20 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
More
    Home Blog Page 425

    32 học sinh tiểu học trải nghiệm chương trình “Em sống xanh” cùng VNCPC

    Ngày 11/4, 32 em học sinh lớp 5 trên địa bàn Hà Nội đã có dịp được trải nghiệm chương trình “Em sống xanh” tại Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC).

    Tại buổi trải nghiệm các em học sinh đã có dịp tìm hiểu về vòng đời của các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: giấy, chai nhựa, túi nylon… Thông qua trò chơi ghép hình, các em học sinh đã biết được nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm và sau khi sử dụng các sản phẩm này đều có thể tái chế thành những sản phẩm vô cùng hữu ích trong cuộc sống.

    Các em học sinh rất hào hứng với trò chơi tìm hiểu vòng đời sản phẩm.

    Các em học sinh cũng đã được hướng dẫn để tự đo “Dấu chân sinh thái” của chính mình, cũng như hiểu được mức độ tàn phá của loài người đối với trái đất. Theo các nhà khoa học, vào năm 1960 chỉ cần ½ diện tích trái đất đã đủ nuôi sống toàn bộ loài người. Nhưng chỉ 20 năm sau, vào năm 1980, loài người đã phải sử dụng toàn bộ diện tích trái đất mới có thể đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống. Và đến năm 2007, loài người phải cần thêm 1 trái đất nữa mới có thể đáp ứng các nhu cầu của mình.

    Các em học sinh được hướng dẫn để tự đo “Dấu chân sinh thái” của chính mình.

    Cũng trong buổi trải nghiệm, thông qua các clip vui nhộn, thú vị, ý nghĩa các em cũng đã nhận thức được sự lãng phí tài nguyên của con người, từ đó các cán bộ VNCPC đã giới thiệu tới các em cẩm nang sống xanh để góp phần bảo vệ trái đất, môi trường sống xung quanh như: hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp… Những cẩm nang sống xanh này là sản phẩm của dự án GetGreen Việt Nam. Dự án do Chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu tài trợ, với các đối tác thực hiện gồm Đại học Công nghệ Delft (TUDelft, Hà Lan), VNCPC và Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITVN).

    Getgreen.vn là website cung cấp những cẩm nang sống xanh vô cùng hữu ích.

    Theo VNCPC

    Phát hiện vi khuẩn có thể làm sạch không khí ô nhiễm

    0

    Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Northwestern đã xác định được 2 protein trong vi khuẩn methanotrophic có khả năng khai thác kim loại nặng từ môi trường và tiêu thụ khí nhà kính.  Toàn bộ nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Science.

    Hai loại protein chưa từng được nghiên cứu trước đây – MbnB và MbnC – được xác định là có vai trò một phần trong hoạt động bên trong của các vi khuẩn này. Chúng giúp thúc đẩy các quá trình sinh lý và biến vi khuẩn methanotrophic trở thành đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống lại sự biến đổi khí hậu của con người.

    Một khi chúng ta hiểu biết sâu sắc cơ chế hoạt động của những vi khuẩn này, chúng ta có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả để làm sạch môi trường, thậm chí là dọn dẹp ô nhiễm trong môi trường khám và chữa bệnh – nhóm nghiên cứu cho biết


    Cấu trúc protein (Ảnh: Phòng thí nghiệm Amy Rosenzweig, Đại học Northwestern)

    Amy Rosenzweig – một trong những nhà nghiên cứu, thuộc trường Đại học Northwestern ở Illinois cho biết: “Lúc đầu chúng tôi tập trung nghiên cứu vi khuẩn dinh dưỡng methan, nhưng bây giờ các phát hiện của chúng tôi đã vượt ra khỏi chúng. Hai protein mới được tìm thấy trong vi khuẩn methanotrophic cũng được tìm thấy trong một loạt các vi khuẩn khác, bao gồm trong cả mầm bệnh của con người.”

    MbnB và MbnC quan trọng vì chúng đóng vai trò trong việc sản xuất peptide bị biến đổi được gọi là methanobactin. Từ đó chúng cho phép các tế bào của vi khuẩn hấp thụ đồng từ môi trường xung quanh.

    Sau đó đồng được sử dụng như là nhiên liệu để enzym hóa methan thành methanol trong thực phẩm. Quá trình này khiến các nhà khoa học cực kì hứng thú với vi khuẩn dinh dưỡng methan cũng như cách MbnB và MbnC bắt đầu phản ứng dây chuyền.

    Lượng cacbon dioxit cao trong không khí cộng với mức độ methan ngày càng gia tăng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những khí này đến từ các nguồn tự nhiên cũng như từ ngành công nghiệp dầu khí.

    Hiện tại, các nhà khoa học đang xem xét việc sử dụng các vi khuẩn methanotrophic để làm giảm sự gia tăng của methan trong không khí. Chúng cũng là một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trong tương lai khi có thể chuyển khí methan thành nhiên liệu.


    Vi khuẩn dinh dưỡng methan có thể chống lại quá trình nóng lên toàn cầu (Ảnh: Tin247)

    Hơn nữa, vì vi khuẩn methanotrophic liên kết chặt chẽ với đồng nên chúng cũng có thể được dùng để điều trị bệnh Wilson. Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cơ thể bệnh nhân không thể xử lý sạch sẽ những nguyên tử đồng được tìm thấy trong thực phẩm. Vi khuẩn này cũng có thể là một nguồn lợi khuẩn probiotic hữu ích.

    Các nhà khoa học còn phải thực hiện nhiều nghiên cứu nữa trước khi đưa những ứng dụng trên trở thành sự thật, tuy nhiên nghiên cứu đã giúp nâng cao kiến thức của chúng ta về các loại vi khuẩn. Nhờ vào việc xác định MbnB và MbnC và các quá trình mà chúng tham gia vào, các nhà khoa học có thể dự đoán những loài vi khuẩn có thể tạo ra methanobactin.

    Nhà nghiên cứu Rosenzweig cho biết: “Trước đây, khoa học chưa từng chứng kiến sự hình thành của các nhóm hóa học mà yêu cầu sự có mặt của những enzym có chứa kim loại, hai protein MbnB và MbnC cũng không hề xuất hiện trong các nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, các enzym tương tự dường như được tạo ra trong các hoàn cảnh khác, điều đó cho thấy chất hóa học trong vi khuẩn methanotrophic có tầm quan trọng hơn nhiều việc tạo ra methanobactin.”

    Theo moitruong.com.vn

    Công nghệ mới giúp giảm 1/2 chi phí xử lý nước thải

    0

    Các chuyên gia đến từ Hàn Quốc vừa giới thiệu một công nghệ xử lý được nhiều loại nước thải bị ô nhiễm nặng nhưng chi phí lại giảm gần một nửa.

    Sáng 10-4, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM đã tổ chức hội thảo Công nghệ tách nước thải thông minh và công nghệ sấy khô bùn của Hàn Quốc để nghe chuyên gia nước ngoài trình bày về một công nghệ xử lý nước thải mới.

    TS. Hee Dong Bae, đại diện đơn vị cung cấp công nghệ cho biết ưu điểm của công nghệ mới này đó là chi phí vận hành thấp hơn cách xử lý nước thải truyền thống mà chất lượng nước đầu ra lại tốt hơn. Theo đó, chi phí xây dựng giảm từ 30-50% còn chi phí vận hành giảm từ 40-45% phù hợp với nhiều công trình khác nhau từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước từ các hồ nuôi cá cho đến mỏ quặng. Do nước thải qua hệ thống tách thông minh nên không cần diện tích mặt bằng quá lớn để làm các bể lắng theo cách xử lý thông thường.

    Bên cạnh đó, bùn thải lắng từ hoạt động xử lý nước sẽ được xử lý hết các độc tố và làm khô để tái sử dụng cho các mục đích khác chứ không phải mang đi chôn lấp như hiện nay nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chôn lấp.

    Về nhân lực vận hành hệ thống xử lý cũng được tối giản do công nghệ này tự động hóa ở nhiều khâu. Các doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng công nghệ này sẽ được đơn vị cung cấp chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ sư vận hành và bảo trì, bảo dưỡng. TS. Hee Dong Bae cho biết thêm tuổi thọ của công nghệ này lên đến 50 năm.


    Nước thải sau xử lý đạt chuẩn đầu ra tốt hơn cách xử lý truyền thống.

    Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp, đại diện các khu công nghiệp cũng đặt các câu hỏi về công nghệ này có xử lý được nước nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu hay không và chi phí xử lý một mét khối nước thải là bao nhiêu?

    TS. Hee Dong Bae khẳng định công nghệ này hoàn toàn xử lý được nước nhiễm mặn. Riêng với dư lượng thuốc trừ sâu ở các con sông được lấy làm nguồn nước đầu vào của nhà máy cấp nước thì vị tiến sĩ này cho biết nước sông chảy thường xuyên nên rất khó đo dư lượng thuốc trừ sâu trong nước và khuyến cáo không nên sử dụng để sản xuất nước uống. Nếu không còn nguồn nào khác thì phải kiểm soát từ đầu nguồn ở các cánh đồng.

    TS Phan Minh Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP, đánh giá công nghệ này là cách tiếp cận mới trong xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao mà chi phí xây dựng và vận hành lại thấp. Cách xử lý này phù hợp với điều kiện thực tế tại nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải hiệu quả mà ít chi phí cũng như mặt bằng nhỏ.

    Theo nld.com.vn

    Ba Lan có máy hút sương mù tạo không khí sạch

    0

    Dự án Smog Free của Studio Roosegaarde đã đưa ra tầm nhìn mới về không khí sạch tại một thành phố thuộc Ba Lan, bằng thiết kế một tòa nhà đóng vai trò là chiếc máy hút sương mù lần đầu tiên trên thế giới được lắp đặt tại công viên Jordana, TP Krakow.

    Tòa nhà có tên gọi Smog Free Tower của Roosegaarde bắt đầu hút chất ô nhiễmtrong không khí ở công viên Jordana từ ngày 16/2.

    Khách tham quan dự án cũng sẽ có cơ hội xem chiếc nhẫn lọc khói bụi Smog Free Ring được trưng bày tại Bảo tàng đương đại nghệ thuật ở Krakow.

    Tháp cao 7m dựa trên công nghệ ion hóa tích cực được cấp bằng sáng chế để làm sạch không khí. Theo Roosegaarde máy hút khói bụi này là một giải pháp ở cấp độ địa phương, tạo ra những bong bóng không khí sạch trong thành phố.

    Khu vực xung quanh tháp không khí sạch hơn từ 55 – 70% so với các khu vực còn lại của thành phố. Nghiên cứu này đã được Đại học công nghệ Eindhoven khẳng định về hiệu quả lọc không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    Mỏ vàng từ bãi rác thải điện tử

    Việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường. Song những bãi rác thải điện tử kia có thể là một mỏ vàng nếu biết cách khai thác.

    Theo Vnreview, đãi vàng hay trích xuất quặng đồng có thể giúp bạn kiếm một gia tài trong quá khứ. Nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy rằng, thu thập kim loại từ các thiết bị điện tử đã bỏ đi – còn được biết đến như là “khai mỏ thành thị” – ít tốn kém hơn nhiều so với thu thập chúng theo các phương thức cổ điển.

    Chiếc smartphone của bạn sau một thời gian sử dụng sẽ chậm dần, hoặc bạn không thể cưỡng lại sự ngọt ngào của những quảng cáo smartphone đầy mê hoặc và quyết định đã đến lúc nâng cấp. Bạn có lẽ sẽ quên mọi phút giây đã từng trải qua với thiết bị cũ trước đây ngay khi được trên tay một thiết bị mới sáng loáng. Nhưng hành tinh của chúng ta lại không dễ quên như vậy.

    Việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường.

    Theo Futurism, chỉ tính riêng năm 2016, cả thế giới đã vứt bỏ 44,7 triệu tấn thiết bị điện tử không còn khả năng sử dụng hoặc đơn giản là không còn được cần đến nữa. Số điện thoại, laptop, lò vi sóng và TV này gộp lại có thể tạo thành một toà tháp lớn gấp 4.500 lần tháp Eiffel, nhưng lại chỉ có 20% trong số đó được tái chế đúng cách. Số còn lại bị đốt bỏ, thải chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, hoặc bị chôn vùi xuống đất ở một nơi xa nào đó và rò rỉ các hoá chất độc hại vào lòng đất và nguồn nước.

    Có thể thấy, việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường, nhưng sự thật này lại chưa rõ ràng đủ để mọi người cùng nhau dừng lại. Một sự thật khác, trớ trêu thay, lại có thể thay đổi hành vi này, là việc những bãi rác thải điện tử kia có thể là một mỏ vàng nếu biết cách khai thác.

    Tất nhiên, chúng ta đều biết các thiết bị điện tử có chứa nhiều kim loại có giá trị, bên cạnh các vật liệu kính và nhựa. Một chiếc smartphone có thể không chứa nhiều kim loại quý, nhưng người tiêu dùng mua đến 1,7 tỷ thiết bị mỗi năm, và chỉ cần 1 triệu trong số đó cũng sẽ giúp bạn kiếm được gần 35kg vàng, 15.6 tấn đồng, và 350kg bạc.

    Nghe có vẻ “hời”, nhưng từ trước tới nay, chưa ai chắc chắn về tính kinh tế của việc đào xới rác thải điện tử như vậy. Nhằm làm rõ vấn đề này, bộ ba nhà nghiên cứu từ Đại học Tsinghua (Bắc Kinh) và Đại học Macquarie (Sydney) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí Công nghệ và Khoa học Môi trường.

    Đầu tiên, họ đã thu thập dữ liệu từ 8 công ty tái chế tại Trung Quốc. Họ tiếp tục tính toán mọi chi phí liên quan đến việc khai thác vàng và đồng từ rác thải, bao gồm các bước từ thu thập rác thải điện tử đến chi phí phải trả cho các thiết bị và công trình cần thiết để tái chế chúng.

    Sau khi thu được đủ số liệu như trên, họ tính đến các khoản trợ giá của chính phủ và số tiền mà các công ty có thể kiếm được từ việc bán nhiều loại linh kiện khác nhau. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu so sánh tổng chi phí của việc “khai mỏ thành thị” với việc khai thác quặng truyền thống, và rút ra kết luận rằng việc khai thác quặng truyền thống có chi phí cao hơn đến 13 lần!

    Tất nhiên, không phải quốc gia nào cũng được chính phủ trợ giá như Trung Quốc, và chi phí tái chế rác thải điện tử cũng không giống nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc là nơi tạo ra lượng rác thải điện tử lớn nhất thế giới, do đó nếu các công ty ở quốc gia này nhận ra rằng họ có thể thu lợi từ việc khai thác kim loại từ rác thải thì chắc chắn sẽ tạo nên những sự tác động không hề nhỏ.

    Có thể sẽ có thêm nhiều công ty từ Trung Quốc tham gia thị trường “khai mỏ thành thị” trong tương lai. Và có lẽ nhiều công ty ở các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu tham gia lĩnh vực này. Hoặc có lẽ, bạn nên nghĩ thật kỹ về việc mình nên làm với những chiếc smartphone cũ một khi đã sắm được một thiết bị mới.

    Theo moitruong.com.vn

    Tìm ra loài sâu có thể phân hủy rác thải nhựa

    0

    Đề tài “Xử lý rác thải nhựa polyethylene dựa vào quá trình phân hủy sinh học của một số loại sâu” của hai em Trần Hoàng Mai và Thái Mỹ Huyền (lớp 9/1, Trường THCS Võ Văn Ký) ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa nhận giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia.

    Theo báo Lao Động hai em đã tìm kiếm thông tin trên mạng và phát hiện ra một điều thú vị: “ngoài lá cây, sâu còn có thể ăn được túi ni lông”. Vậy đó là sâu nào và chúng có thực sự “ăn” được nhựa hay không?

    Dựa trên phát hiện và nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới, hai em đã tiến hành các phương pháp kiểm tra một số loài sâu, xác định khả năng và tìm hiểu cơ chế phân hủy các túi nhựa với mong muốn tìm ra giải pháp giải quyết vấn nạn “ô nhiễm trắng” như hiện nay. “Để làm thí nghiệm, việc đầu tiên là phải nuôi và chăm sóc những con sâu.

    Nhờ sự giúp đỡ của cô Vũ Đặng Hạ Quyên – giảng viên Viện công nghệ sinh học và môi trường (Trường đại học Nha Trang) cũng là người bảo trợ cho dự án, hai em tìm được 4 loại sâu để nghiên cứu là sâu sáp, sâu rồng, sâu canxi và sâu quy.

    Sâu được nuôi trong 4 thùng riêng biệt và cho ăn nhựa (polyethylene), đồng thời xây dựng vòng đời của sâu để biết được các mốc giai đoạn phát triển của các loài sâu. Hoàng Mai cho biết: “Quan sát thực tế, chúng em thấy sâu sáp và sâu rồng có khả năng ăn được túi ni lông; 2 loại sâu còn lại chết. Nhưng để chắc chắn là sâu thật sự ăn túi ni lông và tiêu hóa chúng chứ không phải “cắn bỏ” nên phải lắp camera quan sát tốc độ “ăn” của hai loài sâu này. Kết quả, sâu sáp ăn nhanh hơn sâu rồng”.

    Tiếp đến hai em tiến hành thí nghiệm “sâu có tiết hóa chất làm phân hủy được túi ni lông không?”. Chưa dừng lại ở đó, hai bạn tiếp tục thực hiện quan sát bằng kính hiển vi và bằng máy quang phổ hồng ngoại để xem “túi ni lông có còn trong bụng sâu” và kiểm tra phân sâu để xác định “sâu có hoàn toàn tiêu hóa được túi ni lông?”. Thí nghiệm này được sự hỗ trợ về thiết bị, máy móc và giảng viên của Trường đại học Nha Trang.

    Vượt qua khó khăn, hai em đã nghiên cứu và đạt được kết quả đáng mừng: chất thải của sâu sáp và sâu rồng sau khi ăn túi ni lông không còn polyetylen, hoàn toàn không có hại đến môi trường. Để chứng minh sâu có thể ăn và tiêu hóa được nhựa, hai em tiến hành phân lập hệ vi sinh vật đường ruột của sâu để xác định loại vi khuẩn giúp phân hủy túi nhựa. Đó là nhóm vi sinh vật đường ruột sống cộng sinh.

    Kết quả của nghiên cứu mang lại lợi ích rất lớn trong việc giải quyết vấn đề môi trường, đặc biệt là xử lý rác thải nhựa. “Giải pháp xử lý rác thải nhựa dựa vào sự phân hủy sinh học của sâu sáp và sâu rồng có chi phí thấp, an toàn mà mang hiệu quả cao. Trong thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu để tìm ra loại enzym giúp phân hủy túi nhựa”– Hoàng Mai cho biết.

    Theo moitruong.com.vn

    Tái chế CO2 thành nhiên liệu và hóa chất

    0

    Hiện có hai quá trình phục vụ cho việc tái chế carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu và hóa chất nhưng cả hai quá trình này đều tiêu tốn năng lượng, chưa thực sự hiệu quả hay thân thiện với môi trường do năng lượng bên trong phản ứng CO2 thấp.

    Theo CNRS, CO2 được biết đến bởi tác động của nó đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên nó ít được biết đến như các chất phế thải thông thường khác là có thể được tái chế thành nhiên liệu và hóa chất.

    Phương pháp tái chế CO2 thân thiện với môi trường

    Hiện nay, có hai quá trình phục vụ cho việc tái chế CO2 thành nhiên liệu và hóa chất nhưng cả hai quá trình này đều tiêu tốn năng lượng, chưa thực sự hiệu quả hay thân thiện với môi trường do năng lượng bên trong phản ứng CO2 thấp. Các nhà hóa học thuộc SIS2M1 tại Saclay đã tìm ra được phương pháp mới để tái chế CO2 một cách có hiệu quả nhất.

    Đầu tiên là phương pháp xử lý “ngang” theo kiểu truyền thống, các nguyên tử cacbon được “chức năng hóa” , nghĩa là làm cho nó tạo được những liên kết mới với oxi, nitơ, và các nguyên tử cacbon còn lại để có thể dễ dàng kết hợp vào vật liệu, ví dụ như nhựa polyme phân hủy sinh học (polycacbonat).


    Chúng ta đang tiến gần đến cuộc cách mạng tái chế CO2.

    Tiếp theo là phương pháp xử lý “dọc” nhằm làm giảm lượng khí CO2, trong đó cung cấp năng lượng cho phản ứng CO2 bằng cách kết hợp các nguyên tử hyđro để tạo ra những phân tử mới như axit fomic, focmanđêhyt hay metanol.

    Thibault Cantat, trưởng một nhóm nghiên cứu thuộc SIS2M, đã kết hợp hai phương pháp trên thành một phương pháp mới hay còn gọi là phương pháp “chéo”. Trong phương pháp mới này các phân tử cacbon được kết hợp thành những hóa chất trong khi vẫn đem lại năng lượng cho phản ứng CO2.

    Ứng dụng phương pháp mới này, các nhà nghiên cứu có thể tái chế CO2 thành focmamit là chất được sử dụng nhiều trong dệt may, dược phẩm và vật liệu dính. Trong khi trước đây, focmamit chỉ có thể tách từ hyđrocacbon.

    Ông Cantat cũng cho biết rằng: “Áp dụng phương pháp này thì lợi ích tăng gấp hai lần, không chỉ làm giảm sự phụ thuộc vào hyđrocacbon mà còn loại bỏ một quá trình gây ô nhiễm môi trường cao.”

    Vì theo các phương pháp truyền thống, khi tổng hợp focmamit từ hyđrocacbon đòi hỏi các khí độc hại phải được xử lý ở nhiệt độ cao, trong khi sử dụng phương pháp “chéo”, các chất hóa học được sử dụng ở đây rẻ và không độc hại, phản ứng xảy ra ở áp suất và nhiệt độ thấp.

    Bên cạnh đó, phương pháp này có thể áp dụng được với các chất hóa học khác, với việc sử dụng chất khử và các chất phản ứng chức năng khác. “Ví dụ khi thay thế amin bằng rượu, sẽ làm cho phản ứng có thể tổng hợp các dạng akyl và hóa dầu thường được sử dụng trong thuốc trừ sâu và dược phẩm”, Thibault Cantat kết luận.

    Cuối cùng, để làm cho phương pháp này hoàn toàn bền vững, các nhà nghiên cứu đang tìm cách để tái chế các chất khử bằng nguồn năng lượng cacbon thấp như năng lượng mặt trời hay điện phân.

    Cuộc cách mạng tái chế khí CO2

    Theo báo Khoahocphattrien.vn mỗi năm, chúng ta phát thải hàng tỷ tấn khí thải carbon dioxide (CO2) vào bầu khí quyển, làm gia tăng các mối đe dọa của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, theo Science. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta có thể tái chế tất cả khí thải CO2 một cách dễ dàng, sau đó chuyển nó thành một thứ gì đó hữu ích?

    Bằng cách thêm điện, nước và một loạt chất xúc tác, các nhà khoa học có thể biến đổi CO2 thành carbon monoxide (CO) và metan (CH4). Sau đó họ kết hợp những sản phẩm này thành nhiều loại nhiên liệu hydrocacbon phức tạp hơn như butan (C4H10). Hiện nay, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chúng ta có thể đang tiến gần đến một cuộc cách mạng tái chế CO2 – thu khí CO2 từ nhà máy điện và thậm chí có thể trực tiếp từ khí quyển, sau đó chuyển đổi thành nhiên liệu, theo bài báo đăng trên tạp chí Joule hôm 29/3.

    Science đã nói chuyện với Phil De Luna, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto ở Canada, về cách thức tái chế CO2 và tương lai của những công nghệ này.

    Hỏi: Tại sao phải tái chế CO2?

    Đáp: Các nước phát triển đã và đang phát thải khí CO2 một cách “vô tội vạ” trong khoảng thời gian dài. Nhưng tôi có thể tưởng tượng một ngày nào đó, toàn bộ năng lượng con người sử dụng được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Tất cả sản phẩm hydrocarbon – nhiên liệu dùng để tích trữ năng lượng dài hạn hoặc sưởi ấm ngôi nhà của bạn trong mùa đông – đều có thể bắt nguồn từ việc chuyển đổi CO2. Khi điều này xảy ra, CO2 trở thành một cách để lưu trữ năng lượng tái tạo ở dạng hóa học trong thời gian dài, thay vì chỉ là khí thải.

    Hỏi: Ý tưởng bắt nguồn từ đâu?

    Đáp: Ý tưởng bắt nguồn từ quang hợp nhân tạo. Chúng tôi đang tìm cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật để thu khí CO2, năng lượng tái tạo và nước nhằm chuyển đổi loại khí này thành nhiều sản phẩm có giá trị hơn .

    Hỏi: Công nghệ này biến đổi CO2 thành nhiên liệu như thế nào?

    Đáp: Nó giống như một pin nhiên liệu có cực âm và cực dương. Tại cực dương, nước được tách thành proton và khí oxy. Tại cực âm, CO2 trải qua các quá trình điện hóa để tạo thành những hợp chất có giá trị hơn như carbon monoxide (CO), metan (CH4), ethylene (C2H4).

    Hỏi. Dường như các ông tạo ra được rất nhiều phân tử từ quá trình này. Vậy kiểm soát sản phẩm hình thành như thế nào?

    Đáp: Chúng tôi đã có một cách tiếp cận kinh tế, xem xét tất cả các nhiên liệu hydrocarbon có thể tạo ra từ CO2. Phân tử càng có nhiều nguyên tử carbon thì càng cần nhiều năng lượng hơn để tạo ra chúng. Vì vậy, đối với công nghệ hiện tại, chúng tôi hướng tới việc tạo ra các phân tử có ít nguyên tử carbon hơn như ethylene (C2H4) hoặc carbon monoxide (CO). Sau đó biến đổi chúng thành những sản phẩm khác.

    Hỏi: Những phương pháp nào khác có thể được sử dụng để tái chế CO2 trong tương lai?

    Đáp: Một trong những phương pháp có thể áp dụng trong tương lai là quang xúc tác (photocatalysis). Ngoài ra, các hệ thống lai sinh học (biohybrid) kết hợp điện xúc tác (electrocatalysis) hoặc quang xúc tác với enzyme hoặc vi khuẩn để chuyển đổi CO2 thành những hóa chất tốt hơn.

    Theo moitruong.com.vn

    Nước ô nhiễm có thể trở thành nước uống nhờ thiết bị đặc biệt

    0

    Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra nước uống từ hầu hết nguồn nước ô nhiễm hoặc nước biển, ngay cả nước từ biển Chết. Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ phát triển đã được công bố trong tạp chí Nature Nanotechnology.

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ) đang phát triển hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với vật liệu hydrogel hấp thụ ánh sáng để lọc nước bằng phương pháp chưng cất.

    Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt. Tuy nhiên, các công nghệ chưng cất nước hiện tại như chưng cất đa giai đoạn và chưng cất đa tác động rất tốn kém, vì tiêu tốn nhiều năng lượng và cần có cơ sở hạ tầng hiện đại.

    Kỹ thuật chưng cất nước, khử muối được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước ngọt.

    Thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời được làm từ vật liệu hydrogel với đặc tính hấp thụ ánh sáng. Cấu trúc nano của hydrogel giúp tận dụng được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn mà không cần sử dụng thiết bị quang học hỗ trợ tập trung ánh sáng, qua đó đẩy nhanh quá trình bay hơi. Hơi nước sau đó được xử lý, ngưng tụ thành nước sạch và được đựng trong trong bình chứa.

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với mẫu nước lấy từ biển Chết có độ mặn khoảng 34% (gấp 10 lần độ mặn của nước biển thông thường). Nước sau khi lọc đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA).

    Kết quả thử nghiệm cho thấy nước sau khi lọc đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Theo Fei Zhao, thành viên trong nhóm nghiên cứu, công nghệ mới chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời để làm bay hơi nước và loại bỏ tạp chất. Phương pháp này đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

    “Năng lượng Mặt Trời là nguồn nhiệt tiềm năng và bền vững nhất, đây là giải pháp tuyệt vời để chưng cất nước và khử muối”, Zhao cho biết.

    Theo moitruong.com.vn

    Khởi động dự án hóa học xanh

    0

    Ngày 06/04/2018, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Hóa chất, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Áp dụng hóa học xanh tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh, giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất POPs và hóa chất nguy hại”.

    “Đây là dự án đầu tiên về hóa học xanh được triển khai ở Việt Nam và Đông Nam Á với mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng và phát thải những hóa chất cần lưu tâm khác không nằm trong danh mục kiểm soát của các thỏa thuận môi trường đa phương. Dự án có 3 mục tiêu từ việc tạo môi trường pháp lý, nâng cao nhận thức và thử nghiệm thực tế sẽ giúp giảm được phát thải và sử dụng POPs,” Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP, Trưởng phòng Môi trường và Biến đổi khí hậu, cho biết.

    Ông nói thêm rằng “Việt Nam là 1 trong những nước đi tiên phong về các vấn đề POPs và có nhiều kinh nghiệm xử lý các chất POPs tồn dư từ thời chiến tranh cho đến bây giờ. Chính vì thế UNDP và GEF rất kỳ vọng Việt Nam đi tiên phong và đặt nền móng, đưa ra các bài học và thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực này.”

    Bà Christine Wellington Moore – Cố vấn khu vực của UNDP – đã giới thiệu tổng thể các hoạt động, khung kết quả của dự án cũng như các hợp phần sẽ được triển khai ở Việt Nam. “Hóa học xanh không phải mới nhưng đây là vấn đề không dễ thực hiện, nên chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến của các bên liên quan trong hội thảo ngày hôm nay”.

    Ở Việt Nam, trong khi ngành hoá chất và sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số hoá chất độc hại và quá trình sản xuất chúng cũng như các sản phẩm có chứa hoá chất đó ngày càng trở thành mối quan tâm của Chính phủ do các tác động của chúng đối với sức khoẻ con người, môi trường và các hệ sinh thái.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam.

    Dự án này tuân thủ theo 12 nguyên tắc của hóa học xanh. Đó là: Ngăn ngừa [phát sinh] chất thải, tối đa hóa việc tiết kiệm nguyên tử, phát triển các quá trình tổng hợp hóa học ít độc hại hơn, phát triển các sản phẩm và hóa chất an toàn hơn, sử dụng các dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng các nguyên liệu có thể tái sinh, tránh làm phát sinh phụ phẩm, sử dụng chất xúc tác để tăng hiệu suất phản ứng, phát triển các hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng, quan trắc và phân tích theo thời gian thực tế để ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Mianmata.

    Dự án sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) và giúp giảm phát thải không chủ định chất POPs (U-POPs), thông qua những hoạt động giới thiệu về các cách tiếp cận hóa học xanh trong sáu nghành công nghiệp tại Việt Nam: Mạ crôm, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất nhựa, dệt, hóa chất bảo vệ thực vật và dung môi – sơn. Những hướng dẫn cụ thể cho từng ngành sản xuất sẽ được xây dựng, đồng thời lồng ghép những cách tiếp cận hóa học xanh vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP, dự án được thực hiện trong vòng 3 năm tại Việt Nam.

    Theo moitruong.com.vn

    Ống thoát hiểm giúp cứu mạng người dân khi nhà cao tầng cháy

    Với chiếc ống thoát hiểm thần kỳ này, hàng trăm người có thể được cứu chỉ trong vòng vài phút nếu không may có xảy ra cháy tại các tòa nhà cao tầng.

    Sự phát triển chóng mặt của bất động sản, trong đó có rất nhiều các chung cư cao tầng với mật độ dân cư lớn. Công tác cứu hộ tại những địa điểm như trên mỗi khi không may xảy ra cháy vẫn là luôn là bài toán khó, mối lo thường trực không chỉ của chính quyền mà còn cả người dân.

    Từ những suy nghĩ đó, một hệ thống ống thoát hiểm đã được ông Eric Hooper nghiên cứu và cho ra đời với mục đích đưa ra lối thoát hiểm nhanh nhất cho người dân trong khi chờ lực lượng chức năng tới.


    Được thiết kế bằng chất liệu chống cháy, ống thoát hiểm được thiết kế với nhiều tầng. Đầu vào của mỗi ống thoát hiểm có thể dễ dàng được lắp đặt tại bất cứ tầng nào tùy theo nhu cầu, điều này giúp người dân khi sinh sống tại mỗi tầng có thể thoát hiểm nhanh nhất thay vì phải chạy lên tầng thượng như hiện nay.

    Đầu vào của mỗi ống thoát hiểm khá đơn giản, đủ để một người tuột xuống một lần. Theo tính toán về cách thức hoạt động của ống thoát hiểm, chỉ trong khoảng thời gian 20 phút là đủ để gần 100 người thoát khỏi đám cháy từ các tầng cao.

    Cũng có lo ngại về an toàn khi người dân tuột xuống qua ống thoát hiểm liệu có bị mất kiểm soát nhưng thực tế kiểm định, chất lượng ống thoát hiểm hiện phù hợp cho các tòa nhà cao từ 15 đến 25 tầng.


    Hiện chi phí cho hệ thống ống thoát hiểm của ông Hooper có mức giá khoảng 220 triệu cho tới 4,4 tỷ VND.

    Theo Swns.com