24 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    Home Blog Page 39

    Nước Mỹ dự kiến nới lỏng giới hạn khí thải ô tô

    Nước Mỹ dự định nới lỏng các giới hạn về lượng khí thải từ ống xả – một yêu cầu được thiết kế để khuyến khích người Mỹ chuyển từ ôtô chạy bằng xăng sang xe điện.

    Theo truyền thông địa phương của Mỹ đưa tin, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể cho các nhà sản xuất ô tô thêm thời gian thay vì yêu cầu họ nhanh chóng tăng doanh số bán xe điện trong vài năm tới. Quy định mới có thể được công bố vào đầu mùa Xuân này. Điều này, đồng nghĩa doanh số bán xe điện sẽ không cần tăng mạnh cho đến sau năm 2030.


    Nước Mỹ dự kiến nới lỏng giới hạn khí thải ô tô. Ảnh: Getty Images

    Lý do nước Mỹ cân nhắc đưa ra quy định điều chỉnh mới một phần vì thời gian qua các nhà sản xuất ô tô và Liên minh Đổi mới Ngành ôtô (AAI) đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden giảm yêu cầu về tốc độ tăng doanh số bán xe điện được đề xuất. Họ cho biết công nghệ xe điện vẫn còn quá tốn kém đối với nhiều người tiêu dùng phổ thông ở Mỹ do việc chế tạo ô tô điện hiện vẫn đắt hơn khoảng 12.000 USD so với chế tạo ô tô chạy bằng xăng.

    Bên cạnh đó, khoản tín dụng ưu đãi trợ cấp thuế của nước này trị giá 7.500 USD dường như chưa đủ hấp dẫn với những người thích mua xe điện mới và cần thêm thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng sạc.

    Theo đó, người phát ngôn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) hôm 18/2 cho biết dự thảo quy định cuối cùng đang trong quá trình xem xét liên ngành. Đồng thời, cơ quan này cam kết hoàn thiện một tiêu chuẩn công nghệ dễ dàng đạt được, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm không khí và đe dọa khí hậu, đi cùng đảm bảo lợi ích kinh tế cho các gia đình.

    Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin về khả năng ban hành quy định giảm lượng khí thải từ ống xả sớm nhất vào tháng 3/2024. Theo các ước tính của EPA, nếu được thực hiện, Mỹ có thể giảm khoảng 10 tỉ tấn khí thải CO2, gấp gần hai lần lượng khí thải trong năm 2022. Chính quyền cũng yêu cầu tăng thị phần xe điện của Mỹ từ mức chưa tới 8% mục tiêu xe điện bán ra đạt 67% vào năm 2032. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức với tình trạng thiếu trạm sạc và chi phí sản xuất vẫn ở mức cao, là những thách thức cần được đối mặt và giải quyết trong thời gian tới.

    Duy Trinh (t/h)
    https://vietq.vn/nuoc-my-du-kien-noi-long-gioi-han-khi-thai-o-to-d218889.html

    Những người không nên uống nước lá đinh lăng: Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo các chuyên gia, nhiều người thường đun nước lá đinh lăng để uống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này.

    Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.

    Trong Đông y, lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Hiện nay nhiều người vẫn thường có thói quen hãm nước lá đinh lăng để uống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này.


    Không nên uống lá đinh lăng quá nhiều và không phải ai cũng có thể sử dụng. (Ảnh minh họa)

    Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, hiện không nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây đinh lăng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng. Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh. Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần trong lá đinh lăng nên tránh sử dụng.

    Do trong lá đinh lăng có thể ảnh hưởng đến đường huyết nên người có vấn đề về đường huyết hoặc đang sử dụng thuốc điều trị đường huyết cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, lá đinh lăng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không xảy ra tương tác không mong muốn.

    Theo bác sĩ Đặng Hạnh – Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, lá đinh lăng tươi khi mới hái còn nhiều nhựa, đặc biệt là lượng sapnopin trong lá tươi rất cao, nếu nạp vào lượng lớn có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Khi phơi khô, chất sapnopin sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó không đem lại một số tác dụng phụ như trên.

    Ngoài ra, khi phơi khô để nấu nước, pha trà sẽ cảm nhận được mùi thơm, hương vị nhẹ nhàng. Vì vậy, uống lá đinh lăng khô sẽ rất phù hợp với ai không thích mùi hăng, nồng của lá tươi.

    Nước lá cây đinh lăng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước lá cây đinh lăng hằng ngày thay cho nước lọc vì nó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Trong lá có thành phần là saponin có thể gây mệt mỏi, nôn mửa và hoa mắt chóng mặt… Vì vậy, chỉ nên uống nước lá cây đinh lăng với lượng vừa phải, trong thời gian nhất định và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng hằng ngày.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-la-dinh-lang-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-d218789.html

    Quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công Thương

    Thông tư số 38/2023/TT-BCT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà khí và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương ban hành ngày 27/12/2023, quy định quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công Thương được thực hiện theo 8 bước sau:

    1. Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    3. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
    4. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    5. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    7. Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
    8. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Bước 1: Phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Kiếm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của cơ sở, cụ thể như sau:

    1. Nguồn phát thải trực tiếp

    a) Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v…;

    b) Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải;

    c) Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở;

    d) Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản…;

    đ) Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;

    e) Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.

    2. Nguồn phát thải gián tiếp:

    a) Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;

    b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.

    Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    1. Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi quản lý.

    2. Số liệu hoạt động cần thu thập phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở quy định tại Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

    1. Các cơ sở tính toán, xác định hệ số phát thải khí nhà kính phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo Hướng dẫn IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

    2. Trường hợp không áp dụng khoản 1 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

    3. Trường hợp các hệ số phát thải khí nhà kính chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.

    Bước 4: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Phương pháp tính toán cho các hoạt động phát thải khí nhà kính hướng dẫn tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở.

    Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

    Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

    a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính;

    b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê khí nhà kính gần nhất;

    c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính.

    2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.

    Bước 8: Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    Cơ sở xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/ND-CP.

    Thẩm định và báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

    1. Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.

    2. Cơ sở tổ chức hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính theo thông báo kết quả thẩm định và báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 12 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.

    3. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

    Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 11/2/2024.

    Theo VNCPC

    (https://vncpc.org/kiem-ke-khi-nha-kinh-lo-trinh-thuc-hien/)

    Nguy hại từ các món ăn chế biến từ măng khô vào ngày lễ tết

    Các món ăn chế biến từ măng khô dường như không thể thiếu vào những ngày lễ tết. Tuy nhiên nếu không được chế biến đúng cách món ăn này có thể gây ngộ độc.

    Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trong 100g măng khô chứa 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ. Dựa vào thành phần trên dễ nhận thấy chất xơ trong măng thậm chí còn nhiều hơn ở một số loại rau tươi. Hàm lượng chất xơ cao vừa tốt cho tiêu hóa, giảm cân vừa giúp phòng chống các bệnh khác.


    Món ăn chế biến từ măng khô trong những ngày lễ tết. Ảnh minh họa

    Tuy nhiên, TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo, người dân chỉ nên ăn măng khô ở mức độ vừa phải không quá 0.5kg mỗi ngày. Vì thực tế để tránh mốc, người chế biến măng khô và nấm hương thường xông lưu huỳnh. Theo đó, lưu huỳnh là chất hóa học có thể bay hơi nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng cũng như người xông trực tiếp vào sản phẩm.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh không được vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chứa lưu huỳnh nồng độ cao lâu dài sẽ tổn thương về thần kinh, hành vi, hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, chức năng sinh sản, nhiễm độc máu, suy thận,…

    Do đó, Để tránh nguy cơ ngộ độc, người tiêu dùng cần tuân thủ các bước chế biến măng khô đúng cách. Trước hết, măng cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và chất bẩn. Sau đó, ngâm măng trong nước ít nhất 5-6 tiếng hoặc qua đêm, sau đó luộc kỹ và thay nước nhiều lần.

    Khi chọn mua măng khô, người tiêu dùng cần chú ý đến màu sắc, mùi hương, và tránh những sản phẩm có màu quá bóng loáng hoặc mùi lạ. Nên ưu tiên mua măng từ các cửa hàng uy tín có nhãn mác và thông tin đầy đủ về xuất xứ.

    Để giúp măng khô ngâm nhanh mềm khi mua măng, người dùng về rửa thật sạch, đổ đầy nước lạnh ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đổ nước ngâm măng đi, lấy từng miếng măng rửa thật sạch. Cách này sẽ giúp măng không bị chua.

    Tiếp đến khi rửa măng người dùng đổ nước ngập măng và tiếp tục ngâm khoảng 3 – 4 tiếng để măng nở mềm. Một mẹo nhỏ giúp rút ngắn thời gian là người dùng có thể ngâm măng khô bằng nước vo gạo, cách này vừa giúp măng nhanh nở vừa sạch và mềm hơn. Măng khô sau khi ngâm mềm cần phải được rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi. Mở vung để khí độc bay ra ngoài.

    Những biện pháp đơn giản như rửa sạch, ngâm và luộc kỹ có thể giúp người tiêu dùng tránh được nguy cơ ngộ độc từ canh măng, giúp mọi gia đình có một bữa dịp lễ tết an lành và an toàn.

    Duy Trinh (t/h)
    https://vietq.vn/nguy-hai-tu-cac-mon-an-che-bien-tu-mang-kho-vao-ngay-tet-nguyen-dan-d218705.html

    Phát triển loại dây điện linh hoạt có thể làm giảm nhiễm trùng ở bệnh nhân suy tim

    Một loại dây điện mới được thiết kế để cấp điện cho máy bơm tim cấy ghép, có thể giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở bệnh nhân suy tim.

    Khi một bệnh nhân suy tim nằm trong danh sách chờ hiến tim, họ nhận được một máy bơm điện cấy ghép để giữ cho trái tim hiện tại của họ đập bình thường cho đến khi có thể thay thế. Máy bơm đó được cung cấp năng lượng bởi một pin được kết nối, đeo ở bên ngoài cơ thể. Sợi cáp dày 7 mm kết nối hai thiết bị chạy qua một lỗ trên da bệnh nhân, đây là điểm truy cập tiềm ẩn của vi khuẩn có hại.

    Tệ hơn nữa, vì lớp da xung quanh khó bám vào bề mặt cứng và mịn của cáp nên cuối cùng nó chỉ phát triển xuống dưới. Sau đó, da hoạt động giống như một cái phễu, dẫn vi khuẩn xuống các mô bên dưới.

    Để tìm kiếm giải pháp thay thế tương thích sinh học hơn, các nhà khoa học từ ETH Zurich và Trung tâm Tim Đức đã tạo ra các dây đồng phủ mỏng, dẻo, đặc biệt. Bởi vì các dây có chiều rộng chưa đến nửa milimét nên một số dây trong số chúng phục vụ cùng mục đích như cáp đơn hiện đang được sử dụng.


    Các dây được sử dụng trong nghiên cứu có chiều rộng từ 0,2 đến 0,4 mm.

    Mỗi dây không chỉ đi qua một lỗ riêng lẻ nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu của cáp mà vì dây rất linh hoạt nên lớp da linh hoạt tương tự có khả năng phát triển và bao quanh chúng tốt hơn – giống như xung quanh những sợi lông mọc ra của nang trứng.

    Điều quan trọng là mỗi dây được phủ một lớp silicon mỏng với các vết lõm siêu nhỏ trên bề mặt. Những vết lõm đó đóng vai trò là điểm gắn kết cho các tế bào da, giúp da mọc lại xung quanh dây thay vì phát triển xuống dưới.

    Trong các thử nghiệm được thực hiện trên cừu, tình trạng viêm nghiêm trọng xảy ra ở những vị trí được cấy dây cáp truyền thống qua da nhưng chỉ xảy ra tình trạng viêm nhẹ ở những vị trí được cấy dây. Ngoài ra, lớp da xung quanh tích hợp với dây tốt hơn so với dây cáp.

    Hà My
    https://vietq.vn/phat-trien-loai-day-dien-linh-hoat-co-the-lam-giam-nhiem-trung-o-benh-nhan-suy-tim-d218868.html

    Biến đầu lọc thuốc lá thành nhựa đường, giải pháp góp phần giảm ô nhiễm môi trường

    Đầu lọc thuốc lá được xem là loại rác thải gây ô nhiễm hơn cả nhựa và túi nilon do đó cần có những biện pháp tái chế, xử lý đúng cách.

    Trong một bài đăng trên tạp chí Tobacco Review, bà Deborah Sy – Giám đốc Chiến lược và Chính sách công Toàn cầu của Trung tâm Quản trị Tốt về Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu (GGTC) tại Đại học Thammasat ở Thái Lan cho biết: “Mặc dù các quốc gia đã đạt được tiến bộ trong các chính sách về nhựa, đặc biệt là cấm các sản phẩm sử dụng một lần, chi phí do ô nhiễm nhựa từ thuốc lá vẫn luôn là vấn đề thế giới không thể ngó lơ”.

    Đầu lọc thuốc lá được coi là chất thải nhựa ô nhiễm nhất hành tinh. Ảnh minh họa

    “Các nhà hoạch định chính sách giảm ô nhiễm nhựa nên xem đầu lọc thuốc lá là nguồn ô nhiễm phổ biến đối với môi trường biển. Các quốc gia cần xây dựng những dự toán đối với chi phí quản lý chất thải và tác động đối với hệ sinh thái để quy trách nhiệm gây ô nhiễm đối với ngành công nghiệp thuốc lá”, chuyên gia này cho biết.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách xem đầu lọc thuốc lá là loại nhựa sử dụng một lần, đồng thời xem xét cấm chúng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Do chứa các sợi vi nhựa và hàng trăm hóa chất độc hại như: nicotin và kim loại nặng như: chì, asen và cadmium, những bộ lọc thuốc lá đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường.

    Do đó, không quá khi nói đầu lọc thuốc lá chính là chất thải nhựa ô nhiễm nhất hành tinh, trên cả túi nilon, chai lọ nhựa. Bởi vậy viện ngăn ngừa đầu lọc thuốc lá được vứt ra ngoài môi trường là vấn đề cấp bách.

    Trước vấn đề đó, Công ty Quản lý rác thải đô thị Odvoz a Likvidácia Odpadu (OLO) của thành phố Bratislava, nằm ở vùng Tây Nam Slovakia, vừa công bố kế hoạch thu gom và tái chế đầu lọc thuốc lá thành nhựa đường để làm đường đi bộ.

    Theo đó, OLO sẽ đặt các thùng chứa được thiết kế đặc biệt để đựng mẩu thuốc lá bị vứt bỏ tại các sự kiện công cộng. Bên cạnh đó phối hợp với Hội đồng thành phố Bratislava, các công ty SPAK-EKO và EcoButt sẽ tái chế các đầu lọc thuốc lá đã qua sử dụng thành sợi đặc biệt, sau đó vật liệu này có thể được chế tạo để trở thành chất phụ gia sản xuất nhựa đường.

    Nếu thành công dự án sẽ giải quyết được hàng tỷ rác thải đầu lọc thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm và khắc phục hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” đang trở nên phổ biến tại nhiều thành phố lớn.

    Trước đó, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) của Austraila cũng đã công bố một nghiên cứu về việc tái chế dầu lọc thuốc lá thành nguyên liệu để xây dựng đường sá. Nghiên cứu cho thấy hỗn hợp nhựa đường khi cho thêm đầu lọc thuốc lá đã qua xử lý có thể giúp các con đường tăng cường khả năng chịu tải, và giảm tính dẫn nhiệt.

    Những sáng tạo này không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường từ đầu lọc thuốc lá mà còn hỗ trợ mục tiêu chung của thế giới trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là bước quan trọng trong việc chuyển đổi từng bước hướng tới một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường.

    Duy Trinh (t/h)
    https://vietq.vn/bien-dau-loc-thuoc-la-thanh-nhua-duong-giai-phap-gop-phan-giam-o-nhiem-moi-truong-d218824.html

    Hầu hết các loại nhựa đều chứa hóa chất độc hại và cách phân biệt nhựa an toàn

    Nhựa là nguồn gây ô nhiễm và thường chứa một số chất độc hại nhưng từ lâu nhựa lại được sử dụng để đóng gói thực phẩm. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

    Nhựa đựng thực phẩm đều có nguy cơ gây độc hại tiềm tàng

    Nhựa là nguồn gây ô nhiễm và thường chứa một số chất độc hại nhưng lại được sử dụng để đóng gói thực phẩm. Trong đó, vấn đề được quan tâm hiện nay là việc sử dụng nhựa trong hai điều kiện khắc nghiệt, một là nhiệt độ thấp trong tủ lạnh và hai là bữa sáng ở nhiệt độ cao trong túi nhựa – có gây nguy hiểm không? Một số người cho rằng việc thường xuyên xử lý thực phẩm theo cách này là tương tự rước họa vào thân.

    Trên thực tế, hai tình huống sử dụng nhựa này rất phổ biến. Khi mua thực phẩm, một số người có thói quen cho thẳng vào tủ lạnh cùng với túi đóng gói thay vì bỏ ra. Hoặc trường hợp khác, đồ ăn buổi sáng nóng có thể được người bán đựng vào túi nilon. Như vậy, thói quen sinh hoạt hàng ngày vô tình khiến người tiêu dùng nuốt luôn cả những hạt vi nhựa vào bụng.

    Gần như tất cả các loại nhựa đều chứa các hóa chất độc hại tiềm tàng, như một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường tiết lộ. Nghiên cứu đã lấy mẫu 34 sản phẩm nhựa được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, bao gồm cả 7 loại nhựa có thị phần lớn nhất – được sử dụng phổ biến để đóng gói thực phẩm, cũng như 8 loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học.


    Dùng đồ nhựa đựng thực phẩm dễ gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Trong các loại nhựa này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng hơn 1.000 chất hóa học. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là 80% trong số đó chưa được biết đến – chúng chưa từng xuất hiện trong thông tin sản phẩm của các đồ nhựa. Một số hóa chất này không thân thiện với môi trường, bao gồm các thành phần gây rối loạn nội tiết cũng như các hóa chất có thể ảnh hưởng đến môi trường.

    Về lý do tại sao trong nhựa lại có nhiều “tạp chất” như vậy, các nhà nghiên cứu cho biết, nguyên nhân thực ra rất đơn giản. Lượng tạp chất này là dẫn xuất của nhiên liệu hóa thạch, và để chiết xuất “nhựa” từ nhiên liệu hóa thạch tự nhiên sẽ cần có một số chất xúc tác. Sau khi chiết xuất, để biến nhựa thành các sản phẩm nhựa mà chúng ta sử dụng, nhà sản xuất cũng cần thêm nhiều chất phụ gia khác nhau – chẳng hạn như các chất làm dẻo, để tạo cho nhựa có màu sắc đặc trưng và độ dẻo. Không những vậy, bất kỳ quá trình sản xuất nào đều có thể để một số hóa chất lẫn vào, nếu không ảnh hưởng đến tác dụng cuối cùng của nhựa, con người khó phát hiện ra sự tồn tại của chúng.

    Do đó theo các chuyên gia hầu hết các loại nhựa đều không phù hợp để sử dụng lâu dài, nhiều lần. Nếu sử dụng trong thời gian dài, các chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể. Để đảm bảo an toàn không nên để nhựa và thực phẩm chung với nhau trong thời gian dài. Đặc biệt khi nhựa để lâu, các chất có hại sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, điều cấm kỵ nhất khi sử dụng nhựa là sử dụng lâu dài, sử dụng bừa bãi bất kể nhiệt độ và giá trị pH. Nếu thực phẩm tiếp xúc với môi trường chứa nhựa trong thời gian dài và nhựa được sử dụng trong điều kiện không đáp ứng đủ điều kiện, nó không tốt cho sức khoẻ.

    Phân biệt nhựa độc hại hay không bằng cách nào?

    Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nhựa an toàn là nhựa không chứa các hóa chất độc hại (ví dụ chất độc BPA gây ung thư, béo phì, vô sinh,…).

    Có 7 loại nhựa thông dụng thường được sử dụng hiện nay. Người dân có thể phân biệt các loại nhựa dựa vào các ký hiệu được in dưới đáy vỏ chai/hộp nhựa bằng các con số từ 1-7. Các con số này biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa và cho biết loại nào nên dùng và loại nào không nên dùng.

    Số 1: Nhựa PET hay còn gọi là PETE (polyethylene terephthalate) là loại nhựa thông dụng thường được dùng để đựng thực phẩm dạng lỏng như nước uống, nước ngọt, gia vị (ví dụ nước mắm, nước tương),…Nhựa PET khá đảm bảo an toàn ở nhiệt độ bình thường, tuy nhiên chỉ nên dùng 1 lần và không nên tái sử dụng do vỏ chai dễ bám mùi vị và vi trùng. Nhựa PET cũng dễ biến dạng, cong queo khi gặp nhiệt độ cao và thẩm thấu chất độc trong nhựa vào thực phẩm.

    Số 2: Nhựa HDP hay HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt và an toàn nhất để đựng thực phẩm. Loại nhựa này có rất nhiều ưu điểm như chịu được nhiệt độ cao (120 độ C trong thời gian ngắn, 110 độ C trong thời gian dài), không sinh ra độc tính, không bị tác động bởi môi trường bên ngoài,…

    Số 3: Nhựa PVC là loại nhựa mềm dẻo, đa dụng nhưng lại chứa rất nhiều hóa chất độc hại như phthalates (cản trở sự tăng trưởng của hormone và năng lực sinh sản), bisphenol A (BPA),… Nhựa PVC thường được sử dụng để sản xuất nhiều vật dụng như túi ni lông, màng bọc thực phẩm, chai đựng nước, đồ chơi,… Loại nhựa này khi gặp nhiệt độ cao sẽ thẩm thấu chất độc vào thực phẩm, do đó đây là loại nhựa không an toàn để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng. Vì vậy, không nên bọc thực phẩm bằng màng bọc PVC quay trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao

    Số 4: Nhựa LDPE (Low Density Polyethylene) cũng là loại nhựa không sinh ra độc tính, chịu được nhiệt độ cao (95 độ C trong thời gian ngắn) nhưng kém bền hơn HDPE về tính vật lý (dễ gãy, chịu va đập kém,…). Đây là loại thường được sử dụng để sản xuất túi ni lông, găng tay ni lông, chai lọ đựng hóa chất,… Loại nhựa này cũng nên chú ý khi dùng ở nhiệt độ cao.

    Số 5: Nhựa PP (Polypropylene) là loại nhựa có tính chịu nhiệt tốt nhất (130-170 độ C) nên được sử dụng thông dụng để làm các loại hộp đựng thực phẩm. Vì thế được xem là có khả năng chịu nhiệt tốt, không sinh ra độc tính, an toàn khi sử dụng đựng thực phẩm nóng hay quay trong lò vi sóng.

    Số 6: Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rất rẻ và nhẹ. Loại nhựa này được ứng dụng để làm các hộp đựng đồ ăn dùng 1 lần hay cốc nhựa dùng 1 lần. Tuy có khả năng chịu nhiệt nhưng vẫn có thể thẩm thấu chất độc vào thực phẩm dưới tác động của nhiệt độ cao hay thực phẩm có chứa acid/kiềm mạnh. Do đó không an toàn để đựng thực phẩm. Vì vậy, không nên sử dụng nhựa PS để đựng thực phẩm nóng.

    Số 7: Nhựa PC là loại nhựa rẻ tiền và cực kỳ độc hại. Loại nhựa này thường dùng để sản xuất vật dụng đựng hóa chất hay bình đựng nước. Khi đựng thực phẩm nóng có thể khuếch tán các chất độc hại nguy hiểm vào thực phẩm (ví dụ chất độc BPA).

    Bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết như vậy, những loại nhựa có ký hiệu 1, 2, 4 và 5 là an toàn để đựng thực phẩm. Còn những loại nhựa có ký hiệu 3, 6, 7 nên tránh dùng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-kieu-dung-do-nhua-doc-hai-can-tranh-d218863.html

    Cảnh giác trước những món ăn dễ gây tắc ruột trong dịp Tết Nguyên đán

    Trong thời điểm Tết Nguyên đán, bên cạnh niềm vui sum họp gia đình với những bữa ăn đầy đủ, thịnh soạn thì những vấn đề lo ngại về sức khỏe liên quan tới ăn uống cũng tăng cao vào thời điểm này. Một trong số đó là tắc ruột do chính những thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn ngày Tết.

    Mới đây, các bác sĩ Khoa Nội soi tiêu hóa của Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và thực hiện thành công ca nội soi lấy khối bã thức ăn lớn trong dạ dày nữ bệnh nhân 77 tuổi. Khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ chẩn đoán, nữ bệnh nhân có 2 khối dị vật bã thức ăn với kích thước 3cm và 5cm ở dạ dày.

    Trước đó 10 ngày, bệnh nhân có ăn bột nghệ. Khoảng 5 ngày gần đây, bệnh nhân thấy đau vùng ức, cảm giác khó thở, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện tuyến dưới và phát hiện có khối dị vật thức ăn trong dạ dày nhưng không xử lý được. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện trung ương Quân đội 108.

    Tắc ruột do khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ và người có bệnh nền về đường tiêu hóa. Việc sử dụng một lượng lớn thực phẩm có chứa nhiều chất tanin (quả hồng, quả ổi…) hay chứa chất bã xơ như măng là một trong những nguy cơ hình thành bã thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ acid dạ dày cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhựa dễ bị kết tủa, làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.

    Những triệu chứng thường gặp của khối bã thức ăn trong dạ dày là đau bụng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, đầy bụng sau ăn, bí trung đại tiện… Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời, tránh biến chứng tắc ruột đe dọa đến tính mạng.

    Tắc ruột có thể xảy ra với mọi người, nhưng nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm: người cao tuổi, người có vấn đề về răng, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày, trẻ em, người ăn nhanh và không nhai kỹ, người lười uống nước, người giảm tiết axit dịch vị và người có vấn đề tâm thần dẫn đến thói quen ăn lông/tóc.

    Những món ăn dễ gây tắc ruột trên mâm cơm ngày Tết

    Đồ nếp

    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các món ăn truyền thống được làm từ gạo nếp, bao gồm cả bột gạo nếp, thường rất phổ biến và là đặc điểm không thể thiếu của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, các món ăn truyền thống như xôi, bánh chưng, bánh tét, bánh dày, bánh gạo, bánh tẻ,… mặc dù mang đến hương vị đặc trưng của Tết nhưng cũng có tiềm ẩn nguy cơ tắc ruột.

    Các món ăn làm từ gạo nếp và bột gạo nếp thường có đặc tính dẻo, dính và kết cấu đặc, điều này khiến người ăn khó nhai kỹ. Khi chúng vào dạ dày có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.


    Mặc dù chất xơ trong măng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa nhưng khi tiêu thụ lượng lớn, nó có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn tới tắc ruột. Ảnh minh họa

    Măng khô

    Đây là một loại thực phẩm phổ biến trên bàn ăn trong những ngày Tết. Tuy nhiên, do có hàm lượng chất xơ cao, măng cũng mang theo nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng tắc ruột nguy hiểm. Mặc dù chất xơ trong măng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa nhưng đối với nhiều người, đặc biệt là khi tiêu thụ lượng lớn, nó có thể gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến việc thức ăn bị ứ đọng, cảm giác đầy bụng, đau dạ dày và tắc ruột do chất xơ tích tụ không được đẩy ra ngoài. Thêm vào đó, măng già và măng khô có hàm lượng chất xơ càng cao, làm tăng nguy cơ đau dạ dày và chúng có thể là một trong những nguyên nhân chính gây tắc ruột khi ăn.

    Trái cây nhiều xơ, chất dễ kết dính

    Việc ăn trái cây vào bất kỳ thời điểm nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong dịp Tết khi chúng ta thường tiêu thụ nhiều đồ nếp, thịt và bánh kẹo. Tuy nhiên, không phải mọi loại trái cây đều phù hợp. Hồng, mít, ổi, sung, hồng xiêm… là những tên tuổi quen thuộc trong danh sách các loại trái cây có khả năng gây tắc ruột, đặc biệt là vào dịp Tết. Lượng chất trong chúng quá nhiều, dễ tạo thành lớp màng ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Hạt của những loại trái cây như ổi, sung, mít và hồng xiêm có thể tạo thành dị vật trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn chứa pectin và tannin, đặc biệt là ở hồng và hồng xiêm chưa chín kỹ. Tất cả những yếu tố này đều có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa, gây táo bón và tắc ruột.

    Rau củ quá nhiều xơ

    Tương tự như với măng, các loại rau củ chứa nhiều xơ cũng có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa và gây tắc ruột, đặc biệt là đối với nhóm người có nguy cơ cao như đã được cảnh báo trước đó. Các loại rau củ như cần tây, đậu, ngưu bàng, tảo bẹ hoặc rau củ quá già cỗi đều thuộc vào nhóm này.

    Thịt khô, chế biến sẵn

    Các loại thịt như trâu, bò, lợn hay mực xé thường có kết cấu cứng, ít được nhai kỹ và khó tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột. Việc ăn uống cần phải thận trọng, hạn chế ăn quá nhanh, nhai thức ăn kỹ, tăng cường uống nước, tránh tiêu thụ lượng thức ăn quá mức để bảo vệ sức khỏe.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/canh-giac-truoc-nhung-mon-an-de-gay-tac-ruot-trong-dip-tet-nguyen-dan-d218716.html

    Nguy cơ mất an toàn sức khoẻ do lạm dụng đồ uống có đường trong dịp Tết Nguyên đán

    Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu và mức tiêu thụ đồ uống có đường của người tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy gây mất an toàn sức khỏe.

    Nước ngọt là một trong những thức uống được nhiều người tiêu dùng thường xuyên sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) việc tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên là tác nhân dẫn đến thừa cân, béo phì, nguy cơ sâu răng, bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư. Một số trẻ có nguy cơ không dung nạp đường, dễ phát sinh bệnh tiểu đường.

    Theo TS.BS Hoàng Thị Đức Ngàn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), sự gia tăng về chủng loại, sự tiện lợi, cũng như giá thành vừa phải của các loại đồ uống có đường hiện nay được cho là một trong những nguyên nhân của “dịch” thừa cân, béo phì, một rối loạn của con người ở thời đại mới. Trong khi đó, thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của hàng loạt các bệnh có liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường túyp 2, gút, rối loạn mỡ máu, rối loạn huyết áp và các bệnh tim mạch, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe xương và làm gia tăng tỷ lệ tử vong.

    Hiện nay, trên 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam là từ các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong số các thực hành ăn uống không hợp lý, tiêu thụ các đồ uống có đường là một yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh không lây nhiễm thông qua một loạt các rối loạn về chuyển hóa. Chẳng hạn, người uống 1-2 lon đồ uống có đường mỗi ngày có thể tăng 26% nguy cơ bị đái tháo đường túyp 2 so với người hiếm khi uống các loại nước này. Các nguy cơ này thậm chí còn cao hơn ở người trưởng thành hay người Châu Á.

    TS.BS Huỳnh Nam Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) chia sẻ, khi người tiêu dùng uống 354-704 ml đồ uống có đường mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn bình thường 26%, nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa cao hơn 20%.

    Đặc biệt, đồ uống có đường làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. TS Hùynh Nam Phương dẫn chứng một nghiên cứu ở Hy Lạp cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ đồ uống có đường nguy cơ béo phì cao hơn 2,57 lần so với không uống. Kết quả điều tra sức khỏe học sinh, sinh viên năm 2019 của WHO tại Việt Nam cho thấy 34% học sinh 13-17 tuổi sử dụng nước ngọt có ga ít nhất một lần trong ngày. Điều tra tương tự vào năm 2013, cũng của WHO, tỷ lệ này là 30%.


    Ước tính lượng đường có trong một số loại đồ uống phổ biến trên thị trường hiện nay. Ảnh minh họa

    Giải thích về cơ chế gây béo phì, bác sĩ Phương cho biết đồ uống có đường ở dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng. Khi ấy, cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ. Vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng một cách không kiểm soát dẫn tới dư thừa năng lượng. Đa số loại đồ uống này chứa đường fructose hoặc chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học), kích thích cảm giác thèm ăn các thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate, tăng cảm giác đói, giảm ngưỡng cảm giác no. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng nhiều đồ ngọt còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin.

    Một nghiên cứu theo dõi 40.000 nam giới trong 2 thập kỷ cho thấy những người uống trung bình 1 cốc đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong do đau tim cao hơn những người hiếm khi hoặc không uống đồ uống có đường khoảng 20%. Nguy cơ này còn ở mức 40% đối với nữ giới. Đồ uống có đường cũng làm tăng 12% nguy cơ bị đột quỵ và 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

    Lượng đường từ đồ uống có đường cũng tác động lên gen SLC2A9, là kiểu gen có ảnh hưởng đến sự bài tiết acid uric qua thận. Đường, đặc biệt là đường trắng có thể là nguyên nhân gây tăng axit uric hay tăng insulin máu. Tăng insulin máu được cho là yếu tố nguy cơ tiềm tàng của béo phì và hội chứng chuyển hóa.

    Đồ uống có đường hoặc có chất làm ngọt nhân tạo cũng được xác định làm tăng lần lượt 19% và 27% các ung thư có liên quan tới béo phì như ung thư gan, dạ dày, thận, thực quản, buồng trứng…

    Việt Nam cần có chính sách giảm tiêu thụ đồ uống có đường

    Hiện nay, thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ đối với đồ uống có đường, trong đó chủ yếu là 4 biện pháp: Ghi nhãn dinh dưỡng và quảng cáo, giảm tính sẵn có, hoạt động truyền thông, áp dụng chính sách thuế và giá.

    Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), cho biết, áp thuế đối với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, thắng lợi cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), thắng lợi về doanh thu của chính phủ và thắng lợi cho công bằng về sức khỏe.

    Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể đóng vai trò rất quan trọng như một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhiều bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống trong tương lai.

    Đối với biện pháp áp dụng chính sách thuế và giá, WHO khuyến cáo đánh thuế đối với đồ uống có đường. Đây là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa thừa cân, béo phì và tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe. 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

    Các can thiệp về giá có thể ảnh hưởng tới hành vi tiêu thụ các sản phẩm nói chung và việc tiêu thụ đồ uống có đường nói riêng. Kinh nghiệm về tác động vào chính sách thuế thuốc lá đã chứng minh lợi ích của việc tăng giá đối với việc thay đổi hành vi mua sắm và nâng cao sức khỏe cộng đồng, bên cạnh đó thuế cũng tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nguy-co-mat-an-toan-suc-khoe-do-lam-dung-do-uong-co-duong-trong-dip-tet-nguyen-dan-d218700.html

    Những sai lầm khi ăn lẩu mà người tiêu dùng cần tránh

    Sau những bữa cơm ngày Tết, lẩu là một trong những món ăn được nhiều gia đình ưa thích và sử dụng để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã cảnh báo những sai lầm khi ăn lẩu có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.

    Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng khi ăn lẩu, người dùng nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như vậy, dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.

    Mọi người cũng nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn. Lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.

    “Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Vì khi kéo dài thời gian ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe”, BS Sơn cho biết.

    Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100g thịt bò, có thể thêm cá tuyết và đậu phụ bổ sung vào món lẩu để có thêm protein từ nguồn nạc hơn. Hoặc bạn có thể làm nước dùng tự chế bao gồm thịt gà và rau thơm được đun sôi trong thời gian dài với lượng calo tối thiểu do không sử dụng dầu. Sử dụng nước chấm làm từ đậu nành, trộn với hành lá và ớt để tăng thêm hương vị cho nước chấm ít calo.

    Cần ăn chín, uống sôi

    Trên thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng có thể khiến người ăn bị tiêu chảy. Không nên ăn khi vừa mới gắp ra vì ăn nóng có thể gây bỏng niêm mạc miệng và họng.

    Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Do đó, các loại thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu rất nóng. Nếu ăn ngay sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương. Không những thế, lớp màng nhầy trong dạ dày bị ảnh hưởng bởi cách ăn này dẫn tới gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nên để cho thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn.


    Để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng khi ăn lẩu, người dùng nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Ảnh minh họa

    Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư vùng miệng, ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 đến 60 độ C. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.

    Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 đến 80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới 90 độ C sẽ gây tổn thương nặng nề cho đường ruột. Không ăn quá mặn vì ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao.

    Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận…

    Không kéo dài thời gian ăn

    Nhiều người thường có thói quen lai rai bên nồi lẩu. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bởi thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

    Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc

    Nhiều người thường dễ toát mồ hôi khi ăn lẩu chua cay. Tuy nhiên, họ lại uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người ngay sao đó. Cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày. Bởi khi ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.

    Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu

    Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nhung-sai-lam-khi-an-lau-ma-nguoi-tieu-dung-can-tranh-d218785.html