28 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    Home Blog Page 414

    Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn

    0

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

    Theo Quyết định được ký ngày 07/05/2018, mục tiêu đến 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

    Tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình

    85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường; sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân huỷ;

    Mục tiêu đến 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

    80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ…

    Chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn nguy hại được quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thải đến thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng. Đa dạng hóa công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại bằng các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

    Cũng theo Quyết định trên, các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải thiết lập và công bố các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật; người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển các sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi hoặc chuyển cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy định của pháp luật để chuyển đến các điểm thu hồi theo quy định.

    Bên cạnh đó, khuyến khích thu gom, xử lý chất thải nguy hại liên vùng, liên tỉnh; xây dựng, phát triển các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung, quy mô vùng tỉnh, vùng liên tỉnh theo quy hoạch quản lý chất thải rắn được phê duyệt, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại;

    Hạn chế phát triển và giảm dần về số lượng những cơ sở xử lý có quy mô nhỏ, phân tán có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chuyên sâu đối với các loại chất thải nguy hại đặc thù đồng thời với việc phát triển các cơ sở xử lý có khả năng tái chế, xử lý đa dạng các loại chất thải nguy hại khác nhau; tăng cường việc chuyển giao chất thải giữa các cơ sở xử lý chất thải để tận dụng thế mạnh của mỗi cơ sở trong quá trình xử lý.

    Hạn chế và tiến tới loại bỏ việc tự xử lý chất thải nguy hại tại nơi phát sinh có sử dụng công nghệ đốt hoặc chôn lấp; ưu tiên hoạt động đồng xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc thiêu hủy chất thải trong lò đốt chất thải chuyên dụng; tăng cường việc tái chế, tái sử dụng chất thải nguy hại; hạn chế việc cấp phép xử lý bằng biện pháp chôn lấp, hóa rắn đối với các loại chất thải nguy hại có khả năng tái chế, tái sử dụng.

    Cùng với đó là đẩy mạnh việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại tại các địa phương, bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tăng cường việc thu gom, xử lý đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh thấp hoặc chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa;

    Khuyến khích xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm, mô hình tập trung, hạn chế việc xử lý chất thải y tế phân tán tại các bệnh viện; ưu tiên xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng phương pháp không đốt, đặc biệt là việc tự xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại nơi phát sinh; giảm dần về số lượng và hạn chế đầu tư mới lò đốt chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế cấp huyện.

    Đặc biệt là xây dựng lộ trình, kế hoạch và triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển và quản lý vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật; thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức đối tác công tư (PPP) phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.

    Theo moitruong.com.vn

    Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ giòn xương, gãy xương

    Một nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng ô nhiễm không khí làm xương yếu, giòn xương, dễ gãy và dẫn đến nguy cơ chết sớm.

    Tiến sĩ Andrea Baccarelli, người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Qua nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi đã xác định được nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm không khí, đó là các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, suy giảm chức năng, và giờ đây là chứng loãng xương. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy lợi ích của không khí trong lành, bao gồm cả cải thiện sức khỏe xương và ngăn ngừa gãy xương.”


    Sống trong các khu vực bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị loãng xương, ảnh hưởng xấu đến người cao tuổi.

    Nghiên cứu của trường Y tế Công cộng Mailman của đại học Columbia (Hoa Kỳ) đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện giao thông sau khi phân tích kết quả khám sức khỏe của hơn 9 triệu người dân ở Đông Bắc Hoa Kỳ đăng ký khám tại Medicare.

    Quỹ Loãng xương Quốc tế (IOF) cho biết, khoảng 9 triệu người dân sống ở Mỹ bị loãng xương và cứ ba giây thì có một người bị gãy xương.

    Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí gây ra tình trạng suy giảm hormone của tuyến cận giáp, từ đó ảnh hưởng tới sự sản xuất canxi trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ xương yếu và gãy xương phải nhập viện.

    Theo một nghiên cứu mới đây của đại học Harvard, những người hàng ngày phải tiếp xúc với khói bụi từ các phương tiện giao thông thường bị loãng xương do sự suy giảm hormone quản lý việc sản xuất canxi trong cơ thể.

    Các trường hợp phải nhập viện vì bị gãy xương thường là những người sống ở những nơi có nồng độ những hạt bụi siêu vi PM2.5 trong không khí cao. Đây là những hạt bụi rất nhỏ có thể xâm nhập vào sâu trong cơ thể. Hạt bụi PM2.5 được cho rằng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi.

    Những bằng chứng cho thấy vitamin B giúp phòng tránh loãng xương, gãy xương là chưa rõ ràng.

    Do vậy, theo tiến sĩ Baccarelli, cách tốt nhất để phòng tránh những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí là cải thiện chất lượng bầu không khí.

    Tiến sĩ Andrea Baccarelli cho biết, một trong những lợi ích của việc làm sạch bầu không khí là cải thiện sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa bệnh loãng xương.

    Hội Xét nghiệm Loãng xương Mỹ khuyên mọi người nên ăn các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, bông cải xanh và đậu để cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể, đặc biệt là làm chắc xương.

    Theo moitruong.com.vn

    Rác thải hạt nhân: “Quả bom nổ chậm” trong tương lai

    0

    Thị trấn Eurajoki nằm trên đảo Olkiluoto, cách thủ đô Helsinki của Phần Lan 30 phút chạy xe, đang là nơi được triển khai xây dựng “nghĩa địa hạt nhân”

    Đến Eurajoki, người ta có cảm giác như đang lạc vào một khu bảo tồn sinh thái tự nhiên. Nhưng trong lòng đất nơi yên bình đó, “nghĩa địa hạt nhân” khổng lồ đầu tiên trên thế giới có tên gọi Onkalo đang được xây dựng.

    Onkalo được khởi công xây dựng vào đầu năm 2017 ở độ sâu 400-450m dưới lòng đất. Theo thiết kế, các đường hầm trong Onkalo dài tổng cộng 60km. Theo các chuyên gia địa chất Phần Lan, nền đá granit ở vùng này có niên đại gần 2 tỷ năm, trải qua vài thời kỳ băng hà, xung chấn gần như bằng 0, nên là khu vực địa chất ổn định, lý tưởng để chôn các container chứa rác thải hạt nhân. Tuy nhiên, Posiva – cơ quan quản lý rác thải hạt nhân của 2 nhà máy điện nguyên tử Olkiluoto và Loviisa, đang xây Onkalo – mới được chính phủ Phần Lan cấp phép xây dựng đường hầm chứ chưa có giấy phép chôn lấp rác thải hạt nhân.

    Nếu được cấp phép chôn lấp, Onkalo sẽ là nơi chứa 5.500 tấn rác thải hạt nhân có nồng độ phóng xạ cao, từ giữa những năm 2020 đến khoảng năm 2100. Onkalo được thiết kế để tồn tại nguyên vẹn trong vòng ít nhất 100.000 năm, tương đương với thời gian sống của 4.000 thế hệ con người hay nhiều gấp 25 lần độ tuổi của các kim tự tháp Ai Cập cổ đại. Theo tính toán của các chuyên gia, thời gian đó đủ lâu để các chất phóng xạ trở nên vô hại.

    Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường lại có cách nghĩ khác. Theo tổ chức Hòa Bình Xanh, tất cả công đoạn sản xuất điện nguyên tử đều thải chất phóng xạ độc hại: uranium (95%) và plutonium (1%) có thể tái sử dụng, 4% chất thải hạt nhân còn lại là không thể tái sử dụng. Ngay cả quá trình xử lý rác thải hạt nhân để tái sử dụng cũng gây ô nhiễm nặng. Việc sản xuất điện nguyên tử là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề nhất và để lại cho nhiều thế hệ tương lai một loại rác thải nguy hiểm vô cùng và khó xử lý.

    Xây dựng “nghĩa địa hạt nhân” tại Onkalo.

    Nhiều thập niên nghiên cứu và những khoản đầu tư khổng lồ vẫn chưa mang lại cho con người một giải pháp xử lý rác thải hạt nhân triệt để. Việc chuyển đổi các chất phóng xạ tồn tại lâu dài trong tự nhiên thành chất phóng xạ dễ phân rã trong tự nhiên cho tới nay vẫn chỉ là mơ ước của các chuyên gia hạt nhân, do khả năng trở thành hiện thực rất xa vời và chi phí không hề nhỏ.

    Tại nhiều nước khác, rác thải hạt nhân tại Pháp được lưu trữ tạm thời ngay trong các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, 10.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cũng được chứa tạm thời trong trung tâm xử lý rác thải hạt nhân Le Hague, cơ sở xử lý rác thải hạt nhân lớn nhất châu Âu và thuộc hàng đầu thế giới.

    Tuy nhiên, trong năm 2017, điều tra của Hòa Bình Xanh cho thấy các bể làm nguội thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân cũng như ở nhà máy xử lý chất thải hạt nhân Le Hague không được đảm bảo an toàn chặt chẽ như các lò phản ứng, chẳng hạn dễ bị nguy cơ tấn công khủng bố. Thêm vào đó, trung tâm Le Hague chỉ được khai thác đến năm 2030. Thông thường, một cơ sở như La Hague chỉ được sử dụng trong vòng 40 năm. Còn sau đó phải làm thế nào?

    Hiện nay, do thiếu giải pháp, chôn lấp vĩnh viễn thật sâu trong lòng đất rác thải hạt nhân có nồng độ phóng xạ cao dường như được coi là phương pháp xử lý rác thải hạt nhân tối ưu và được nhiều quốc gia hướng tới. Giới nghiên cứu hiện đang tập trung vào 3 phương pháp chôn lấp: trong lòng lớp đá granit (Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), trong môi trường trầm tích, nhất là đất sét (Bỉ, Thụy Sĩ) hoặc lưu trữ bằng muối, chẳng hạn trong các mỏ muối (Hoa Kỳ, Đức).

    Theo Saigondautu.com.vn

    Áo chống nắng chống tia UV có thực sự hiệu quả?

    Bên cạnh kem chống nắng, những chiếc áo chống nắng chống tia UV cũng là món đồ được mua nhiều nhất mùa hè này. Tuy nhiên, liệu những loại áo chống nắng này có thực sự hiệu quả, bác sĩ y sẽ tiết lộ.

    Amy Brodsky, một bác sĩ da liễu và phát ngôn viên của Hiệp hội phẫu thuật da liễu Mỹ cho biết, các loại áo chống nắng được thiết kế nhằm ngăn chặn những tia tử ngoại có hại từ mặt trời và được xếp hạng bởi chỉ số UPF, tương tự như chỉ số SPF trong kem chống nắng. Đánh giá này được đưa ra dựa trên trọng lượng, màu sắc, cách thức dệt vải cũng như lượng tia cực tím có thể xâm nhập qua sợi vải.

    Một chiếc áo chống năng có chỉ số UPF 50 có nghĩa chiếc áo này chỉ để 1/50 tia cực tím của mặt trời xuyên qua áo.

    Bác sĩ Brodsky khuyên người tiêu dùng nên chọn các loại áo được làm từ vải lycra/elastane (vải thun có thành phần từ cotton pha với tỷ lệ sợi spandex khá cao, khoảng 30% đến 40% sợi spandex) bởi loại vải này có chỉ sổ UPF từ 50 trở lên. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng áo chống nắng được làm từ vải nylon và polyester (một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene, nguồn gốc từ dầu mỏ).

    Bác sĩ Brodsky khuyên người tiêu dùng nên chọn các loại áo được làm từ vải lycra/elastane, nylon hoặc polyester.

    Áo chống nắng chống tia UV có hiệu quả?

    Doug Grossman, bác sĩ da liễu tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ giải thích một số chuyên gia cho rằng các xếp hạng UPF cho áo chống nắng có thể không đánh giá chính xác hiệu quả của sản phẩm. Cũng tương tự như chỉ số chống nắng SPF, rất khó để xác định UPF 50 tốt hơn UPF 30 vì da của mọi người phản ứng với tia UV theo những cách khác nhau. Bên cạnh đó, một số loại áo chống nắng giá rẻ thường không đủ hiệu quả để ngăn chặn ánh nắng mặt trời.

    Bác sĩ Grossman cũng cho biết, ông từng gặp những bệnh nhân bị cháy nắng dù đã sử dụng áo chống nắng. Nguyên nhân là bởi các sợ vải được dệt lỏng lẻo có thể cho phép các tia UV xuyên qua áo, và gây hại cho da.

    Cả hai bác sĩ y khoa Grossman và Brodsky đều khuyến cáo, để chống lại tia UV từ mặt trời, mọi người tốt nhất nên tránh ra đường vào những giờ cao điểm nắng nóng và luôn mang theo kem chống nắng để bảo vệ da.

    Theo Vietq

    3 thành phố Việt Nam vào chung kết Thành phố Xanh Quốc tế 

    Ba thành phố của Việt Nam – Đà Nẵng, Hội An và Đông Hà – đã vinh dự cùng 37 thành phố khác trên toàn thế giới lọt vào vòng chung kết cuộc thi Thành phố Xanh giai đoạn 2017-2018 do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức.

    Được lựa chọn từ 132 thành phố từ 23 quốc gia, 40 thành phố này đã xuất sắc thuyết phục được Ban giám khảo bằng những cam kết và chương trình cụ thể nhằm giảm lượng phát thải các-bon trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong giao thông – chủ đề chính của cuộc thi lần này.

    Khi các thành phố trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và dân số thành thị ngày càng gia tăng, các vấn đề đô thị vì thế cũng nảy sinh nhiều hơn. Đó không phải là một tin tốt lành đối với chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị. Tuy nhiên, thành phố cũng là nơi tập trung và phát triển nhiều sáng kiến. Hiện nay, đã có rất nhiều sáng kiến có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đô thị mà không làm cạn kiệt tài nguyên của hành tinh.

    Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia Chương trình Thành phố Xanh.

    WWF đã tạo ra Chương trình Thành phố Xanh (TPX) nhằm thúc đẩy các giải pháp này và trao giải cho những thành phố nỗ lực hết mình thực hiện các giải pháp đó. Đó là những thành phố nỗ lực để cung cấp nhà ở, giao thông và năng lượng bền vững cho các công dân của mình, thu hút được sự tham gia của họ và đồng thời truyền cảm hứng cho các thành phố khác trên thế giới.

    Được tổ chức hai năm một lần kể từ năm 2011, chương trình TPX 2017-2018 chú trọng hơn đến vấn đề giao thông xanh và bền vững – một thách thức lớn về môi trường đối với các thành phố trên toàn cầu. Hiện nay, một phần tư lượng phát thải các-bon trên toàn cầu đến từ giao thông đô thị.

    Bà Phạm Cẩm Nhung – Điều phố Chương trình Các-bon thấp và Năng lương của WWF-Việt Nam – phát biểu: “WWF xin chúc mừng ba thành phố Đà Nẵng, Hội An và Đông Hà. Đây là thực sự là một niềm tự hào khi cả ba thành phố, trong lần đầu tiên tham dự, đã vượt qua được nhiều thành phố khác trên thế giới để vào vòng chung kết. Bằng chính các kế hoạch và cam kết hành động, ba thành phố đã thuyết phục được ban giám khảo và cho thế giới thấy, Việt Nam chúng ta chủ động trong xây dựng và phát triển đô thị bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.”

    “Cung cấp các giải pháp thay thế thông minh hơn như giao thông bằng xe điện và hệ thống xe buýt, hoặc ban hành các quy định để khuyến khích các tòa nhà ít phát thải các-bon là chìa khóa để đảm bảo cộng đồng tiếp tục phát triển nhưng vẫn duy trì được tính bền vững. WWF-Việt Nam hy vọng sẽ có nhiều thành phố Việt Nam tham gia Chương trình trong những năm tới”, bà Phạm Cẩm Nhung chia sẻ thêm.

    Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia Chương trình TPX. Năm 2016, thành phố Huế đã vinh dự nhận được giải Thành phố Xanh quốc gia ngay trong lần đầu tiên đăng ký tham dự.

    Khi vào vòng chung kết, ba ứng viên của Việt Nam tiếp tục tham gia một hoạt động quan trọng khác của Chương trình TPX đó là chiến dịch “Tôi yêu Thành phố” diễn ra từ ngày 7/5 tới cuối tháng 6 năm 2018. Chiến dịch mở ra cơ hội để cộng đồng trên toàn thế giới có thể bình chọn thành phố họ yêu thích nhất, chia sẻ ảnh hoặc viết những điều họ yêu nhất về các thành phố này. Đây cũng là một diễn đàn để công chúng đưa ra những gợi ý và sáng kiến làm cho các thành phố xanh và bền vững hơn. Thành phố nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất bởi cộng đồng sẽ đoạt giải: “Thành phố xanh được yêu thích nhất toàn cầu.”

    Trong thời gian này, Ban giám khảo Chương trình TPX sẽ xem xét để chọn ra thành phố tiêu biểu cấp quốc gia với danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia; và cấp Quốc tế với danh hiệu Thành phố Xanh Toàn cầu. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Thông tin chi tiết về cuộc thi có thể tìm thấy tại: www.panda.org/opcc và/hoặc http://www.welovecities.org/

    Tiêu chí đánh giá thành phố xanh

    Một ban giám khảo quốc tế gồm các chuyên gia về phát triển đô thị bền vững sẽ lựa chọn các thành phố có các kế hoạch hành động về khí hậu khả thi và tham vọng nhất. Những kế hoạch này phải đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu. Thành phố nào tham gia vào các liên minh hoặc liên kết toàn cầu về chống Biến đổi Khí hậu sẽ có ưu thế hơn trong việc đánh giá. Thành phố nào đặt ra tham vọng lớn, với tác động của hành động trên diện sâu rộng sẽ có ưu thế hơn. Do trọng tâm của OPCC 2017-2018 là chủ đề giao thông bền vững nên ban giám khảo sẽ đặc biệt chú ý đến các thành phố có kế hoạch và hành động tham vọng đối với lĩnh vực này.

    Năm 2016, thành phố Huế đã vinh dự nhận được giải Thành phố Xanh quốc gia ngay trong lần đầu tiên đăng ký tham dự.

    Ban giám khảo sẽ xem xét sự khác biệt về nguồn lực và thực trạng của mỗi thành phố để đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong quá trình đánh giá. Nhìn chung, ban giám khảo sẽ xem xét các thành phố:

    • Chứng minh những nỗ lực của thành phố trong việc giảm phát thải khí nhà kính một cách minh bạch và có tính khoa học;

    • Có kế hoạch hành động đầy tham vọng và chiến lược để đạt được các cam kết đưa ra;

    • Lồng ghép các kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu giữa các ngành, tạo sự thống nhất và bao quát;

    • Có tinh thần tiên phong, có tính đến bối cảnh và điều kiện của địa phương; và

    • Có những nỗ lực vượt bật về lĩnh vực giao thông bền vững.

    Theo moitruong.com.vn

    Loại nhựa mới có thể tái chế nhiều lần

    0

    Theo một báo cáo khoa học mới đây: Một loại nhựa mới, khi tiếp xúc với hóa chất thích hợp, có khả năng chia thành các khối cơ bản giống như khi nó được tạo ra và có thể được tái cấu trúc lại nhiều lần.

    Thiết kế nhựa có thể dễ dàng tái sử dụng là một trong những cuộc tấn công chống lại vấn đề chất thải nhựa toàn cầu. Chỉ có khoảng 10% nhựa được sản xuất tái chế, theo một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances. Nhưng vật liệu này rẻ và hữu ích đến mức hàng trăm triệu tấn vẫn cứ bị thải ra mỗi năm.

    Trở ngại chính đối với việc tái chế nhựa là hầu hết các chất dẻo phân hủy thành các phân tử không hữu ích ngay lập tức. Việc biến những phân tử này thành nhựa hoặc thành một số sản phẩm khác đòi hỏi nhiều phản ứng hóa học, khiến cho quá trình tái chế kém hiệu quả hơn.

    Thiết kế nhựa có thể dễ dàng tái sử dụng là một trong những cuộc tấn công chống lại vấn đề chất thải nhựa toàn cầu.

    Trong khi nhựa tự phân hủy đã trở nên phổ biến những năm gần đây, chúng chỉ phân hủy nếu có đúng loại vi khuẩn cần thiết và như thường thấy, các loại nhựa này bị vứt ở các bãi rác, khu vực chôn lấp hoặc trôi nổi trên đại dương. Việc tạo ra nhựa có khả năng được chia thành các khối cơ bản rồi tái sử dụng mà không cần xử lý bổ sung và làm sạch có thể giúp giảm sự tích tụ ô nhiễm.

    Michael Shaver, một nhà hóa học polymer tại Đại học Edinburgh cho biết, thiết kế một polyme nhựa như thế này là một hành động cân bằng. Polyme là một chuỗi dài các phân tử nhỏ, được gọi là monome, liên kết với nhau giống như các hạt trên một chuỗi.

    Monome cần nhiệt độ khắc nghiệt hoặc quá nhiều hóa chất dẫn để tham gia vào polymer, không dễ dàng thực hiện được trên thực tế. Kết quả là các polyme cần phải ổn định tới nhiệt độ đủ cao để khi đổ cà phê nóng vào một cái cốc làm từ chúng sẽ không làm mất ổn định dây chuyền và làm cho nhựa tan thành một vũng nước dính.

    Nhà hóa học Polyme Jianbo Zhu và các đồng nghiệp tại Đại học bang Colorado (Fort Collins) đã bàn bạc để giải quyết thách thức này. Nhóm nghiên cứu đã may mắn trong việc tạo ra một loại polyme có thể được chia thành các phân tử khởi đầu của nó. Nhưng nhựa được tạo ra phòng thí nghiệm của họ và những loại nhựa khác đều gặp phải chung một vấn đề là quá mềm, nhạy cảm với nhiệt độ, nên rất khó có thể sử dụng phổ biến trong thực tế.

    Lần này, Zhu và các đồng nghiệp đã thay đổi một trong những cách thức trước đó, một phân tử nhỏ hình tròn, bằng cách thêm một phân tử khác như thế theo cách mà giúp kết hợp phân tử thành một cấu tạo đặc biệt. Độ cứng đó đã giúp các monome nhanh chóng liên kết với nhau ở nhiệt độ phòng thành các chuỗi polyme ổn định nhiệt.

    Sau đó, khi tiếp xúc với một số hóa chất nhẹ hoặc nhiệt độ đủ cao, các polyme phân hủy trở lại thành monome. Các nhà nghiên cứu đã lặp lại chu trình vài lần, kết quả cho thấy, về lý thuyết, polyme có thể tái chế vô hạn.

    Nhà hóa học Zhu cho hay: “trong khi mỗi monome bị khóa vào một cấu tạo cụ thể, không phải tất cả chúng đều có hình dạng giống nhau mặc dù chúng được làm từ cùng một công thức hóa học. Trộn lẫn hai sự khác nhau của các monome tạo ra một loại nhựa mạnh hơn”.

    Tuy nhiên, nó vẫn chưa hoàn hảo, Zhu và các đồng nghiệp của ông đang có kế hoạch để nối ghép nhiều thiết kế monome trong tương lai, giúp cho nhựa tạo ra ít bị giòn hơn.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Triển khai hệ thống thu gom rác khổng lồ tại Thái Bình Dương 

    0

    Theo ước tính, đảo rác nằm giữa Thái Bình Dương có kích cỡ bằng 3 quốc gia châu Âu. Việc dọn rác tại đây tưởng như là bất khả thi.

    Ở giữa Thái Bình Dương, có một hòn đảo khổng lồ làm bằng… rác, được viết tắt là GPGP, nằm giữa California và Hawaii và có diện tích lớn hơn cả 3 nước Đức, Pháp, Tây Ban Nha cộng vào.

    Theo một nghiên cứu gần đây, nó tích lũy tới hơn 1,8 nghìn tỷ mảnh rác nhựa, tương đương 79 nghìn tấn nhựa được đưa về đây bởi các dòng hải lưu.

    Rác ở đây chủ yếu là đồ sinh hoạt của tàu đánh cá và ngư cụ, bao gồm cả lưới, dây thừng. Khối lượng rác thải nhựa khổng lồ này đã giết chết hơn 100.000 động vật biển mỗi năm, bao gồm cả cá voi, cá heo, hải cẩu.

    Nhiều năm qua, hàng trăm dự án môi trường được nghiên cứu và thử nghiệm nhằm giải cứu vùng biển này, nhưng không đem lại kết quả tích cực. Nhưng may mắn là Tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan Ocean Cleanup vừa qua đã có tín hiệu đáng mừng, họ sắp cho ra mắt hệ thống làm sạch đại dương đầu tiên trên thế giới, với mức độ khả thi cực kỳ cao.

    Hệ thống Ocean Cleanup được sử dụng để chặn rác.

    Những người đại diện tiết lộ, hệ thống đặc biệt này có kích cỡ khổng lồ, dài tới 610 m và được đặt tại Alameda, California. Nó sẽ đóng vai trò như rào chắn rác thải nhựa trôi nổi tới đảo rác lớn bậc nhất thế giới kia.

    Hệ thống được làm từ nhựa HDPE vừa mềm dẻo để uốn cong theo những con sóng, vừa cứng chắc để tạo thành hàng rào hình chữ U để giữ lại rác thải trôi nổi.

    Màn chắn ni lông bên dưới ngăn rác thải nhựa mà không gây nguy hiểm cho động vật biển. Mỏ neo nổi lớn ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt nước giữ ổn định cho rào chắn, để hệ thống di chuyển trong dòng hải lưu chậm hơn rác thải cho phép thu gom rác ở mặt trước.

    Cứ 6 – 8 tuần những con tàu sẽ đến lấy rác đem về đất liền để tái chế.

    Hệ thống phức tạp này sẽ khởi động từ Vịnh San Francisco trong vòng vài tuần rồi bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 7/2018 và sẽ mở rộng phạm vi sau đó.

    Đặc biệt, hệ thống đầy triển vọng này lại chính là đứa con tinh thần của thần đồng tuổi teen Hà Lan năm xưa, Boyan Slat. Cậu đã thuyết trình về chiếc máy làm sạch đại dương của mình tại buổi nói chuyện Tedx cách đây 6 năm.

    Mặc dù nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học, nhưng Slat kiên định đến cùng với ý tưởng của mình và theo đuổi nó trong suốt 6 năm qua. Đến giờ, Slat tự tin khẳng định việc dọn dẹp các đại dương của thế giới là điều vô cùng cấp bách và nhân loại hoàn toàn có thể thực hiện được.

    Các nhà hoạt động biển và công dân toàn cầu rất kỳ vọng vào sự thành công của dự án tiềm năng này, bởi ngoài đảo rác Thái Bình Dương thì thế giới cũng đang “sở hữu” nhiều bãi rác đáng báo động khác.

    Theo tapchimoitruong.vn

    Trái đất đang ở giới hạn chịu đựng cuối cùng?

    Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại.

    Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm.

    Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sinh cơ này trở thành nơi không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.

    Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, liệu tình hình đã thay đổi gì hay chưa? Có, nhưng theo chiều hướng xấu đi, và xấu đi rất nhiều!

    Theo dự báo, trong 540 triệu năm qua, đây là lần thứ 6 các sinh vật sống có thể bị hủy diệt hoặc ít nhất sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.

    Tháng 11/2017, các nhà khoa học lại tiếp tục đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết lần thứ 2 với danh sách chữ ký lên đến 15.372. Đây có thể được coi là bài viết khoa học chính thống có được sự hậu thuẫn lớn nhất từ giới khoa học.

    Dưới tựa đề rất nghiêm túc: “Lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đối với nhân loại: Cảnh báo lần 2”, các tác giả viết:

    25 năm sau lời kêu gọi thứ nhất, chúng tôi nhìn lại và đánh giá phản ứng của con người với những dữ liệu có được. Từ năm 1992, ngoài việc làm ổn định tầng ôzôn bình lưu, nhân loại đã không làm đủ những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cơ bản đã được báo trước.

    Đáng báo động là hầu hết những vấn đề ấy đang trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt rắc rối là xu hướng biến đổi khí hậu do con người gây ra và khí thải nhà kính ngày càng tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, và sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chăn nuôi các động vật nhai lại để lấy thịt.

    Hơn nữa chúng ta còn gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Trong 540 triệu năm qua, đây là lần thứ 6 các sinh vật sống có thể bị hủy diệt hoặc ít nhất sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.”

    Nói tóm lại: Trái Đất đang chết, và nhân loại có thể sẽ chịu chung số phận đó. Chúng ta có thể làm gì? Con người đã rất cố gắng dùng khoa học và pháp luật để bảo vệ môi trường vật chất và kiềm chế hành vi của những người khác. Nhưng kết quả mấy chục năm bảo vệ môi trường đã cho thấy rõ cách làm này hoàn toàn vô dụng.

    Chúng ta hãy thử suy ngẫm xem, nền văn minh của nhân loại đã xuất hiện và tồn tại trong yên ổn được vài ngàn năm, vậy vì sao mà chỉ trong khoảng 100 năm qua, các vấn đề môi trường lần lượt xuất hiện và đe dọa tới chính sự tồn vong của loài người? Chúng ta đã rẽ lối sai ở đâu mà đi tới kết cục như ngày hôm nay?

    Theo moitruong.com.vn

    Xây nhà tại California phải trang bị tấm pin mặt trời

    California đang thực hiện những bước di chuyển táo bạo để trở thành tiểu bang đầu tiên tại Mỹ bắt buộc các ngôi nhà mới xây dựng sau năm 2020 phải trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời.

    Theo các chủ thầu xây dựng tại California, ngày càng nhiều chủ nhà chấp nhận trang bị tấm pin năng lượng mặt trời khi xây nhà mới. Dù vậy, nhiều người vẫn từ chối lắp pin năng lượng mặt trời vì họ tin rằng điều này sẽ làm gia tăng các hóa đơn mà họ phải trả hàng tháng.

    Tuy nhiên, theo các phân tích tài chính chuẩn xác thì việc lắp pin năng lượng mặt trời sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm tiền trong tương lai. Điều đó khiến Ủy ban Năng lượng California đưa ra bàn luận đề xuất bắt buộc người dân tại bang này khi xây nhà mới từ năm 2020 phải trang bị tấm pin năng lượng mặt trời. Dự kiến, cuộc bỏ phiếu thông qua đề xuất này sẽ được thực hiện vào ngày 9.5 tới (giờ địa phương).

    Gần như tất cả các ngôi nhà tại California sẽ bị áp tiêu chuẩn mới, trừ những ngôi nhà có diện tích quá nhỏ hoặc bị che bởi bóng cây.

    Nếu được thông qua, đề xuất này sẽ thành tiêu chuẩn năng lượng mới của tiểu bang California, biến năng lượng tái tạo trở thành yêu cầu bắt buộc phải có kể từ năm 2020. Theo Tech Times, đề xuất này sẽ là một cú hích có lợi đối với thị trường năng lượng tái tạo tại Mỹ, khi doanh số tấm pin năng lượng mặt trời tại nước này sẽ tăng kỷ lục.

    Gần như tất cả các ngôi nhà tại California sẽ bị áp tiêu chuẩn mới, trừ những ngôi nhà có diện tích quá nhỏ hoặc bị che bởi bóng cây. Ngoài yêu cầu bắt buộc phải lắp pin năng lượng mặt trời thì Ủy ban Năng lượng California còn đang xem xét các đề xuất khác gồm nâng cấp các tiêu chuẩn truyền nhiệt, ánh sáng phi dân cư và thông gió. Những yêu cầu này có thể khiến chủ nhà phải chi thêm 40 USD cho hóa đơn hàng tháng của họ. Nhưng theo tính toán thì về lâu dài các chủ nhà sẽ tiết kiệm được 80 USD mỗi tháng cho chi phí sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng.

    Việc áp dụng quy chuẩn bắt buộc phải trang bị tấm pin năng lượng mặt trời tại California chỉ là bước đi đầu tiên của chính quyền tiểu bang này. Trong tương lai, tiểu bang có thể tiến tới xây dựng khung pháp lý để tạo ra các ngôi nhà “tự cung tự cấp” năng lượng. Có nghĩa là những ngôi nhà tại bang này trong tương lai sẽ được thiết kế theo hướng tự sản xuất năng lượng đủ để không phải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

    “California sắp thực hiện một bước nhảy vọt trong các tiêu chuẩn năng lượng. Không một bang nào khác tại Mỹ yêu cầu năng lượng mặt trời là bắt buộc, chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện điều đó”, ông Bob Raymer, giám đốc kỹ thuật của Hiệp hội Công nghiệp Xây dựng California cho biết.

    Năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời hiện đang phát triển nhanh tại các nước phát triển. Dù vậy, các loại năng lượng này vẫn khó có thể thay thế năng lượng truyền thống do đặc điểm không ổn định nguồn cung điện.

    Theo Tech Times

    Biển Việt Nam đối mặt hiểm họa rác thải nhựa

    Một nghiên cứu của ĐH Georgia cho thấy Việt Nam là nước đứng thứ tư thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa.

    Trong hội thảo về đại dương và ô nhiễm nhựa do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức chiều 7-5 ở Hà Nội, phái viên Mỹ phụ trách khoa học, tiến sĩ Margaret Leinen, nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến túi ni-lông và rác thải nhựa là vấn đề rất lớn đối với đại dương và các vùng biển, trong đó có Việt Nam.

    Biển Việt Nam đang ngập tràn rác thải nhựa – Ảnh 1.

    Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rác thải nhựa khi phân hủy sẽ phân tách ra thành những phân tử nhựa rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được, hòa lẫn trong nước. Các loài sinh vật ở biển thay vì ăn thức ăn hữu cơ lại ăn phải phân tử nhựa này, bị nhiễm độc và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người khi ăn những loại hải sản đó. Môi trường biển trong sạch không chỉ cần thiết đối với nghề đánh bắt thủy sản mà những bãi biển sạch sẽ cũng rất quan trọng đối với ngành du lịch. Khách du lịch không muốn đến những bãi biển đầy rác, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ, một nghiên cứu của ĐH Georgia (Mỹ) vào năm 2015 cho thấy Việt Nam là nước đứng thứ tư thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa. Đánh giá vấn đề về rác thải nhựa là vấn đề ở toàn cầu phải đối mặt, bà Alison Davis, Phó Phòng Môi trường – Khoa học – Công nghệ và Y tế Đại sứ quán Mỹ, cho rằng Việt Nam cần có hành động, xử lý các vấn đề này. “Xử lý tốt vấn đề chất thải nhựa sẽ giúp Việt Nam phát triển tốt ngành du lịch, tận dụng các lợi thế về biển của mình” – bà Alison nói.

    Theo bà Alison Davis, Đại sứ quán Mỹ đang có rất nhiều chương trình hợp tác với phía Việt Nam để bảo đảm sử dụng một cách bền vững các nguồn sinh vật biển cũng như đường bờ biển của Việt Nam, trong đó có thực hiện bảo tồn Vịnh Hạ Long, bảo đảm môi trường biển trong khu vực này được sử dụng bền vững. Các tổ chức quốc tế lưu tâm không chỉ làm việc về khía cạnh môi trường mà còn về vấn đề nguồn sinh kế của người dân để bảo đảm người dân ở những khu vực đó có được nguồn sinh kế bền vững. “Thời gian tới sẽ có một chương trình mới, được thực hiện trực tiếp từ Washington DC, trong đó, phía Mỹ hỗ trợ thúc đẩy việc tái sử dụng các vật liệu bằng nhựa, một vấn đề rất quan trọng ở khu vực này, đặc biệt là ở một số nước như Việt Nam, Sri Lanka hoặc Trung Quốc” – bà Alison cho biết.

    Theo tiến sĩ Margaret Leinen, giải pháp cho vấn đề này trước tiên cần bảo đảm rằng các rác thải nhựa không bị trôi ra biển bằng cách thu gom và xử lý. Đồng thời, thay đổi cách tiêu dùng, thay thế các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm khác, thân thiện hơn (như không sử dụng túi ni-lông, chai, ống hút nhựa… thay thế bằng sản phẩm có thể tái sử dụng). Hiện nay, ở Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu đã sử dụng biện pháp sản xuất bao bì bằng giấy hoặc chất xơ, có thể tan trong nước…

    Theo nld.com.vn