25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 399

    Đổi mới công nghệ sản xuất pin: Sáng kiến bảo vệ môi trường

    Pin lithium hiện được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và xe ô-tô điện. Ngoài ra, lithium cũng được sử dụng trong một số ngành sản xuất như dược phẩm, gốm, thuỷ tinh và nhiều ngành công nghiệp khác.

    Nguyên liệu thô để sản xuất ra những viên pin lithium là hợp chất lithium carbonate. Với phương pháp chiết xuất truyền thống, mỗi tấn lithium carbonate được sản xuất sẽ tạo ra khoảng 30 đến 40 tấn chất thải, và chi phí để xử lý số chất thải này rất tốn kém. Graphite (than chì), là một hành phần khác dùng để chế tạo ra pin lithium-ion. Tại Trung Quốc, nhiều mỏ than chì đã phải đóng cửa do tình trạng ô nhiễm trầm trọng trong quá trình khai thác.

    Để khắc phục tình trạng trên, giáo sư Qiu Zumin thuộc Viện nghiên cứu khoa học môi trường và kỹ thuật, Đại học Nanchang đã nghiên cứu và tìm ra công nghệ chiết xuất lithium mới nhằm chiết xuất lithium hiệu quả hơn và “sạch hơn”, giảm bớt nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu độc hại cho sản xuất pin và bảo vệ môi trường. Đồng thời, đại học Nanchang cũng công bố nhiều kết quả nghiên cứu về việc cải tiến vật liệu sử dụng để sản xuất pin mặt trời – loại pin thân thiện với môi trường với hiệu năng cao hơn sơ với loại pin mặt trời truyền thống.

    Ảnh minh họa.

    Trường đại học Nanchang đã thực hiện nhiều thí nghiệm về silicon (Si) trong pin mặt trời và pin lithium ion (LIBs). Trong khía cạnh của pin mặt trời, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khắc hóa học bằng bạc (Ag) để chế tạo pin mặt trời silic đen với hiệu suất trên 18% vào năm 2013 và sản xuất quy mô lớn được thực hiện. Bên cạnh đó, niken, rẻ hơn Ag, được sử dụng làm kim loại hỗ trợ để chế tạo cấu trúc silic đen giúp tăng độ phản xạ bề mặt lên 1,59%.

    Trong khía cạnh của pin Lithium (LIBs), nhờ phương pháp chiết xuất mới, nhà sản xuất có khả năng tách tất cả các nguyên tố thành phần từ quặng lithium. Nghiên cứu sử dụng bột Si được làm từ tấm Si bị hỏng với điện trở suất khác nhau trong ngành công nghiệp bán dẫn để làm vật liệu anốt cho LIBs. Bột Si được làm từ các tấm Si có điện trở suất thấp hơn cho thấy hiệu suất điện hóa tốt hơn (công suất cao hơn và hiệu suất tốc độ tốt hơn) trong các LIB. Loại pin này cũng thân thiện với môi trường hơn do hạn chế tối đa thành phần nguyên liệu từ than chì.

    Nhận thấy tiềm năng của công nghệ sản xuất pin mới, ông Peng Guiyong, Chủ tịch Công ty Haohai đã tuyên bố công ty này có kế hoạch đầu tư một tỷ Yuan (khoảng 156 triệu USD) để xây dựng dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 40 nghìn tấn lithium carbonate mỗi năm.

    Theo Sxsh.vn (25/07/2018)

    Kem chống nắng có hiệu quả như bạn vẫn nghĩ?

    0

    Nghiên cứu mới cảnh báo, kem chống nắng có thể không hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ. Nguyên nhân là do sử dụng không đúng cách.

    Mặc dù kem chống nắng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn nhất là những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cảnh báo kem chống nắng có thể không hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ. Điều này không phải do lỗi của sản phẩm, mà là cách mọi người sử dụng chúng.

    Các nghiên cứu được công bố ngày 24 tháng 7 trên tạp chí da liễu Acta Dermato cho biết kem chống nắng với chỉ số bảo vệ SPF 50 nếu được bôi một lớp tương đối mỏng chỉ có khả năng bảo vệ da 40%.

    Antony Young, một giáo sư tại Viện da liễu St. John tại King’s College London ở Anh và là người đứng đầu nghiên cứu cho biết mặc dù kem chống nắng cung cấp sự bảo vệ quan trọng giúp chống lại tác động gây ung thư của tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, cách mọi người sử dụng kem chống nắng đóng vai trò quyết định tới hiệu quả của sản phẩm.

    Bôi quá ít kem chống nắng có thể dẫn đến cháy nắng và tổn thương da. Nghiên cứu mới này là một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá mức độ tổn thương DNA xảy ra trên da khi người sử dụng bôi kem chống nắng ít hơn lượng được khuyên dùng. Theo các nhà sản xuất, số lượng kem chống nắng đủ để bảo vệ da là 2mg/cm^2.


    Kem chống nắng có thể không hiệu quả do sử dụng không đúng cách.

    Theo nghiên cứu, 16 người tham gia tiếp xúc với tia cực tím (UVR) mô phỏng ánh sáng mặt trời (chỉ một phần nhỏ da của người tham gia được tiếp xúc). Kem chống nắng được áp dụng cho da của người tham gia ở các độ dày khác nhau, từ 0,75 mg/cm^2 (được coi là ít và nhiều người áp dụng lượng này), tối đa 2 mg/cm^2. Một số người tham gia đã được tiếp xúc với UVR trong năm ngày liên tiếp. Các nhà nghiên cứu cũng thay đổi liều phơi nhiễm UVR, từ cường độ thấp đến cao.

    Vào cuối thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã lấy sinh thiết da đã tiếp xúc với tia UVR. Sinh thiết cho thấy, sau khi phơi nhiễm UVR nhiều lần, những người tham gia đã có tổn hại đáng kể về DNA ở những vùng không nhận được sự bảo vệ chống nắng, mặc dù liều UVR được sử dụng ở những khu vực này rất thấp. (Vì lý do đạo đức, liều bức xạ được sử dụng trên vùng da không được bảo vệ là liều tối thiểu không gây cháy nắng).

    Trên thực tế, chỉ cần tiếp xúc với UVR liều thấp trong một ngày mà không sử dụng kem chống nắng cũng có thể dẫn đến tổn thương DNA. Tổn thương DNA đã giảm đi một chút khi kem chống nắng được bôi ở độ dày 0,75mg/cm^2 và giảm đáng kể khi kem chống nắng được bôi ở độ dày 2mg/cm^2.

    Theo một báo cáo năm 2002, để áp dụng đúng độ dày của kem chống nắng, mọi người cần sử dụng khoảng 35 ml kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể của họ. Nên thoa hơn một nửa thìa cà phê (3ml) vào đầu và cổ của họ; nhiều hơn một nửa muỗng cà phê cho mỗi cánh tay; ít hơn muỗng cà phê một chút (6 ml) cho mỗi chân và ít hơn một muỗng cà phê cho ngực và lưng.

    Các nhà nghiên cứu cũng khuyên mọi người nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao hơn do người tiêu dùng có xu hướng áp dụng kem chống nắng quá ít.

    Theo An Nhiên/Vietq.vn (26/07/2018)

    ADB hỗ trợ hơn 220 triệu USD phát triển các đô thị xanh tại Việt Nam

    0

    Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng UBND các tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên – Huế đã ký kết các hiệp định dự án với tổng giá trị 223,87 triệu USD cho Dự án Phát triển các đô thị xanh. Dự án sẽ hỗ trợ phát triển đồng đều và bền vững về môi trường tại các TP. Hà Giang, Vĩnh Yên và Huế để tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế những nơi này.

    Theo đó, ADB sẽ giúp Hà Giang, Vĩnh Yên và Huế tích hợp những cấu phần xanh đặc trưng trong cơ sở hạ tầng đô thị của TP, ví dụ như chiếu sáng đường phố tiết kiệm năng lượng và kè bờ với các đặc điểm tự nhiên. Dựa trên hỗ trợ của ADB về xây dựng các Kế hoạch Hành động TP Xanh cho 3 TP, ADB kỳ vọng Dự án sẽ là minh chứng cho việc kết hợp giữa quy hoạch đô thị tổng hợp và phối hợp tài trợ để giúp cải thiện tính đáng sống, tính thích ứng và cơ hội kinh tế ở các TP.

    Do đô thị hóa nhanh, hầu hết 31 triệu người dân sống tại các đô thị của Việt Nam đều đang đối mặt với những thách thức mới xuất hiện về kinh tế – xã hội và môi trường. Khác với 5 TP trực thuộc Ttrung ương, sự phát triển của các đô thị loại 2 đang tụt hậu. Rất nhiều cộng đồng ở những TP này đang trở nên ngày càng dễ tổn thương trước các rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu.


    Huế là một trong 3 TP được thực hiện Dự án Phát triển các đô thị xanh.

    Sự phát triển chậm của các đô thị loại 2 không chỉ cản trở các đô thị này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của cả nước, mà còn làm giảm các cơ hội việc làm và khiến cho môi trường sống bị suy giảm cho người dân địa phương cũng như lao động di cư. Để ứng phó với những hạn chế phức tạp trên cả khía cạnh kinh tế – xã hội và tài chính này, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mang tính chiến lược trong quy hoạch TP và xác định các hoạt động đầu tư hiệu quả từ bên trên.

    Chính phủ và ADB đã cùng lựa chọn Hà Giang, Vĩnh Yên và Huế làm các TP thí điểm, do các đô thị này đại diện cho những đặc điểm kinh tế – xã hội, các hạn chế phát triển và vị trí địa lý khác nhau.

    Tổng vốn đầu tư dự án bao gồm 3 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF); 3 triệu USD viện trợ từ Quỹ Tín thác Thích ứng Biến đổi khí hậu đô thị (UCCRFT), được hỗ trợ bởi Quỹ Rockefeller, Chính phủ Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ về kỹ thuật đi kèm Dự án trị giá 12,8 triệu USD, trong đó 10,8 triệu USD được tài trợ bởi GEF và 2 triệu USD từ UCCRTF.

    Song song với việc triển khai thí điểm phát triển TP xanh, Dự án cũng sẽ giúp hình thành một khung pháp lý cho các đô thị bền vững và thích ứng để áp dụng trong phát triển đô thị xanh trên toàn quốc, thí điểm tài trợ rủi ro thảm họa cho Huế.

    Dự án được dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023, giúp 3 TP cải thiện các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị xanh và thích ứng cũng như tăng quy mô ứng phó biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích cho khoảng 116.000 hộ gia đình, trong đó có 6.100 hộ nghèo, cận nghèo. Đối với tất cả các tiểu dự án, UBND các tỉnh sẽ được tăng cường năng lực thể chế trong quản lý phát triển đô thị.

    Theo Nhật Minh/tapchimoitruong.vn

    Cách ăn trưa sai lầm phần lớn dân văn phòng đều mắc

    0

    Buổi trưa là khoảng thời gian ngắn ngủi để bạn ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc cá nhân. Trong đó, ăn trưa là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng nhất. Thế nhưng với khối lượng công việc dày đặc, rất nhiều người lại đang ăn trưa sai cách dẫn đến gây hại sức khoẻ.

    Vừa ăn trưa, vừa làm việc

    Đây là sai lầm phổ biến mà rất nhiều dân văn phòng gặp. Thay vì dành trọn thời gian buổi trưa để nghỉ ngơi, bạn quyết định kết hợp 2 hoạt động ăn trưa – làm việc làm một với mong muốn công việc được hoàn thiện nhanh chóng. Tuy nhiên đây là thói quen xấu bạn cần từ bỏ, bởi chúng không chỉ phản tác dụng với sức khỏe, mà còn khiến bạn không đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.

    Ăn trưa vội vàng, gấp rút

    Bởi giờ nghỉ trưa ngắn ngủi nên bạn có xu hướng ăn trưa thật nhanh để có thêm thời gian nghỉ ngơi, làm việc cá nhân. Có nhiều người ăn nhồi nhét, ăn liên tục không nghỉ hay kết hợp ăn trưa với nhiều hoạt động khác nhau để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên dù muốn nhanh thế nào, bạn nên ghi nhớ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo quá trình ăn – nhai – nuốt diễn ra từ tốn, cẩn thận, không qua loa.

    Ăn trưa xong, đi ngủ ngay tức thì

    Exhausted young businessman yawning at work in office

    Ngủ trưa là hoạt động tốt cho sức khỏe nhưng “căng da bụng, trùng da mắt” ngay sau ăn trưa lại là điều bạn tuyết đối không nên làm. Sau khi ăn no, dạ dày bạn cần thời gian để tiêu hoá thức ăn và chuyển hoá chúng thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Bởi đừng vội nằm ngay mà gây hại cho sức khoẻ bạn nhé, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tiêu hoá, từ đó gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như trướng bụng, tức ngực, trào ngược acid… Thậm chí, ngủ ngay sau khi ăn trưa có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng và “nuôi dưỡng” một lượng mỡ lớn tại vùng bụng.

    Bỏ qua rau xanh

    Việc loại bỏ rau xanh trong bữa trưa của mình có thể là một thiếu sót dinh dưỡng rất lớn trong chế độ ăn uống. Rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và chất chống oxy hoá. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp bạn no lâu hơn, vì vậy bạn không phải ăn vặt vào buổi chiều.

    Ăn không đúng giờ

    Công việc bận rộn khiến cho nhiều người thường xuyên dùng bữa trưa không đúng giờ khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại đến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.

    Theo Ánh Tuyết/tapchicongthuong.vn (25/07/2018)

    Làm sao để thải bỏ rác thải điện tử đúng cách?

    0

    Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường thì viễn cảnh rác thải ngập tràn trong thế giới này là điều khó tránh khỏi.

    Ngày nay, công nghệ phát triển nhanh chóng hỗ trợ cho cuộc sống con người rất nhiều. Dĩ nhiên đó là điều cần thiết để chúng ta đi đến thời đại mới. Song song đó, tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường về việc thải bỏ sản phẩm điện tử cần được chú trọng hơn.

    10 phút, 1.141 kg rác thải điện tử

    Thay một chiếc tivi mới, anh Q.B (Bình Tân) rất hào hứng khám phá công dụng, chức năng của nó. Thế nhưng, anh lại chẳng biết xử lý thế nào với chiếc tivi cũ, bán đi cũng không đành vì theo anh nói “nó vẫn còn ngon, bán đi thì tiếc vì chẳng được bao nhiêu mà tivi cũ rồi không biết có ai cần dùng không”. Thế là chiếc tivi cũ vẫn nằm chình ình trong nhà mà anh Q.B vẫn lúng túng chẳng biết phải xử lý thế nào.

    Rác thải điện tử đang hiện hữu trong đời sống của chúng ta (Nguồn cmaecocycle.net)

    Tháng 2-2018, tờ Straits Times của Singapore có bài viết với thông tin đáng chú ý. Bài viết mở đầu có đoạn: Trong vòng 10 phút bạn đọc bài viết này thì có khoảng 1.141 kg các loại đồ điện, điện tử bị bỏ đi bởi người dân và các công ty trên toàn lãnh thổ Singapore. Trọng lượng này tương đương với khoảng 7.610 chiếc điện thoại di động. Theo số liệu của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore, số lượng chất thải điện tử bị thải bỏ mỗi năm lên đến 60.000 tấn. Đó chưa phải là tất cả, nghiên cứu của trường ĐH Liên Hợp Quốc, ước tính khoảng 109.000 tấn chất thải điện tử, tương đương 19,5 kg/người, được tạo ra tại Singapore vào năm 2014. Điều này khiến đảo quốc nhỏ bé nằm ở vị trí thứ hai trong các nước thải bỏ chất thải điện tử ở khu vực. Vị trí đứng đầu là Hong Kong, kế sau Singapore là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các thiết bị gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, tivi chiếm phần lớn rác thải điện tử.

    Không chỉ Singapore mà Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng đau đầu với vấn đề rác thải điện tử. Trong khi đó, bạn biết rằng có đến 92% vật liệu bên trong chiếc điện thoại có thể được sản xuất thành thiết bị mới. Điều này rõ ràng là lợi hơn rất nhiều thay vì bỏ chung với các loại rác khác và chôn xuống đất hàng chục năm. Tại Việt Nam, theo thống kê của ĐH Liên Hợp Quốc, mỗi năm chúng ta thải ra khoảng 115.000 tấn rác thải điện tử, khoảng 1,34 kg/người. Báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, ĐH Bách khoa Hà Nội, lượng phát thải tivi ở Việt Nam vào năm 2025 có thể lên tới 250.000 tấn. TS Nguyễn Đức Quảng, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết lượng chất thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 100.000 tấn. Nguồn phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, văn phòng, các bộ sản phẩm điện tử lỗi… Dù những con số này không đặt Việt Nam vào những nước có lượng rác thải bình quân đầu người cao nhưng nếu chúng ta không ý thức bảo vệ môi trường thì viễn cảnh rác thải dồn dập là điều khó tránh khỏi.

    Chú trọng vào 3T

    Để giải quyết vấn đề rác thải điện tử, nhiều ý kiến cho rằng 3T: “Tiết giảm, Tái chế, Tái sử dụng” vẫn là liều thuốc hữu hiệu. Với một số vật dụng điện tử, chúng ta thường cất trong ngăn kéo tủ và quên bẵng trong thời gian dài. Do vậy, sắp xếp lại vật dụng trong nhà và để bạn có thể quản lý chúng một cách tốt hơn.

    Nhiều người có thói quen mua sắm sản phẩm mới dù đồ dùng đang sử dụng vẫn hoạt động tốt. Bởi chẳng qua đơn giản chúng là sản phẩm lỗi mốt, không hợp thời. Là công dân sống ở TP xanh, bạn nên cân nhắc trước khi mua sắm đồ điện tử mới, hãy xem liệu mình đã có món đó chưa hay có thể tái chế từ đồ dùng sẵn có. Đây cũng là cách hay để giảm chi tiêu cho ngân sách của bạn.

    Khi thật sự cần thiết phải mua thiết bị mới, nếu sản phẩm cũ vẫn sử dụng được, bạn có thể tặng lại những người đang cần. Hãy để đồ dùng cũ tiếp tục phát huy công năng, phục vụ cho cuộc sống con người.

    Với rác thải điện tử, bạn không nên bỏ chung với các loại rác khác và hãy mang chúng đến các điểm thu gom. Tại TP.HCM, bạn có thể đem đến các điểm thu gom theo danh sách của Sở TN&MT TP.HCM công bố, tham gia đổi rác lấy quà tại Ngày hội Tái chế, Ngày hội Sống xanh… được tổ chức hàng năm. Hoặc, bạn có thể liên hệ với Chương trình Việt Nam tái chế, sẽ có tình nguyện viên đến tận nơi để thu gom.

    Theo MT/plo.vn (25/07/2018)

    EVN – Shapoorji Pallonji (Ấn Độ): Ký hợp đồng mua bán điện

    0

    Công ty Mua bán điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) và Công ty TNHH Tài chính hạ tầng Shapoorji Pallonji (Ấn Độ) vừa ký kết hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1.

    Dự án Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1, có tổng mức đầu tư khoảng 1.633 tỷ đồng, được đầu tư tại Ninh Phước – Ninh Thuận, trêndiện tích 58,7 ha. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW.

    Quy mô xây dựng dự án bao gồm: Nhà điều hành, tấm pin mặt trời, đường nội bộ, đường dây đấu nối và trạm biến áp.

    Theo hợp đồng, dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh.

    Dự kiến khi hoàn thành đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 83 triệu kWh/năm.

    Theo hợp đồng được ký kết, dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD).

    Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm.

    Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm.

    Theo Vietq.vn (23/07/2018)

    Hệ thống hóa khí bằng nguyên liệu sinh khối: Sáng kiến vì môi trường

    0

    Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường từ khói bếp và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tái tạo thay thế cho nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, anh Bùi Công Tráng đến từ tiểu khu 2 thị trấn Thuận Châu tỉnh Sơn La đã nghiên cứu và chế tạo ra hệ thống hóa khí sinh nhiệt gián tiếp từ nhiên liệu sinh khối.

    Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Được xem là nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.

    Anh Bùi Công Tráng – Tác giả sáng kiến

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống là quá trình chuyển hóa nhiên liệu từ thể rắn sang thể khí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lên gấp nhiều lần, bằng cách đốt nhiên liệu trong môi trường thiếu oxy và đốt cháy dưới dạng than hồng không có ngọn lửa.

    “Hệ thống hóa khí sinh nhiệt” gián tiếp từ nhiên liệu sinh khối gồm 1 thùng hóa khí có thiết kế hình trụ, được làm bằng tôn mạ kẽm chống gỉ, có chức năng chứa và đốt cháy nhiên liệu. Bình trung gian có nhiệm vụ chế hòa khí và loại bỏ hơi nước cùng các tạp chất độc hại, làm mát khí trước khi đưa khí tới mặt đốt, cũng như tách lấy khí cháy được để sử dụng.

    Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị thêm 3 mô tơ sử dụng điện 220v: Mô tơ quạt hút có nhiệm vụ hút khí từ thùng hóa khí tới bình trung gian giúp người cấp nhiên liệu tránh được khói bụi và khí độc hại, đồng thời cũng duy trì quá trình cháy liên tục cho hệ thống khi cấp thêm nhiên liệu; mô tơ đầm rung dùng để nén chặt nhiên liệu, làm tăng khả năng sinh khí gas hỗn hợp, kéo dài thời gian sử dụng; mô tơ quạt thổi có chiết áp điều chỉnh tốc độ giúp cấp oxy và duy trì quá trình cháy trong thùng hóa khí.

    Cuối cùng bộ phận đốt khí gas sinh nhiệt được làm bằng thép, bên trong là lớp gốm chịu nhiệt được chia thành 4000 lỗ nhỏ nhằm đốt triệt tiêu lượng khí gas phun ra. Mặt trên của lớp gốm là lớp lưới wolfam (vôn phờ ram). Khi đốt, lớp lưới wolfam sẽ cháy hồng rực ở dạng than hồng không có ngọn lửa, cho nhiệt lượng cao và sạch.

    “Hệ thống hóa khí sinh nhiệt” gián tiếp từ nhiên liệu sinh khối của tác giả có chi phí đầu tư thấp, dễ dàng sử dụng và an toàn, không có khói bụi, không có khí thải độc hại cho con người và môi trường xung quanh. Lượng nhiệt sinh ra ổn định nên rất phù hợp cho các bếp ăn tập thể hay sấy các loại nông sản, thực phẩm, dược liệu và nhiều lĩnh vực khác trong công nghiệp.

    Theo cost-thanhhoa.gov.vn (23/7/2018)

    Năng lượng sinh khối: Hướng đến một tương lai xanh

    Triển lãm ảnh “Năng lượng sinh khối – Hướng đến một tương lai xanh” đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, diễn ra từ ngày 18-21/7/2018.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thăm quan triển lãm.

    Theo đánh giá, là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối.

    Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam có thể khai thác khoảng 20,67 triệu tấn phụ phẩm gỗ và 52,91 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là trấu, rơm và bã mía).

    Năng lượng sinh khối, với tiềm năng sử dụng hàng chục triệu tấn phụ phẩm trong nông nghiệp như bã mía, trấu, rơm và gỗ, đang có vai trò quan trọng trong sản xuất điện “sạch”, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

    Ông Ingmar Stelter, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công thương/GIZ nhận định: Trong bối cảnh hiện nay, có ba cơ hội để khai thác sản xuất năng lượng sinh khối. Đó là: Có các nguồn sinh khối sẵn có, bao gồm chất thải/phụ phẩm sinh khối có thể sử dụng dễ dàng; Có thể sản xuất năng lượng sạch và tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính cũng như giảm ô nhiễm môi trường tại địa phương; và đầu tư vào công nghệ sản xuất năng lượng sinh khối cũng góp phần phát triển chính bản thân ngành nông nghiệp.

    Dưới sự ủy quyền của Chính phủ Đức, GIZ đã luôn đồng hành hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.

    Một số hình ảnh trưng bày tại triển lãm:

    Trung Quốc: Nồng độ ozone gần mặt đất tăng cao

    0

    Tháng 6/2018, nồng độ ozone gần mặt đất trong không khí, một chất gây hại cho lá phổi của con người, đã lên tới mức cao kỷ lục tại Trung Quốc, tăng 11% so với cùng thời điểm năm 2017.

    Ngày 18/7, Tổ chức Môi trường Greenpeace công bố số liệu nồng độ ozone trung bình ở thủ đô Bắc Kinh là 120 microgram/m3 trong tháng 6, gấp đôi tỷ lệ tại các “điểm nóng” về ozone như California (Mỹ) và thủ đô Mexico City của Mêxicô.

    Khói mù bao phủ Bắc Kinh. (Nguồn: Getty Images)

    Ngày 17/7, Bộ Môi trường Trung Quốc cũng đã cảnh báo mức độ ô nhiễm ozone sẽ đặc biệt cao tại khu vực quanh thủ đô Bắc Kinh trong 10 ngày tới.

    Theo các chuyên gia của Greenpeace, thực tế này cho thấy cuộc chiến chống tình trạng ô nhiễm không khí trong 4 năm qua của chính quyền TP. Bắc Kinh dù đã đạt những kết quả ban đầu song vẫn còn nhiều việc phải làm.

    Một nghiên cứu do trường Đại học Bắc Kinh công bố hồi tháng 4/2018 cho biết, nồng độ ozone tăng 40% hoặc hơn tại 10 TP phía Bắc Trung Quốc trong giai đoạn 2014 – 2017, bất chấp các biện pháp mạnh làm sạch các ngành công nghiệp và giao thông. Các nỗ lực nhằm giảm các hạt vật chất trôi nổi trong không khí thực tế đã làm tăng cường độ ánh sáng mặt trời, qua đó tạo thêm nhiều khí ozone hơn.

    Theo Trung Thảo/tapchimoitruong.vn

    Chế biến giấy từ đài sen

    0

    Ngày nào cũng tiếp xúc với giấy vở, hai nữ sinh Trường THCS Phan Tây Hồ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đau đáu với mong muốn tìm nguyên liệu làm giấy thay thế cây thân gỗ để giữ được nguồn tài nguyên rừng.

    Nhóm tác giả. Ảnh: Nữ Vương

    Sau nhiều tháng ròng rã nghiên cứu, thành quả đã mỉm cười với Bùi Trần Vân Trang và Bùi Minh Nguyệt (cùng học lớp 9 của trường) vì hai em đã làm ra được giấy từ đài sen.

    “Chúng em nghiên cứu tìm ra nguồn nguyên liệu mới thay thế gỗ và có chu kỳ khai thác ngắn, dồi dào. Do đó, nghiên cứu và thử nghiệm quy trình sản xuất giấy từ đài sen đã tách hạt, một nguồn phế phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí hiện nay sẽ là nguồn nguyên liệu phi gỗ cho công nghiệp giấy trong tương lai”, Trang chia sẻ.

    Còn Nguyệt thì tự hào: “Sử dụng được nguồn nguyên liệu rất phổ biến, có nguồn gốc tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Quy trình sản xuất dễ thực hiện, không đòi hỏi công đoạn xử lý nguyên liệu ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, lượng hóa chất tiêu thụ ít, lại thông dụng, rẻ và không độc hại. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất do không có quá trình nấu nên vừa tiết kiệm được năng lượng lại không sinh ra khí CO2. Nước thải ra đảm bảo độ an toàn”.


    Sản phẩm giấy làm từ đài sen.

    Nguyệt cũng cho biết bản chất kỹ thuật của phương pháp này căn cứ vào cấu tạo chính của tế bào thực vật tồn tại dưới dạng tổ hợp chất phức tạp, trong đó lignin, hemixenlulozơ và xenlulozơ xâm nhập vào nhau bằng liên kết hóa học và liên kết hidro. Các hóa chất là natri hidroxit, a xít clohyđric được dùng trong giai đoạn nghiền thô để làm phân rã tổ hợp các tế bào đài sen khô và phân chia đại phân tử lignin thành phần nhỏ có thể hòa tan được vào dung môi. Còn trong công đoạn làm trắng, các hóa chất khác như natri hiđroxit và hiđroperoxit sẽ kết hợp với các chất màu và lignin trong đài sen, ngăn không cho các phân tử lignin kết hợp lại với nhau, đồng thời làm trắng bột giấy.

    “Bằng phương pháp đơn giản, chúng em làm ra giấy từ xenlulozơ có trong xác thực vật đó là đài sen đã tách hạt phơi khô”, Nguyệt chia sẻ.

    Tuy nhiên, Nguyệt cũng lưu ý: “Trong quá trình ngâm bột giấy có thể sử dụng dung dịch nước clo hoặc hidroperoxit cho giấy có màu trắng hơn, thay vì dùng natrihiđroxit. Cần sử dụng đài sen không bị ẩm mốc và được phơi khô không có màu đen. Nên sử dụng búp sen to, già, có chứa nhiều xenlulozơ để có kết quả tốt hơn”.

    Hiện nay, sản phẩm giấy của 2 nữ sinh sau nhiều lần thất bại vì sần sùi không viết lên được, thì bây giờ có thể viết và vẽ như các loại giấy thông dụng khác.

    Nhưng để làm ra được sản phẩm mà không ảnh hưởng đến việc học, Trang và Nguyệt đã dành 3 tháng hè “nằm lì” trên phòng thí nghiệm của trường. Rồi vào năm học, tranh thủ giờ nghỉ trưa, 2 nữ sinh tiếp tục bám víu phòng thí nghiệm với quyết tâm làm ra sản phẩm như mong muốn.

    Theo Nữ Vương/thanhnien.vn (22/7/2018)