng năm 2019 hướng trọng tâm vào “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” nhằm hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo phát triển và chuyển giao các sáng kiến công nghệ xanh, sạch ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Bà Elisa Fernandez, trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam cũng cho biết, thông qua hợp tác với Hội LHPN Việt Nam, sắp tới, UN Women sẽ tài trợ 700 triệu đồng cho 3 doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo, áp dụng những sáng kiến xanh, mang lại lới ích kinh tế và xã hội cho phụ nữ nghèo và dân tộc thiểu số.

    Diễn đàn “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” sẽ tạo ra sự liên kết giữa các nhà hoạch định chính sách với đội ngũ doanh nhân, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sạch. Đây còn là cơ hội để các nhà tài trợ trong và ngoài nước chia sẻ, học hỏi, đối thoại, vận động chính sách, hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường vai trò của các doanh nhân nữ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế xanh cũng như mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

    Các đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp cũng đã tập trung thảo luận thực trạng của nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu; cơ hội và thách thức đối với sự tham gia và hưởng lợi của phụ nữ trong nền kinh tế xanh; những rào cản từ định kiến xã hội và môi trường chính sách đến sự nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nói chung và doanh nhân nữ ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời, các đại biểu đã phân tích tình hình hiện tại, đưa ra bài học và giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh “xanh”.

    Theo Thu Cúc/baochinhphu.vn (24/6/2019)

    Nông dân chế tạo thành công máy xử lý rác thải đa năng

    Anh nông dân Ngô Thái Nguyên ở thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã mày mò, chế tạo thành công máy xử lý rác thải và đã được Hội Nông dân Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận giải Nhất cho sản phẩm của mình.

    Vào những ngày đầu tháng 6, dưới cái nắng như đổ lửa, có những lúc lên đến 42 độ C, vượt hơn 50 km, chúng tôi về vùng biển Hải Bình, nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện Tĩnh Gia và cũng là nơi có mật độ dân cư, tàu thuyền đông đúc của của tỉnh Thanh Hóa và cũng là nơi có lượng rác thải sinh hoạt, rác thải của tàu thuyền, rác thải từ việc chế biến thủy hải sản thải ra biển nhiều nhất.

    Ông Ngô Thái Nguyên chế tạo thành công máy xử lý rác thải.

    Khi hỏi về ông Ngô Thái Hưng, người chế tạo máy xử lý rác, thì từ gìa đến trẻ ai cũng biết. Trong căn nhà đơn sơ, gió biển thổi vào mát lộng, xung quanh chất đầy các dụng cụ cơ khí. Ông tự nói về mình là người cầm tinh con ngựa (1966) nên ông rất muốn mày mò, chế tạo ra nhiều công cụ độc và lạ, ông có nhiều ý tưởng. Bởi ông từng làm nghề sửa chữa tàu thuyền, rồi nghề điện tử, trang trí nội thất, đến trồng cây cảnh…

    Khi được hỏi: Cơ duyên gì khiến ông gắn bó với nghề cơ khí?. Trầm ngâm một lúc ông nói: Trong bối cảnh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay tại các địa phương còn diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều nơi đã tiến hành quy hoạch bãi chôn lấp rác thải, đây là hình thức xử lý với nhiều nhược điểm như tốn diện tích đất, phát sinh mùi hôi thối, phát sinh dịch bệnh gây tác động xấu tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng. mà vùng biển quê tôi nhiều rác thải lắm. Mọi thứ rác thải đề “tống” ra biển, nhiều lúc nhìn biển mà thấy xót xa.

    Mặt trước của công nghệ lò đốt rác

    Xuất phát từ vấn đề trên, người nông dân Ngô Thái Nguyên đã chế tạo thành công máy xử lý rác thải phù hợp với điều kiện ở nông thôn, nhằm góp phần không nhỏ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó, để có các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại từ các rác thải nhựa, túi nilông sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

    Ông Nguyên chia sẻ: Tôi bắt đầu với công việc nghiên cứu chế tạo máy xử lý rác thải từ năm 2008, khi bắt tay vào nghiên cứu trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ đến máy xử lý rác, làm sao để phân loại được các loại rác thải, xử lý được rác để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm như hiện nay. Sau hai năm nghiên cứu tôi đã thiết kế, chế tạo thành công máy xử lý rác thải đầu tiên vào năm 2010 với công suất 7,5kw, máy thứ hai tôi chế tạo trong thời gian 6 tháng có công suất là 30kw và các máy tiếp theo tôi chế tạo chỉ trong vòng 3 tháng là xong được đưa vào vận hành.

    Dây truyền công nghệ xử lý rác thải đa năng

    Đến nay, tôi đã chế tạo thành công 12 máy xử lý rác thải, có công suất là 150 tấn rác/ngày, hoạt động 24/24h. Giá trị của mỗi dây truyền máy xử lý rác thải đa năng là 1 tỷ 200 triệu, mỗi máy chỉ cần 5 công nhân vận hành. Tôi chế tạo máy và lắp đặt ở nhiều tỉnh trong cả nước như: Bình Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lâm Đồng…

    Dây truyền công nghệ xử lý rác thải MBL đa năng (thế hệ I) có công suất xử lý 150 tấn rác/ngày. Được cải tiến từ hai dây chuyền trước và đúc kết từ các dây chuyền công nghệ thực tế, có nhiều tính năng vượt trội hơn, không phải phân loại đầu nguồn, quy trình xử lý khép kín, giảm rất nhiều về số lượng nhân công, an toàn và sạch sẽ hơn.

    Quy trình xử lý: Hệ thống phun chế phẩm khử mùi (hai lần trước và sau) – Hệ thống đẩy rác và nạp rác (điều khiển tự động bằng tay) – Máy xử lý và tách lọc – Hệ thống lồng tuyển – Hầm sấy mùn – Thiết bị tải đẩy rác vào lò đốt – Hệ thống lò đốt – Cấp nhiệt cho hầm sấy và lồng tuyển – Hệ thống xử lý khói và khí – Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh – sản xuất gạch block.

    Ông Ngô Thái Nguyên đạt giải nhất giải thưởng sáng tạo Nhà nông 2013

    Nguyên lý hoạt động máy xử lý rác: Rác được xe chuyên chở về nhà máy được đi theo đường dẫn vào hầm xử lý khử trùng khép kín và tiếp theo rác được hệ thống tải và nạp rác vào máy quật. Từ máy quật rác có kích thước to được dẫn về máy xử lý, hệ thống dao trục có vòng tốc lớn được thiết kế theo nguyên lý quay ly tâm cho rác có kích thước nhỏ hơn và được tách ra được ba loại sản phẩm: mùn hữu cơ, nilon tái chế, tổng hợp còn lại.

    Mùn hữu cơ được thu từ lồng tuyển vào hầm sấy, hầm sấy này có chu kỳ 20 – 30 phút thì sẽ được mở một lần để cho mùn gần khô rơi xuống đáy hầm sấy trong hầm có nhiệt độ dưới 200°C và được lưu lại một thời gian nữa trước khi được tải ra ngoài. Mùn hữu cơ dùng để chế biến phân hữu cơ sinh học hay sản phẩm khác.

    Năm 2013, ông Ngô Thái Nguyên được mời tham dự Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ V do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đã đạt giải nhất giải thưởng sáng tạo Nhà nông 2013 về giải pháp sáng tạo công nghệ HUD và máy xử lý rác thải ở địa phương và được Ban chấp hành trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp Giấy chứng nhận và tặng bằng khen. Năm 2014, ông được cấp Giấy chứng nhận đã tham gia chương trình “Sáng tạo Việt” năm 2014 phát sóng trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam với chủ đề: Giải pháp công nghệ mới trong việc xử lý rác thải tại các khu vực nông thôn.

    Cái nắng gay ngắt như chảo lửa ở “khúc ruột miền Trung” như có phần dịu lại bởi những cơn gió biển thổi vào mát lộng. Lang thang trên đê biển Hải Bình, những con tàu đánh bắt gần bờ của ngư dân đang đánh những mẻ lưới cuối cùng để vào bờ kịp cho phiên giao dịch cá cuối ngày. Tôi thầm ước mong trên mảnh đất hình chữ S với hàng ngàn Km bờ biển có nhiều nông dân như ông Ngô Thái Nguyên, người chế tạo thành công máy xử lý rác thải. Góp phần làm sạch môi trường nông thôn, làm sạch rác thải biển, nhất là rác thải nhựa.

    Theo Baotainguyenmoitruong.vn (24/6/2019)