25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 398

    Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha kết nối lưới điện

    0

    Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã quyết định xây dựng một tuyến cáp ngầm mới để kết nối mạng lưới điện cao thế của họ và giúp giảm sự cô lập cho bán đảo Iberia về năng lượng.

    Đường dây dài 370 km sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025, giúp tăng gấp đôi khả năng trao đổi điện lực giữa Pháp và Tây Ban Nha, lên 5.000 MW do RTE, nhà quản lý mạng lưới điện của Pháp làm tổng thầu cùng với đơn vị REE của Tây Ban Nha. Đây là dự án quan trọng nhất đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong nỗ lực đưa bán đảo Iberia thoát khỏi tình trạng lẻ loi về năng lượng tại châu Âu.

    Ủy ban châu Âu sẽ tài trợ 30% cho dự án này, với 578 triệu euro, một số tiền lớn chưa từng thấy đối với một dự án năng lượng.

    Đại diện 3 nước chứng kiến lễ ký bên lề thượng đỉnh tại Lisbon.

    Bồ Đào Nha đang thừa sản lượng điện, nhất là năng lượng tái tạo, có thể xuất khẩu một khi nối kết được. Còn Pháp và Tây Ban Nha đã nâng mức trao đổi năng lượng từ năm 2015, khi khai trương một hệ thống kết nối điện cao thế đặt ngầm dưới rặng núi Pyrénées.

    Về khí đốt, Madrid và Lisbon mong muốn gắn kết với thị trường châu Âu qua dự án Midcat, xây dựng một đường ống dẫn khí nối Pháp với Catalunya.

    Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhập khí đốt từ Algérie và khí thiên nhiên hóa lỏng (GPL) từ Qatar và Mỹ, hai nước này cho rằng đường ống mới sẽ giúp châu Âu bớt lệ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cho rằng Midcat tốn kém và không sinh lợi, Pháp cũng không ủng hộ trừ phi nhu cầu khí đốt tăng lên do các nhà máy nhiệt điện bị đóng cửa dần.

    Theo Th.Long/AFP/Petrotimes.vn (31/07/2018)

    Samsung chế tạo thành công màn hình không vỡ

    0

    Samsung Display đã phát triển thành công tấm nền màn hình “không thể vỡ” và đạt được chứng nhận từ tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm Underwriters Laboratories.

    Samsung vừa công bố họ đã phát triển thành công panel OLED cho các thiết bị di động với độ bền cao, khó vỡ và khả năng hoạt động ở môi trường khắc nghiệt. Thậm chí, Samsung còn đảm bảo rằng panel hiển thị mới của họ có thể được ứng dụng trên các thiết bị quân sự vốn đòi hỏi độ bền rất cao và khả năng chịu nhiệt tốt.

    Đây là một thành tựu quan trọng với Samsung và thị trường thiết bị dùng OLED.

    Panel mới này đã được phòng thí nghiệm Underwriters của cơ quan Mỹ thử nghiệm. Kết quả là nó không bị hư hại khi thả rơi từ độ cao khoảng 1,2 mét trong 26 lần. Thậm chí là thả rơi từ độ cao 1,8 mét cũng không thể làm vỡ hoặc hư hại cho panel hiển thị. Độ cao khoảng 1-2 mét cũng là độ cao mà chúng ta hay làm rơi điện thoại nhất, với panel này thì không hề hấn gì.

    Để phát triển thành công panel mới, Samsung thay vì sử dụng tấm kính bảo vệ, họ đã dùng tấm nhựa với độ bền cao hơn, kèm đó là màn hình uốn cong và chất nền chống vỡ. Rất nhiều smartphone hay thiết bị di động đã có panel bẻ cong nhưng do vẫn dùng tấm kính bảo vệ nên vẫn rất dễ vỡ.

    Đây là một thành tựu quan trọng với Samsung và thị trường thiết bị dùng OLED. Samsung sẽ hướng nó tới các thiết bị di động và cả thiết bị cho quân sự nữa nhưng chưa có thời gian cụ thể.

    Mặc dù không thể bị vỡ, nhưng màn hình với lớp phủ bằng nhựa linh hoạt của Samsung lại có một khuyết điểm khác. Đó là rất dễ bị trầy xước, giống như bất kỳ bề mặt bằng nhựa nào khác. Do đó, Samsung vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để khắc phục nhược điểm này.

    Theo Bảo An/tapchicongthuong.vn (31/07/2018)

    Năng lượng tái tạo: Sự phát triển thiếu cân bằng

    0

    Các chuyên gia thuộc Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ XXI (REN21) nhận định: Trong khi năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực sản xuất điện năng, thì lại tăng trưởng quá chậm trong lĩnh vực giao thông và năng lượng nhiệt.

    Tháng 6/2005, REN21 được thành lập nhằm thúc đẩy triển khai các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt ở các nước đang phát triển. REN21 hoạt động dựa trên cơ sở cùng chia sẻ kiến thức và kết nối mạng giữa các quốc gia.

    Tại Hội thảo “Năng lượng thông minh 2018” diễn ra vào ngày 5 và 6/6/2018 tại Paris (Pháp), các thành viên REN21 đã trình bày báo cáo hiện trạng năng lượng tái tạo toàn cầu mới nhất, nội dung tập trung vào tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2017.

    Các tác giả khẳng định, năm 2017 là thời điểm đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của năng lượng xanh: Công suất tích lũy của năng lượng tái tạo trên thế giới đã tăng 178GW so với năm 2016. Năng lượng mặt trời đóng góp phần lớn cho mức tăng trưởng này với công suất tăng thêm 98GW. Đứng thứ hai là năng lượng gió, công suất của các cánh đồng turbine gió đã tăng 52GW.

    REN21 nhấn mạnh một vài con số đáng khích lệ khác trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu: Năm 2017, chi phí đầu tư vào các công nghệ tái tạo tăng 2,2%, tương đương với 279,8 tỉ USD. 75% các khoản đầu tư này đến từ Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng nhiều quốc gia mới nổi cũng gây ấn tượng khi chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng…

    Hiện nay, năng lượng tái tạo vẫn chưa được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực.

    Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, đáng tiếc là năng lượng tái tạo vẫn chưa được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực. Theo REN21, năng lượng xanh vẫn chưa được phổ biến trong tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Năng lượng xanh không đáp ứng đủ nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất năng lượng nhiệt (nóng và lạnh). Công nghệ tái tạo chỉ chiếm 10% sản lượng nhiệt. Trong khi hiện nay đã có các giải pháp tái tạo đáng tin cậy khác như năng lượng địa nhiệt hoặc thu hồi nhiệt thải công nghiệp của Pháp.

    Trong lĩnh vực giao thông vận tải, kết quả còn tồi tệ hơn: 96% phương tiện vận tải vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm. Theo REN21, giải pháp sử dụng nhiên liệu sinh học đã được thử nghiệm thành công và đã chứng minh hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn để tăng khả năng cạnh tranh với năng lượng nhiệt trên thị trường.

    Một câu hỏi đặt ra: Quyết tâm chính trị có đủ mạnh để cải thiện tình hình sử dụng năng lượng tái tạo?

    Theo giải thích của các tác giả báo cáo của REN21, nếu thế giới muốn đạt được mục tiêu đặt ra trong Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, các hoạt động như sưởi ấm, làm mát và vận chuyển sẽ phải đi theo con đường tương tự như ngành điện. Nói cách khác, các nguồn năng lượng tái tạo phải được triển khai nhanh chóng ở quy mô toàn cầu.

    Để làm điều đó, REN21 kêu gọi những giải pháp chính trị mạnh mẽ hơn và tăng cường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau về tái tạo năng lượng, đồng thời khuyến khích thêm nhiều quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nhiệt, thay vì chỉ có 48 nước tham gia như hiện tại.

    Để bảo đảm điều kiện khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả, chính phủ cần đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong các hệ thống năng lượng và thị trường. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải bảo đảm rằng các công nghệ mới khi tích hợp vào các mạng lưới có sẵn phải dựa trên cơ sở bình đẳng với các giải pháp hiện có khác, nhưng vẫn khuyến khích được sự đổi mới, cung cấp và sử dụng năng lượng tái tạo trong mọi lĩnh vực.

    Thế nhưng, có một thực tế: Đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời năm 2018 giảm mạnh.

    Đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời giảm trong nửa đầu năm 2018, do giá những tấm quang điện giảm và sự suy giảm trong các dự án mới ở Trung Quốc, theo một nghiên cứu được công bố hôm 10/7/2018.

    Trong nửa đầu năm 2018, chỉ có 71,6 tỉ USD được đầu tư vào năng lượng mặt trời, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2017. Đầu tư toàn cầu vào điện gió tăng 33%, lên 57,2 tỉ USD, theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF). Ở cấp độ toàn cầu, sự suy giảm đầu tư không nhất thiết kéo theo các dự án giảm, vì chi phí lắp đặt thấp hơn. “Mỗi megawatt điện mặt trời giờ được lắp đặt có chi phí rẻ hơn trước”, BNEF lưu ý.

    Nhưng ở Trung Quốc, sự suy giảm đầu tư vào điện mặt trời là do chính sách của Chính phủ. “Ngày 1/6, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một danh sách hạn chế các dự án năng lượng mặt trời mới nhận trợ cấp của nhà nước, có hiệu lực ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng, biện pháp này sẽ dẫn đến sự sụt giảm các dự án điện mặt trời ở Trung Quốc trong năm nay, so với 53GW năm 2017”, Justin Wu, Giám đốc Châu Á – Thái Bình Dương của BNEF cho biết.

    Năng lượng gió lại tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018 với nhiều dự án lớn, dẫn đầu là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy… Đầu tư của Hoa kỳ cho năng lượng gió tăng hơn gấp đôi so với nửa đầu năm 2017, đạt 17,5 tỉ USD, trong khi Trung Quốc vẫn ổn định ở mức 17,6 tỉ USD.

    Trong nửa đầu năm 2018, chỉ có 71,6 tỉ USD được đầu tư vào năng lượng mặt trời, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2017. Đầu tư toàn cầu vào điện gió tăng 33%, lên 57,2 tỉ USD, theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF).

    Theo S.Phương/petrotimes.vn (29/7/2018)

    Phát triển sản xuất khí sinh học tại gia đình

    0

    Tập đoàn năng lượng Pháp Engie ngày 23/7 công bố việc mua lại cổ phần trong công ty HomeBiogas của Israel. Thương vụ này sẽ cho phép tập đoàn Pháp triển khai các dự án sản xuất khí sinh học tại nhà.

    Việc mua lại 13% cổ phần của HomeBiogas, với số tiền không xác định, sẽ đẩy nhanh sự phát triển của Engie” cả ở châu Âu và các nước mới nổi”, tập đoàn Pháp cho biết trong một thông cáo báo chí.

    Một máy sản xuất khí sinh học tại nhà

    HomeBiogas, được thành lập vào năm 2012, chuyên cung cấp máy biogas nhỏ (loại methanizer) có thể sản xuất khí và phân bón từ chất thải thực phẩm trong nhà bếp.

    Theo HomeBiogas, một chiếc máy của họ có thể sản xuất tới hai giờ khí mỗi ngày.

    Các máy này, được lắp đặt tại nhà, có thể tìm mua trên Internet với giá 650 USD/máy. Khách hàng của loại máy này là các gia đình có một khu vườn và sống trong vùng khí hậu khá nóng.

    Hendrik Van Asbroeck, Giám đốc Engie New Ventures, quỹ đầu tư của tập đoàn Pháp, ca ngợi “sự đơn giản và thông minh” của mô hình kinh doanh HomeBiogas. Công ty này cũng nhắm tới các thị trường các nước mới nổi như là một giải pháp thay thế cho than đá và gỗ, cũng như ở các nước phát triển.

    Theo H.Phan/AFP/petrotimes.vn (26/07/2018)

    Dự kiến sẽ dán tem riêng cho xe đạt chuẩn khí thải thấp

    0

    Thời gian qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nghiên cứu giải pháp kiểm soát, nhằm hạn chế chất gây ô nhiễm từ khói thải ô tô phù hợp điều kiện các địa phương, khu vực. Hiện, Cục đã chốt phương án đề xuất nâng mức tiêu chuẩn khí thải và sẽ trình Bộ Giao thông vận tải vào đầu tháng 8/2018.

    Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí cho biết, Cục sẽ đề xuất bổ sung thêm tiêu chuẩn khí thải ô tô theo mức: Xe dùng xăng chỉ được phép tối đa có 3,5% CO; xe dùng nhiên liệu diesel 60% HSU, 800 HC (ppm thể tích). Đây là tiêu chuẩn bằng với mức 2 được quy định tại Quyết định số 249/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Khi đó, có những ô tô phải đạt tiêu chuẩn khí thải cao hơn so với hiện nay mới được cấp chứng nhận kiểm định để lưu hành. Kèm theo đó là phân chia loại xe theo tuổi để áp dụng tiêu chuẩn phù hợp.

    Cụ thể, tiêu chuẩn mới được áp dụng ngay với tất cả các xe được sản xuất sau năm 1999, trong trường hợp không đạt sẽ được gia hạn thêm một chu kỳ đăng kiểm. Đối với xe sản xuất trước năm 1999, được áp dụng theo tiêu chuẩn hiện nay.

    Ảnh minh họa

    Tiêu chuẩn về thành phần chất gây ô nhiễm trong khói thải ô tô đang được quy định ở mức: Tối đa có 4,5% CO đối với xe dùng xăng; 72% HSU, 1.200 HC (ppm thể tích) đối với xe dùng nhiên liệu diesel. Tiêu chuẩn này được áp dụng từ cách đây 10 năm, nên đến nay, khi lượng phương tiện tăng gấp 3 lần, dẫn đến tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí tăng tương ứng, đặc biệt là tại các đô thị.

    Hiện nay, nhiều nước kiểm soát khí thải theo tuổi xe, theo khu vực hoạt động; có nước quy định xe đạt tiêu chuẩn khí thải cao mới được lưu hành trong khu vực vùng lõi đô thị.

    Tại Việt Nam, nếu chỉ áp dụng tiêu chuẩn cao hơn cho tất cả các phương tiện sẽ khiến nhiều phương tiện có tuổi đời cao khó đáp ứng, chi phí sửa chữa tốn kém, thậm chí không thể đáp ứng. Giải pháp trên nhằm giúp doanh nghiệp, chủ phương tiện cũ giảm chi phí sửa chữa, nâng cấp phương tiện so với phương án áp dụng tiêu chuẩn cao hơn cho tất cả các loại xe. Bên cạnh đó, các trung tâm kiểm định cũng thuận lợi trong việc kiểm tra khí thải, không phải đầu tư thiết bị đo khí thải, thay đổi phương pháp kiểm tra so với hiện nay.

    “Năm 1999 – 2019 là mốc 20 năm, thuộc chu kỳ máy móc phương tiện bị hao mòn lớn, xuống cấp và phát thải nhiều, trong đó xe tải cũng vào giai đoạn cuối của niên hạn sử dụng. Theo nghiên cứu, các xe được sản xuất sau năm 1999 cũng có chất lượng tốt hơn so với giai đoạn trước đó”, ông Lại Thái Phong, Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam giải thích về lý do chọn mốc xe sản xuất năm 1999 để kiểm soát.

    Liên quan đến phương án kiểm soát khí thải theo tuổi phương tiện, Cục Đăng kiểm cũng dự kiến dán tem kiểm định màu đỏ, có gạch chéo đối với xe chỉ đạt tiêu chuẩn khí thải mức thấp để làm dấu hiệu nhận biết. Chính quyền các địa phương có thể căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu kiểm soát ô nhiễm không khí để quy định khu vực tại địa phương giới hạn phương tiện đạt chuẩn khí thải thấp hoạt động. Tem màu đỏ giúp lực lượng chức năng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm vùng hoạt động.

    Theo Trung Thảo/tapchimoitruong.vn

    Chuyên gia cảnh báo: Bật quạt khi ngủ có thể gây hại sức khỏe

    0

    Chuyên gia khuyến cáo, ngủ với quạt có thể không tốt cho sức khỏe, làm khô mũi, tăng nguy cơ tiếp xúc với bụi và có thể gây dị ứng.

    Tiến sĩ Len Horovitz – một nhà nghiên cứu phổi tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết, đảm bảo không khí được lưu thông là điều cần thiết, nhất là vào những ngày hè. Bởi giấc ngủ rất quan trọng, và bạn không muốn đổ mồ hôi cả đêm.

    Tuy nhiên, bất cứ thứ gì khiến không khí chuyển động một cách nhanh chóng, kể cả quạt cũng có thể làm bay hơi ẩm từ miệng và đường mũi, khiến chúng bị khô. Ngoài ra, quạt còn làm tăng nguy cơ tiếp xúc với bụi, gây ảnh hưởng sức khỏe nhất là với những người bị dị ứng.


    Nếu bạn ngủ với quạt, tiến sĩ Horovitz cho biết, người dùng nên giữ quạt ở một khoảng cách an toàn với giường, tránh để quạt thổi trực tiếp vào người.

    Để bảo vệ cơ thể khỏi bụi bẩn cũng như các chất gây dị ứng, tiến sĩ Horovitz đề nghị, người dùng nên sử dụng thêm thiết bị lọc không khí trong phòng ngủ. Ông cũng khuyến cáo thực hiện vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối. Việc này có thể giúp mũi đỡ khô, giảm tắc nghẽn và các vấn đề về mũi khác.

    Không khí lạnh cũng có thể gây co thắt cơ, và do đó tiếp xúc với không khí lạnh vào ban đêm có thể khiến bạn bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, tiến sĩ Horovitz cho biết tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng điều hòa không khí và ít xảy ra khi dùng quạt. Nếu ngủ với máy lạnh vào ban đêm, tiến sĩ Horovitz khuyến cáo không nên để không khí lạnh thổi trực tiếp vào người và không được để nhiệt độ thấp hơn 20 độ C.

    Theo An Nhiên/vietq.vn (30/07/2018)

    Khám phá “máy làm mưa” của các nhà khoa học Trung Quốc

    0

    Trung Quốc có diện tích, dân số và nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới. Nhưng những mặt trái phát triển nền kinh tế của đất nước này như ô nhiễm môi trường khiến người dân phải chịu cảnh thiếu nước, đặc biệt ở những vùng như cao nguyên Tây Tạng và Tân Cương.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này đó là phát triển hàng chục nghìn “máy làm mưa” bằng hóa chất, có thể cải thiện được tình trạng thiếu nước cũng như hàng năm tạo ra khoảng 10 tỷ tấn nước mưa trên cao nguyên này.

    Các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra hàng chục nghìn “máy làm mưa” để cải thiện tình trạng thiếu nước.

    “Máy làm mưa” đáp ứng 7% nhu cầu nước sạch

    Theo các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho biết, họ đã phát triển những lò iodua bạc được đặt trên dãy núi Himalaya ở độ cao 5.000m so với mực nước biển. Kế hoạch này là một phần trong chiến lược mở rộng dự án mang tên “Tianhe” hay “Sky River”. Năm 2016 nó đã từng được phát triển và nghiên cứu bởi các nhà khoa học của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) với hy vọng sẽ mang lại nguồn nước mưa cho những người dân sống trong một khu vực kéo dài tới 1,6 triệu km2 . Nếu thành công nó sẽ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu nước sạch của người dân Trung Quốc.

    Để tạo ra được những trận mưa, các nhà khoa học cho đốt các lò nhiên liệu hóa học, sau đó tạo ra khói kết hợp với iode bạc và kali iodua. Quá trình này được thực hiện bằng tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phân tán chuyên biệt. Khi iode bạc tăng lên và trộn lẫn vào trong mây rồi nó sẽ tinh thể hóa tạo ra phản ứng kết tủa dây chuyền. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả gây mưa, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết nối vào một mạng máy tính sử dụng vệ tinh thời tiết nhằm căn chỉnh thời gian giải phóng iode bạc vào các khoảng thời gian mây bao phủ.

    Thao túng và thay đổi thời tiết

    Nếu nói đây là hành động “thao túng” thời tiết của các nhà khoa học Trung Quốc là đúng thì đương nhiên họ có thể hoàn toàn thay đổi được điều kiện thời tiết với việc làm tích cực trên một phạm vi cho phép. Quốc gia tỷ dân này cũng đã từng bỏ ra khoản tiền lên tới 168 triệu USD phục vụ cho việc phát triển công nghệ kiểm soát thời tiết. Hoạt động này do Công ty Công nghệ tên lửa Trung Thiên, Thiểm Tây tiến hành nhằm tạo ra những hoạt động thời tiết đa dạng giúp người dân sống thoải mái hơn.

    Các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực tìm giải pháp phát triển hàng chục nghìn “máy làm mưa” bằng hóa chất, có thể cải thiện được tình trạng thiếu nước cũng như hàng năm tạo ra khoảng 10 tỷ tấn nước mưa.

    Nếu dự án của các nhà khoa học thuộc Đại học Thanh Hoa và CASC thành công thì các nhà máy mưa nhân tạo có thể tạo ra những đám mây có chiều dài lên tới khoảng 5km. Điều này có nghĩa khoảng 10 tỷ m3 nước mưa sẽ được bổ sung xuống khu vực Tây Tạng ngoài những trận mưa tự nhiên khác.

    Ngoài ra, các dự án bổ sung khác như lấy nước từ sông Dương Tử đến sông Vàng (2 con sông có nguồn gốc từ dãy Himalaya) sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc tạo ra mưa nhân tạo. Đồng thời, kế hoạch này cũng góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước mới, do biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho dòng sông băng Himalaya cũng thay đổi.

    “Thành công của hệ thống sẽ đóng góp quan trọng không chỉ cho sự phát triển của Trung Quốc mà còn mang tới sự thịnh vượng, hạnh phúc chung cho toàn thể nhân loại trên thế giới”, ông Lei Fanpei, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết.

    Hiện có một số ý kiến trái chiều xoay quanh công nghệ mới này, tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành việc triển khai các hệ thống làm mưa nhân tạo trên cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, trước mắt để tăng cường lượng mưa, nước ngọt cho người dân, cây trồng nơi đây đang ngày càng khốn khó. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng đang nỗ lực chứng minh công nghệ làm mưa của mình sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng tới môi trường thời tiết xung quanh và hy vọng triển khai trên toàn thế giới.

    Theo Trần Biên/antd.vn (23/07/2018)

    Tìm ra nhiên liệu lý tưởng thay thế than đá?

    0

    Một doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp hoạt động trong lĩnh vực sinh khối, sẽ đầu tư 100 triệu euro vào một tổ hợp công nghiệp sản xuất viên gỗ nén có thể thay thế than và sẽ tạo ra 350 việc làm trực tiếp và gián tiếp.

    Dự án “chưa từng có” này bao gồm một nhà máy điện sinh khối sẽ cung cấp điện cho Enedis và hơi nước cho một nhà máy công nghiệp, và một nhà máy sẽ sản xuất 120.000 tấn nhiên liệu sinh học hàng năm.

    Được gọi là HCPI, nhiên liệu này được làm từ gỗ phế liệu khai thác trong rừng.

    Được gọi là HCPI, nhiên liệu này được làm từ gỗ phế liệu khai thác trong rừng, sẽ là một nhiên liệu “thay thế thực sự cho than mà không cần phải sửa đổi nồi hơi hiện có trong các nhà máy nhiệt điện”, theo một tuyên bố từ công ty của Pháp.

    Dự án được sự hỗ trợ của Quỹ đầu tư Meridian và Ngân hàng Các vùng lãnh thổ Pháp.

    Theo H.Phan/petrotimes.vn (15/07/2018)

    Chuyên gia cảnh báo: Phụ gia thực phẩm đang làm hại trẻ em

    0

    Theo tổ chức nhi khoa hàng đầu nước Mỹ, hóa chất được sử dụng để nhuộm màu, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm đang làm hại trẻ em và cần sự giám sát của chính phủ tốt hơn.

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đang kêu gọi các nhà chức trách đưa ra quy định chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát các loại hóa chất được sử dụng để nhuộm màu, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm. Họ cho rằng các hóa chất này có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

    Theo các chuyên gia, bằng chứng cho thấy các hóa chất được sử dụng trong thực phẩm đóng gói góp phần gây ra các bệnh như béo phì hoặc tuyến giáp. Các hóa chất này cũng có thể khiến trẻ dậy thì sớm hơn hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ sau này.

    Phụ gia thực phẩm đang làm hại trẻ em.

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng, một số hóa được gắn mác “an toàn để sử dụng” nhưng chưa được đánh giá trước đó. Trừ những sản phẩm không được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận, vẫn có ít nhất 1.000 loại hóa chất thuộc loại này. Do vậy, cần nhiều nghiên cứu cũng như đánh giá về độ an toàn của những chất này.

    Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, quy định về in nhãn mác thực phẩm cần được đổi mới bởi phương pháp đang được sử dụng hiện đã lỗi thời. FDA cần xem xét đồng thời đưa ra khuyến nghị về cách in nhãn mác mới cho các công ty sản xuất thực phẩm nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ định mua.

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến màu thực phẩm, cũng như bao bì nhựa chứa phthalates, perfluoroalkyl, bisphenol hoặc perchlorat.

    Tổ chức khuyến cáo các bác sĩ nhi khoa khuyên các gia đình nên ăn trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh, tránh các loại thịt chế biến và tránh làm chín hoặc nóng thực phẩm trong lò vi sóng bằng hộp nhựa.

    Theo An Nhiên/Vietq.vn (27/07/2018)

    Hà Nội: Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch sắp đi vào hoạt động

    0

    Từ 1/8/2018, 3 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội sẽ được khai trương nhân dịp TP. Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng.

    Theo quyết định về việc phê duyệt thí điểm mở các tuyến xe buýt dùng CNG của Sở GTVT Hà Nội, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu công nghiệp (dầu diesel) và để môi trường TP từng bước giảm khói bụi, UBND TP đã chấp thuận để Sở GTVT triển khai thí điểm 3 tuyến buýt mở mới sử dụng loại phương tiện dùng CNG. Ba tuyến buýt gồm: tuyến 01: xến xe Mỹ Ðình – xến xe Sơn Tây; tuyến số 02: xến xe Yên Nghĩa – khu đô thị Ðặng Xá; tuyến số 03: Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – khu đô thị Times City.

    Ưu điểm nổi bật của xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được 30% nhiên liệu.

    Sau khi có quyết định mở tuyến và trải qua gần 3 tháng chuẩn bị phương tiện đến nay đơn vị được giao triển khai các tuyến buýt dùng CNG là Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến đã chuẩn bị đầy đủ hơn 50 xe để vận hành tuyến. Xe có sức chứa 50 người, đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 5. Ưu điểm nổi bật của xe là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được 30% nhiên liệu, giảm đến 20% lượng khí cacbonic, 30% nito oxit và 70% sunfua oxit so với xe sử dụng nhiên liệu dầu.

    Bên cạnh đó, xe cũng có đầy đủ tiện ích như một xe buýt hiện đại như: có hệ thống hỗ trợ người khuyết tật lên xe, sàn xe thấp; mỗi xe có 3 bảng thông tin Led trước và sau để hành khách dễ nhận biết; được trang bị wifi miễn phí, có hệ thống âm thanh kết nối 3 tự động thông báo điểm dừng, đỗ; được trang bị 3 camera giám sát hành trình và theo dõi mọi hoạt động vận hành…

    Về giá vé của xe buýt dùng CNG, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, xe được hưởng đầy đủ các chính sách trợ giá của TP. Hà Nội, với mức giá từ 7.000 – 9.000 đồng/lượt.

    Theo Bảo Bình/tapchimoitruong.vn