20 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững người không nên uống nước lá đinh lăng: Lời khuyên từ...

    Những người không nên uống nước lá đinh lăng: Lời khuyên từ chuyên gia

    Date:

    Related stories

    Theo các chuyên gia, nhiều người thường đun nước lá đinh lăng để uống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này.

    Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.

    Trong Đông y, lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Hiện nay nhiều người vẫn thường có thói quen hãm nước lá đinh lăng để uống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này.


    Không nên uống lá đinh lăng quá nhiều và không phải ai cũng có thể sử dụng. (Ảnh minh họa)

    Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, hiện không nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây đinh lăng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng. Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh. Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần trong lá đinh lăng nên tránh sử dụng.

    Do trong lá đinh lăng có thể ảnh hưởng đến đường huyết nên người có vấn đề về đường huyết hoặc đang sử dụng thuốc điều trị đường huyết cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, lá đinh lăng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không xảy ra tương tác không mong muốn.

    Theo bác sĩ Đặng Hạnh – Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, lá đinh lăng tươi khi mới hái còn nhiều nhựa, đặc biệt là lượng sapnopin trong lá tươi rất cao, nếu nạp vào lượng lớn có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Khi phơi khô, chất sapnopin sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó không đem lại một số tác dụng phụ như trên.

    Ngoài ra, khi phơi khô để nấu nước, pha trà sẽ cảm nhận được mùi thơm, hương vị nhẹ nhàng. Vì vậy, uống lá đinh lăng khô sẽ rất phù hợp với ai không thích mùi hăng, nồng của lá tươi.

    Nước lá cây đinh lăng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước lá cây đinh lăng hằng ngày thay cho nước lọc vì nó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Trong lá có thành phần là saponin có thể gây mệt mỏi, nôn mửa và hoa mắt chóng mặt… Vì vậy, chỉ nên uống nước lá cây đinh lăng với lượng vừa phải, trong thời gian nhất định và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng hằng ngày.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-la-dinh-lang-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-d218789.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img