22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    Home Blog Page 450

    JICA hỗ trợ đánh giá về công nghệ cácbon thấp tại Việt Nam

    ​Sáng 28/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động đánh giá công nghệ cácbon thấp tạo điều kiện thực hiện Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam.

    ​Đây là hoạt động nằm trong phạm vi của Hợp phần 1 Dự án “Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm thiểu phù hợp với điều kiện quốc gia theo phương thức Giám sát-Báo cáo-Thẩm định” (gọi tắt là Dự án SPI-NAMA).


    Hội thảo tổng kết hoạt động đánh giá công nghệ cácbon thấp tạo điều kiện thực hiện NDC của Việt Nam. (Nguồn ảnh: JICA)

    Trong phạm vi của dự án, từ tháng 9/2016, JICA đã hợp tác với Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu giảm thiểu đặt ra trong Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định.

    Đến nay, JICA và Cục Biến đổi Khí hậu đã tiến hành xem xét các công nghệ cácbon thấp tiềm năng để có thể thực hiện 45 giải pháp giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính trong bốn lĩnh vực bao gồm năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và rừng, chất thải.

    Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

    Trong quá trình thực hiện đánh giá, JICA và Cục Biến đổi Khí hậu đã đẩy mạnh phối hợp và trao đổi thông tin với các bộ ngành và khu vực tư nhân thông qua các buổi trao đổi chuyên đề, đối thoại các bên nhằm xác định những công nghệ cácbon phù hợp cho công tác giảm thiểu của từng ngành.

    Nhờ vậy, năng lực của các bộ ngành cho công tác lập kế hoạch và triển khai các hoạt động giảm thiểu theo ngành cũng được tăng cường.

    Ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu nhận định: “Khảo sát đánh giá công nghệ cácbon thấp này không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích và có tính thực tiễn cho quá trình đánh giá, chỉnh sửa bản Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mà còn đóng góp cho việc thực hiện Nghị định về Lộ trình giảm thiểu khí nhà kính sắp tới.”

    Ông Tuệ cũng đánh giá cao hỗ trợ của JICA và cho biết nhờ tham gia vào quá trình khảo sát, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã tăng cường năng lực trong điều phối cho các hoạt động giảm thiểu theo yêu cầu của Hiệp định Paris.

    Tại hội thảo, đại diện JICA kỳ vọng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng như các bộ liên quan sẽ tiếp tục tích cực trong việc triển khai các hoạt động giảm thiểu cụ thể thông qua việc đưa vào ứng dụng công nghệ các bon thấp nhằm hướng tới xây dựng một xã hội cácbon thấp tại Việt Nam.

    Theo Vea.gov.vn

    Sản xuất sạch hơn cần hiểu thế nào cho đúng?

    Khái niệm mặc dù “sản xuất sạch hơn” đã được giới thiệu vào nước ta từ năm 1995. Song đến thời điểm hiện nay, không ít doanh nghiệp người vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm này.

    Sản xuất sạch hơn là gì?

    Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc): Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

    – Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

    –  Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

    –  Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

    Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải; Phòng ngừa ô nhiễm; Năng suất xanh…

    Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải; Phòng ngừa ô nhiễm; Năng suất xanh… Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

    Mục tiêu hướng tới của sản xuất sạch hơn

    Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.

    Khác với suy nghĩ truyền thống về môi trường là tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã phát sinh. Sản xuất sạch hơn hướng tới việc tránh hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra.

    Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có các chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn là tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

    Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất.

    Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn, giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ. Sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế cao sao cho càng gần 100% càng tốt.

    Trên thực tế, sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết công nghệ và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.

    Như vậy, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

    Theo VNCPC

    Doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi sản xuất sạch hơn?

    0

    Theo các chuyên gia môi trường: Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít…

    Vậy doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi như thế nào khi sản xuất sạch hơn?

    Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp

    Điều đầu tiên, các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.

    Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này bao gồm: Cải thiện hiệu suất sản xuất; Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.

    Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng

    Nước và năng lượng rất quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn. Vì vậy, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải.

    Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

    Doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

    Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường. Do đó, các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp tới các tổ chức tài chính. Điều này, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

    Các cơ hội thị trường mới

    Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

    Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn cũng dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

    Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn cũng sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 đơn giản hơn.

    Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

    Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội đón nhận dễ dàng hơn.

    Môi trường làm việc tốt hơn

    Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh.

    Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân.

    Tuân thủ luật môi trường tốt hơn

    Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Muốn đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp  thường phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền.

    Trong khi đó, sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn cũng giúp giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo quy luật vòng tròn.

    Như vậy, sản xuất sạch hơn là một xu thế mà thời gian tới, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng, giá cả sản phẩm… đều phải tham gia. Khi tham gia sớm, doanh nghiệp càng sớm có cơ hội đạt được vị trí dẫn đầu.

    Theo VNCPC

    Vật liệu “xanh” cho sàn nhà

    0

    Sàn nhà không chỉ ảnh hưởng đến kiến trúc của căn nhà mà nó còn có tác động không nhỏ lên môi trường xung quanh. Do vậy, bạn nên xem xét việc sử dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường khi muốn trang trí và làm đẹp sàn nhà nhé!

    Thảm thân thiện môi trường

    Nếu bạn thật sự muốn trải thảm trên sàn nhà thì nên tìm đến các loại thảm bằng sợi len, sợi đay… vốn bền, dễ giặt, và ít gây phản ứng với người sử dụng.

    Hãy dùng thảm thân thiện với môi trường – Ảnh: Nguồn Internet.

    Hiện nay các công ty sản xuất thảm đang thật sự chú trọng đến việc giảm tác động lên môi trường của sản phẩm. Một công ty còn chuyên tái chế thảm, và nhờ họ mà mỗi năm có đến hơn 12.000 tấn thảm không trở thành rác.

    Tre

    Tre là một vật liệu làm sàn rất thân thiện với môi trường, do cây tre chỉ cần 3 đến 5 năm để trưởng thành. Ngoài ra, nó còn rẻ tiền, dễ lắp đặt, dễ bảo trì, và sẽ trở nên rất bắt mắt dưới tay một người thợ lành nghề. Các sản phẩm từ tre đặc biệt rất đa dạng về màu sắc, cho phép khách hàng thỏa mái lựa chọn.

    Bê tông mài bóng

    Bê tông mài bóng đang dần trở thành một trong những vật liệu làm sàn thông dụng nhất hiện nay. Khi được làm từ bê tông tái chế, các loại bê tông mài bóng có chi phí sản xuất rất thấp và lại thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng cũng bị hấp dẫn bởi độ bền và khả năng giữ nhiệt tốt của loại vật liệu này.

    Sàn bê tông mài bóng cũng là vật liệu được nhiều người sử dụng tận dụng thay cho việc lát sàn bằng những vật liệu mới – Ảnh: Nguồn Internet.

    Lino tự nhiên

    Lino hay còn gọi là vải sơn hoặc sàn đàn hồi là một loại vật liệu làm từ dầu hạt lanh. Khi được sử dụng để lót sàn, các sản phẩm làm từ lino đều cực kì bền vững và có khả năng chống ẩm tốt ở các bề mặt có độ ẩm cao so với các sản phẩm khác trong cùng mức giá. Khuyết điểm duy nhất của vải sơn là không chịu được nhiệt độ cao, và mọi sản phẩm lino đều không nên dùng trong bếp.

    Theo tietkiemnangluong.vn

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp

    Ngày 20/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động “Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp”. Giải thưởng là sáng kiến trong khuôn khổ dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng do Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức – GIZ cùng phối hợp triển khai, dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

    Ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    Phát biểu tại buổi lễ phát động, ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VECEA) cho biết: Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là lĩnh vực có cường độ sử dụng năng lượng lớn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.

    Theo ông Đỗ Hữu Hào, hiện nay, mức độ lãng phí năng lượng trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam còn khá lớn. Các khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp được đánh giá vào khoảng từ 20-30%. Chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng, đồng thời với việc giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

    “Một trong các biện pháp hiệu quả để doanh nghiệp giữ được chi phí sản xuất thấp và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh toàn cầu là áp dụng các công nghệ có hiệu suất năng lượng cao hơn và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất…” – Ông Đỗ Hữu Hào nhấn mạnh.

    Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, “Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp” còn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành công trên cả nước. Giải thưởng sẽ là sân chơi cho các doanh nghiệp công nghiệp trên khắp cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, từ đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.

    Bà Sonia Lioret – Trưởng dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (4E) của GIZ.

    Theo bà Sonia Lioret – Trưởng dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (4E) của GIZ, đây sẽ là giải thưởng thường niên với mục tiêu tăng cường nhận thức và cam kết về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp. Đối tượng tham gia là các doanh nghiệp có các biện pháp và kinh nghiệm trong các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng, quản lý nguồn lực hiệu quả và các mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường.

    Dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng hỗ trợ các hoạt động nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. “Chúng tôi hỗ trợ quá trình rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm toán năng lượng, xây dựng hướng dẫn kiểm toán năng lượng, hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin về sử dụng năng lượng hiệu quả, triển khai thí điểm Mạng lưới Hiệu quả năng lượng Việt Nam, vv…” – Bà Sonia Lioret phát biểu.

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra từ ngày 20/11/2017 đến cuối tháng 1/2018. VECEA là đơn vị tổ chức giải thưởng, với sự hỗ trợ của GIZ.

    Đối tượng tham gia giải thưởng là các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có mức tiêu thụ năng lượng từ 300 TOE/năm trở lên (tương đương với 2.000.000 kWh điện/năm) và đã thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016.

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 sẽ có 2 hạng mục giải thưởng: 1/ Giải thưởng Giải pháp Tiết kiệm năng lượng tiêu biểu và 2/ Giải thưởng Giải pháp Tiết kiệm năng lượng độc đáo, sáng tạo.

    Kết quả của Giải thưởng sẽ được công bố tại Lễ trao giải, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2018. Doanh nghiệp được giải sẽ được nhận Chứng chỉ của Bộ Công thương/VECEA…

    Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam

    EU hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo

    Ngày 1/12, tại Trụ sở Liên minh châu Âu – EU, Brussels (Vương quốc Bỉ), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thay mặt Chính phủ và ông Stefano Manservisi, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hợp tác và Phát triển quốc tế (DG DEVCO), thay mặt EU đã ký Hiệp định Tài chính cho chương trình “Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do EU tài trợ.

    Theo đó, chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh; 2 tiểu dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo tỉnh Cao Bằng và đảo Bạch Long Vĩ, vv…

    Theo Hiệp định Tài chính được ký kết, EU sẽ tài trợ không hoàn lại 108 triệu Euro, tương đương khoảng 2.918 tỷ đồng (gồm 100 triệu Euro hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách nhà nước, 7,5 triệu Euro hỗ trợ kỹ thuật bổ sung và 500.000 Euro cho hoạt động giám sát và đánh giá) cho Chương trình.

    Chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh.

    Chương trình sẽ được triển khai trong 3 năm (2018-2020) nhằm đầu tư, phát triển mở rộng lưới điện và nguồn điện năng lượng tái tạo để cấp điện cho các hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa có điện thuộc Chương trình Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016.

    Chương trình sẽ thực hiện đầu tư 23 tiểu dự án cấp điện nông thôn, miền núi từ lưới điện quốc gia tại 23 tỉnh; 2 tiểu dự án cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo tỉnh Cao Bằng và đảo Bạch Long Vĩ; 2 tiểu dự án cáp ngầm xuyên biển cấp điện lưới quốc gia cho đảo Trần, Quảng Ninh và đảo Nhơn Châu, Bình Định. Dự kiến khi kết thúc chương trình, khoảng 750 thôn, bản sẽ được cấp điện, với khoảng 60.000 hộ dân có điện; cấp điện cho 1 huyện đảo và 2 xã đảo.

    Theo đánh giá, các tiểu dự án được triển khai trong chương trình đều có tác động tốt đến việc phát triển kinh tế – xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, kết hợp xóa đói, giảm nghèo bền vững cho các khu vực khó khăn nhất của Tổ quốc.

    Chương trình cũng hỗ trợ cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện với mục tiêu cung cấp điện bền vững nhằm thu hút các nhà đầu tư mới vào ngành điện, đặc biệt cho phát triển năng lượng tái tạo; nâng cao hiệu quả của ngành điện; giảm đầu tư và trợ cấp của nhà nước.

    Theo Tạp chí Năng lượng Việt Nam

    The Global Atlas for Renewable Energy

    0

    The Global Atlas for Renewable Energy is an initiative coordinated by IRENA, aimed at closing the gap between nations having access to the necessary datasets, expertise and financial support to evaluate their national renewable energy potential, and those countries lacking such elements.

    Untitled-11
    Source: assets.inhabitat.com

    As of January, 2015, 67 countries and more than 50 institutes and partners were contributing to the initiative.

    The Global Atlas facilitates a first screening of opportunity where further assessments can be of particular relevance. it enables the user to overlay information listed in a catalog of more than 1,000 datasts, and to identify areas of interest for further prospection. IRENA is continuously adding information to the system.

    Currently, the initiative includes maps on solar, wind, geothermal and bioenergy resources along with one marine energy map. The initiative will eventually encompass all renewable energy resources, providing global coverage through the first-ever Global Atlas for Renewable Energy.

    The GIS interface enables users to visualize information on renewable energy resources, and to overlay additional information. These include, population density, topography, local infrastructure, land use and protected areas. The aim is to enable users to identify areas of interest for further prospection. The GIS interface will progressively integrate software and tools that will allow advanced energy or economic calculations for assessing the technical and economic potential of renewable energy.

    On the GIS interface, users can edit the map and add several other datasets from the catalog. The new map can be saved under the user’s personal profile.

    Users of the Global Atlas can also launch the Catalog directly and search collections of descriptive information (metadata) for every dataset listed in the catalog. These include, the title of the dataset, the source, the contact person for the dataset and any information on data quality. The web map service (WMS) for the dataset is also included for use in third party applications.

    Selected datasets are also accessible through the Global Atlas pocket. The app allows to seek and search renewable energy resource arround you or for any point on the globe. Available on Android, iOS, BlackBerry and Windows Phone stores.

    Available at globalatlas.irena.org

    Global Trends in Renewable Energy Investment 2014

    0

    The latest edition of this authoritative annual report tells the story of the latest developments, signs and signals in the financing of renewable power and fuels.Packed full of statistics, charts and illuminating narrative, it explores the issues affecting each type of investment, technology, region.

    According to Global Trends in Renewable Energy Investment 2014 – produced by the Frankfurt School-UNEP Collaborating Centre for Climate & Sustainable Energy Finance, the United Nations Environment Programme (UNEP) and Bloomberg New Energy Finance — the investment drop of $US35.1 billion was partly due to the falling cost of solar photovoltaic systems. The other main cause was policy uncertainty in many countries, an issue that also depressed investment in fossil fuel generation in 2013. Download the entire Report here.

    Download ourChartpack ! Download ourDatapack!

    Additional highlights:

    • Total investments fell in 2013 by 14% to $214 billion worldwide, reflecting significant cost reductions and the impact of policy uncertainty.

    • Solar PV, in particular, improved its cost-competitiveness: some 39GW were installed, up from 31GW in 2012, for fewer dollars invested.
    • The number of markets that can compete without subsidies is increasing.
    • Renewables excluding large hydro account for 43.6% of 2013’s newly-installed generating capacity.
    • Wind investments remained roughly the same, while solar PV outlays dropped 20% despite a record amount installed.
    • In 2013, China for the first time invested more in renewable energy than Europe.
    • Renewable energy investment in Japan increased by 80 % during the last year.

    The Global Trends in Renewable Energy Investment Report (GTR) is a sister publication to the Renewables Global Status Report (GSR) produced by the Renewable Energy Policy Network for the 21st Century REN21. The 2014 edition of the GSR, launched on June 4th, 2014, is available at www.ren21.net/gsr. It provides an overview of renewable energy market, industry, investment and policy developments worldwide.

    Attachment Size
    Key Findings Global Trends in Renewable Energy Investment 2014 3.17 MB
    GTR Datapack 2014 156.23 KB
    GTR Chartpack 2014 498.89 KB

    Source: fs-unep-centre.org

    Vietnam rice boom heaping pressure on farmers, environment

    0

    Rice farmer Nguyen Hien Thien is so busy growing his crops that he has never even visited Can Tho, a town only a few miles from his farm in the southern Mekong Delta.

    “When I was a child, we grew one crop of rice per year — now it’s three. It’s a lot of work,” 60-year-old Thien, who has been farming since he was a child, told AFP on the edge of his small paddy field.

    Experts say Vietnam’s drive to become one of the world’s leading rice exporters is pushing farmers in the fertile delta region to the brink, with mounting costs to the environment.

    The country is already the world’s second largest exporter of the staple grain. But intensive rice cultivation, particularly the shift to producing three crops per year, is taking its toll on farmers and the ecosystem.

    “Politicians want to be the world’s number one or two rice exporter. As a scientist, I want to see more being done to protect farmers and the environment,” said Vietnamese rice expert Vo Tong Xuan.

    A major famine in 1945 and food shortages in the post-war years led to the government adopting a “rice first” policy.

    This now generates far more of the crop than needed to feed Vietnam’s 90 million population and has catalyzed a thriving export industry.

    Workers load paddy onto a boat for a customer at Co Do Agriculture Company in the southern Mekong delta province of Can Tho. Photo:AFP

    Rice yields have nearly quadrupled since the 1970s, official figures show, thanks to high-yield strains and the construction of a network of dykes that today allow farmers to grow up to three crops per year.

    The amount of land under cultivation in the Mekong Delta has also expanded and quotas are in place to prevent farmers from switching to other crops.

    But experts are questioning who really benefits.

    According to Xuan, farmers don’t reap the rewards of the three crop system — the rice is low quality and they spend more on pesticides and fertilizers, which become less effective year by year.

    Falling quality

    He argues the delta would be better off if farmers cultivated a more diverse range of crops, from coconuts to prawns, with just the most suitable land used to grow rice.

    The country should consider abandoning the third crop and focus on improving quality and branding to sell Vietnamese rice at higher prices, he said.

    Currently, the bulk of Vietnam’s rice is exported at cut-price costs on government-to-government contracts through large state-owned enterprises (SOEs) like the Southern Food Corporation, known as Vinafood 2.

    “Over the last five years, the trend is towards lower-quality rice,” admitted Le Huu Trang, deputy office manager at the firm.

    Some argue that such SOEs have a vested interest in maintaining the status quo as they earn lucrative kickbacks from the huge contracts.

    A farmer throws fertilizer on his family rice field in the southern Mekong delta province of Can Tho. Photo: AFP

    But even as salt water intrusion, drought and flooding increase in the delta — to say nothing of agricultural chemical pollution — it is also hard to convince farmers to change.

    “The prevailing mindset is to grow three crops… we have to explain two crops is better,” said Nguyen Tuan Hiep from the Co Do Agriculture company.

    Over the last 20 years, Co Do — which is state-run but a flagship model of how the industry could evolve — has identified the best rice-growing land in the delta and helped farmers expand their farms.

    They now work with 2,500 families on 5,900 hectares (14,600 acres) of land, enough for each family to make a living — typically the average rice farm in the delta spans less than one hectare.

    The firm invests heavily in high-quality seeds and improving irrigation, while also advising farmers on the best chemicals to use.

    “Two crops is more sustainable long term — the soil is not degraded, the environment isn’t polluted, and value of the rice increases,” Hiep said.

    ‘Ground zero’

    Climate change is another factor threatening the delta, according to the World Bank Group’s vice president and special envoy for climate change Rachel Kyte.

    “This is really ground zero for some of the most difficult adaptation, planning challenges that any country in the world has,” she said.

    Nguyen Thi Lang walks among new rice varieties she is developing at the Vietnam Rice Research Institute in the southern Mekong delta province of Can Tho. Photo: AFP

    Ultimately Vietnam has tough choices to make, including whether to help people transition from a rice-based economy to aquaculture (fish or shellfish farming) or other crops, Kyte added.

    The environmental costs of maintaining Vietnam’s current level of rice production are also rising.

    The system of dykes, which blocks flood water, are preventing soil nutrients from flowing freely and over time “soil fertility will fade”, said Tran Ngoc Thac, deputy director of Vietnam’s Rice Research Institute.

    Scientists there are busy trying to breed new strains of rice that require fewer fertilizers and can survive in extreme weather.

    “If farmers don’t change, if we can’t find a suitable new rice strain, pollution will continue and incomes will drop,” Thac said, adding these measures were essential to save the delta.

    Source: tuoitrenews.vn

    As Vietnam struggles to attract foreign tourists, more Vietnamese take overseas trips

    0

    While Vietnam has been losing its tourism appeal to holidaymakers worldwide, tourists from the Southeast Asian country are valued customers of many tour organizers in other countries as they are willing to pay for overseas trips.

    1HlAIcHU

    Vietnamese tourists are seen on Boracay Island in the Philippines

    Around five million Vietnamese people spent their holidays outside the country last year, a healthy growth rate of up to 20 percent, according to the Vietnam Travel Association.

    The figure is expected to continue rising this year and Vietnam has emerged as a potential market for travel firms around the globe, the association said.

    “If each Vietnamese vacationer spends an average of US$300 per trip, Vietnam loses some $1.5 billion from tourist spending annually,” said the association’s deputy chairman Vu The Binh.

    This is quite contrary to the fact that the number of international tourists choosing to spend their holidays in Vietnam during the first two months of this year dropped 10.6 percent compared to the same period last year, according to the Vietnam National Administration of Tourism.

    Industry insiders have pointed to the country’s lack of diversified tourism products, rigid visa rules, and a polluted environment.

    But these shortcomings cannot be found in other regional countries.

    With Japan easing visa requirements for Vietnamese on organized tours starting late last year, the number of Vietnamese tourists traveling to the East Asian country has soared dramatically, according to industry insiders.

    “Long lines could be seen in front of the Consulate General of Japan in Ho Chi Minh City on a daily basis after the Lunar New Year [in February],” Thu Pham, a tourist guide, told Tuoi Tre (Youth) newspaper, referring to the visa application for trips to the East Asian country.

    “You would not see this a year earlier.”

    The general director of a tour organizer in Ho Chi Minh City also said bookings for Japan packages to watch the cherry blossoms have increased 40 percent compared to last year.

    His company has also managed to find customers for packages to the EU, the U.S., and such regional destinations as Cambodia and Thailand.

    The company received 150 bookings worth a total of VND920 million ($42,874), more than 50 percent of which are for packages to the said destinations, during its first day attending the week-long Ho Chi Minh City Tourism Festival 2015, which concluded Sunday, according to the executive.

    Many other major Vietnamese travel companies told Tuoi Tre there are huge numbers of bookings for tours to South Korea, Taiwan, and the U.S.

    The third annual Vietnam International Travel Mart, the country’s largest such event, is slated to run in Hanoi from April 3 to 6.

    Representatives from other countries’ tourism administrations will account for nearly a third of the booths at the event to attract Vietnamese customers, according to the organizers.

    Enviable approaches

    The approaches other countries apply to attract Vietnamese vacationers could make travel firms in Vietnam envious as they seem unable to receive such support from local tourism authorities.

    Many websites of the national tourism administrations of other countries are available in the Vietnamese language, and they provide detailed information on where to stay, what to do, or how to use public transportation in their countries.

    “We feel upset seeing that they have such a professional approach to promoting tourism,” the director of a local travel agency said.

    While Vietnam has been criticized for failing to introduce their tourism beauties to the world through effective marketing campaigns, the travel agencies of other countries are hugely supported by their tourism authorities to do so.

    “The tourism administrations [of other countries] give financial support to run ads in Vietnamese media or to print leaflets or brochures,” said Nguyen Quoc Ky, general director of Vietravel, a leading travel firm in Vietnam.

    “Their ultimate goal is to have as many Vietnamese tourists visiting their countries as possible.”

    The mayor of the Japanese city of Sapporo has also come to Vietnam to meet with local travel companies and proposed helping them with bringing Vietnamese holidaymakers to Japan.

    “He came and asked what they could do for us to bring [Vietnamese] tourists to Sapporo,” Ky recalled.

    Vietnamese tourists usually follow the ‘golden itinerary,’ which covers Tokyo, Mount Fuji, Osaka, and Kyoto for their Japan trips, and other Japanese localities are trying to attract these vacationers to their own destinations.

    “Representatives from authorities of many Japanese localities have also come to Vietnam and asked us to bring tourists there,” said Lam Tu Khoi, director of outbound tours with Saigontourist.

    “They are willing to cut prices, reduce or exempt airport fees, and provide shuttle buses for us, as long as Vietnamese tourists will visit their localities.”

    Source: tuoitrenews.vn