17 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    Home Blog Page 445

    Doanh nghiệp thu lợi nhờ áp dụng hệ thống bảo trì năng suất tổng thể – TPM

    0

    Với việc tham tham gia Chương trình 712 và triển khai hệ thống quản lý bảo trì năng suất tổng thể – TPM, Công ty đã tiết kiệm được gần 3 tỷ đồng, số lượng nhân công giảm 20%, năng suất lao động tăng từ 20 – 25%.

    Bảo trì năng suất tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. TPM (Total Productive Maintenance) là một tư duy hay phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo dưỡng (hay còn gọi là duy trì) và Năng suất chất lượng. Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ.

    Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hoá chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Công ty Cổ phần Dây và Cáp SACOM (Đồng Nai) là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đã áp dụng thành công hệ thống quản lý bảo trì năng suất tổng thể – TPM và thu được nhiều lợi ích.

    Công ty Cổ phần Dây và Cáp SACOM (Đồng Nai) áp dụng thành công hệ thống quản lý bảo trì năng suất tổng thể – TPM.

    Chia sẻ tại Hội thảo “Thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp – kinh nghiệm thực tế và giải pháp nhân rộng” diễn ra mới đây, ông Trần Văn Quân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dây và Cáp SACOM (Đồng Nai) cho biết, năm 2015, khi tham gia Chương trình Năng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712), Công ty đã tập trung cải tiến thiết bị, quy trình sản xuất, tác phong làm việc… Nhờ đó, trong ba năm, Công ty đã tiết kiệm được gần 3 tỷ đồng, số lượng nhân công giảm 20%, năng suất lao động tăng từ 20 – 25%.

    Cụ thể, trước khi triển khai hệ thống quản lý bảo trì năng suất tổng thể – TPM. Công ty thường xuyên không đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng, năng suất, chất lượng không tăng. Công ty đã phải bù nguyên một lô hàng cho khách mà không lấy về được vì ở tận Châu Phi. Ngoài ra, Công ty cũng bị phạt vì chậm giao hàng, gặp những khiếu nại từ khách hàng về chất lượng.

    Bên cạnh đó, mặc dù trước đây vẫn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhưng tay nghề nhân viên trong công ty vẫn không đồng đều. Việc kiểm tra, giám sát, tiêu chuẩn vệ sinh… chưa được thiết lập một cách có hệ thống. Trong khi đó, tác phong công nghiệp của người vận hành chưa cao, nhiều thói quen chưa phù hợp với sản xuất công nghiệp. Điều này đặt ra áp lực cho công ty phải có công cụ nào đó để cải thiện năng suất chất lượng.

    Với việc tham tham gia Chương trình 712 và triển khai hệ thống quản lý bảo trì năng suất tổng thể – TPM, những vướng mắc trước đây Công ty gặp phải đã được giải quyết. Đặc biệt, đội ngũ lao động trong Công ty đã biết và thích tư duy, tìm kiếm cơ hội cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, có nhiều ý tưởng cải tiến được triển khai thực hiện có hiệu quả.

    Theo Vietq

    Việt Nam – Đan Mạch tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng

    0

    Việt Nam và Đan Mạch vừa ký kết Hiệp định giữa hai Chính phủ về Hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2017 – 2020.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đại diện cho Chính phủ Việt Nam và Bà Charlotte Laursen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, đại diện cho Chính phủ Vương quốc Đan Mạch vừa tiến hành ký kết Hiệp định giữa hai Chính phủ về Hợp tác phát triển trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2017 – 2020 sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.

    Hiệp định này đánh dấu bước phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác đối tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng, nhằm cụ thể hóa các nội dung đã thỏa thuận trong Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng, Khí hậu và Tòa nhà Đan Mạch (nay đổi thành Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu) về hợp tác trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp và năng lượng tái tạo ký kết ngày 18 tháng 6 năm 2015.

    Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch do Bộ Công Thương quản lý thực hiện với sự tham gia của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực. Chương trình sẽ được triển khai từ năm 2017 cho đến năm 2020 với tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 21,6 triệu Cua ron Đan Mạch (tương đương 3,15 triệu đô la Mỹ).

    Mục tiêu tổng quát của Chương trình là hỗ trợ triển khai ứng dụng rộng rãi các cơ hội chuyển đổi carbon thấp, tối ưu về chi phí trong hệ thống năng lượng Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của Chương trình bao gồm tăng cường phát triển bền vững hệ thống năng lượng Việt Nam thông qua triển khai các chính sách và quy hoạch năng lượng bằng hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quy hoạch năng lượng của Bộ Công Thương;


    Thử nghiệm, phát triển và phân tích các kịch bản phát triển năng lượng dài hạn có xét đến gia tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo; Tích hợp hiệu quả năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam thông qua hỗ trợ cho Cục Điều tiết điện lực trong việc nâng cao năng lực cho các Trung tâm điều độ hệ thống điện và các Tổng công ty điện lực nhằm mục tiêu gia tăng tỷ trọng các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo kết nối với lưới điện quốc gia theo phương thức có hiệu quả về kinh tế;  Hỗ trợ mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp công nghiệp trong việc chuyển đổi sang ngành công nghiệp carbon thấp trên toàn quốc.

    Để triển khai các mục tiêu nêu trên, Chương trình được xây dựng với 03 Hợp phần: Hợp phần 1 – Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, hợp tác với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Hợp phần 2 – Nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, hợp tác với Cục Điều tiết điện lực; và Hợp phần 3 – Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp, hợp tác với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

    Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Cơ quan Năng lượng Đan Mạch thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch triển khai thực hiện Chương trình theo các nội dung đã thỏa thuận trong Hiệp định đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch.

    Theo Vietq

    Nhà nổi chống bão sử dụng năng lượng mặt trời 

    0

    Đó là những ngôi nhà nổi sử dụng năng lượng mặt trời, không khí thải được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hà Lan Koen Olthuis cộng tác cùng Arkup – Công ty tiên phong về nhà nổi tại Hà Lan.

    Ngôi nhà như chiếc du thuyền sống động, sử dụng 100% năng lượng ngoài mạng điện lưới. Ngôi nhà còn có những tính năng “xanh” như quản lý rác thải, thu nước mưa và hệ thống làm sạch nước.

    Ngôi nhà có diện tích 404m2 được trang bị 30kW pin mặt trời, 1.000kWh pin lithium-ion và hệ thống cách nhiệt cao cấp. Ngôi nhà nổi đảm bảo an toàn nhờ có hệ thống tự nâng, có thể chịu được gió mạnh, lũ lụt và bão.

    Ngôi nhà có diện tích 404m2 được trang bị 30kW pin mặt trời, 1.000kWh pin lithium-ion và hệ thống cách nhiệt cao cấp.

    Các chân thủy lực có độ dài 12m giúp ổn định ngôi nhà nổi và thậm chí có thể nhấc chúng ra khỏi mặt nước. Khi cần di chuyển ngôi nhà, 2 động cơ điện 136 mã lực có thể đưa toàn bộ ngôi nhà đi xa 7 hải lý.

    Nước mưa được thu gom từ mái nhà và chứa trong các thân tàu. Sau đó, nước được tinh chế thông qua hệ thống làm sạch nhằm đảm bảo khả năng tự cung cấp và xử lý nước của ngôi nhà. Mặt sàn có độ dốc, thêm không gian ngoài trời tích hợp cho ngôi nhà. Không gian này được bao quanh bởi các tấm kính chống sốc nằm trong hệ thống truyền thông thông minh cho phép ngôi nhà duy trì sự kết nối liên tục.

    Theo Inhabitat

    Lần đầu tiên có Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 là giải thưởng do Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) phối hợp với Bộ Công Thương, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức.

    Năm 2017 là năm đầu tiên Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp được tổ chức. Tất cả các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể tham dự giải thưởng.

    Doanh nghiệp tham gia giải thưởng phải có mức tiêu thụ năng lượng từ 300 TOE/năm trở lên (tương đương với 2.000.000 kWh điện/năm) và đã thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016.

    Hình minh họa.

    Doanh nghiệp tham dự giải Giải thưởng phải lập hồ sơ theo mẫu, tuân thủ Quy chế giải Giải thưởng và chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ tin cậy và tính chính xác của dữ liệu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, Ban tổ chức sẽ cử đoàn tham quan và thẩm tra độ xác thực của hồ sơ. Doanh nghiệp cần tạo mọi điều kiện và minh chứng cho Ban tổ chức đảm bảo kết quả Giải thưởng công bằng, xác thực.

    Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp hiện đang tiêu thụ đến 47% tổng sản lượng năng lượng. Tiết kiệm năng lượng không chỉ là ưu tiên hàng đầu, để giảm chi phí về năng lượng, mà còn nhằm giúp các công ty tăng sức cạnh tranh.

    Tìm hiểu và áp dụng lại các sáng kiến thành công về sử dụng năng lượng hiệu quả của các doanh nghiệp khác là phương thức đơn giản và dễ dàng để các công ty có thể tiết kiệm năng lượng.

    Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2017 là một sáng kiến kịp thời và ý nghĩa để kết nối các doanh nghiệp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua các hoạt động chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

    Theo tietkiemnangluong.com.vn

    Sản xuất sạch hơn giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 500 triệu đồng/năm

    0

    Đó là con số một nhà máy kính nổi ở miền Bắc đã tiết kiệm được nhờ giảm 1% tổng tiêu thụ điện năng mỗi tháng và giảm số lượng bóng đèn cháy mỗi năm là 500 bóng.

    Đây cũng là một trong những mục tiêu mà dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới khu công nghiệp bền vững” hướng tới.

    Dự án được đồng hành bởi các nhà tài trợ gồm Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).

    Nhà máy sản xuất kính nổi này được khởi công xây dựng vào năm 2006. Hiện nhà máy có sản lượng 300 tấn/ngày đêm.

    Tham gia dự án, sau quá trình khảo sát, nhà máy đã được các chuyên gia của Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch hơn (VNCPC) đánh giá có rất nhiều tiềm năng về tiết kiệm năng lượng điện, hóa chất trong quá trình sản xuất.

    Giảm điện áp, tiết kiệm 30 triệu đồng/tháng

    Tại các thời điểm đo đạc, đoàn chuyên gia cùng cán bộ kỹ thuật điện nhà máy nhận thấy điện áp cấp cao hơn khoảng 7,1 – 11,1% so với điện áp tiêu chuẩn. Điều này không chỉ gây ra tổn thất điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ thiết bị do quá nóng. Thực tế tại công ty cũng đã ghi nhận một năm có khoảng 500 bóng đèn bị cháy.

    Theo ước tính của các chuyên gia, khi giảm điện áp về tiêu chuẩn, nhà máy sẽ tiết kiệm được khoảng 1% tổng điện năng tiêu thụ, tương đương 30 triệu đồng/tháng.

    Theo ước tính của các chuyên gia, khi giảm điện áp về tiêu chuẩn, nhà máy sẽ tiết kiệm được khoảng 1% tổng điện năng tiêu thụ, tương đương 30 triệu đồng/tháng.

    Bên cạnh đó, tại một số tủ điện trong nhà máy có hiện tượng tăng nhiệt do mo-ve đầu code. Tình trạng trên nếu kéo dài rất dễ dẫn đến nguy cơ chập cháy điện.

    Một số động cơ như máy nghiền, quạt, … tại nhà máy có dây curoa bị chùng, làm giảm hiệu suất hoạt động của động cơ và lãng phí điện. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều loại bóng đèn chiếu sáng như đèn halogen, đèn sợi đốt, đèn cao áp trực tiếp, đèn siêu sáng… cũng là nguyên nhân làm tăng lượng điện năng tiêu thụ.

    Cần tận dụng và thu hồi nhiệt lượng

    Qua quá trình khảo sát tại nhà máy, đoàn chuyên gia còn nhận thấy: mặc dù đã tận dụng nhiệt thải để vận hành lò, nhưng nhà máy vẫn đang tổn thất lượng nhiệt lớn qua thành lò. Việc lãng phí nhiệt không chỉ gây tổn hao nhiên liệu vô ích, không kiểm soát được nhiệt độ quá trình sản xuất mà còn làm tăng nhiệt độ môi trường nơi làm việc.

    Ngoài ra, nhà máy còn đang có một nguồn nhiệt thải ống khói khoảng 300oC mà nếu thu hồi được một phần nhiệt lượng này thì cũng sẽ góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu toàn nhà máy.

    Trên đây chỉ là một vài dẫn chứng điển hình về những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tham gia vào dự án sản xuất sạch hơn. Không những vậy, doanh nghiệp còn nhận được rất nhiều những tư vấn hữu ích về việc quản lý hiệu quả hóa chất, chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, cũng như nâng cao ý thức của người lao động… Tất cả những điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nhờ đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

    Theo VNCPC

    Tôm nõn Diễn Châu (Nghệ An) vừa được công bố nhãn hiệu tập thể

    0

    Vừa qua, sản phẩm tôm nõn Diễn Châu, thương hiệu đặc sản Nghệ An đã được công bố nhãn hiệu tập thể.

    Vừa qua, Hội thảo khoa học và công bố nhãn hiệu tập thể tôm nõn đã được UBND huyện Diễn Châu tổ chức tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Được biết, sản xuất tôm nõn là nghề truyền thống đã có từ hàng chục năm nay, gắn với cuộc sống đi biển của ngư dân xã Diễn Bích, Diễn Ngọc (Diễn Châu), giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ con tôm cho ngư dân trên địa bàn huyện.

    Tôm nõn Diễn Châu được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chính chất lượng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm. Tuy nhiên, lâu nay sản phẩm tôm nõn chỉ mới dừng ở các thị trường nội tỉnh, còn với những thị trường xa hơn, người tiêu dùng vẫn e ngại do chưa biết đến vùng sản xuất cũng như độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm.


    Sản phẩm tôm nõn Diễn Châu vừa được công bố nhãn hiệu tập thể. 

    Nhìn nhận được những khó khăn trong phát triển thị trường cũng như tạo đầu ra ổn định cho nghề khai thác tôm của địa phương, năm 2016, Hội sản xuất và kinh doanh tôm nõn Diễn Châu đã được thành lập với 30 thành viên; các cơ sở sau khi sản xuất sẽ có người đứng ra thu mua đóng gói và tiêu thụ.

    Tuy nhiên, việc chưa có nhãn mác, bao bì phù hợp nên sản phẩm vẫn khó cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể Tôm nõn Diễn Châu luôn được các hộ làm nghề cùng các cấp chính quyền nỗ lực đầu tư, hoàn thiện.

    Tháng 10/2017, niềm vui đã đến với các hộ sản xuất, kinh doanh tôm nõn Diễn Châu khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu tập thể Tôm nõn Diễn Châu, kèm theo quy chế hoạt động cụ thể.

    Toàn huyện Diễn Châu có 99 hộ chuyên sản xuất tôm nõn tập trung ở 2 xã: Diễn Bích và Diễn Ngọc, theo phương pháp thủ công truyền thống. Hàng năm, các địa phương sản xuất hơn 30 tấn tôm nõn, đem lại doanh thu khoảng 230 tỷ đồng. Nghề chế biến tôm nõn phát triển đã tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động vùng biển.

    Theo ông Lê Minh Tuấn – Hội trưởng Hội sản xuất kinh doanh tôm nõn Diễn Châu, để gìn giữ thương hiệu sản phẩm, đòi hỏi những hội viên phải cố gắng hết sức để tôm vừa sạch, vừa đạt chất lượng, tươi 100%. Điều này, không chỉ tăng thu nhập nâng cao đời sống người dân vùng biển mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của Diễn Châu.

    Theo Vietq

    SXSH được các nước trên thế giới triển khai như thế nào?

    0

    Sản xuất sạch hơn (SXSH) là chương trình sản xuất đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, SXSH còn được luật hóa tại một số quốc gia từ khá sớm.

    Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển SXSH là:

    1. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO);
    2. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã phối hợp xây dựng các Trung tâm SXSH ở 26 quốc gia trên thế giới. Các trung tâm được thành lập với mục đích thúc đẩy SXSH thông qua việc đào tạo SXSH, cung cấp các thông tin và tư vấn kỹ thuật, thiết lập các trình diễn kỹ thuật tại các doanh nghiệp được lựa chọn;
    3. Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD);
    4. Uỷ ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE) và một số tổ chức quốc tế khác.

    Hầu hết các nước đều đã có chương trình SXSH

    Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và chính quyền nước sở tại, hầu hết các nước trên thế giới đều có chương trình SXSH. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch từ những năm 1985-1990 đã áp dụng SXSH, các nước ở châu Á và Đông Âu như Ấn độ, Singapore, Thái lan, Ba lan, Tiệp Khắc, Hungari… từ 1993 trở lại đây.

    SXSH tại Việt Nam

    Ở Việt Nam, khái niệm SXSH được đưa vào từ những năm 1996. Đến năm 1998, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đặt tại Viện Khoa học Công nghệ & Môi trường trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức được thành lập.

    Ở Việt Nam, khái niệm SXSH được đưa vào từ những năm 1996.

    SXSH tại Thái Lan

    Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế.

    Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:

    • Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển)
    • Xác định các giải pháp và công cụ để hỗ trợ thực hiện SXSH; và
    • Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động của các cơ quan khác nhau được đồng bộ và tổng thể.

    SXSH tại Australia

    Hội đồng Bảo tồn và Môi trường Australia, NewZealand (ANZECC) đã xây dựng một chiến lược để thúc đẩy SXSH.

    Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính như chính phủ, doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các bên quan tâm khác và áp dụng SXSH.

    Chính phủ Liên bang đã cho triển khai chương trình SXSH trên toàn nước Australia. Hầu hết các Bang đều có chương trình SXSH, các nhóm/đội SXSH đã tiến hành các chương trình trình diễn bao gồm 10 công ty trên khắp đất nước, với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động này khá thành công.

    Ngoài ra họ rất tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành công nghiệp để thúc đẩy SXSH.

    SXSH tại Trung Quốc           

    Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002.

    Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc bao gồm 6 chương, 42 điều với nội dung khuyến khích thúc đẩy sản xuất sạch hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ con người và thúc đẩy phát triển bền vững.

    Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã được đưa thành Luật vào tháng 6 năm 2002.

    Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc quy định Uỷ ban Nhà nước và các chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào các chương trình phát triển kính tế và xã hội quốc gia, các kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp và phát triển vùng.

    Luật này cũng quy định các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi và cho vay vốn tại các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Trong Luật cũng quy định cụ thể các doanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung khác bao gồm quy định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hoá chất, thăm dò khai thác khoáng sản, việc loại bỏ theo hạn định các công nghệ, sản phẩm lạc hậu, các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan; quy định việc xử phạt, mức phạt v.v… cũng được quy định chặt chẽ trong luật.

    SXSH tại Nhật Bản

    Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành làm hai loại hình chính, loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi dụng SXSH. Hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kính.

    Hiện nay đã có 190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường Liên hợp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu mà có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được đánh giá và tổng hợp bởi “Uỷ ban xúc tiến Công nghệ SXSH ” của Trung tâm Môi trường toàn cầu)

    Công nghệ SXSH được chia theo loại hình công nghệ (các loại hình công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hoá quy trình, cải tiến kiểm soát quá trình, thay đổi công nghệ v.v.) cho các loại hình công nghiệp khác nhau như ngành công nghiệp dệt, ngành công nghiệp hoá chất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm…

    Thực tế cho thấy, SXSH là một hướng đi đúng đắn đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để đảm bảo sự phát triển bền vững, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

    Theo VNCPC

    Công bố TCVN về Chợ kinh doanh thực phẩm

    0

    TCVN 11856:2017 do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

    Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản; chợ tạm; chợ nổi (trên sông, biển).

    Chợ kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại…

    Tổ chức quản lý chợ bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý, tổ quản lý được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

    Yêu cầu về vị trí, địa điểm: Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m.

    Chợ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định trong TCVN 6161. và các quy định hiện hành. Khi thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về phòng cháy và chữa cháy.

    Theo Tapchicongthuong.vn

    Quả nhập khẩu có màu vàng ươm gây “sốt” thị trường Việt 

    0

    Năm 2017, thị trường hoa quả Việt “sốt” với những loại quả vàng ươm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, có những loại quả đắt đỏ tiền triệu/kg nhưng cũng có những loại quả giá rẻ bất ngờ.

    Hoa quả nhập khẩu luôn được đánh giá cao về cả chất lượng cũng như mẫu mã. Vậy nên, khi nói đến hoa quả nhập khẩu người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến những loại quả hiếm có và đắt đỏ. Thế nhưng tại thị trường Việt năm 2017, có những loại quả rất đắt đỏ nhưng cũng có những loại quả “rẻ như cho”. Trong đó có những loại quả có màu vàng ươm được nhập khẩu.

    Nếu vú sữa vàng ươm nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) có giá đắt đỏ đến tiền triệu/kg thì bưởi vàng ươm nhập về từ Trung Quốc lại có giá chỉ 10.000 đồng/quả. Đặc biệt, với cam Úc là loại quả luôn được đánh giá cao về chất lượng và giá thành thì hiện tại nhiều siêu thị bán cam Úc vàng ươm chỉ với 39.900 đồng/kg rẻ hơn cả cam Vinh, cam Cao Phong trong nước.

    Cùng điểm lại những loại quả vàng ươm kể trên được bán tại nước ta trong năm 2017.

    Vú sữa vàng ươm 400.000 đồng/quả

    Đây là loại quả được coi là đặc sản của Đài Loan (Trung Quốc) và được vận chuyển bằng đường hàng không về Việt Nam. Với mức giá dao động 350.000 – 400.000 đồng/quả, loại vũ sữa này đang gây nên cơn “sốt” trong giới nhà giàu Việt.

    Theo nhiều người bán hàng, so với vú sữa lò rèn của Việt Nam thì vú sữa nhập khẩu Đài Loan to hơn, vỏ màu vàng óng đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng. Hơn hết, loại vú sữa này còn để được thời gian dài khi bảo quản ở nhiệt độ từ 16 đến 20 độ C. Cùng với đó, vú sữa Đài Loan để lâu màu càng đẹp mắt và thơm ngon hơn.

    Vú sữa Đài Loan (Trung Quốc) được bán với giá 400.000 đồng/quả.

    Hình dáng của vú sữa Đài Loan cũng khác biệt so với vũ sữa Lò Rèn (Việt Nam) hay vú sữa Thái Lan, phần vỏ màu vàng ươm, đít quả không tròn mà có một vệt lồi hình chóp nhọn như núm vú. Vỏ quả vú sữa này rất mỏng, hạt nhỏ xíu.

    Vú sữa Đài Loan được thu hoạch khoảng từ tháng 9 cho đến cận Tết Nguyên đán. Tại thị trường Đài Loan, giá của loại vú sữa này cũng ở mức cao khoảng 280.000 đồng tiền Việt/quả.

    Bưởi vàng óng Trung Quốc 10.000 đồng/quả

    Bưởi vàng óng Trung Quốc được bán nhiều tại các khu chợ ở Hà Nội như Giáp Bát, Thành Công, Thái Hà, Láng, Trương Định, Nguyễn Phúc Lai. Đây không phải là loại quả mới, lạ vì năm 2016, bưởi vàng óng đã có mặt trên thị trường nước ta. Nhưng điều đáng nói, nếu năm 2016 bưởi vàng óng có giá bán tương đương bưởi Đoan Hùng, Diễn khoảng 40.000 đồng/quả thì năm nay, bưởi vàng óng chỉ được bán với mức giá từ 10.000 – 15.000 đồng/quả. Nguyên nhân giá loại bưởi này rẻ đến bất ngờ là do bưởi đặc sản trong nước cũng vào mùa và giá thành cạnh tranh.

    Theo nhiều người bán hàng, nguyên nhân loại bưởi này không còn chiếm lĩnh được thị trường là bởi năm nay bưởi trong nước được mùa. Thời điểm này, nhiều loại bưởi đặc sản đã cho thu hái như bưởi Đoan Hùng, Vĩnh Long, Diễn mà giá thành cũng không chênh lệch là bao nhiêu. Vậy nên, người tiêu dùng đã thờ ơ với bưởi vàng óng có xuất xứ từ Phúc Kiến (Trung Quốc).

    Năm nay, bưởi vàng óng Trung Quốc rớt giá thảm hại.

    Chị Nguyễn Thu Trang – một người bán hàng rong ở phố Giáp Bát (Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết: “Năm trước nhập bưởi vàng óng về bán, cả mùa bưởi cũng lãi được gần 20 triệu đồng. Năm nay, thấy chợ đầu mối có số lượng lớn và giá rẻ hơn thế là tôi nhập hơn 600 quả. Cứ nghĩ, hơn 600 quả này sẽ bán khoảng 1 tháng là hết. Ai ngờ, người dân giờ họ không mấy hứng thú mua loại bưởi này nữa. Một phần vì xuất xứ Trung Quốc khiến họ lo ngại và cũng một phần vì giá cả gần như tương đương bưởi trong nước. Bây giờ, chính tôi cũng đang không biết nên giải quyết với số bưởi này như thế nào. Bởi, đã bán rẻ hết mức có thể rồi mà vẫn không ai mua. Trong khi đó, trả lại chủ đại lý ở chợ đầu mối thì không được. Mà bưởi này cũng không bảo quản được lâu”.

    Theo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 – Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tại Lào Cai thì bưởi vàng óng có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây là loại bưởi trồng tại nhiều tỉnh như Phúc Kiến, Hồ Nam, Hà Nam xuống tới Vân Nam, giáp biên giới Việt Nam. Cùng với táo, lựu, nho… đây là một trong những loại hoa quả nhập khẩu đã qua kiểm định

    Cam vàng ươm Úc có giá rẻ bất ngờ 39.900 đồng/kg

    Tại nhiều siêu thị và các cửa hàng hoa quả nhập khẩu, cam vàng ươm Úc đang được bán với mức giá chỉ 39.900 đồng/kg. Mức giá này cũng khiến nhiều người tiêu dùng phân vân vì nếu nhập khẩu trực tiếp từ Úc hay Mỹ, trái cây sẽ có giá bán không rẻ.

    Tuy nhiên, theo đại diện của siêu thị Big C thì cam vàng ươm Úc được bán khá rẻ tại đây (39.900 đồng/kg) là do năm nay cam vàng ươm Úc được mùa.


    Cam vàng ươm Úc được bán với giá khá rẻ tại siêu thị Big C.

    Theo nhiều người tiêu dùng, chính họ cũng “giật mình” bởi giá cam vàng ươm Úc đang được bán trong nước. Bởi so với khoảng thời gian này năm trước, cam vàng ươm Úc được bán với giá hơn 100.000 đồng/kg. Do vậy, khi cam vàng ươm Úc có giá rẻ bất ngờ cũng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng.

    Tại siêu thị Big C, không chỉ cam vàng ươm Úc có giá rẻ mà táo nhập khẩu, nho nhập khẩu và một số loại quả khác cũng có giá thành khá bình dân.

    Theo Vietq

    Nhiên liệu sạch sản xuất từ ánh sáng và chất béo

    Trong tất cả các loại nguyên liệu thay thế, không có gì có thể sạch được như hydro. Việc đốt cháy loại nhiên liệu này trong quá trình sử dụng chỉ sản sinh ra sản phẩm phụ là nước chứ không gây hại đến môi trường. Đặc biệt hơn, loại khí này còn có thể được tái tổng hợp chứ không như xăng dầu.

    Tuy nhiên, việc sản xuất pin nhiên liệu hydro trên quy mô lớn không phải là điều dễ dàng vì yêu cầu kỹ thuật quá phức tạp đi kèm với các nguyên liệu cấu thành đắt tiền. Hydro là nguồn tuyệt vời cho năng lượng sạch, nhưng thách thức đối với các nhà nghiên cứu là làm sao tạo ra nó vừa hiệu quả vừa có giá cả phải chăng.

     Cho đến gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois, cùng với các đồng nghiệp thuộc Viện Vật lý và Công nghệ Mátxcơva (MIPT), Nga, đã phát hiện ra một phương pháp sản xuất hydro đặc biệt. Các chuyên gia tiến hành tổng hợp nhiên liệu hydro từ nước bằng cách kết hợp ánh sáng mặt trời và một số hợp chất béo nhạy ánh sáng.

    Giờ đây người ta có thể sản xuất nhiên liệu hydro hiệu quả với chi phí thấp hơn. Theo đó, các chuyên gia có thể tổng hợp khí hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời nhờ sử dụng các hợp chất xúc tác quang học đặc biệt được tạo ra nhờ titanium dioxide.


    Việc sản xuất pin nhiên liệu hydro trên quy mô lớn yêu cầu kỹ thuật quá phức tạp đi kèm với các nguyên liệu cấu thành đắt tiền.

    Nhóm các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Nga đã chèn một protein nhạy sáng vào các mẫu nano – được tạo thành từ các đoạn tròn của màng tế bào bao gồm hai lớp chất béo với mục đích bắt chước một màng tế bào tự nhiên gọi là bacteriorhodopsin.

    Để tạo ra hợp chất xúc tác quang học, họ đã hòa tan các mẫu nano vào trong nước cùng với titanium dioxide. Các chuyên gia cũng thêm bạch kim vào hỗn hợp để làm cho phản ứng có hiệu quả hơn.

    Vladimir Chupin, chuyên gia nghiên cứu của MIPT, nhấn mạnh mức độ hiệu quả khi các viện nghiên cứu cộng tác với nhau: “Tuy có chuyên môn nghiên cứu các vấn đề về sinh lý và y tế; nhưng nhờ vào quá trình nghiên cứu gần đây với các đồng nghiệp người Mỹ, chúng tôi cho rằng bằng cách vận dụng các kiến thức sinh học, kỹ thuật cũng như nguồn thông tin từ nhiều chuyên gia, các mẫu nano đã có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu hydro”.

    Theo Dân trí