16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnTrái đất nóng lên từ khi nào?

    Trái đất nóng lên từ khi nào?

    Date:

    Related stories

    Các nhà khoa học tin rằng trái đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một lượng dân số khổng lồ.

    Vì sao Trái đất lại nóng lên?

    Quá trình công nghiệp hóa: Quá trình công nghiệp hóa mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn nhưng kéo theo đó nó cũng tác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất – đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu.

    Các hiệu ứng nhà kính: Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

    Rừng bị tàn phá: Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất cũng càng ngày càng nóng. Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

    9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục

    Trong giai đoạn 1880 – 2013, chỉ trong vòng 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất hiện 9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục – theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

    Số liệu của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52oC, cao hơn 0,62oC so với mức nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8oC so với năm 1880.

    Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy khí gây hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất.

    Còn theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng học Thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốcTổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhận định, dù không bị tác động nhiều bởi hiện tượng El Nino, song 2017 vẫn là năm nóng nhất. Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại Bắc Cực tăng bất thường trong năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ hứng chịu mùa Đông lạnh giá hơn.

    Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070.

    Xuất hiện nhiều thảm họa

    Tần suất xuất hiện những hiện tượng thời tiết, thảm họa thiên nhiên sẽ diễn ra với cường độ mạnh như siêu bão, lũ lụt lớn,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của những người nghèo.

    Nhiệt độ Trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Lưu lượng nước chỉ là hữu hạn nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển.

    Nạn hạn hán hoành hành ở nhiều nơi và ngày càng tồi tệ hơn. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước.

    Không chỉ hạn hán, Trái đất nóng lên còn kéo theo các hiện tượng thời tiết dị thường như siêu bão, bão tuyết, lũ lụt, thiên tai…

    3 giải pháp vàng

    “Bóng ma” của biến đổi khí hậu được nêu lên để phản ánh những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và sự tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật.

    Để ứng phó và ngăn chặn những mối đe dọa nghiêm trọng, GS Ramanathan về khoa học khí hậu tại Đại học California (Mỹ) và cộng sự là Yangyang Xu đã để ra 3 giải pháp chiến lược.

    Ba giải pháp “vàng” để ngăn chặn thảm họa khôn lường này bao gồm: Giảm việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; kiểm soát phát thải các chất gây ô nhiễm khí hậu, khí methane và HFCs; cô lập và tách biệt CO2 khỏi không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img