31 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 419

    ĐH Bách Khoa HN nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn

    Trung tâm nghiên cứu Vật liệu Polymo thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công loại túi nilon tự hủy, bền và dai hơn túi nilon thông thường. Sản phẩm được làm từ bột sắn với giá chỉ cao hơn gấp 1,5 lần so với túi nilon truyền thống.

    Sử dụng túi nilon hiện đang là một vấn đề khiến các chuyên gia môi trường phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Việc sử dụng các loại túi thay thế bằng giấy hay các vật liệu có thể phân hủy hiện nay chưa hiệu quả bởi giá thành và mức độ tiện lợi của chúng vẫn chưa thể so sánh với túi nilon truyền thống để người dân tự thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày.

    Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chế tạo thành công một loại túi nilon làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học, được cho là sản phẩm có thể thay thế được túi nilon khó phân hủy trên thị trường hiện nay.

    Nguyên liệu chính để làm ra túi là từ bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên có giá thành không quá cao.

    Theo kết quả thử nghiệm thì loại túi mới này có độ bền lớn hơn, dai hơn so với túi nilon bình thường. Nguyên liệu chính để làm ra túi là từ bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên có giá thành không quá cao, chỉ lớn hơn so với túi nilon truyền thống từ 1,5 đến 2 lần mà thôi. Do được làm từ các nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường nên sau khi sử dụng, túi này có thể được chôn xuống và phân hủy như rác thải sinh học bình thường.

    Hàm lượng bột sắn được sử dụng khi sản xuất loại túi này sẽ chiếm từ 35- 40%, phần còn lại là nhựa sinh học có thể phân hủy được. Với đặc tính bền, thân thiện với môi trường nhưng chi phí sản xuất lại không quá đắt như vậy, các nhà nghiên cứu của trường đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến có thể sản xuất và bán loại sản phẩm này cho thị trường trong nước cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài.

    Trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã từng có khá nhiều nghiên cứu thành công về việc sử dụng tinh bột để sản xuất túi nilon thân thiện với môi trường. Đơn cử như trong năm 2017, Nguyễn Cẩm Kiều Thanh và Nguyễn Cẩm Bình Minh đã dùng tinh bột sắn cùng với nano bạc để tạo ra một loại túi có khả năng kháng khuẩn, bền, dai nhưng vẫn có thể phân hủy được khi đem đi chôn.

    Hay như tại một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã sử dụng khoai tây làm nguồn cung cấp tinh bột để sản xuất túi nilong hữu cơ, phân hủy được trong tự nhiên. Tuy nhiên, đa phần các phát minh trên vẫn chưa giải quyết được bài toán về chi phí và giá cả đến mức có thể chấp nhận được như nghiên cứu của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

    Theo Trí thức trẻ

    Nhiều quốc gia khuyến khích dùng xe điện bảo vệ môi trường

    Chính phủ các nước: Trung Quốc, Mỹ, Na Uy, Pháp, Bỉ… đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích người mua và sử dụng xe điện thân thiện với môi trường.

    Tính đến đầu 2018, theo thống kê từ Liên đoàn Đường bộ Na Uy (OFV), Na Uy chứng kiến doanh số xe bán ra thị trường kỷ lục, trong đó 52% tổng số phương tiện bán ra là xe điện, tăng mạnh so với mức 40% trong năm 2016.

    Trong tương lai, nước này đặt mục tiêu toàn bộ xe mới bán ra tính đến năm 2025 phải là xe không phát thải. Để đạt được bước tiến này, trong nhiều năm qua, Na Uy đã đưa ra rất nhiều trợ cấp và chương trình khuyến khích người mua xe ô tô điện; miễn gần như tất cả các loại thuế; miễn thu các loại phí trong thành phố; miễn phí đỗ xe; miễn phí sạc; miễn phí đi qua phà hoặc hầm với giá trị ước tính lên tới hàng nghìn USD/năm…

    Hiện Na Uy bắt đầu cân nhắc lại việc trợ giá để hạn chế tối đa lạm chi gây thất thoát ngân sách và không hiệu quả nhằm giảm trợ cấp vì nhiều chỉ trích cho rằng, chính sách này cho phép người giàu mua xe điện hạng sang với giá rẻ và làm gia tăng ô nhiễm trong Thủ đô Oslo.

    Cuối năm 2017, các quan chức cánh hữu Na Uy đã đề xuất lên Quốc hội một dự luật được báo chí trong nước gọi tắt là “Thuế Tesla”, hướng tới cắt giảm trợ cấp với các xe thể thao đa dụng hạng sang, chạy bằng điện như Model X của Tesla. Trong đó, họ đề xuất thay đổi miễn thuế đăng ký phương tiện và giảm thuế cho các công ty sản xuất ô tô, dự tính sẽ đẩy giá của dòng Tesla Model X lên 70 nghìn crowns Na Uy (tương đương 8.850 USD).

    Chính phủ Anh thì cam kết chi 290 triệu bảng Anh thúc đẩy ngành công nghiệp phương tiện sạch. Anh sẽ trợ cấp khoảng 35% trong tổng giá trị ô tô (tối đa là 4.500 bảng Anh tùy loại phương tiện) và 20% giá trị ô tô tải (lên tới 8.000 bảng Anh). Xe chạy hoàn toàn bằng điện sẽ được miễn hoàn toàn thuế đường bộ hàng năm. Với ưu đãi này, giá xe điện có thể thấp hơn xe ô tô thường…

    Trung Quốc vốn được biết là đất nước rất mạnh tay với trợ cấp xe điện nhưng thời gian gần đây, Bắc Kinh bắt đầu thay đổi chiến lược. Đó là tăng cường trợ cấp đối với các phương tiện chạy bằng điện có tầm km/lần sạc dài hơn, đồng thời nâng rào cản về kiểm duyệt chất lượng loại xe được nhận trợ cấp.

    Cụ thể, trợ cấp Chính phủ Trung ương cho xe điện 400km/lần sạc trở lên sẽ tăng từ 44 nghìn nhân dân tệ lên 50 nghìn nhân dân tệ (tương đương 7.900 USD). Tuy nhiên, họ cũng nâng điều kiện được hưởng trợ cấp, đó là chỉ áp dụng với các phương tiện có thể chạy ít nhất 150 km/lần sạc trở lên thay vì chỉ 100 km/lần sạc như trước. Mặt khác, chỉ xe điện có mật độ năng lượng pin trên 105 watts/h/kg mới được nhận trợ cấp theo quy định mới. Ngưỡng này đã tăng so với mức 90 watts/h/kg…

    Theo tapchimoitruong.vn

    Vì sao khí thải giao thông lại gây sấm sét nhiều hơn?

    Không chỉ là tác nhân gây ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu, khí thải từ các phương tiện giao thông như khói xe hơi, khí thải từ tàu thuyền khiến những cơn bão mang theo nhiều sấm sét hơn dự kiến.

    Khói xe hơi gây ô nhiễm trong thành phố không chỉ là tác nhân gây ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu, mà còn có thể gia tăng sấm sét ở cách xa hàng trăm km. Kết luận này được rút ra sau khi các chuyên gia Đại học Hebrew (Israel) phân tích các trận sét đánh xảy ra trên khắp nước Mỹ. Dữ liệu này do Mạng lưới phát hiện sét quốc gia Mỹ (NLDN) cung cấp. NLDN ghi nhận hiện tượng sấm sét trong các tháng 6, 7, 8 hằng năm.

    Kết quả phân tích cho thấy ở các bang Đông Nam của Mỹ, các trận sét gia tăng tỷ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm không khí, lên đến 25% vào những ngày làm việc. Không khí oi bức ở vùng này tạo nên những đám mây bay thấp với nhiều khoảng không, đồng thời sinh ra điện tích cần cho một trận sấm sét vào buổi chiều.

    Kết quả phân tích cho thấy ở các bang Đông Nam của Mỹ, các trận sét gia tăng tỷ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm không khí.

    “Thật sai lầm khi cho rằng bạn tránh xa thành phố là có thể né được ô nhiễm. Thực tế, nó theo bạn đến hàng trăm cây số”, chuyên gia Daniel Rosenfeld của Đại học Hebrew nói. Ông vừa công bố kết quả nghiên cứu tại hội nghị của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ.

    Không chỉ khí thải xe hơi, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện, khí thải từ tàu thuyền khiến những cơn giông bão kèm sấm sét xảy ra nhiều hơn, theo Popular Science. Ở những khu vực có hoạt động trên biển nhộn nhịp, số lượng bão kèm sấm sét nhiều gấp đôi bình thường.

    Sét hình thành trong những đám mây chứa băng, nước dạng lỏng và những dòng khí chuyển động thẳng. Khi các hạt băng nặng, gọi là đá mềm, di chuyển xuống dưới do trọng lực thì những hạt tuyết nhỏ hơn sẽ đi lên trên theo dòng khí, va vào nhau và phóng điện.

    Đá mềm thường mang điện tích âm còn hạt tuyết mang điện tích dương. Chúng va vào nhau gây phóng điện, tạo thành sét. Sấm sét sẽ xảy ra nhiều hơn nếu điều kiện lý tưởng, tức là những đám mây chứa nước, các hạt băng và tinh thể tuyết, xuất hiện thường xuyên hơn.

    Aerosol là những hạt vật chất nhỏ dạng lỏng hoặc rắn như hơi nước, khói, bụi, góp phần tạo thành mây. Nếu không khí quá sạch, ít aerosol, thì các hạt mây cũng ít hình thành hơn.

    Các hạt mây sẽ lớn và nặng khi hấp thụ nước xung quanh. Do đó, chúng sẽ rơi xuống nhanh hơn tạo ra mưa mưa mà không kèm theo sét. Nói cách khác, những hạt vật chất nhỏ trong không khí chính là yếu tố khiến giông bão mang theo nhiều sấm sét.

    Không nên tắm rửa khi trời có sấm sét

    Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học cảnh báo sét có thể gây giật thông qua hệ thống ống dẫn và nước, do đó khi có sấm, bạn tuyệt đối không được tắm hay rửa bát, rửa tay. Nên tránh ra ngoài mỗi khi nghe tiếng sấm. Tuy nhiên, kể cả lúc ở trong nhà, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị sét tấn công.

    Chia sẻ với Prevention, ông John Jensenius, chuyên gia an toàn sét của cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ khuyến cáo, nếu muốn giữ an toàn dưới thời tiết mưa giông có sấm sét, bạn cần tránh xa tất cả những thứ dẫn điện, bao gồm dây điện, ống nước và nước máy.

    Trên thực tế, không chỉ ống nước bằng kim loại mới dẫn điện mà tạp chất trong nước máy cũng có khả năng này. Vì thế, ống nước bằng nhựa không thể bảo vệ bạn 100%.

    “Nước dẫn điện nên nếu sét đánh vào vật gì đó nằm giữa các vũng nước, người đứng gần vũng nước rất dễ bị ảnh hưởng theo”, ông Jensenius cảnh báo. “Không chỉ tắm mà rửa tay, rửa bát cũng vô cùng nguy hiểm. Bạn nên dừng những việc đó khi nghe thấy tiếng sấm”.

    Theo moitruong.com.vn

    Bông hoa khổng lồ giúp làm giảm ô nhiễm không khí

    0

    Bông hoa Wendy, được bao phủ bởi tấm vải nylon, có thể phun ra các phân tử hạt nano titan (TiO2) giúp giảm ô nhiễm không khí. Các đầu nhọn của ngôi sao được lắp thiết bị thổi mát, chơi nhạc, phun sương, bắn súng nước… giúp thời tiết mùa hè trở nên mát mẻ hơn.

    Hàng năm chuỗi sự kiện Summer Warm Up đều mang đến những thiết kế ấn tượng nhất và rất nhiều trong số đó tập trung vào việc cải thiện môi trường.


    Bông hoa khổng lồ này có hình thù khá ngộ nghĩnh.

    Một tác phẩm sắp đặt kết hợp công nghệ có tên gọi Wendy của công ty HWKN (Mỹ) được xem là điểm nhấn tại khu MoMA PS1.

    Đây chính là thiết kế thắng giải trong chương trình Kiến trúc trẻ lần thứ 13 của MoMa PS1 – cuộc thi nhằm khích lệ các công ty kiến trúc mới nổi.

    Wendy được làm từ những chất liệu có sẵn, được bảo vệ bằng một khung giàn giáo khổng lồ. Wendy được phủ ngoài bởi lớp vải nylon màu xanh tạo thành hình những chiếc gai nhọn nhô ra giống như cánh của những ngôi sao.

    Tấm vải nylon có thể phun ra các phân tử hạt nano titan (TiO2) giúp giảm ô nhiễm không khí. Các đầu nhọn của ngôi sao được lắp thiết bị thổi mát, chơi nhạc, phun sương, bắn súng nước… giúp thời tiết mùa hè trở nên mát mẻ hơn. Theo ước tính, trong khoảng 3 tháng, Wendy có khả năng lọc được lượng khí thải của 260 chiếc xe hơi.

    Theo moitruong.com.vn

    32 học sinh tiểu học trải nghiệm chương trình “Em sống xanh” cùng VNCPC

    Ngày 11/4, 32 em học sinh lớp 5 trên địa bàn Hà Nội đã có dịp được trải nghiệm chương trình “Em sống xanh” tại Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC).

    Tại buổi trải nghiệm các em học sinh đã có dịp tìm hiểu về vòng đời của các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: giấy, chai nhựa, túi nylon… Thông qua trò chơi ghép hình, các em học sinh đã biết được nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm và sau khi sử dụng các sản phẩm này đều có thể tái chế thành những sản phẩm vô cùng hữu ích trong cuộc sống.

    Các em học sinh rất hào hứng với trò chơi tìm hiểu vòng đời sản phẩm.

    Các em học sinh cũng đã được hướng dẫn để tự đo “Dấu chân sinh thái” của chính mình, cũng như hiểu được mức độ tàn phá của loài người đối với trái đất. Theo các nhà khoa học, vào năm 1960 chỉ cần ½ diện tích trái đất đã đủ nuôi sống toàn bộ loài người. Nhưng chỉ 20 năm sau, vào năm 1980, loài người đã phải sử dụng toàn bộ diện tích trái đất mới có thể đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống. Và đến năm 2007, loài người phải cần thêm 1 trái đất nữa mới có thể đáp ứng các nhu cầu của mình.

    Các em học sinh được hướng dẫn để tự đo “Dấu chân sinh thái” của chính mình.

    Cũng trong buổi trải nghiệm, thông qua các clip vui nhộn, thú vị, ý nghĩa các em cũng đã nhận thức được sự lãng phí tài nguyên của con người, từ đó các cán bộ VNCPC đã giới thiệu tới các em cẩm nang sống xanh để góp phần bảo vệ trái đất, môi trường sống xung quanh như: hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp… Những cẩm nang sống xanh này là sản phẩm của dự án GetGreen Việt Nam. Dự án do Chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu tài trợ, với các đối tác thực hiện gồm Đại học Công nghệ Delft (TUDelft, Hà Lan), VNCPC và Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITVN).

    Getgreen.vn là website cung cấp những cẩm nang sống xanh vô cùng hữu ích.

    Theo VNCPC

    Phát hiện vi khuẩn có thể làm sạch không khí ô nhiễm

    0

    Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Northwestern đã xác định được 2 protein trong vi khuẩn methanotrophic có khả năng khai thác kim loại nặng từ môi trường và tiêu thụ khí nhà kính.  Toàn bộ nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Science.

    Hai loại protein chưa từng được nghiên cứu trước đây – MbnB và MbnC – được xác định là có vai trò một phần trong hoạt động bên trong của các vi khuẩn này. Chúng giúp thúc đẩy các quá trình sinh lý và biến vi khuẩn methanotrophic trở thành đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống lại sự biến đổi khí hậu của con người.

    Một khi chúng ta hiểu biết sâu sắc cơ chế hoạt động của những vi khuẩn này, chúng ta có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả để làm sạch môi trường, thậm chí là dọn dẹp ô nhiễm trong môi trường khám và chữa bệnh – nhóm nghiên cứu cho biết


    Cấu trúc protein (Ảnh: Phòng thí nghiệm Amy Rosenzweig, Đại học Northwestern)

    Amy Rosenzweig – một trong những nhà nghiên cứu, thuộc trường Đại học Northwestern ở Illinois cho biết: “Lúc đầu chúng tôi tập trung nghiên cứu vi khuẩn dinh dưỡng methan, nhưng bây giờ các phát hiện của chúng tôi đã vượt ra khỏi chúng. Hai protein mới được tìm thấy trong vi khuẩn methanotrophic cũng được tìm thấy trong một loạt các vi khuẩn khác, bao gồm trong cả mầm bệnh của con người.”

    MbnB và MbnC quan trọng vì chúng đóng vai trò trong việc sản xuất peptide bị biến đổi được gọi là methanobactin. Từ đó chúng cho phép các tế bào của vi khuẩn hấp thụ đồng từ môi trường xung quanh.

    Sau đó đồng được sử dụng như là nhiên liệu để enzym hóa methan thành methanol trong thực phẩm. Quá trình này khiến các nhà khoa học cực kì hứng thú với vi khuẩn dinh dưỡng methan cũng như cách MbnB và MbnC bắt đầu phản ứng dây chuyền.

    Lượng cacbon dioxit cao trong không khí cộng với mức độ methan ngày càng gia tăng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những khí này đến từ các nguồn tự nhiên cũng như từ ngành công nghiệp dầu khí.

    Hiện tại, các nhà khoa học đang xem xét việc sử dụng các vi khuẩn methanotrophic để làm giảm sự gia tăng của methan trong không khí. Chúng cũng là một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trong tương lai khi có thể chuyển khí methan thành nhiên liệu.


    Vi khuẩn dinh dưỡng methan có thể chống lại quá trình nóng lên toàn cầu (Ảnh: Tin247)

    Hơn nữa, vì vi khuẩn methanotrophic liên kết chặt chẽ với đồng nên chúng cũng có thể được dùng để điều trị bệnh Wilson. Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cơ thể bệnh nhân không thể xử lý sạch sẽ những nguyên tử đồng được tìm thấy trong thực phẩm. Vi khuẩn này cũng có thể là một nguồn lợi khuẩn probiotic hữu ích.

    Các nhà khoa học còn phải thực hiện nhiều nghiên cứu nữa trước khi đưa những ứng dụng trên trở thành sự thật, tuy nhiên nghiên cứu đã giúp nâng cao kiến thức của chúng ta về các loại vi khuẩn. Nhờ vào việc xác định MbnB và MbnC và các quá trình mà chúng tham gia vào, các nhà khoa học có thể dự đoán những loài vi khuẩn có thể tạo ra methanobactin.

    Nhà nghiên cứu Rosenzweig cho biết: “Trước đây, khoa học chưa từng chứng kiến sự hình thành của các nhóm hóa học mà yêu cầu sự có mặt của những enzym có chứa kim loại, hai protein MbnB và MbnC cũng không hề xuất hiện trong các nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, các enzym tương tự dường như được tạo ra trong các hoàn cảnh khác, điều đó cho thấy chất hóa học trong vi khuẩn methanotrophic có tầm quan trọng hơn nhiều việc tạo ra methanobactin.”

    Theo moitruong.com.vn

    Công nghệ mới giúp giảm 1/2 chi phí xử lý nước thải

    0

    Các chuyên gia đến từ Hàn Quốc vừa giới thiệu một công nghệ xử lý được nhiều loại nước thải bị ô nhiễm nặng nhưng chi phí lại giảm gần một nửa.

    Sáng 10-4, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM đã tổ chức hội thảo Công nghệ tách nước thải thông minh và công nghệ sấy khô bùn của Hàn Quốc để nghe chuyên gia nước ngoài trình bày về một công nghệ xử lý nước thải mới.

    TS. Hee Dong Bae, đại diện đơn vị cung cấp công nghệ cho biết ưu điểm của công nghệ mới này đó là chi phí vận hành thấp hơn cách xử lý nước thải truyền thống mà chất lượng nước đầu ra lại tốt hơn. Theo đó, chi phí xây dựng giảm từ 30-50% còn chi phí vận hành giảm từ 40-45% phù hợp với nhiều công trình khác nhau từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước từ các hồ nuôi cá cho đến mỏ quặng. Do nước thải qua hệ thống tách thông minh nên không cần diện tích mặt bằng quá lớn để làm các bể lắng theo cách xử lý thông thường.

    Bên cạnh đó, bùn thải lắng từ hoạt động xử lý nước sẽ được xử lý hết các độc tố và làm khô để tái sử dụng cho các mục đích khác chứ không phải mang đi chôn lấp như hiện nay nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chôn lấp.

    Về nhân lực vận hành hệ thống xử lý cũng được tối giản do công nghệ này tự động hóa ở nhiều khâu. Các doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng công nghệ này sẽ được đơn vị cung cấp chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ sư vận hành và bảo trì, bảo dưỡng. TS. Hee Dong Bae cho biết thêm tuổi thọ của công nghệ này lên đến 50 năm.


    Nước thải sau xử lý đạt chuẩn đầu ra tốt hơn cách xử lý truyền thống.

    Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp, đại diện các khu công nghiệp cũng đặt các câu hỏi về công nghệ này có xử lý được nước nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu hay không và chi phí xử lý một mét khối nước thải là bao nhiêu?

    TS. Hee Dong Bae khẳng định công nghệ này hoàn toàn xử lý được nước nhiễm mặn. Riêng với dư lượng thuốc trừ sâu ở các con sông được lấy làm nguồn nước đầu vào của nhà máy cấp nước thì vị tiến sĩ này cho biết nước sông chảy thường xuyên nên rất khó đo dư lượng thuốc trừ sâu trong nước và khuyến cáo không nên sử dụng để sản xuất nước uống. Nếu không còn nguồn nào khác thì phải kiểm soát từ đầu nguồn ở các cánh đồng.

    TS Phan Minh Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP, đánh giá công nghệ này là cách tiếp cận mới trong xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao mà chi phí xây dựng và vận hành lại thấp. Cách xử lý này phù hợp với điều kiện thực tế tại nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải hiệu quả mà ít chi phí cũng như mặt bằng nhỏ.

    Theo nld.com.vn

    Ba Lan có máy hút sương mù tạo không khí sạch

    0

    Dự án Smog Free của Studio Roosegaarde đã đưa ra tầm nhìn mới về không khí sạch tại một thành phố thuộc Ba Lan, bằng thiết kế một tòa nhà đóng vai trò là chiếc máy hút sương mù lần đầu tiên trên thế giới được lắp đặt tại công viên Jordana, TP Krakow.

    Tòa nhà có tên gọi Smog Free Tower của Roosegaarde bắt đầu hút chất ô nhiễmtrong không khí ở công viên Jordana từ ngày 16/2.

    Khách tham quan dự án cũng sẽ có cơ hội xem chiếc nhẫn lọc khói bụi Smog Free Ring được trưng bày tại Bảo tàng đương đại nghệ thuật ở Krakow.

    Tháp cao 7m dựa trên công nghệ ion hóa tích cực được cấp bằng sáng chế để làm sạch không khí. Theo Roosegaarde máy hút khói bụi này là một giải pháp ở cấp độ địa phương, tạo ra những bong bóng không khí sạch trong thành phố.

    Khu vực xung quanh tháp không khí sạch hơn từ 55 – 70% so với các khu vực còn lại của thành phố. Nghiên cứu này đã được Đại học công nghệ Eindhoven khẳng định về hiệu quả lọc không khí.

    Theo moitruong.com.vn

    Mỏ vàng từ bãi rác thải điện tử

    Việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường. Song những bãi rác thải điện tử kia có thể là một mỏ vàng nếu biết cách khai thác.

    Theo Vnreview, đãi vàng hay trích xuất quặng đồng có thể giúp bạn kiếm một gia tài trong quá khứ. Nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy rằng, thu thập kim loại từ các thiết bị điện tử đã bỏ đi – còn được biết đến như là “khai mỏ thành thị” – ít tốn kém hơn nhiều so với thu thập chúng theo các phương thức cổ điển.

    Chiếc smartphone của bạn sau một thời gian sử dụng sẽ chậm dần, hoặc bạn không thể cưỡng lại sự ngọt ngào của những quảng cáo smartphone đầy mê hoặc và quyết định đã đến lúc nâng cấp. Bạn có lẽ sẽ quên mọi phút giây đã từng trải qua với thiết bị cũ trước đây ngay khi được trên tay một thiết bị mới sáng loáng. Nhưng hành tinh của chúng ta lại không dễ quên như vậy.

    Việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường.

    Theo Futurism, chỉ tính riêng năm 2016, cả thế giới đã vứt bỏ 44,7 triệu tấn thiết bị điện tử không còn khả năng sử dụng hoặc đơn giản là không còn được cần đến nữa. Số điện thoại, laptop, lò vi sóng và TV này gộp lại có thể tạo thành một toà tháp lớn gấp 4.500 lần tháp Eiffel, nhưng lại chỉ có 20% trong số đó được tái chế đúng cách. Số còn lại bị đốt bỏ, thải chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, hoặc bị chôn vùi xuống đất ở một nơi xa nào đó và rò rỉ các hoá chất độc hại vào lòng đất và nguồn nước.

    Có thể thấy, việc vứt bỏ các thiết bị điện tử là một hành vi gây hại cho môi trường, nhưng sự thật này lại chưa rõ ràng đủ để mọi người cùng nhau dừng lại. Một sự thật khác, trớ trêu thay, lại có thể thay đổi hành vi này, là việc những bãi rác thải điện tử kia có thể là một mỏ vàng nếu biết cách khai thác.

    Tất nhiên, chúng ta đều biết các thiết bị điện tử có chứa nhiều kim loại có giá trị, bên cạnh các vật liệu kính và nhựa. Một chiếc smartphone có thể không chứa nhiều kim loại quý, nhưng người tiêu dùng mua đến 1,7 tỷ thiết bị mỗi năm, và chỉ cần 1 triệu trong số đó cũng sẽ giúp bạn kiếm được gần 35kg vàng, 15.6 tấn đồng, và 350kg bạc.

    Nghe có vẻ “hời”, nhưng từ trước tới nay, chưa ai chắc chắn về tính kinh tế của việc đào xới rác thải điện tử như vậy. Nhằm làm rõ vấn đề này, bộ ba nhà nghiên cứu từ Đại học Tsinghua (Bắc Kinh) và Đại học Macquarie (Sydney) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí Công nghệ và Khoa học Môi trường.

    Đầu tiên, họ đã thu thập dữ liệu từ 8 công ty tái chế tại Trung Quốc. Họ tiếp tục tính toán mọi chi phí liên quan đến việc khai thác vàng và đồng từ rác thải, bao gồm các bước từ thu thập rác thải điện tử đến chi phí phải trả cho các thiết bị và công trình cần thiết để tái chế chúng.

    Sau khi thu được đủ số liệu như trên, họ tính đến các khoản trợ giá của chính phủ và số tiền mà các công ty có thể kiếm được từ việc bán nhiều loại linh kiện khác nhau. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu so sánh tổng chi phí của việc “khai mỏ thành thị” với việc khai thác quặng truyền thống, và rút ra kết luận rằng việc khai thác quặng truyền thống có chi phí cao hơn đến 13 lần!

    Tất nhiên, không phải quốc gia nào cũng được chính phủ trợ giá như Trung Quốc, và chi phí tái chế rác thải điện tử cũng không giống nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc là nơi tạo ra lượng rác thải điện tử lớn nhất thế giới, do đó nếu các công ty ở quốc gia này nhận ra rằng họ có thể thu lợi từ việc khai thác kim loại từ rác thải thì chắc chắn sẽ tạo nên những sự tác động không hề nhỏ.

    Có thể sẽ có thêm nhiều công ty từ Trung Quốc tham gia thị trường “khai mỏ thành thị” trong tương lai. Và có lẽ nhiều công ty ở các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu tham gia lĩnh vực này. Hoặc có lẽ, bạn nên nghĩ thật kỹ về việc mình nên làm với những chiếc smartphone cũ một khi đã sắm được một thiết bị mới.

    Theo moitruong.com.vn

    Tìm ra loài sâu có thể phân hủy rác thải nhựa

    0

    Đề tài “Xử lý rác thải nhựa polyethylene dựa vào quá trình phân hủy sinh học của một số loại sâu” của hai em Trần Hoàng Mai và Thái Mỹ Huyền (lớp 9/1, Trường THCS Võ Văn Ký) ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa nhận giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia.

    Theo báo Lao Động hai em đã tìm kiếm thông tin trên mạng và phát hiện ra một điều thú vị: “ngoài lá cây, sâu còn có thể ăn được túi ni lông”. Vậy đó là sâu nào và chúng có thực sự “ăn” được nhựa hay không?

    Dựa trên phát hiện và nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới, hai em đã tiến hành các phương pháp kiểm tra một số loài sâu, xác định khả năng và tìm hiểu cơ chế phân hủy các túi nhựa với mong muốn tìm ra giải pháp giải quyết vấn nạn “ô nhiễm trắng” như hiện nay. “Để làm thí nghiệm, việc đầu tiên là phải nuôi và chăm sóc những con sâu.

    Nhờ sự giúp đỡ của cô Vũ Đặng Hạ Quyên – giảng viên Viện công nghệ sinh học và môi trường (Trường đại học Nha Trang) cũng là người bảo trợ cho dự án, hai em tìm được 4 loại sâu để nghiên cứu là sâu sáp, sâu rồng, sâu canxi và sâu quy.

    Sâu được nuôi trong 4 thùng riêng biệt và cho ăn nhựa (polyethylene), đồng thời xây dựng vòng đời của sâu để biết được các mốc giai đoạn phát triển của các loài sâu. Hoàng Mai cho biết: “Quan sát thực tế, chúng em thấy sâu sáp và sâu rồng có khả năng ăn được túi ni lông; 2 loại sâu còn lại chết. Nhưng để chắc chắn là sâu thật sự ăn túi ni lông và tiêu hóa chúng chứ không phải “cắn bỏ” nên phải lắp camera quan sát tốc độ “ăn” của hai loài sâu này. Kết quả, sâu sáp ăn nhanh hơn sâu rồng”.

    Tiếp đến hai em tiến hành thí nghiệm “sâu có tiết hóa chất làm phân hủy được túi ni lông không?”. Chưa dừng lại ở đó, hai bạn tiếp tục thực hiện quan sát bằng kính hiển vi và bằng máy quang phổ hồng ngoại để xem “túi ni lông có còn trong bụng sâu” và kiểm tra phân sâu để xác định “sâu có hoàn toàn tiêu hóa được túi ni lông?”. Thí nghiệm này được sự hỗ trợ về thiết bị, máy móc và giảng viên của Trường đại học Nha Trang.

    Vượt qua khó khăn, hai em đã nghiên cứu và đạt được kết quả đáng mừng: chất thải của sâu sáp và sâu rồng sau khi ăn túi ni lông không còn polyetylen, hoàn toàn không có hại đến môi trường. Để chứng minh sâu có thể ăn và tiêu hóa được nhựa, hai em tiến hành phân lập hệ vi sinh vật đường ruột của sâu để xác định loại vi khuẩn giúp phân hủy túi nhựa. Đó là nhóm vi sinh vật đường ruột sống cộng sinh.

    Kết quả của nghiên cứu mang lại lợi ích rất lớn trong việc giải quyết vấn đề môi trường, đặc biệt là xử lý rác thải nhựa. “Giải pháp xử lý rác thải nhựa dựa vào sự phân hủy sinh học của sâu sáp và sâu rồng có chi phí thấp, an toàn mà mang hiệu quả cao. Trong thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu để tìm ra loại enzym giúp phân hủy túi nhựa”– Hoàng Mai cho biết.

    Theo moitruong.com.vn