19 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngWHO chỉ ra cách phòng chống và sử dụng thuốc đối với...

    WHO chỉ ra cách phòng chống và sử dụng thuốc đối với bệnh đậu mùa khỉ

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, không chỉ riêng tại Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đã phát hiện nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và lây lan trong cộng đồng. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ bùng phát mạnh căn bệnh này trên toàn thế giới.

    Mới đây, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC). Việc tuyên bố PHEIC là mức cảnh báo cao nhất về sức khỏe cộng đồng toàn cầu theo Điều lệ Y tế Quốc tế, và có thể tăng cường sự phối hợp, hợp tác và đoàn kết toàn cầu. Kể từ khi đợt bùng phát bắt đầu lan rộng vào đầu tháng 5 năm 2022, WHO đã nghiêm túc xem xét tình huống bất thường này, nhanh chóng ban hành hướng dẫn y tế công cộng và lâm sàng, tích cực cung cấp thông tin cập nhật đến cộng đồng và triệu tập hàng trăm nhà khoa học và nhà nghiên cứu để đẩy nhanh nghiên cứu về bệnh đậu mùa khỉ và tiềm năng để xây dựng và phát triển các công cụ chẩn đoán, vaccine và phương pháp điều trị mới.

    Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ

    Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do virus gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

    Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ

    Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.

    Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn. Những tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới. Người có các triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh đậu khỉ mùa cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.


    Hiện nay, đã có một vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ mới được phê duyệt gần đây. Ảnh minh họa

    Cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ

    Người mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế. Các triệu chứng thường tự mất mà không cần điều trị. Nếu cần, có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt để làm giảm các triệu chứng. Lưu ý, với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần giữ cho cơ thể đủ nước, ăn tốt và ngủ đủ giấc. Người tự cách li cần chăm sóc sức khỏe tâm chí cho bản thân bằng cách làm những điều mình thấy thoải mái và vui thích, luôn duy trì liên lạc với người thân qua công nghệ, cần tập thể dục nếu cảm thấy đủ khỏe trong lúc cách li, và đề nghị được hỗ trợ sức khỏe tâm thần nếu cần.

    Người mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tránh gãi và chú ý rửa tay trước khi trước và sau khi chạm vào các nốt ban và vị trí tổn thương, và giữ cho da khô và không che kín (trừ khi không thể tránh người ở cùng phòng – trong trường hợp buộc phải ở cùng phòng với người khác, cần che các nốt ban bằng quần áo hoặc băng gạc cho tới khi cách li lại). Có thể làm sạch các nốt ban bằng nước vô trùng hoặc sát khuẩn. Có thể xúc miệng bằng nước muối để vệ sinh các tổn thương trong miệng, và có thể tắm bằng nước ấm chứa natri bicabonat (thuốc muối) và muối Epsom để giúp làm dịu các tổn thương trên cơ thể. Có thể dùng Lidocaine (thuốc gây tê tại chỗ) bôi vào miệng và các tổn thương xung quanh để giảm đau.

    Nhiều năm nghiên cứu về các phương pháp điều trị bệnh đậu mùa đã dẫn tới sự phát triển các sản phẩm có thể hiệu quả trong điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Một loại thuốc kháng vi rút đã được phát triển để điều trị bệnh đậu mùa (tecovirimat) đã được Cơ quan Quản lý Thuốc châu Âu phê duyệt hồi tháng 1 năm 2022 để điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Kinh nghiệm về các loại thuốc điều trị này trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ bùng phát vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc này thường đi kèm với việc thu thập thông tin nhằm giúp nâng cao kiến thức về cách sử dụng các loại thuốc này một cách tốt nhất trong tương lai.

    Hiện nay, đã có một vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ mới được phê duyệt gần đây. Một số nước khuyến cáo tiêm phòng cho những người có nguy cơ. Nhiều năm nghiên cứu đã giúp phát triển các vaccine mới hơn và an toàn hơn nhằm phòng ngừa căn bệnh vốn đã được thanh toán đó là bệnh đậu mùa, và vaccine này cũng có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Một trong những loại vaccine này đã được phê duyệt để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Chỉ nên cân nhắc tiêm phòng vaccine cho những đối tượng có nguy cơ (ví dụ người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bệnh đậu mùa khỉ). Ở thời điểm hiện tại, không khuyến cáo tiêm phòng diện rộng cho mọi đối tượng.

    Mặc dù vaccine đậu mùa cho thấy có tác dụng bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ trước đây nhưng số liệu hiện tại về hiệu quả bảo vệ của các vaccine đậu mùa phổ biến/đậu mùa khỉ mới hơn trong việc phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong thực hành lâm sàng và trong cộng đồng còn rất hạn chế. Nghiên cứu việc sử dụng vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho dù được sử dụng ở đâu sẽ cho phép có thông tin bổ sung nhanh về hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine này trong các bối cảnh khác nhau.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/who-chi-ra-cach-phong-chong-va-su-dung-thuoc-doi-voi-benh-dau-mua-khi-d214456.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img