27.2 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng 7 7, 2025
More
    Home Blog Page 437

    Phát triển vệ tinh gom rác xung quanh trái đất

    Miki Ito, người đứng đầu đội ngũ “lao công vũ trụ” của Astroscale, tính dọn “bãi mìn bao quanh hành tinh” bằng vệ tinh gom rác.

    Có từ 20.000 đến 100 triệu mảnh vỡ không gian lớn nhỏ di chuyển quay Trái Đất với tốc độ gấp 10 lần đạn bay. Đây là dấu vết của vệ tinh bị bỏ lại hoặc tên lửa hỏng, gây nguy cơ cho những chuyến du hành không gian và chính các vệ tinh đang hoạt động. Chúng được ví như bãi mìn bao quanh hành tinh.

    Lượng mảnh vỡ với kích thước từ 10 cm tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 20 năm trở lại đây. Thế nhưng hầu như chưa có cơ quan nào thực hiện công việc thu gom loại rác thải này.

    Miki Ito, một phụ nữ Nhật Bản 35 tuổi, đang đứng ra giải quyết vấn đề. Với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Kỹ sư Không gian, cô hiện giữ vai trò chủ tịch Astroscale, startup cung cấp dịch vụ dọn dẹp không gian.

    Astroscale được một cựu doanh nhân IT có tên Nobu Okada sáng lập năm 2013. Đến nay, đội ngũ tự nhận mình là những “lao công vũ trụ” này gọi được số vốn lên tới 53 triệu USD.

    Startup có trụ sở tại Singapore nhưng hoạt động phát triển diễn ra chủ yếu ở Nhật Bản, nơi họ đạt được hợp đồng với Cơ quan Không gian nước sở tại (trị giá 25 triệu USD). Các công đoạn lắp ráp vệ tinh ELSA-d, có nhiệm vụ “nhặt rác vũ trụ”, cũng đang được tiến hành tại đất nước mặt trời mọc.

    Không phải công ty đầu tiên, nhưng Astroscale là đơn vị được giao khoản tiền lớn nhất để thực hiện công việc dọn dẹp tốn chất xám này.

    Các vệ tinh chủ yếu phục vụ công tác truyền phát thông tin, quan sát Trái Đất. Khi gặp trục trặc, nhà cung cấp buộc phải gỡ bỏ thiết bị cũ trước khi thay thế bằng vệ tinh mới.

    Giải pháp Astroscale đưa ra là gắn ELSA-d vào mục tiêu cần dọn dẹp, kéo chúng trở lại Trái Đất. Vật thể sau đó bị đốt cháy khi va chạm khí quyển. Việc này được tính toán ít tốn kém hơn nhiều lần chi phí có thể phát sinh từ rác thải vũ trụ.

    “Vệ tinh gom rác” được dự định phóng thử cuối năm 2019 và các hoạt động thương mại chưa diễn ra cho tới năm 2020. Việc dẫn dắt một tổ chức có sứ mệnh tiềm năng và ý nghĩa đưa cô Ito mới đây lọt vào danh sách “Emergent 25” (những doanh nhân nữ mới nổi tại châu Á) của Forbes Asia.

    Miki Ito, người điều hành công việc “vệ sinh vũ trụ”, đang để lại dấu ấn tại châu Á. Ảnh: Forbes.

    Khi Okada ngỏ lời mời Ito về làm việc tháng 10/2014, nữ chuyên gia vũ trụ khi ấy suy nghĩ: “Chẳng có gì ngạc nhiên nếu là các công ty chế tạo vệ tinh, nhưng khi nghe về việc vệ sinh không gian, tôi bị ấn tượng và nghĩ rằng đó là một thử thách hấp dẫn”.

    Ở đất nước còn chật vật tìm cách tăng trưởng số nhà lãnh đạo nữ như Nhật Bản, Ito giờ đây là cô gái hiếm hoi hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và đặc biệt, startup về vũ trụ.

    Kể về lựa chọn của bản thân, cô nói trên Forbes Asia: “Hồi học trung học, tôi rất ấn tượng với phim “Independence Day” (Ngày Độc lập), bị choáng ngợp trước hình ảnh tuyệt đẹp và viễn tưởng của phi thuyền người ngoài hành tinh. Từ đó nảy sinh trong tôi mơ ước làm công việc liên quan đến vũ trụ, như phi hành gia hay chế tạo tên lửa. Tôi bước vào đại học với ý niệm chung về lĩnh vực này, rồi bắt tay nghiên cứu vệ tinh tại phòng thí nghiệm”.

    Nhật Bản gần đây chứng kiến sự bùng nổ của các dự án khởi nghiệp trong ngành vũ trụ. Thành phần cấu tạo được thu nhỏ và ít tốn kém hơn trước khiến các vệ tinh giờ đây ra đời dễ dàng hơn. Quốc gia này mới đây đầu tư đến 1 tỷ USD vào các startup không gian, theo báo cáo của TechCrunch.

    Tuy nhiên, giữa hầu hết nỗ lực phóng các vật thể vào không gian, Ito và Astroscale đi con đường ngược lại của một doanh nghiệp về vũ trụ. Phần lớn nhân sự công ty cũng “ngược dòng” so với công việc cũ từng đảm đương tại các tập đoàn đầu ngành.

    Bên cạnh đó, quan điểm về các đối thủ của Astroscale khác biệt, theo lời Ito chia sẻ trên The Japan Times: “Mục đích chính của chúng tôi là giảm thiểu rác thải vũ trụ, vì vậy sẽ không xung đột với họ”.

    Người đứng đầu hàng ngũ “lao công vũ trụ” thể hiện quyết tâm: “Vấn đề cần được giải quyết. Chúng tôi hiện chưa có khách hàng nhưng cố gắng giảm thiểu chi phí và sẽ cung cấp dịch vụ”.


    “Vệ tinh gom rác” ELSA-d kéo mục tiêu về phía Trái Đất, khiến nó bị đốt cháy khi va chạm khí quyển. Ảnh: Astroscale.

    Khách hàng tiềm năng Astroscale hướng đến là những công ty vận hành vệ tinh tư nhân, các cơ quan không gian quốc gia và Liên Hợp Quốc.

    Startup lựa chọn Singapore để đặt trụ sở vì đây là quốc gia trung lập về chính trị. Mong muốn phạm vi kinh doanh mở rộng trên toàn cầu, Ito chia sẻ: “94% rác thải không gian đến từ các nước Mỹ, Nga và Trung Quốc, chúng tôi cần trung lập để làm việc với họ”.

    Tuy nhiên, dịch vụ cũng vấp phải những hoài nghi. Thay vì thu gom mảnh vụn, ELSA-d có thể bị lợi dụng cho mục đích quân sự, như loại bỏ vệ tinh của một số quốc gia. Dẫu vậy, Ito khẳng định sẽ không để công nghệ công ty mình làm ra bị sử dụng một cách sai trái.

    Theo Ngoisao.net

    Australia thử nghiệm hệ thống tạo nước uống từ không khí

    Cơ quan Năng lượng tái tạo Australia (ARENA) vừa công bố kế hoạch thử nghiệm hệ thống sản xuất nước uống đầu tiên có thể chiết xuất nước trực tiếp từ không khí và sử dụng năng lượng mặt trời.

    Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ARENA sẽ thay mặt Chính phủ Australia cấp 420.000 AUD (hơn 315.000 USD) cho công ty khởi nghiệp Zezo Mass Water có trụ sở tại Mỹ để triển khai 150 hệ thống tấm nước có tên SOURCE tạo nước uống từ năng lượng mặt trời tại nhiều khu vực trên khắp Australia.

    Đây là một sản phẩm chế biến nước uống sạch từ không khí, dùng năng lượng tái tạo và không cần nhà máy hạ tầng, nguồn điện hoặc nước để vận hành.

    Hệ thống tấm nước SOURCE có thể tạo ra 5 lít nước uống trong một ngày, tùy thuộc vào đặc trưng khí hậu.

    Thay vì dùng mạng lưới lọc và phân phối nước, hệ thống này sẽ sản xuất nước sạch bằng năng lượng mặt trời và độ ẩm từ không khí.

    Hệ thống tấm nước SOURCE có thể tạo ra 5 lít nước uống trong một ngày, tùy thuộc vào đặc trưng khí hậu. Theo ước tính, một hệ thống SOURCE có thể tạo ra một lượng nước đủ để thay thế hơn 20.000 chai nhựa trong vòng 15 năm.

    Tại Australia, đây là lần đầu tiên công nghệ này được thử nghiệm, lắp đặt ở 150 địa điểm khác nhau trên khắp Australia bao gồm Sydney, Adelaide, Perth cũng như các vùng xa xôi. Các vị trí đặt thử nghiệm rất đa dạng bao gồm sân bay, quán cà phê, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thương mại…

    Dự án này nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng chai nhựa đồng thời cung cấp nước uống cho các khu vực vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong triển khai hệ thống điện và nước uống hoặc trong thời kỳ khô hạn.

    Các nơi thử nghiệm của dự án cũng phối hợp đồng thời với một nghiên cứu khác nhằm đánh giá tác động môi trường của nước đóng chai ở Australia.

    Giám đốc điều hành ARENA Ivor Frischknecht cho biết SOURCE là một cách thức độc đáo trong thúc đẩy đổi mới sử dụng năng lượng mặt trời ở Australia.

    Ông nêu rõ dự án này sẽ tạo ra một sản phẩm mang lại phương thức sử dụng mới cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Australia.

    Cùng với việc sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời, SOURCE có thể tạo ra nguồn nước uống sạch, như một giải pháp chủ động cung cấp nước sạch.

    Lợi ích tiềm năng của công nghệ này với môi trường là rất quan trọng. Dân cư sinh sống ở các vùng xa xôi hoặc trong thời kỳ khô hạn vẫn có thể tiếp cận nguồn nước sạch, trong khi giảm đáng kể số lượng chai nhựa thải ra môi trường.

    Theo VietnamPlus

    Cách xử lý tã giấy hạn chế gây ô nhiễm môi trường

    Sử dụng tại tã giấy (bỉm giấy) và xử lý bỉm giấy đúng cách đúng sách sau khi sử dụng góp phầm giảm thiểu xả rác thải ra môi trường.

    Có thể nhiều mẹ chưa biết, theo thống kê cho thấy, từ khi sinh ra đến lúc một đứa trẻ biết cách tự đi vệ sinh sẽ sử dụng khoảng 6.100 tã giấy. Tã giấy xếp thứ 3 sau các sản phẩm được thải ra và được chôn ở các bãi rác chỉ sau: sách báo và chai nhựa, trong khu vực nơi mà giấy, đồ thủy tinh, và lon thiết,… được tập hợp lại cho việc tái chế, những chiếc tã thậm chí còn chiếm phần lớn trong khu vực này.

    Mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường. Để sản xuất ra số tã giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử dụng, tã giấy được thải ra môi trường phải mất đến 500 năm sau nó mới được phân hủy. Số lượng rác thải tã giấy bị chôn vùi dưới lòng đất không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vệ sinh môi trường mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.

    Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường.

    Công ty chuyên thu thập bỉm đã sử dụng

    Có thể các mẹ chưa biết việc xả tã giấy chưa qua xử lý được ví như việc con người thải túi nilon chưa qua xử lý ra môi trường mỗi ngày.

    Một công ty ở Pháp chuyên thu thập tã giấy (bỉm) đã sử dụng và đổi lại bỉm sạch, có thu phí. Công việc giặt sạch được giao cho tổ chức những người tàn tật. Tình trạng tã giấy (bỉm) dùng một lần rồi bỏ đi vốn không ai tiếc. Trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi mỗi ngày thay 2 – 8 cái bỉm.

    Về phương diện môi trường, bỉm không tự phân hủy sinh học mà cũng không thể tái chế được. Nếu đốt sẽ sinh khí CO2 độc hại.

    Giải pháp khả dĩ tối ưu nhất hiện nay là giặt sạch để dùng lại, nhưng phải đầu tư tiền bạc và thời gian. Đó là làm loại bỉm có thể giặt sạch: quần lót dệt bằng sợi nhỏ, bên trong là tã polyéthane, phết sẵn một lớp chất tẩy như cái túi không để thẩm thấu. Vải quần lót và tã đều đáp ứng chuẩn Oeko tex 100 đảm bảo không độc hại với da, không ô nhiễm môi trường.

    Về phương diện môi trường, bỉm không tự phân hủy sinh học mà cũng không thể tái chế được. Nếu đốt sẽ sinh khí CO2 độc hại.

    Tờ We Demain phát hiện một công ty thu thập bỉm đã sử dụng và đổi lại bỉm đã được giặt sạch, có thu phí. Người đi thu và hoàn trả bỉm đều dùng xe đạp để di chuyển. Công việc giặt sạch được giao cho tổ chức những người tàn tật.

    Công ty “Cái bỉm bé bỏng của tôi” này do Antoine de Chambost và Philippe Gayard thành lập hồi tháng 4/2017. Hiện nay, Công ty mới đảm đương được vùng Issy – Les – Moulineaux (thuộc tỉnh Hauts – de – Seine ở phía tây nam thủ đô Paris nước Pháp) và sẽ triển khai thêm các cơ sở trong thời gian tới. Các gia đình đã ký hợp đồng giặt bỉm đều tỏ ý hài lòng, sẵn sàng tái ký.

    Mách mẹ cách xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng

    Theo Hiệp hội Y tế Cộng đồng tại Mỹ, hành vi vứt bỏ tã giấy bẩn không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường nước và không khí. Không chỉ vậy, những chiếc tã bẩn này sẽ khiến các công nhân vệ sinh đối diện với nguy cơ về sức khỏe.

    Những vi khuẩn tiềm ẩn trong phân thường rất nguy hiểm, những người tiếp xúc với phân có nguy cơ mắc bệnh cao. Các vi khuẩn này lây qua phân có thể gây ra các bệnh như bại liệt và viêm gan và chúng có thể sống trong đống phân nhiều tháng sau khi chúng rời khỏi cơ thể người, điều này khiến những người tiếp xúc với phân trên tã bẩn có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

    Có thể các mẹ chưa biết việc xả tã giấy chưa qua xử lý được ví như việc con người thải túi nilon chưa qua xử lý ra môi trường mỗi ngày. Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là với những mẹ có con nhỏ thì điều đáng chú ý nhất chính là những chiếc tã giấy bẩn chưa qua xử lý.

    Việc thải trực tiếp tã giấy ra môi trường như vậy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mà ta sống, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến những người khác nữa. Bài viết này hy vọng sẽ giúp mẹ tìm hiểu lý do tại sao phải xử lý bỉm giấy đúng cách và mách mẹ xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng.

    Những cách giúp mẹ xử lý bỉm giấy đúng cách

    Mẹ có thể loại bỏ chất cặn vào bồn cầu, sử dung vòi xối để làm trôi sạch chất cặn trước khi vứt tã đi. Việc này hạn chế việc những người lao công tiếp xúc với chất cặn, và hoàn toàn có thể ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm cho người khác.

    Mẹ nên cuộn tã lại về mặt sạch, hướng ra ngoài, có thể dùng băng dính để cố định tã giống như khi mẹ vứt miếng bang vệ sinh. Hoặc mẹ có thể cho chiếc tã bẩn vào túi giấy và cột chặt miệng túi lại.

    Cho chiếc tã vào thùng đựng rác đặc biệt. Loại thùng này có khả năng xử lý mùi như thùng đựng rác thông thường. Nếu trong nhà chưa có loại thùng rác này thì mẹ cố gắng cuộn tã chặt cho vào túi để tránh mùi tã bẩn gây ô nhiễm bầu không khí trong nhà nhé.

    Cho tã bẩn vào thùng rác có nắp đậy. Nếu trong quá trình thay tã khi bé đang ở ngoài thì mẹ nên cuốn tã cẩn thận và luôn rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho bé.

    Lợi ích của việc xử lý tã bẩn đúng cách

    Lợi ích môi trường: Mỗi một tã giấy mà mẹ xử lý trước khi vứt đi đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường xanh mà chúng ta đang sống rồi. Việc các mẹ xử lý tã giấy đúng cách không giảm thiểu không khí nặng mùi từ tã giấy gây ra tại các bãi rác và còn hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, các mẹ xử lý tã giấy đúng cách là các mẹ đã giúp việc tái chế rác thải trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí kinh tế cho đất nước. Việc này có ảnh hưởng rất tích cực trong việc giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý rác thải, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm ô nhiễm bầu không khí,….

    Lợi ích xã hội: Không chỉ có lợi ích về mặt môi trường, với hành động nhỏ của mẹ có thể góp phần nâng cao nhận thức của cả cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trên những diễn đàn của Mẹ và Bé. Lâu dần, mỗi mẹ hay mỗi ngừoi dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý tã giấy sau khi sử dụng cũng như những tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất chính là việc hình thành ở mỗi gia đình nhận thức về bảo vệ môi trường xung quanh các bé.

    Lợi ích sức khỏe: Và không thể nhắc đến lợi ích về sức khỏe khi mẹ biết cách xử lý tã giấy sau khi sử dụng cho bé. Việc này vừa giúp mẹ đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp cho bé mà còn hạn chế tối đa các bệnh nguy hiểm cho bé khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, mẹ cũng đang giúp những người lao công vất vả hạn chế bị nhiễm phải những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ đó.

    Theo moitruong.com.vn

    Tổ chức thu gom rác thải điện tử tại các trường đại học

    Việt Nam Tái Chế (VNTC) vừa phát động chương trình tuyên truyền và thu gom rác thải điện tử trong 10 trường đại học trong nước và quốc tế tại TP.HCM và Hà Nội.

    Theo đó, VNTC sẽ đào tạo các sinh viên thành những đại sứ chương trình tại mỗi trường tham gia. VNTC sẽ cùng với các đại sứ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quy trình tái chế rác thải điện tử chuyên nghiệp với môi trường. Đồng thời, các đại sứ có thể thay mặt chương trình để thu gom các thiết bị điện tử thải bỏ và được nhận thưởng dựa trên khối lượng thu gom.

    Chương trình được thí điểm trong một năm, từ tháng 03 năm 2018.

    Thu gom và tái chế rác thải điện tử là hành động rất thiết thực trong việc bảo vệ môi trường.

    Năm 2017, VNTC thu gom khoảng gần 10.000 kg rác thải điện tử, tăng gần gấp đôi so với năm 2016 là 4.800 kg. Trong đó, top ba loại rác thải điện tử chiếm tỷ trọng lớn là (1) máy in/fax/scan có sự chuyển đổi lớn từ 13% trong 2016 lên đến 48% trong 2017, (2) các loại linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng 20% và (3) máy laptop/máy tính để bàn khoảng 8%.

    Tuy nhiên, VNTC cho rằng con số thu được vẫn còn khiêm tốn so với lượng rác thải điện tử 90.000 tấn mà Việt Nam thải ra mỗi năm (theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ).

    “VNTC nhận được các phản hồi tích cực từ các bạn sinh viên về tái chế do các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Chính vì điều này, chúng tôi đã xây dựng chương trình và hợp tác với đối tượng sinh viên để cùng nhau lan tỏa thông điệp xanh, đẩy mạnh thu gom các thiết bị điện tử thải bỏ và tái chế theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế”, bà Miriam Lassernig, đại diện VNTC chia sẻ.

    Đồng hành cùng chương trình, mỗi trường đại học sẽ chọn ra một nhóm đại sứ (gồm ít nhất 5 bạn) tổ chức các hoạt động tuyên truyền và thu gom rác thải điện tử định kỳ trong cộng đồng sinh viên thông qua các hình thức như tờ rơi, poster, banner, loa phát thanh trường, mạng xã hội…

    Theo đó, mỗi trường sẽ được đặt một thùng chứa ngay tại khuôn viên trường và sẽ tập kết rác thải điện tử về một trong các điểm thu hồi chính thức của VNTC tại hai thành phố.

    Bên cạnh chương trình thu gom tại các trường đại học nêu trên, VNTC còn cung cấp dịch vụ thu gom tận nơi dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp (điều khoản và điều kiện áp dụng).

    Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng thải bỏ rác thải điện tử một cách có trách nhiệm, VNTC thiết lập 10 điểm thu gom thường xuyên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Theo VNTC

    Ánh sáng xanh dương làm tăng nguy cơ ung thư

    Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh dương từ điện thoại di động (smartphone) và các thiết bị điện tử khác có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 1,5 lần và ung thư tiền liệt tuyến gấp 2 lần so với người ít tiếp xúc hơn.

    Nguy cơ từ điện thoại di động

    Theo CNN Health, các nhà nghiên cứu từ Tây Ban Nha tiến hành đo mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh dương nhân tạo ngoài trời như đèn đường và mức độ tiếp xúc trong nhà qua bảng câu hỏi tự trả lời.

    Kết quả cho thấy những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh dương nhân tạo ngoài trời vào ban đêm có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 1,5 lần và ung thư tiền liệt tuyến gấp 2 lần so với người ít tiếp xúc hơn.

    Theo VnExpress, nam giới tiếp xúc với ánh sáng xanh nhân tạo ở trong nhà có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt gấp 2,8 lần. Điều này cho thấy bản chất của ánh sáng quan trọng hơn cường độ sáng trong việc sinh ung thư.

    Lý giải tại sao ánh sáng xanh dương lại có thể gây ung thư chứ không phải các ánh sáng khác, chuyên gia cho rằng ánh sáng xanh dương có độ dài sóng ngắn hơn các ánh sáng khác trong quang phổ, và tác động làm giảm phóng thích melatonin từ não.

    Melatonin là hormone đóng vai trò trong việc đồng bộ hóa đồng hồ sinh học của các tế bào trong cơ thể. Khi đồng hồ sinh học bị lỗi nhịp có thể sinh ra ung thư.

    Ánh sáng xanh dương có độ dài sóng ngắn hơn các ánh sáng khác trong quang phổ, và tác động làm giảm phóng thích melatonin từ não.

    5 mẹo nhỏ giúp hạn chế tiếp xúc với smartphone

    Nếu bạn đã nhận thức được tác hại của căn bệnh “nghiện” smartphone nhưng lại không tài nào rời xa được món đồ công nghệ này, hãy thử thực hiện theo 5 mẹo nhỏ dưới đây trên Dân Trí.

    Tắt đi các thông báo: Trên thực tế, kiểm tra một thông báo nhiều khi lại dẫn tới hàng tiếng đồng hồ sử dụng smartphone. Hãy tưởng tượng các thông báo này giống như một món ăn cứ chốc lát lại hiện ra trước mặt bạn để nhắc về sự hiện diện của cơn đói vậy. Do đó nếu bạn quyết tâm ít phụ thuộc vào smartphone hơn, hãy tắt các thông báo hiển thị, hoặc tìm cách để làm chúng ít xuất hiện hơn. Thậm chí, các phương thức như tắt chuông báo, tắt Wi-fi,.. cũng giúp chúng ta hạn chế được thói quen sử dụng smartphone thường xuyên.

    Sử dụng phần mềm kiểm soát thời gian: Nếu bạn không thể tự kiểm soát được thời gian sử dụng smartphone, hãy thử dùng các phần mềm để thay bạn làm điều đó. Cụ thể, các ứng dụng như Quality Time (đối với Android) và Moment (dành cho iOS) đều có chức năng giúp bạn xác định được khung thời gian sử dụng mỗi ngày. Từ đó, hệ thống sẽ tự động nhắc nhở bạn mỗi khi chúng ta vượt quá khoảng thời gian định trước.

    Quy định trước những khoảng thời gian “tạm ngưng”: Bạn không cần thiết phải dùng smartphone khi đang ăn, khi đang tắm, xem phim, hoặc khi đang đọc sách. Hãy lên lịch trước và ưu tiên cho các hoạt động này hơn là việc kiểm tra xem có tin nhắn hay email nào không. Nếu bạn sợ phải nhận các thông báo hoặc tin nhắn trong quá trình “tạm ngưng”, hãy thử dùng các biện pháp mạnh hơn. Thí dụ như tắt máy, hoặc chuyển về chế độ máy bay mỗi khi đi làm, hoặc đi làm về. Từ đây, chúng ta có thể tham gia cùng gia đình để chuẩn bị và dùng bữa tối, thay vì phải cầm smartphone để check-in và lướt Facebook.

    Tránh dùng smartphone làm báo thức: Hạn chế dùng smartphone để làm báo thức, hay nếu như bạn có thể, hãy để chúng bên ngoài phòng ngủ. Thực tế cho thấy rằng khoảng thời gian trước khi ngủ, và khi vừa mới thức giấc cũng là khoảng thời gian chúng ta hay … tận dụng để đọc báo, lướt web, Facebook, email bằng smartphone. Do đó nếu như bạn đặt smartphone ở ngoài tầm tay trong khoảng thời gian này, chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể tần suất sử dụng smartphone mỗi ngày. Từ đây tránh được chứng quá phụ thuộc vào thiết bị này.

    Làm việc thật bận rộn: Bên cạnh tất cả các phương thức, thì chọn cách làm việc thật nhiều để quên đi smartphone cũng là một giải pháp hữu hiệu. Khi bận rộn, chúng ta sẽ chẳng còn thời gian đâu để quan tâm đến những dòng status Facebook, hay các tin nhắn, email từ bạn bè. Dần dần, thói quen sử dụng smartphone của bạn sẽ được cải thiện, và bớt lệ thuộc vào chúng. Tuy nhiên phương thức này cũng không nên kéo dài quá lâu, bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ và khiến bạn bị Stress, hoặc mất đi thăng bằng sự thăng bằng trong cuộc sống. Trong trường hợp này, hãy tìm các hình thức vui chơi khác mà không cần dùng smartphone như đi xem phim, ngồi coffee với bạn bè, đi bơi,..

    Theo moitruong.com.vn

    Ngày càng có thêm nhiều đợt nắng nóng đe dọa loài người

    Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change số ra ngày 16/8/2017, các nhà khoa học cảnh báo trong những năm tới, 50% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với những đợt nắng nóng ít nhất mỗi năm một lần, trong đó 25% phải hứng chịu các đợt nắng nóng có thể gây chết người.

    Giáo sư Camilo Mora thuộc Đại học Hawaii cho biết các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nhân loại là “không thể tránh khỏi” ngay cả khi đạt được mục tiêu chính của Hiệp định Paris là giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.

    Cũng theo báo cáo trên, ngày nay, khoảng 30% cư dân địa cầu trải qua các đợt nắng nóng tồi tệ tại một số thời điểm trong năm. Kể từ đầu thế kỷ 21, nắng nóng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người. Riêng trong mùa hè 2003 đã có hơn 70.000 người tử vong ở Tây Âu.

    Cùng ngày, Ủy ban liên chính phủ Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố báo cáo nêu rõ, trong tương lai, nhân loại sẽ phải đối mặt với ba kịch bản gây ô nhiễm bởi khí carbon, trong đó các vùng nhiệt đới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Theo báo cáo trên, Indonesia, Philippines, miền Bắc Brazil, Venezuela, Sri Lanka, miền Nam Ấn Độ, miền Bắc Australia, Nigeria và hầu hết các vùng Tây Phi có thể phải đối mặt với hơn 300 ngày nắng nóng nguy hiểm mỗi năm.

    Theo dự báo khoảng 30% cư dân địa cầu trải qua các đợt nắng nóng tồi tệ tại một số thời điểm trong năm.

    Theo thông tin trên TTXVN, ngay cả khi các nước đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu, các thủ đô như Jakarta (Indonesia), Caracas (Venezuela) và Manila (Philippines) cũng sẽ phải trải qua hơn 180 ngày “nắng nóng chết người”.

    Thủ đô Washington của Mỹ sẽ chỉ phải hứng chịu 15 ngày nắng nóng/năm nếu mục tiêu của Hiệp định Paris đạt được, và ngược lại 85 ngày nắng nóng/năm nếu không có hành động nào khác để chống biến đổi khí hậu.

    Có thể xuất hiện đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài nhiều ngày

    Trao đổi với PV An Ninh Thủ Đô, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cho hay, trong những tháng đầu năm 2018, hiện tượng ENSO đã chuyển sang pha lạnh (La Nina), các đợt không khí lạnh tăng cường chỉ còn xuất hiện trong các tháng 3 – 4 và kết thúc vào những tháng giữa năm khi ENSO dần trở lại pha trung tính.

    Năm nay, nắng nóng dù được ghi nhận xuất hiện sớm hơn mọi năm nhưng khi ENSO trở lại pha trung tính thì thời tiết sẽ dần trở lại quy luật tự nhiên trước đây.

    Mùa hè sẽ nắng nóng ở mức vừa phải và cường độ tăng dần chứ không đột ngột có những đợt nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa.

    Trung bình một năm sẽ có khoảng 12 đợt nắng nóng, những đợt nắng nóng ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ dự báo sẽ ngắn ngày hơn nhưng vẫn có khả năng xuất hiện một đợt nắng nóng kỷ lục duy trì trong nhiều ngày như từng diễn ra trong năm 2017.

    Theo moitruong.com.vn

    Sử dụng đồ dùng bằng gỗ bị mốc có thể gây tử vong

    Nhiều người tưởng rằng dùng đồ dùng bằng gỗ như thìa, môi, đũa là an toàn nhưng thực tế lại không phải vậy vì đồ dùng này rất dễ bị nấm mốc.

    Theo TS.BS Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, các loại đồ dùng ăn uống bằng gỗ dùng quá lâu sẽ dẫn đến chất lượng kém, không giữ được lớp trơn láng dẫn đến dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do trụy tim mạch.

    Nguyên nhân gây cấp tính thường do các loại vi khuẩn như campylobacter jejuni, salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum.

    Thông thường, những đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước. Khi rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những đồ dùng này dễ bị biến chất, có mùi chua và có các chấm mốc.

    Đặc biệt, khi chế biến những món ăn đậu phộng, bắp, khô dừa, khô đỗ tương… những loại nấm aspergilus flavus, aspergilus pataciticus có trong thực phẩm này bị dính trên đồ ăn gỗ. Sau mấy ngày chúng dễ sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, có thể gây nhiễm độc mãn tính. Aflatoxin là chất độc không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân hủy trên 120 độ C.

    Thông thường, những đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước. Khi rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những đồ dùng này dễ bị biến chất, có mùi chua và có các chấm mốc. Lúc này chúng lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng và E.coli phát triển, hay tiết ra độc chất gây ung thư aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Do đó, theo chuyên gia cách loại bỏ ẩm mốc trên đũa, thìa gỗ đó là khi mua đồ dùng bằng gỗ như đũa, thìa, đĩa,… nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ hay những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    Nên rửa sạch, luộc qua đũa, thìa,… với nước sôi rồi để khô. Cách này sẽ giúp “giết chết” toàn bộ vi khuẩn bám trên đó bởi trong quá trình chế tạo, những đồ vật này rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài. Nên rửa đũa, thìa gỗ bằng nước nóng rồi phơi khô trước khi cho vào tủ bát.

    Theo Vietq

    Trái đất nóng lên từ khi nào?

    Các nhà khoa học tin rằng trái đất bắt đầu nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một lượng dân số khổng lồ.

    Vì sao Trái đất lại nóng lên?

    Quá trình công nghiệp hóa: Quá trình công nghiệp hóa mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn nhưng kéo theo đó nó cũng tác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất – đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu.

    Các hiệu ứng nhà kính: Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

    Rừng bị tàn phá: Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất cũng càng ngày càng nóng. Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

    9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục

    Trong giai đoạn 1880 – 2013, chỉ trong vòng 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất hiện 9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục – theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

    Số liệu của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52oC, cao hơn 0,62oC so với mức nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8oC so với năm 1880.

    Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy khí gây hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất.

    Còn theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng học Thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốcTổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhận định, dù không bị tác động nhiều bởi hiện tượng El Nino, song 2017 vẫn là năm nóng nhất. Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại Bắc Cực tăng bất thường trong năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ hứng chịu mùa Đông lạnh giá hơn.

    Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070.

    Xuất hiện nhiều thảm họa

    Tần suất xuất hiện những hiện tượng thời tiết, thảm họa thiên nhiên sẽ diễn ra với cường độ mạnh như siêu bão, lũ lụt lớn,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của những người nghèo.

    Nhiệt độ Trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Lưu lượng nước chỉ là hữu hạn nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển.

    Nạn hạn hán hoành hành ở nhiều nơi và ngày càng tồi tệ hơn. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước.

    Không chỉ hạn hán, Trái đất nóng lên còn kéo theo các hiện tượng thời tiết dị thường như siêu bão, bão tuyết, lũ lụt, thiên tai…

    3 giải pháp vàng

    “Bóng ma” của biến đổi khí hậu được nêu lên để phản ánh những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và sự tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật.

    Để ứng phó và ngăn chặn những mối đe dọa nghiêm trọng, GS Ramanathan về khoa học khí hậu tại Đại học California (Mỹ) và cộng sự là Yangyang Xu đã để ra 3 giải pháp chiến lược.

    Ba giải pháp “vàng” để ngăn chặn thảm họa khôn lường này bao gồm: Giảm việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch; kiểm soát phát thải các chất gây ô nhiễm khí hậu, khí methane và HFCs; cô lập và tách biệt CO2 khỏi không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    WHO: 7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí

    Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua đã công bố kết quả nghiên cứu về ô nhiễm không khí hạt mịn ở gần 110 quốc gia, hơn 90 % dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, tim cũng như ung thư.

    Những hạt vi mô được tìm thấy trong không khí không thể nhìn bằng mắt thường nhưng chúng có thể thâm nhập sâu vào phổi, và cũng gây ra bệnh tim và ung thư.

    Báo cáo của WHO cho thấy mọi ngóc ngách trên toàn thế giới đang đối mặt với ô nhiễm không khí, tuy nhiên ô nhiễm ở các nước nghèo tồi tệ hơn. Mức ô nhiễm ngoài trời cao nhất tập trung ở những nước vùng Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

    WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á.

    Liên Hợp Quốc cho biết, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến ít nhất bảy triệu người chết mỗi năm. Tiến sĩ Tedros Adhanom, giám đốc của WHO, cho biết: “Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả chúng ta, nhưng những người nghèo nhất thường chịu thiệt thòi nhất.”

    Không có mức độ tiếp xúc an toàn với PM2.5, là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí. PM2.5 bao gồm các độc tố như sulfate và carbon đen, và gây ra nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người.

    Các nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu từ các hạt vật chất bao gồm việc sử dụng năng lượng không hiệu quả của các hộ gia đình, ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, và các nhà máy điện đốt than.

    Báo cáo của WHO thu thập dữ liệu PM2.5 và PM10 từ khoảng 4.300 thành phố trên gần 110 quốc gia. Kết quả cho thấy 9 trong số 10 người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

    Các chuyên gia cũng cảnh báo, ở các nước nghèo người dân thường sử dụng đèn dầu và nấu ăn trong môi trường không đủ tiêu chuẩn. Ba tỷ người trên khắp thế giới vẫn chưa được tiếp cận với các nhiên liệu và công nghệ nấu ăn sạch trong nhà của họ.

    Maria Neira, người đứng đầu bộ phận y tế và môi trường công cộng của WHO, cho biết: “Đây là một vấn đề rất cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt. Việc sử dụng nhiên liệu nấu ăn bẩn, như đốt than, ước tính gây ra khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.”

    WHO cũng cho biết mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á. Ở những khu vực này, các chất gây ô nhiễm không khí thường được tìm thấy ở mức cao gấp năm lần so với mức an toàn. Ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra cái chết cho 4,2 triệu người mỗi năm. Khoảng 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và các nước đang phát triển.

    Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ).

    Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh như: hen, ung thư, rối loạn phát triển thần kinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ; bệnh tim, đột quỵ, tắc nghẽn phổi mạn tính và ung thư ở người lớn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể dẫn đến một số triệu chứng kích ứng về mắt, họng và mũi.

    Theo Vietq

    Ô nhiễm ánh sáng gia tăng trên toàn cầu

    Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm ánh sáng đã gia tăng trên toàn thế giới do sự xuất hiện của các loại đèn LED siêu tiết kiệm điện.

    Nhưng vấn đề lại không nằm ở những chiếc đèn LED. Trên thực tế, thế giới đang ngày một sáng hơn nhờ hệ thống đèn LED chiếu sáng ở những nơi mà trước đó chưa có ánh sáng.

    Ô nhiễm ánh sáng là gì?

    Ô nhiễm ánh sáng (light pollution, photopollution) là sử dụng không đúng hoặc quá mức ánh sáng nhân tạo (anthropogenic light) đặc biệt về đêm. Do đó, ô nhiễm ánh sáng thường là hệ quả của lối sống văn minh, nền công nghiệp hiện đại, quá trình đô thị hóa ào ạt….

    Có nhiều loại ánh sáng gây ô nhiễm như: (1) Chói sáng, độ sáng quá mức gây khó chịu thị giác; (2) Quầng sáng (skyglow) vùng sáng của bầu trời đêm trên khu vực có người ở; (3) Tia sáng (light trespas) ánh sáng xuyên vào không chủ định, không cần thiết; và (4) Cụm sáng là các nhóm ánh sáng sáng không có ích.

    Ánh sáng nhân tạo xuất hiện ngày một nhiều

    Thế giới đang bị ô nhiễm ánh sáng là bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances cho biết ánh sáng nhân tạo đã tăng trưởng với tốc độ 2,2% mỗi năm tính từ năm 2012 đến 2016 – Theo Viettimes.

    “Mặc dù có một vài ngoại lệ, nhưng tốc độ tăng trưởng ánh sáng đã diễn ra ở khắp Nam Mỹ, châu Phi và châu Á”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã được thực hiện thông qua các thiết bị đo đặc biệt được gắn trên vệ tinh.

    “Ánh sáng đã xuất hiện nhiều hơn, từ những con đường để đạp xe qua công viên, đến những cung đường ngoại vi mà trước đó chưa bao giờ được chiếu sáng”, nhà vật lý và tác giả chính của nghiên cứu, ông Chris Kyba cho biết.

    Các nhà nghiên cứu ghi nhận một vài sự sụt giảm ánh sáng hiếm hoi ở các vùng chiến sự như Syria và Yemen, trong khi Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Mỹ là những khu vực sáng nhất thế giới.

    Việc ánh sáng nhân tạo xuất hiện ngày một nhiều sẽ tác động xấu đến môi trường. Ánh sáng đèn LED ảnh hưởng đến động vật, thực vật và vi sinh vật vào ban đêm, và nó cũng bị nghi ngờ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

    Nghiên cứu trên cho biết: “Ánh sáng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của chúng ta, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Sự thiếu ngủ sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm”.

    Ông Franz Holker, đồng tác giả của nghiên cứu nói rằng rất nhiều người đã sử dụng ánh sáng vào ban đêm mà không biết được tác động xấu của nó. Holker nói rằng nghiên cứu nói trên đã giúp ông thay đổi cách sử dụng ánh sáng vào ban đêm.

    Phá vỡ hệ sinh thái

    Nhịp sinh học bình thường được hình thành qua sự phối hợp với chu kỳ sáng-tối tự nhiên, do đó sự phá vỡ mô hình này ảnh hưởng đến động sinh thái (ecological dynamics). Do đó, ánh sáng nhân tạo, được dùng để chiếu sáng ban đêm, cũng là nguyên nhân quan trọng gây xáo trộn hệ sinh thái.

    Ô nhiễm ánh sáng, sinh thái bị ô nhiễm ánh sáng, gây nhiều rối loạn như các động vật hoang dã về đêm di chuyển nhầm lẫn, khó kiếm được mồi, kiếm bạn tình…; vì sự quá sáng sẽ ức chế phát triển sinh vật phù du ăn tảo bề mặt, tảo sẽ phát triển quá mức gây hiện tượng “tảo nở hoa” giết chết các loài thực vật khác; nhiều loại cây như lúa sẽ không ra hoa trổ hạt vì ánh đèn điện cao áp; các loại hoa ban đêm khó được sâu bướm thụ phấn….

    Theo moitruong.com.vn