30 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnNăng lượng sinh khối: Hướng đến một tương lai xanh

    Năng lượng sinh khối: Hướng đến một tương lai xanh

    Date:

    Related stories

    Triển lãm ảnh “Năng lượng sinh khối – Hướng đến một tương lai xanh” đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, diễn ra từ ngày 18-21/7/2018.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thăm quan triển lãm.

    Theo đánh giá, là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối.

    Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam có thể khai thác khoảng 20,67 triệu tấn phụ phẩm gỗ và 52,91 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là trấu, rơm và bã mía).

    Năng lượng sinh khối, với tiềm năng sử dụng hàng chục triệu tấn phụ phẩm trong nông nghiệp như bã mía, trấu, rơm và gỗ, đang có vai trò quan trọng trong sản xuất điện “sạch”, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

    Ông Ingmar Stelter, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công thương/GIZ nhận định: Trong bối cảnh hiện nay, có ba cơ hội để khai thác sản xuất năng lượng sinh khối. Đó là: Có các nguồn sinh khối sẵn có, bao gồm chất thải/phụ phẩm sinh khối có thể sử dụng dễ dàng; Có thể sản xuất năng lượng sạch và tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính cũng như giảm ô nhiễm môi trường tại địa phương; và đầu tư vào công nghệ sản xuất năng lượng sinh khối cũng góp phần phát triển chính bản thân ngành nông nghiệp.

    Dưới sự ủy quyền của Chính phủ Đức, GIZ đã luôn đồng hành hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.

    Một số hình ảnh trưng bày tại triển lãm:

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img