25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    Home Blog Page 387

    Người Việt Nam đầu tiên giành giải thưởng Ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất

    0

    Ngày 1/10/2018, tại thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) Nguyễn Thị Thanh Nhàn vinh dự nhận giải thưởng “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới”, do Tổ chức TP thông minh thế giới phối hợp Hiệp hội Công nghệ Pháp Normandy French Tech và Viện Khoa học Điều khiển (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) tổ chức.

    Đây là lần đầu tiên một giải thưởng danh giá được cộng đồng quốc tế trao cho cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực quốc gia thông minh (QGTM) trong khuôn khổ cuộc thi có quy mô toàn cầu.

    Cũng trong khuôn khổ Lễ trao giải, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn được Ban Giám khảo và tổ chức TP thông minh thế giới trao danh hiệu Đại sứ TP thông minh quốc tế và CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về QGTM vì những cống hiến, tâm huyết của bà trong việc thúc đẩy, triển khai mô hình TP thông minh, đặc biệt là xây dựng ý tưởng, mô hình QGTM toàn diện cho Việt Nam một cách đầy sáng tạo nhưng cũng rất thực tế và có tính khả thi cao.

    Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận giải thưởng từ Ban Tổ chức.

    Giải pháp QGTM do bà Nhàn là người sáng tạo và thiết kế toàn hệ thống cùng với đội ngũ cán bộ của Tập đoàn AIC được đánh giá cao nhất do thể hiện được quy mô kết nối đồng bộ từ các cơ quan lãnh đạo Trung ương cho tới các Bộ, ngành, tỉnh/thành và tới cả cấp cơ sở như nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp… Bao trùm lên mô hình là các tiện ích và hàng loạt ứng dụng thông minh dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, thông tin thời gian thực, trí tuệ nhân tạo, thuật toán phân tích dự báo, tạo thành hệ thống trung tâm điều hành tích hợp các cấp, hiện thực hóa mô hình tương tác đa chiều và lợi ích cho hơn 20 nhóm đối tượng hưởng lợi: từ lãnh đạo, nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn, nhà nghiên cứu, bác sĩ, bệnh nhân, giáo viên, học sinh, du khách đến mọi thành phần khác trong toàn xã hội.

    Ngoài giải thưởng danh giá trên, Ban Tổ chức cũng đã trao các giải phụ như: Giải pháp chính quyền điện tử tốt nhất cho Tập đoàn Tomi World (Bồ Đào Nha), giải thưởng năng lượng thông minh cho Tập đoàn Energy Smart của Estonia và giải thưởng xuất sắc trong đổi mới sáng tạo cho Tập đoàn công nghệ Dell EMC.

    Theo Thu Hà/tapchimoitruong.vn

    Xe hơi chạy bằng nhiên liệu từ nhựa phế thải

    0

    Để giải quyết số lượng rác nhựa tồn đọng, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu nhằm tái chế, có thể biến nhựa phế thải thành nhiên liệu cho xe hơi, bằng cách chuyển nó thành hydrogen hóa học.

    Hằng năm trên thế giới, số nhựa được sử dụng lên đến hàng tỷ tấn, nhưng chỉ một phần nhỏ trong đó được tái chế. Ở Anh, việc sử dụng quá nhiều nhựa đã trở thành một vấn đề bàn luận chính trong những năm gần đây, dẫn đến những chiến dịch vận động hạn chế dùng các bao nhựa ở các cửa hàng và ly nhựa sử dụng một lần ở các quán cà phê.

    Các tế bào nhiên liệu hydro này tạo ra điện để cấp năng lượng cho pin và động cơ bằng cách hòa lẫn hydro và oxy, sau đó hợp nhất chúng về mặt hóa học.

    Sản phẩm phụ duy nhất trong tiến trình là nước và công nghệ này cho ra đời những sản phẩm thân thiện nhất với môi trường. Hệ thống mới ngay cả còn có thể chuyển đổi nhựa còn đọng chất thải thực phẩm và các chất bẩn khác mà thông thường không thể tái chế được. Tiến trình đột phá được phát triển bởi các nhà khoa học tại ĐH Swansea, Vương quốc Anh. Họ nói rằng đây là một chất thay thế rẻ hơn trong xử lý tái chế vì nhựa không cần làm sạch.

    TS Moritz Kuehnel, thuộc khoa Hóa học của Trường ĐH Swansea, cho biết: “Cái hay của tiến trình này là nó không quá cầu kỳ, mà có thể phân hủy tất cả các loại chất thải. Ngay cả nếu có thực phẩm hay một mỡ thừa còn dính trong các sản phẩm nhựa, nó cũng không làm phản ứng dừng lại. Tiến trình này sản xuất ra khí hydrogen, có thể thấy qua những bọt bóng ở bề mặt. Sản phẩm này có thể dùng làm nhiên liệu cho xe hydrogen”.

    Chất liệu hấp thu ánh sáng được thêm vào nhựa phế thải trước khi nó được đặt vào một dung dịch kiềm và cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tạo ra hydrogen. Nhưng cũng có thể mất nhiều năm trước khi tiến trình biến nhựa thành nhiên liệu được nâng lên mức độ công nghiệp.

    Công trình được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu khoa học vật lý và kỹ thuật cùng một công ty hóa dầu của Áo, cũng cho thấy cách mà những phần còn lại của nhựa được tái chế để làm ra nhựa mới.

    Nghiên cứu gần đây đã đưa ra giả thuyết là các xe hơi chạy bằng pin nhiên liệu hydrogen một ngày nào đó sẽ thách thức các loại xe điện trong cuộc đua trên những con đường không ô nhiễm, nhưng điều này chỉ có được nếu xây dựng thêm nhiều trạm để nạp nhiên liệu cho chúng.

    Honda, Toyota và Huyndai đã cho thuê hàng trăm xe pin nhiên liệu trong 3 năm qua, và con số này được cho là sẽ tăng lên đến 1000 xe trong năm nay. Tuy nhiên, hiện nay những xe cho thuê này bị giới hạn ở California, nơi có đến 34 trạm nạp nhiên liệu hydrogen công cộng, nhiều nhất ở Mỹ.

    Bất chấp trở ngại, các nhà sản xuất ô tô đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ này. Tính đến cuối năm 2017, có đến 6475 xe sử dụng pin nhiên liệu (Fuel Cell Vehicles -FCV) trên toàn thế giới. Hơn phân nửa trong số này được đăng ký ở California, biến Mỹ thành quốc gia đi đầu trong việc chấp nhận FCV. Nhật chiếm vị trí thứ nhì với 38%, trong khi châu Âu chỉ có 9%. Hãng General Motors và Honda đang hợp tác trong lĩnh vực chế tạo pin nhiên liệu và hệ thống sẽ vận hành vào năm 2020.

    Theo giaoducthoidai.vn

    Độc đáo máy đổi rác thành tiền

    0

    Người dân thành phố Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ nhận được một khoản tiền vào thẻ giao thông thông minh, nếu họ thu gom các loại vỏ chai và hộp sắt tái chế và bỏ vào một chiếc máy đặc biệt.

    Chiếc máy đặc biệt này có tên iTrash booth, có thể tiếp nhận khoảng 200 kg hộp và chai tái chế.

    Đây là một sáng kiến mới được thành phố Đài Bắc triển khai, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Theo kế hoạch, chính quyền thành phố Đài Bắc dự định sẽ lắp đặt 10.000 máy iTrash booth xung quanh thành phố.

    Theo VTV/moitruong.com.vn

    Chính phủ phê duyệt đề án về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ

    0

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

    Mục tiêu của Đề án là tiếp tục phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ trên quy mô quốc gia nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm ngưỡng an toàn thông tin tri thức khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

    Định hướng phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ đảm bảo bám sát chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học…

    Cụ thể, trong năm 2018, Đề án sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đến năm 2020, tích hợp và đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ sau: Công bố khoa học và công nghệ trong nước, công bố quốc tế của các tác giả Việt Nam; chỉ số trích dẫn khoa học; thông tin sở hữu trí tuệ…


    Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ảnh: Vietnamnet

    Bổ sung tập trung một số nguồn tin khoa học và công nghệ quốc tế cốt lõi cho tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp quốc gia, một số tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục đại học và các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; đáp ứng cơ bản nhu cầu khai thác, sử dụng các nguồn tin khoa học và công nghệ ở các cấp, các ngành và các lĩnh vực, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, gắn liền khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh.

    Đến năm 2025, hệ thống hoá, tích hợp đầy đủ và vận hành đồng bộ các nguồn tri thức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ để phục vụ công chúng; mở rộng bổ sung tập trung các nguồn tin khoa học và công nghệ quốc tế cốt lõi đến các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ của các bộ và thành phố trực thuộc trung ương, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học lớn trên cả nước; xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu và số hoá tài liệu khoa học và công nghệ đặc thù tại các bộ, ngành, địa phương.

    Đến năm 2030, Đề án tiếp tục bổ sung, phát triển các nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo và sản xuất kinh doanh.

    Theo Bảo Lâm/vietq.vn (3/10/2018)

    Sửa đổi, bãi bỏ nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực tài nguyên và môi trường

    0

    Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2018, Thông tư 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Theo đó, Sửa đổi khoản 1 Điều 5 như sau: Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP lập hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính”.

    Trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân”.

    Khoản 4 Điều 9 sửa đổi như sau: Sau khi tiến hành phân tích mẫu phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Sửa đổi Khoản 1 Điều 10 như sau: Trước khi làm thủ tục xếp, dỡ phế liệu xuống cảng thuộc lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đối với từng lô hàng phế liệu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan cửa khẩu nhập (bằng bản fax hoặc thư điện tử).

    Chỉ cho phép xếp, dỡ phế liệu xuống cảng thuộc lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu xuất trình đầy đủ các văn bản, gồm: Giấy xác nhận (bản sao) còn hiệu lực; văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản sao) còn hiệu lực”.

    Theo monre.gov.vn

    Đẩy mạnh điện than sạch

    0

    Phát triển nhiệt điện than công nghệ sạch là một phần quan trọng trong chính sách năng lượng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do chi phí nhiên liệu đầu vào thấp, công suất lớn, các nhà máy nhiệt điện than đã giải quyết được bài toán an ninh năng lượng cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.

    Công nghệ sạch là xu hướng

    Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU…, từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, nhiệt điện than đã chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện. Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sản lượng nhiệt điện than chiếm trên 60% tổng sản lượng điện toàn cầu. Đến nay, mặc dù tỉ trọng nhiệt điện than thế giới đã giảm nhưng sản lượng vẫn chiếm khoảng 35%-40%. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của nguồn điện này.

    Tại châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh qua từng năm. Khi đó, điện than góp phần giải quyết được bài toán về một nguồn điện rẻ và phong phú. Tuy nhiên, phát triển nhiệt điện than đối mặt với khá nhiều thách thức, chủ yếu xung quanh vấn đề môi trường. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề công nghệ – tức là sử dụng “công nghệ sạch”, thân thiện với môi trường thì nhiệt điện than hoàn toàn có thể nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng xã hội.

    Tại Malaysia – quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á – nhiệt điện than là một phần trong chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà chính phủ nước này theo đuổi. Do làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tiên tiến, Malaysia đang phát triển nhiệt điện than mà không gặp nhiều trở ngại.

    Chỉ riêng khu tổ hợp Manjung (thuộc Công ty TNB, bang Perak – Malaysia) đã có 4 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất nguồn 3.100 MW, cấp điện cho hơn 20% dân số của Malaysia. Trong đó, nhiệt điện Manjung 4 với công suất 1.000 MW là nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á, giúp sản xuất điện có mức phát thải khí thấp hơn 10% so với mức khí thải trung bình thế giới.

    Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: Viết Trung

    Việt Nam nên học tập

    Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cùng với nhiệt điện, năng lượng tái tạo được Chính phủ ưu tiên phát triển với tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn. Đến năm 2030, tổng công suất dự kiến đạt khoảng 55.300 MW, chiếm khoảng 53,2% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống (tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than).

    Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng trên thực tế, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện ở mức khoảng 10%/năm và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, trong điều kiện hiện nay, phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam là cần thiết. Theo các chuyên gia, nếu “từ chối ” nhiệt điện than đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối diện nguy cơ thiếu điện trong những năm tới, khi thủy điện đã khai thác hết tiềm năng, năng lượng tái tạo có suất đầu tư quá cao và khả năng ứng dụng vẫn còn hạn chế. “Vấn đề mấu chốt là chúng ta hướng tới đầu tư các nhà máy nhiệt điện than công nghệ sạch, thân thiện với môi trường” – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi khẳng định.

    Nhiều nhà máy nhiệt điện than hiện nay của Việt Nam – nhất là các nhà máy thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – đang sử dụng công nghệ hiện đại không thua kém các nhà máy trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Trong đó, một số nhà máy đã ứng dụng công nghệ siêu tới hạn (SC), công nghệ giảm phát thải carbon ra môi trường như: Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng… Các nhà máy nhiệt điện đầu tư từ những giai đoạn trước cũng đang được đầu tư bổ sung hệ thống xử lý khí thải và nâng cấp dây chuyền thiết bị, giảm tác động môi trường, đồng thời nâng cao hiệu suất các tổ máy.

    Tại hội nghị bàn về phát triển nhiệt điện than với công nghệ hiệu suất cao, thân thiện môi trường vào tháng 3-2018 giữa EVN và Trung tâm Năng lượng Than Nhật Bản, đại diện Trung tâm Năng lượng Than Nhật Bản cũng đánh giá cao công nghệ mà EVN đang sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, công nghệ đang phát triển không ngừng, từ siêu tới hạn và tiếp theo có thể là trên siêu tới hạn, cho phép các nhà máy nhiệt điện than ngày càng vận hành hợp lý hơn và sạch hơn. Theo TS Sacha Parneix, Tổng Giám đốc thương mại của GE’s Steam Power, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, hoàn toàn có thể phát triển nhiệt điện than “siêu sạch”.

    Theo nld.vn

    Truy tìm “hung thủ” gây ra 11 loại ung thư

    0

    Theo chuyên gia, thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau. Đặc biệt, thuốc lá chịu trách nhiệm gây ra hơn 70% các ca ung thư phổi.

    Tại Hội nghị Cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Healbridge Canada tại Việt Nam tổ chức, Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết: Thuốc lá có chứa 7.000 hóa chất, trong đó có tới 69 loại hóa chất gây ung thư. Trong khói thuốc có chứa những loại hóa chất vô cùng độc hại như axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), Arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, CO (khí thải ô tô), Toluene (dung môi công nghiệp), Methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

    Thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau.

    Thuốc lá gây ra 11 loại ung thư khác nhau là ung thư họng, hầu họng, thực quản, phổi- khí quản- phế quản, bạch cầu cấp, dạ dày, tụy, thận – niệu quản, đại tràng, cổ tử cung, bàng quang. Đặc biệt, thuốc lá chịu trách nhiệm gây ra hơn 70% các ca ung thư phổi. Cứ 100 ca thì có đến 75 ca mắc do thuốc lá.

    Điều đáng nói, các loại chất độc hại đó không chỉ ảnh hưởng tới người trực tiếp hút mà còn ảnh hưởng tới những người ở xung quanh khi hít vào khói thuốc bẩn này.

    Ước tính 1/4 các bệnh không lây nhiễm là do khói thuốc lá gây ra. Nếu loại trừ khói thuốc, sẽ tránh được rất nhiều bệnh tật, tử vong, tổn thất kinh tế và gánh nặng cho các gia đình.

    Mỗi năm có 600 nghìn ca tử vong do hút thuốc thụ động, 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là phụ nữ. Đáng sợ hơn, một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen, ung thư máu… ở trẻ em do khói thuốc lá.

    “Không chỉ người lớn, với trẻ em hít phải khói thuốc của người lớn, sẽ giảm sức đề kháng, viêm đường hô hấp. Nhiều em bé vào viện vì viêm đường hô hấp và không bao giờ trở về nữa. Khói thuốc đang giết người hàng ngày, thảm họa rất kinh khủng”, chuyên gia WHO nhấn mạnh.

    Theo Nguyễn Huệ/vietq.vn (25/9/2018)

    Chính thức ra mắt Hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    0

    Với Hệ thống này, các doanh nhân có thể học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Học viện Doanh nhân MVV chính thức vừa cho ra mắt Hệ thống đào tạo trực tuyến cho DNNVV (SME E-learning)

    SME E-learning gồm những bài giảng trực tuyến phong phú về nội dung, bao trùm các vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp như: bán hàng, tiếp thị, tài chính, kế toán, nhân sự, sản xuất, tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo…

    Hệ thống được xây dựng trên nền tảng đào tạo trực tuyến MVV Everlearn, sử dụng công nghệ điện toán đám mây và tích hợp nhiều chức năng học tập tiên tiến.


    Việc triển khai Hệ thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các DNNVV.

    Với Hệ thống này, các doanh nhân có thể học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh, tham khảo hệ thống tài liệu phong phú, các clip minh họa sinh động cho các tình huống học tập… Hơn nữa, các doanh nhân còn có thể tương tác, kết nối với nhau trong hệ thống.

    Năm 2018, Chương trình đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến sẽ triển khai 15 bài giảng trực tuyến với các chuyên đề: chuyên gia bán hàng; quản lý bán hàng; ứng dụng công nghệ số trong marketing; marketing căn bản cho chủ doanh nghiệp; marketing cho ngành hàng B2B; quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp; kế toán quản trị doanh nghiệp; quản trị nhân sự cho doanh nghiệp; quản trị sản xuất; kaizen 5S – Cải tiến chất lượng liên tục; tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng đàm phán; uy quyền và giao việc hiệu quả; kiến thức căn bản về khởi sự doanh nghiệp; pháp luật kinh doanh và hội nhập.

    Các bài giảng của Chương trình được xây dựng bởi Học viện Doanh nhân MVV, hướng đến tính ứng dụng để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc đều có thể đăng ký tham dự Chương trình hoàn toàn miễn phí. Doanh nhân tham gia sẽ được hỗ trợ và tương tác trực tuyến trong suốt quá trình học tập bởi các chuyên gia có uy tín.

    Toàn bộ các bài giảng trong chương trình sẽ được cung cấp miễn phí tại địa chỉ: vietnamsme.gov.vn và facebook.com/TACHANOI. Doanh nhân có thể đăng ký tham gia theo đường dẫn: http://bit.ly/sme-elearning.

    Theo T.Xuân/tapchicongthuong.vn (1/10/2018)

    Độc đáo công nghệ bụi thông minh với vô số ứng dụng

    0

    Hãy tưởng tượng một thế giới nơi các thiết bị không dây chỉ nhỏ như một hạt muối song vẫn có cảm biến, máy ảnh và nhiều cơ chế truyền thông để truyền dữ liệu mà chúng thu thập để xử lý.

    Thế giới nói trên sẽ không còn là tưởng tượng ngày nay với hệ thống vi điện cơ (MEMS), thường được gọi là vi vật thể. MEMS đã xuất hiện và có thể sẵn có tại một khu phố Tây phương.

    Theo Forbes, MEMS được trang bị cảm biến thu nhỏ, có thể phát hiện mọi thứ từ ánh sáng, rung động đến nhiệt độ. Với lượng năng lượng đáng kinh ngạc được đóng gói trong kích thước nhỏ chỉ vài milimet, MEMS bao gồm chức năng cảm biến, một nguồn cung cấp năng lượng tự động hóa, khả năng tính toán và truyền thông không dây. Với kích thước nhỏ như thế, thiết bị có thể bay trong môi trường hệt như một hạt bụi.

    Dù nhỏ nhưng MEMS lại có rất nhiều “võ”. Vài tính năng tiêu biểu của MEMS là: Thu thập dữ liệu gồm áp lực, áp suất, độ ẩm, âm thanh và nhiều hơn nữa từ cảm biến; xử lý dữ liệu cho hệ thống máy tính; lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ; truyền thông không dây dữ liệu đến đám mây, cơ sở hoặc các MEMS khác.

    Bụi thông minh có tiềm năng được sử dụng để thu thập thông tin về bất kỳ môi trường nào.

    Vì các thành phần cấu tạo thiết bị này được in 3D theo một khối từ máy in 3D thương mại, chúng có thể xử lý số lượng phức tạp đáng kinh ngạc cùng một số rào cản trước đó trong việc in cực nhỏ. Ống kính quang học được tạo ra để các cảm biến thu nhỏ này có thể đạt được hình ảnh có chất lượng tốt nhất.

    Bụi thông minh có tiềm năng được sử dụng để thu thập thông tin về bất kỳ môi trường nào. Vì thế, nó có thể tác động và thay đổi nhiều mặt trong các ngành công nghiệp, từ an toàn cho đến tuân thủ năng suất. Nó giống như việc nhân rộng công nghệ internet vạn vật (IOT) ra hàng triệu, hàng tỉ lần.

    Một số ví dụ ứng dụng bụi thông minh trong thực tế kinh doanh và cuộc sống có thể kể đến là: Giám sát thiết bị để tạo điều kiện bảo trì kịp thời hơn; xác định điểm yếu và sự ăn mòn trước khi hệ thống hỏng; cho phép giám sát không dây con người và sản phẩm vì mục đích an ninh, bảo mật; tăng cường kiểm soát hàng tồn kho với MEMS để theo dõi sản phẩm từ kệ trong cơ sở sản xuất đến đóng gói, vận chuyển đến nơi bán lẻ.

    Trong y tế, bụi nhân tạo có thể được dùng trong quy trình chẩn đoán mà không cần phẫu thuật, dùng để theo dõi các thiết bị giúp người khuyết tật tương tác với nhiều công cụ giúp họ sống một cách độc lập. Giới nghiên cứu tại Đại học California Berkeley còn công bố nghiên cứu về tiềm năng bụi thần kinh, một hệ thống cấy ghép được rắc lên não người để cung cấp phản hồi về chức năng não bộ.

    Dù có nhiều ứng dụng độc đáo, bụi thông minh cũng còn không ít tồn tại, chẳng hạn như mối lo ngại về quyền riêng tư, giá cả và sự kiểm soát. Nhiều người hiểu về sản phẩm này lo ngại về các vấn đề riêng tư, vì bụi thông minh là các cảm biến siêu nhỏ, có thể ghi lại mọi thứ mà chúng được lập trình để ghi nhận. Vì quá nhỏ nên chúng rất khó để phát hiện.

    1 tỉ hạt bụi thông minh được triển khai trong một khu vực có thể rất khó để được quản lý, truy xuất nếu cần. Cũng vì quá nhỏ nên bạn sẽ rất khó phát hiện ra chúng nếu không hay về sự hiện diện của chúng. Cuối cùng, như bất kỳ công nghệ mới nào, chi phí để thiết lập hệ thống bụi thông minh bao gồm nhiều vệ tinh và các yếu tố cần thiết khác là cao. Vì rào cản chi phí, công nghệ có thể khó đến được với số đông trong tương lai gần.

    Theo Tapchicongthuong/Thanhnien.vn 

    Sử dụng xe điện cho giao thông xanh

    0

    Sau nhiều năm nghiên cứu, Công ty QIQ Global (Singapo) đưa ra dòng sản phẩm xe điện vừa tiết kiệm nguyên liệu, thân thiện với môi trường, thời gian sạc chỉ trong vòng 7 phút và sẽ được phát triển để sử dụng năng lượng mặt trời trong thời gian tới.

    Theo thống kê, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động giao thông. Vấn đề kẹt xe do lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh ngày càng trở nên trầm trọng. Hiện TP. Hà Nội có hơn 5,2 triệu xe gắn máy, nửa triệu ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn). Với số lượng phương tiện trên, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số xe lưu thông thì diện tích chiếm dụng vượt quá 1,34 lần năng lực hệ thống đường phố (khu vực trung tâm là 3,72 lần).

    Dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 2 triệu ô tô và 7,5 triệu xe gắn máy, trong khi quỹ đất cũng như nguồn vốn đầu tư cho mở rộng đường, xây đường mới rất eo hẹp. Do vậy, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô và các cửa ngõ ra, vào thành phố ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là giờ cao điểm và ngày lễ, Tết. Bên cạnh đó, hoạt động của phương tiện giao thông đường bộ được xác định chiếm 70% các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

    Theo thống kê, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động giao thông.

    Chính vì vậy, một trong những giải pháp căn bản để Hà Nội giải quyết bài toán ùn tắc giao thông là tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của người dân. Hà Nội cũng đang phấn đấu đến năm 2030, ở khu vực nội đô, 80% người dân khi dừng xe gắn máy có thể tiếp cận các điểm dừng phương tiện công cộng với quãng đường dưới 500m; 20% còn lại, người dân có thể phải đi bộ dài hơn, hoặc đi bằng xe đạp, nhưng không quá 1km.

    Để giải quyết các vấn đề trên, thành phố cần có giải pháp giảm thiểu lượng các bon thải ra và tiết kiệm không gian giao thông. Hệ thống giao thông công cộng xanh QIQ do Công ty CP TOPPRO (TPRinvest) hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội và Công ty QIQ Global phối hợp cung cấp sẽ giúp giảm thiểu hoặc cắt hoàn toàn lượng các bon thải ra trong quá trình sử dụng, đồng thời giải quyết bài toán di chuyển của người dân TP.

    Hệ thống giao thông công cộng xanh QIQ được chạy hoàn toàn bằng điện với thời gian sạc chỉ trong vòng 7 phút. Thông qua hệ thống, các phương tiện xe đạp điện công cộng sẽ tự động kết nối với nhau và kết nối với người dùng thông qua phần mềm điều khiển và thanh toán. Người dùng có thể đăng ký, đặt sử dụng xe điện để di chuyển đến địa điểm cần đến với mức phí khoảng 15.000 đồng/20 phút sử dụng, với quãng đường di chuyển khoảng 8 km. Đặc biệt, đơn vị cung cấp này cũng sẽ cung cấp hệ thống sạc xe điện công cộng trên nhiều tuyến đường của Hà Nội.

    Hệ thống công cộng xanh sẽ được thí điểm vào quý 4 năm 2018 tại Hà Nội, cụ thể là vào tháng 11 với 10 – 15 trạm sạc được lắp đặt. Với những trạm ở nơi đông đúc như các bến tàu điện sẽ có 50 – 100 xe đạp điện. Bảng giá dự kiến là 15.000 đồng cho 20 phút di chuyển với quãng đường trung bình là 8 km. Mục tiêu là đến năm 2020, hệ thống sẽ hoàn thành trên phạm vi cả nước với 5000 xe điện.

    Theo Thu Hà/tapchimoitruong.vn (30/9/2018)