WiFi là yếu tố quan trọng giúp duy trì kết nối internet. Tuy nhiên, WiFi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những món đồ thường thấy trong gia đình làm cho kết nối trở nên chậm và không ổn định.

WiFi yếu, chập chờn làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như trải nghiệm của người dùng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc WiFi bị chậm, như đặt xa vị trí sử dụng, bị ngăn cách bởi nhiều tấm chắn hay bị nhiễu do các vật dụng quen thuộc có sử dụng chung bước sóng trong gia đình. Dưới đây là một vài vật dụng có thể làm ảnh hưởng đến độ ổn định của WiFi gia đình.

Gương

Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng gương là tấm chắn, khiến đường truyền internet bị rối loạn. Khi nó ở gần bộ định tuyến, nó có thể làm cho cường độ tín hiệu chậm hơn và không ổn định.

Bề mặt kim loại và đồ nội thất

Kim loại là chất dẫn điện, có nghĩa là nó hấp thụ điện. Vì WiFi là giải phóng sóng điện từ, bất kỳ bề mặt hoặc vật thể kim loại nào trong nhà cũng sẽ là tác nhân gây ngăn sóng lan truyền.


Để gần các đồ vật kim loại có thể làm ảnh hưởng tới sóng WiFi

Nếu bạn muốn kết nối internet của mình không gặp sự cố, bạn cần đặt bộ phát WiFi cách xa các khu vực có nhiều kim loại. Ví dụ một số bề mặt kim loại như: tủ sắt, tủ nhôm đựng quần áo, bàn kim loại,…

Tủ lạnh và máy giặt

Các thiết bị điện có đường ống lưu thông nước sẽ khiến tín hiệu WiFi bị ảnh hưởng. Nước có thể làm giảm một phần năng lượng điện từ khiến ảnh hưởng đến kết nối của mạng WiFi. Nếu bạn không muốn WiFi mình bị chậm thì đừng đặt tủ lạnh và máy giặt ở gần bộ phát sóng.

Tường gạch và đá

Một số loại tường ngăn tín hiệu WiFi của bạn như: Đá hoa cương, đá cẩm thạch, xi măng, bê tông, thạch cao và gạch. Điều này giải thích tại sao ở những ngôi nhà 2 tầng, mọi người thường gặp phải tình trạng kết nối Internet rất yếu ở một trong các tầng.


WiFi không nên để ở góc tường.

Ngoài ra việc đặt quá gần hoặc đặt ở góc tường, các cột bê tông cốt thép có thể làm cản sóng wifi, hạn chế tầm phủ rộng tín hiệu từ router phát ra. Do đó các bạn không nên đặt router ở vị trí góc tường hoặc quá gần. Hãy đặt nó ở 1 nơi thông thoáng để tín hiệu được truyền đi tự do.

Màn hình cong

Các màn hình này tạo ra nhiễu 2,4 GHz, cùng tần số như WiFi. Khi 2 hoặc nhiều thiết bị truyền cùng một tần số, chúng sẽ sử dụng không khí để gửi dữ liệu thay vì truyền sóng, giống như trong trường hợp kết nối không dây. Do đó hãy tránh đặt chúng quá gần bộ định tuyến

Đèn trang trí

Đèn trang trí giúp phòng của bạn trở nên rực rỡ và nhiều ánh sáng nhưng thiết bị này cũng khiến WiFi trong nhà bị yếu. Để điều khiển được đèn trang trí thì cần có thiết bị điều khiển và thiết bị này cùng tần số với WiFi.


WiFi bị giảm tín hiệu do đèn trang trí.

Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết nối WiFi. Theo các chuyên gia, loại đèn này có thể làm giảm đến 25% hiệu suất của đường truyền.

Điện thoại cố định và camera

Điện thoại cố định và camera đều sử dụng con chíp và phát ra sóng điện từ, loại sóng này thì trùng với sóng của WiFi. Bộ định tuyến gửi tín hiệu đến thiết bị kết nối Internet, nhưng nó sẽ bị ảnh hưởng sự trùng nhau. Việc để xa điện thoại cố định, camera sẽ giúp bộ phát sóng WiFi nhà bạn kết nối tốt hơn đó.

Lò vi sóng

Lò vi sóng là một trong những thiết bị sử dụng tần số 2,4 GHZ, dùng chung tần số với bộ phát WiFi. Vậy nên, lò vi sóng có thể làm WiFi tạm ngưng hoạt động.

Flycam (Drone)

Drone cũng hoạt động ở tần số 2,4 GHz, nhưng không phải tất cả các kiểu máy bay đều tạo ra nhiễu đó. Do đó, nếu bạn cảm thấy WiFi nhà mình bị ảnh hưởng hãy thử đặt cách xa chúng ra nhé.

Ngoài ra có một số cách để cải thiện tốc độ WiFi, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để là thay đổi vị trí đặt router. Ví dụ nếu bạn ở trong một ngôi nhà hai tầng, hãy đặt router phía trên tường (hoặc trần) của tầng một. Vị trí đặt router cũng nên thoáng đãng, không đặt thiết bị gần các vật dụng bằng kim loại, sau tủ sắt…

Một cách khác đơn giản hơn là sử dụng các thiết bị tăng sóng (repeater) hoặc tạo thêm điểm truy cập (access point). Hiện tại trên mạng có rất nhiều thiết bị tăng sóng giá rẻ, lắp đặt đơn giản, chỉ cần cắm thiết bị vào ổ điện (ở những khu vực tín hiệu WiFi kém), sau đó kết nối với mạng WiFi trong nhà là đã có thể sử dụng. Về cơ bản, những thiết bị này sẽ nhận tín hiệu từ router và phát lại, mở rộng vùng phủ sóng và giúp loại bỏ các “điểm chết”. Trong khi đó, cách để tạo thêm điểm truy cập bằng router mới đòi hỏi người dùng cần phải có đôi chút kiến thức về mạng.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hiện tại cũng có các gói cước Mesh, cung cấp nhiều vùng phủ sóng với mức giá tương đối rẻ. Nếu đang sử dụng các gói cước thấp, người dùng có thể cân nhắc đổi gói cước để có được tín hiệu WiFi và tốc độ mạng nhanh hơn.

Duy Trinh (t/h)
https://vietq.vn/nhung-vat-dung-quen-thuoc-trong-gia-dinh-co-the-lam-anh-huong-den-song–wifi-d216522.html