Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh rằng bệnh nội tiết có thể phát triển cả khi các chất độc hại trong không khí có nồng độ tương đối thấp, chỉ quá 2,4 microgam trên mét khối.
Nếu chỉ số này tăng lên 4-5 lần trong không khí thì những người sống ở đó mắc bệnh tiểu đường tăng hơn hơn 21% so với những khu dân cư không bị ảnh hưởng bởi tình trạng môi trường ô nhiễm.
Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, trái ngược với quan niệm thông thường bệnh tiểu đường đe dọa chủ yếu dân số của các nước giàu, khoảng 77% bệnh nhân tiểu đường sống tại các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Nhưng theo tiến sĩ Gustavo Peskin, người trình bày kết quả nghiên cứu tại cuộc hội thảo quốc tế về tiểu đường ở Frankfurt, CHLB Đức, nguyên nhân gia tăng bệnh tật ở khắp mọi nơi là gần như nhau: sự lão hóa của dân số, thay đổi thói quen ăn uống và lối sống.
Theo Meddaily, các chuyên gia ở Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) đã nhận thấy sự gia tăng số lượng bệnh nhân tiểu đường trên thế giới không chỉ liên quan đến vấn nạn béo phì mà còn do môi trường sinh thái xấu. Các nhà nghiên cứu xác định có khoảng 14% tổng số ca tiểu đường là do môi trường ô nhiễm.
Theo số liệu chính thức, hiện số lượng bệnh nhân tiểu đường trên thế giới vượt quá 420 triệu người. Đồng thời, 1/10 số đó bị mắc bệnh tiểu đường thể 1 do hệ miễn dịch bị trục trặc, còn 90% bị tiểu đường thể 2. Các công trình nghiên cứu cho thấy con số đó có thể tăng gấp đôi vì ½ số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh cho đến khi xảy ra biến chứng đột quỵ và nhồi máu.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Khi đã mắc bệnh tiểu đường, sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đôi khi rất khó nhận ra. Khi đã mắc bệnh, sức khoẻ và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tim mạch: Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Suy thận: Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao – nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận. Dó đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp.
Bệnh về mắt: Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn. Nguyên nhân là lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Bệnh thần kinh: Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.
Chậm lành vết thương: Lượng đường cao trong máu làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, dẫn đến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương.
Các cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả
Không nên bỏ bữa sáng: Rất nhiều người nghĩ rằng bỏ qua bữa ăn sáng sẽ giúp bản thân họ phòng ngừa bệnh tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên thực tế là, những người đã ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người bỏ qua bữa ăn sáng. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần tránh những thực phẩm giàu carbohydrates và quá nhiều dầu trong bữa sáng của bạn.
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn cần giảm chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ.
Giảm khẩu phần ăn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường: Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn hãy giảm chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích… Bạn cũng không nên ăn vặt nhất là ăn đêm, trong khi nấu ăn hoặc khi dọn dẹp nhà cửa.
Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả: Để bảo vệ sức khỏe của mình và tránh mắc phải bệnh tiểu đường, bạn có thể làm các loại salad khác nhau và thưởng thức nó trước khi ăn các món ăn chính trong bữa ăn của bạn. Bạn có thể ăn các món rau trộn khi ăn trưa hoặc ăn tối. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung trái cây tươi thuộc họ cam quýt, táo, đào, dưa hấu… trong chế độ ăn uống của mình. Ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.
Uống nhiều nước mỗi ngày: Một cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Bichat tại Paris đã chỉ ra rằng những người uống nước nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh đường máu cao, so với những người uống lượng nước ít mỗi ngày. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là bạn phải uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà bạn phải dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 8 ly nước. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, không nên dùng các loại nước ngọt thay cho loại nước uống thông thường. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.
Ăn các loại ngũ cốc: Ăn nhiều ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch… không chỉ giúp bạn có một thân hình đẹp mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Do đó, bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng việc ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để ngăn chặn tiểu đường và đảm bảo sức khỏe.
Uống cafe: Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ngoài cách ăn uống là cách phòng bệnh tiểu đường thì chúng ta nên duy trì thói quen vận động hàng ngày. Theo các nhà khoa học tập thể dục thường xuyên không những tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Theo moitruong.com.vn