Nếu so với châu Á và Mỹ, xe hơi chạy điện của châu Âu được cho là chậm phát triển. Trong khi không ai biết chắc chắn xu thế của thị trường xe hơi trong tương lai sẽ ra sao, châu Âu vẫn quyết định tăng tốc và “đặt cược” nhiều vào xe hơi chạy điện.

Hai cú “đạp ga”

Ngày 20/12/2018, Maros Sefcovic, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi sự chương trình đầu tư lớn, được mệnh danh là “Kế hoạch Airbus về ắc quy xe hơi” (vốn đầu tư có thể lên tới 250 tỉ euro, từ nay đến năm 2025). Dự án của châu Âu mang tên chính thức “Liên minh ắc quy châu Âu”, với trụ cột là Đức và Pháp, hai quốc gia chế tạo xe hơi hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU).

Quyết định của châu Âu tài trợ mạnh cho lĩnh vực chế tạo ắc quy có ý nghĩa cực kỳ hệ trọng trong cuộc chiến xe hơi điện. Vì sao châu Âu lại đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm này? Điều cơ bản là vì ắc quy xe hơi điện chiếm đến 40% giá trị của một chiếc xe. Hiện tại, châu Âu rất mạnh về động cơ và bộ phận kiểm soát tốc độ, nhưng lại yếu về ắc quy.

Hiện có hai hướng đầu tư. Một là nhanh chóng xây dựng một nhà máy ắc quy lithium-ion. Nhưng, thời điểm nhập cuộc hiện nay là quá trễ, châu Âu sẽ khó cạnh tranh lại các tập đoàn châu Á đi trước. Hướng thứ hai là đầu tư nghiên cứu sản xuất “ắc quy rắn”. Đây là hướng đi của Saft – chi nhánh của Tập đoàn Total – chuyên về ắc quy. Dự tính phải mất hơn 10 năm sản phẩm này mới có thể ra lò, nhưng ưu thế của ắc quy này là an toàn hơn, hiệu suất hơn và cần ít kim loại hiếm hơn.

Chạy đua để không bị tụt hậu trong cuộc chiến xe hơi điện có ý nghĩa quan trọng giúp châu Âu có thể thực hiện được các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bởi hiện tại, EU đang đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về các tiêu chuẩn cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.


Tương lai của xe hơi chạy điện vẫn đầy bất trắc.

Cú “đạp ga” trước đó đến từ Nghị viện châu Âu. Ngày 3/10/2018, đúng vào lúc Triển lãm xe hơi Paris (Paris Motor Show) vừa mở ra, bất chấp những “lobby” quyết liệt của nhiều tập đoàn xe hơi, Nghị viện châu Âu đã thông qua mục tiêu giảm khí thải CO2 40% trước năm 2030 (cao hơn mục tiêu 30% của EC đưa ra hồi năm ngoái, nhưng thấp hơn đòi hỏi 50%, thậm chí 60% từ phía các hiệp hội bảo vệ môi sinh) với các xe hạng nhẹ và đặt mục tiêu giảm 20% ngay từ năm 2025.

Một cú “đạp ga” khác với ngành xe hơi châu Âu để chuyển hướng sang xe hơi điện đến từ vị khách hàng lớn nhất thế giới: Trung Quốc. Kể từ năm 2019, các nhà sản xuất xe hơi tại Trung Quốc sẽ buộc phải tuân thủ hai định mức: Thứ nhất, phải bảo đảm số xe điện bằng 10% so với xe chạy xăng. Tỷ lệ này sẽ được nâng dần, đến 12% vào năm 2020. Thứ hai là lượng khí thải CO2. Công ty vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc phải ngừng sản xuất các loại xe gây ô nhiễm nhất. Hãng Volvo Thụy Điển (thuộc sở hữu của Công ty Geely Trung Quốc) mới đưa ra tuyên bố sẽ ngừng sản xuất hoàn toàn xe chạy xăng, diesel kể từ năm 2019.

Chính sách chuyển mạnh sang xe hơi điện của Trung Quốc vừa là một áp lực, nhưng cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất châu Âu. Hiện tại, Bắc Kinh đang gỡ bỏ dần một số rào cản cho đầu tư nước ngoài. Tập đoàn Mỹ Tesla vừa ký một thỏa thuận sản xuất 500.000 xe hơi điện. Tập đoàn Đức Volkswagen chuẩn bị đầu tư 15 tỉ USD và hướng đến mục tiêu sản xuất 1,5 triệu xe hơi điện tại Trung Quốc. Một số công ty Pháp, như PSA, Valeo hay Renault đang nỗ lực cho ra các sản phẩm với giá tương đối thấp để chinh phục giới trung lưu Trung Quốc.

Tương lai nào cho xe hơi chạy điện?

Sự lên ngôi của xe hơi chạy điện là điều rõ ràng. Thế nhưng, các nhà sản xuất rất khó dự đoán một cách chính xác về tương lai của xe chạy điện hay động cơ hỗn hợp điện xăng trong những năm tới. Ông Guillaume Crunelle, chuyên gia của Hãng Deloitte cho rằng, làn sóng xe điện sẽ là điều không thể tránh khỏi, sẽ có gần một nửa số xe mới được bán ra thị trường thế giới vào năm 2030 sẽ là xe hơi chạy điện, trong đó 2/3 là 100% điện, còn 1/3 là điện – xăng hỗn hợp. Tốc độ phát triển mạnh mẽ này sẽ để lại một hệ quả lớn: Giá thành sản xuất sẽ nhanh chóng hạ thấp, đến mức rẻ hơn so với xe hơi xăng dầu, chỉ trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên Flavien Neuvy, Giám đốc của Observatoire Cetelem de l’automobile tỏ ra dè dặt hơn nhiều. Theo chuyên gia này, trong thời điểm hiện nay, thật khó dự đoán chính xác sự biến đổi của thị trường trong vòng 5 hay 10 năm tới. Tương lai ngành xe hơi đầy bất trắc. Nếu căn cứ vào xu thế hiện nay, dự đoán xe chạy điện và động cơ hỗn hợp chỉ chiếm 3% thị trường tại Pháp và châu Âu vào năm 2020.

Trả lời AFP, ông Didier Leroy, Phó chủ tịch Toyota, tỏ ra tin tưởng trong vòng vài năm trước mắt, mô hình xe hỗn hợp điện – xăng sẽ phát triển rất nhanh và nhìn chung sẽ có nhiều tiến bộ về công nghệ, cho phép sử dụng xe chạy điện thuận lợi hơn, như trọng lượng ắc quy giảm, điện dự trữ dùng được lâu hơn, hay thời gian nạp điện giảm xuống. Chính vì vậy, xe hơi chạy điện sẽ ngày càng hấp dẫn với người sử dụng ở đô thị.

Con người đã sẵn sàng từ bỏ xe hơi?

Nếu như trước đây, xe hơi là biểu tượng của tự do, độc lập, các cuộc phiêu lưu… thì nay xe hơi tượng trưng cho sự gò bó và độc hại.

Báo The Guardian khẳng định sự bùng nổ tình yêu dành cho xe hơi đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu: 1/4 lượng khí CO2 thải ra trên toàn thế giới là từ xe hơi và xe hơi chính là nguyên nhân gây ra cái chết cho 1,3 triệu người mỗi năm. Giờ đây, xe hơi không còn được ưa chuộng nhiều như trước đây. Số người trẻ tuổi lái xe hơi tại Anh đã giảm mạnh. Tại Mỹ, vào năm 1984, khoảng 92% thanh niên có bằng lái xe hơi, nhưng nay đã giảm nhiều. Nhưng từ bỏ xe hơi không phải là điều dễ dàng, vì thói quen đi xe hơi đã ăn sâu vào xã hội, từ công việc tới giải trí. Cuộc sống của người Mỹ gắn với xe hơi, cho dù họ biết xe hơi là nguồn gây nguy hiểm, tắc đường và ngốn rất nhiều tiền.

Hiện tốc độ và quy mô bùng nổ xe hơi tại Trung Quốc tương tự như tại Mỹ hồi giữa thế kỷ XX. Nhưng với quy mô dân số khổng lồ và các vấn đề ô nhiễm môi trường mà Trung Quốc đang phải đối mặt, các nhà sản xuất xe hơi buộc phải cải tiến công nghệ, nhất là công nghệ xe hơi không người lái, thay xăng dầu bằng các nhiên liệu giá rẻ nhưng không phát thải khí CO2.

Đối với nhiều nhà môi trường, việc chuyển sang xe điện chưa hẳn là một giải pháp ngay lập tức cho bài toán khí hậu, cũng như môi trường toàn cầu nói chung, bởi nhiều lý do, trong đó có việc các kim loại hiếm được sử dụng để chế tạo ắc quy đòi hỏi nhiều năng lượng, gây ô nhiễm, thậm chí còn hơn cả xe hơi truyền thống. Đó là chưa kể đến nguồn năng lượng nào được sử dụng để tạo ra điện. Nếu là năng lượng hóa thạch thì coi như “hòa cả làng”. Điều có nghĩa là phát triển xe hơi chạy điện phải đi kèm với tăng trưởng các nguồn năng lượng tái tạo, hay khâu xử lý phế thải.

Tập đoàn Đức Volkswagen chuẩn bị đầu tư 15 tỉ USD và hướng đến mục tiêu sản xuất 1,5 triệu xe hơi điện tại Trung Quốc. Một số công ty Pháp, như PSA, Valeo hay Renault, đang nỗ lực cho ra các sản phẩm với giá tương đối thấp, để chinh phục giới trung lưu Trung Quốc.
S.P

Tương lai nào cho xe hơi chạy điện?

Sự lên ngôi của xe hơi chạy điện là điều rõ ràng. Thế nhưng, các nhà sản xuất rất khó dự đoán một cách chính xác về tương lai của xe chạy điện hay động cơ hỗn hợp điện xăng trong những năm tới. Ông Guillaume Crunelle, chuyên gia của Hãng Deloitte cho rằng, làn sóng xe điện sẽ là điều không thể tránh khỏi, sẽ có gần một nửa số xe mới được bán ra thị trường thế giới vào năm 2030 sẽ là xe hơi chạy điện, trong đó 2/3 là 100% điện, còn 1/3 là điện – xăng hỗn hợp. Tốc độ phát triển mạnh mẽ này sẽ để lại một hệ quả lớn: Giá thành sản xuất sẽ nhanh chóng hạ thấp, đến mức rẻ hơn so với xe hơi xăng dầu, chỉ trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên Flavien Neuvy, Giám đốc của Observatoire Cetelem de l’automobile tỏ ra dè dặt hơn nhiều. Theo chuyên gia này, trong thời điểm hiện nay, thật khó dự đoán chính xác sự biến đổi của thị trường trong vòng 5 hay 10 năm tới. Tương lai ngành xe hơi đầy bất trắc. Nếu căn cứ vào xu thế hiện nay, dự đoán xe chạy điện và động cơ hỗn hợp chỉ chiếm 3% thị trường tại Pháp và châu Âu vào năm 2020.

Trả lời AFP, ông Didier Leroy, Phó chủ tịch Toyota, tỏ ra tin tưởng trong vòng vài năm trước mắt, mô hình xe hỗn hợp điện – xăng sẽ phát triển rất nhanh và nhìn chung sẽ có nhiều tiến bộ về công nghệ, cho phép sử dụng xe chạy điện thuận lợi hơn, như trọng lượng ắc quy giảm, điện dự trữ dùng được lâu hơn, hay thời gian nạp điện giảm xuống. Chính vì vậy, xe hơi chạy điện sẽ ngày càng hấp dẫn với người sử dụng ở đô thị.

Con người đã sẵn sàng từ bỏ xe hơi?

Nếu như trước đây, xe hơi là biểu tượng của tự do, độc lập, các cuộc phiêu lưu… thì nay xe hơi tượng trưng cho sự gò bó và độc hại.

Báo The Guardian khẳng định sự bùng nổ tình yêu dành cho xe hơi đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu: 1/4 lượng khí CO2 thải ra trên toàn thế giới là từ xe hơi và xe hơi chính là nguyên nhân gây ra cái chết cho 1,3 triệu người mỗi năm. Giờ đây, xe hơi không còn được ưa chuộng nhiều như trước đây. Số người trẻ tuổi lái xe hơi tại Anh đã giảm mạnh. Tại Mỹ, vào năm 1984, khoảng 92% thanh niên có bằng lái xe hơi, nhưng nay đã giảm nhiều. Nhưng từ bỏ xe hơi không phải là điều dễ dàng, vì thói quen đi xe hơi đã ăn sâu vào xã hội, từ công việc tới giải trí. Cuộc sống của người Mỹ gắn với xe hơi, cho dù họ biết xe hơi là nguồn gây nguy hiểm, tắc đường và ngốn rất nhiều tiền.

Hiện tốc độ và quy mô bùng nổ xe hơi tại Trung Quốc tương tự như tại Mỹ hồi giữa thế kỷ XX. Nhưng với quy mô dân số khổng lồ và các vấn đề ô nhiễm môi trường mà Trung Quốc đang phải đối mặt, các nhà sản xuất xe hơi buộc phải cải tiến công nghệ, nhất là công nghệ xe hơi không người lái, thay xăng dầu bằng các nhiên liệu giá rẻ nhưng không phát thải khí CO2.

Đối với nhiều nhà môi trường, việc chuyển sang xe điện chưa hẳn là một giải pháp ngay lập tức cho bài toán khí hậu, cũng như môi trường toàn cầu nói chung, bởi nhiều lý do, trong đó có việc các kim loại hiếm được sử dụng để chế tạo ắc quy đòi hỏi nhiều năng lượng, gây ô nhiễm, thậm chí còn hơn cả xe hơi truyền thống. Đó là chưa kể đến nguồn năng lượng nào được sử dụng để tạo ra điện. Nếu là năng lượng hóa thạch thì coi như “hòa cả làng”. Điều có nghĩa là phát triển xe hơi chạy điện phải đi kèm với tăng trưởng các nguồn năng lượng tái tạo, hay khâu xử lý phế thải.

Tập đoàn Đức Volkswagen chuẩn bị đầu tư 15 tỉ USD và hướng đến mục tiêu sản xuất 1,5 triệu xe hơi điện tại Trung Quốc. Một số công ty Pháp, như PSA, Valeo hay Renault, đang nỗ lực cho ra các sản phẩm với giá tương đối thấp, để chinh phục giới trung lưu Trung Quốc.

Theo S.P/petrotimes.vn